Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 7): Trong giờ cận tử Chư Tăng thường khuyên nên chú tâm vào hơi thở. Vậy trường hợp mình bị ngã xuống nước lúc đó nên chú tâm vào gì để có giờ cận tử tốt?

(Câu hỏi được hỏi trong rơom Giảng Đường Diệu Pháp, ngày 02 tháng 01 năm 2008)

TT Chí Tâm: Thì đúng ra niệm hơi thở thì cũng cần phải có gió ra vào hay sự biết chuyển động của hơi thở. Khi rớt xuống nước nếu hít vào thì cũng uống nước, mà thở ra thì cũng không được, cho nên chúng ta chỉ giả sử đó là một trường hợp không thể niệm hơi thở thì lúc đó chúng ta có những phương pháp niệm về sự khổ về thân, chúng ta quán tưởng, suy xét niệm về thân cũng là tốt. Có một câu chuyện trong lộ trình tâm, lộ đắc đạo tột, có những vị tỳ kheo ở trong rừng hành đạo bị con cọp tuần tự ăn thịt, câu chuyện này được kể rằng có một vị tỳ kheo đang bị con cọp ăn phần chân sắp sửa lên tới phần mình và phần đầu, thì có một số vị tỳ kheo cùng tu mới nói lớn cho vị tỳ kheo đang bị con cọp gậm rằng :

"Này hiền giả, sự tu tập sự đắc chứng của hiền giả là do hiền giả và chính hiền giả phải cố gắng lên."

Thì chính ngay lúc đó vị tỳ kheo này quán về thân thọ, và cũng ngay lúc đó Ngài đắc chứng đạo quả trên miệng con cọp, đó là nói về vấn đề lộ đắc đạo tột.

Còn vấn đề câu hỏi này, chúng ta thấy rằng rớt xuống nước không có không khí để chúng ta niệm hơi thở, vì hít vào là nước theo vào, chắc chắn là lúc đó phải bị thân khổ thì phải nắm bắt liền đề mục niệm thân.

Có một lần chúng tôi thực chứng: Một chú tên là Huệ Pháp ở trong chùa Thiền Môn Một chở chúng tôi đi, thì phía trước khoảng chừng trên 50 mét có chiếc xe đạp lao ra, tôi mới nói "Coi chừng chiếc xe đạp chạy ra kìa." Nhưng mà quả thật vì tốc độ chạy hơi nhanh anh tài xế này không điều khiển được và chiếc xe đạp móc chúng tôi, khi đó chúng tôi nằm dài xuống yên, lúc đó tâm của chúng tôi chỉ có nghĩ rằng phải bảo vệ cái đầu. Đồng thời ngay tích tắc anh tài xế nhấp thắng và nhấp thắng, bắt đầu tôi bị rớt xuống lộ, thì phải nói độ xoay tròn lăn tròn trên mặt đất cũng mười mấy thước. Phải nói mình có phước, tôi ngồi dậy với hai chân dở lên thì đồng thời chiếc y nó bay giữa lộ căng ra, lúc đó hai đầu lộ cách khoảng 100 mét không có một chiếc xe nào hết, tôi đứng dạy thì cái dèm tôi vẫn còn mang, tôi nhặt đồ phụ tùng rớt dưới đất bỏ vào trong dèm lại rồi tôi đi vô lề đường, đồng thời lúc đó có một chiếc xe bốn chỗ chạy lại hỏi: "Thầy có sao không con chở Thầy đi." Thì mình mới nhìn xuống chỗ da bị chà sát dưới mặt đường thịt trắng rồi từ từ rịn máu ra đỏ, lúc đó mới cảm nhận là nhức nhối. Ngay lúc này nếu người nào có sự sáng suốt thì chắc chắn phải nhanh nhẹn lắm, khi bị hữu sự rồi chúng ta mới thấy được sự kiện đó, cho nên trong tích tắc là chúng tôi nghĩ rằng phải bảo vệ cái đầu và quả thật khi té xuống không biết tư thế như thế nào nhưng hai tay tôi vẫn ôm cái đầu và tôi lăn. Đó là sự kiện thực chứng từ bản thân của tôi.

Thì trở lại vấn đề bị té xuống nước mà nói niệm hơi thở thì chắc chắn không được, vì làm sao mà thở ở dưới nước được. Đó là lời giải đáp vắn tắt.

TT Thích hoằng Pháp: Để đóng góp thêm về câu chuyện của tôi nhắc lại đây cũng tương tựa như TT Chí Tâm và cũng lấy đó làm kinh nghiệm để cho chúng ta tu tập. Quả thật trong lúc bình thường thì chúng ta có thể chăm chú hơi thở vào hơi thở ra, nhưng khi gặp những tai nạn gì cấp bách nếu chú tâm vào hơi thở nếu có thể thì chúng ta theo dõi hơi thở, mà nếu như hơi thở không có thì bấy giờ biết hơi thở không có, đừng hốt hoảng, đừng sợ hãi. Đức Phật dạy người tu tập định niệm hơi thở cho đến hơi thở cuối cùng vẫn có chánh niệm tỉnh giác chứ không phải không có chánh niệm tỉnh giác, nhưng sở dĩ có sự hoảng sợ là vì sợ chết v.v..

Nhưng nếu mình cứ an trú vào lúc bấy giờ nín thở để nước không vào ra, và nếu như không có xoay trở trồi lên đạp xuống thóat ra cho đến hơi thở cuối cùng là chấm dứt, chỉ có thở hít vào rồi nín không thở ra được nữa, mà thở vô thì nước sẽ vô nên nín như vậy chịu đựng dầu có chấm dứt cái mạng quyền đi nữa thì vẫn giữ được chánh niệm, nếu người hành thiền một cách mạnh như vậy thì cho đến hơi thở cuối cùng vẫn có chánh niệm tỉnh giác, đó là lời Đức Phật dạy. Và trong lúc đau nhức như vậy, trong lúc nín thở như vậy, vì hơi gió không thoát ra được có thể làm cho cả đầu lùng bùng hay đau đớn thì vẫn tiếp tục với trạng thái ấy, và ghi nhận sự đau đớn khốc liệt của cảm thọ cuối cùng của sự chịu đựng của mạng sống.

Điều này Đức Phật cũng dạy rõ trong bài kinh "Niệm hơi thở" là cho tới cảm thọ cuối cùng tận cùng của sự chịu đựng của mạng sống, vị này nghĩ tất cả thành thanh lương mát lạnh là một trong những nghĩa của Niết Bàn, thì vẫn nín thở, vẫn chịu đựng sự đau nhứt kể cả gió ra không được nhức đầu, làm cho khó chịu đi nữa, vẫn ghi nhận cảm giác, và cảm thọ đau khổ khốc liệt tột cùng của sự chịu đựng mạng sống. Nhưng nhớ rằng dầu núi lửa cũng có lúc tắt. Sự cảm thọ đau đớn này rồi nó cũng sẽ diệt thôi chứ không nên quính quáng hoảng sợ rồi hít thở vô nước tràn vô v.v... sẽ còn nhiều sự nguy hiểm nữa, chỉ còn có nước nín thở và chịu ghi nhận trạng thái đau đớn tột cùng của một cảm thọ khốc liệt, nhưng tất cả sẽ trở thành mát lạnh, nếu không được đạo quả Niết Bàn ngay trong khi đó thì cũng từ đó được sanh lên những cảnh giới cõi trời hay là thiện thú mát hơn. Chứ còn hoảng sợ thì nó cũng không làm sao cứu vãng được tình thế, chỉ còn nương vào đề mục hơi thở vào ra. Nên thường ngày tu tập định niệm hơi thở để trở thành cổ xe vượt qua những lúc nguy biến như vậy.

Như người có chánh niệm tỉnh giác, gìn giữ tu tập giữ chánh niệm, dầu gặp hoàn cảnh nào đi nữa vẫn giữ chánh niệm. Giống như người lái xe Honda dầu cho gặp chỗ có ổ gà hay con đường chồng chềnh nhiêu khê như thế nào, hai tay vẫn giữ vững cổ xe thì dầu cho cổ xe có tưng lên tưng xuống đi nữa cũng không bị té ngã, cuối cùng cũng vượt qua. Nên lấy sự tu tập hơi thở thành cỗ xe là chỉ thừa là như vậy, và cũng có thể làm căn cứ địa tức là nương tựa vào đề mục thiền của mình trong lúc này, không còn cái gì khác hơn chỉ có đề mục thiền mình an trú vào đó, thì dầu cho có tận cùng mạng sống, có chấm dứt hơi thở đi nữa cũng nương tựa vào đề mục thiền mà không bị sanh vào đoạ xứ. Đó là cách hành thiền mục hơi thở trong kinh Đức Phật Ngài đã có nhắc nhở nói rõ như vậy.
Và tôi cũng nhắc lại một câu chuyện cũng tương tựa như TT Chí Tâm vừa kể khi nãy. Vào năm 1970 tôi theo Ngài Giới Nghiêm học khoá thiền Tứ Niệm Xứ ở chùa Tam Bảo, đến khi mãn khoá thì mỗi người đi về tôi được phần thưởng một cây dù màu vàng và trong mấy tháng đem theo để sài. Bước qua năm 1971 không lâu, bởi vì mùa hạ trước với mùa hạ sau cách mấy tháng thôi. Khi tôi đi từ Vĩnh Long trở lên Sài Gòn bằng xe đò của hãng Thuận Thành, xe chạy tới khoảng Long An có một chiếc xe Peugeot từ phía bên tay mặt đâm ra, hình như nó sắp đâm qua chỗ Thủ Thừa hay Thủ Thiêm, chiếc xe đò đang ngon trớn như vậy, một chiếc xe Peugeot phóng ra và tôi chỉ nghe một cái ầm rồi thôi, chiếc xe đò tôi đang có mặt trên đó bị lật xuống đường lộ bốn bánh đưa lên trên trời, thay vì đầu xe hướng về Sàigòn thì nó lại quay trở về phía Vĩnh Long. Như vậy qúi vị biết như thế nào rồi, và chiếc xe nó tông như vậy thì mấy ngày sau coi báo Trắng Đen ghi nhận số người bị thương và số tử vong lên tới ba mươi mấy người, trong khi chiếc xe chở năm mươi mấy người mà tôi là một trong số người bị thương trong chiếc xe đó. Thì lúc đụng như vậy chiếc xe quay vòng vòng, vì sau thời gian mới tu thiền và trước đó có học về Abhidhamma hiểu vấn đề khi chết thì tục sinh liền, tâm tục sinh nối liền tâm tử. Lúc bấy giờ tôi không biết làm gì hơn là chỉ chờ đợi để xem cái tử rồi tục sinh ra làm sao, và vẫn giữ chánh niệm tỉnh giác và lộ trình tâm diễn tiến rất nhanh.
Bây giờ tôi nói ra qúi vị nghe nó dài dòng lắm. Lúc bấy giờ tôi đang ngồi phía trước có một ghế ngang tài xế tôi ngồi băng sau, một tay tôi cầm cái dèm, một tay tôi cầm cái dù vàng mà tôi được lãnh phần thưởng năm 70, thì lập tức tôi choàng ôm cái ghế phía đằng trước mặt vì vừa sợ mất cái dèm, vừa sợ mất cái dù, khi xe lăn cái đầu đưa ra cửa sổ sẽ bị bể đầu nên tôi ôm chặt cái ghế và nghĩ rằng cái ghế đó lăn xuống, mình lăn xuống, lăn lên mình lăn lên mà không bị lăn ra và sẵn sàng nằm chờ đợi coi cái chết đến, coi tâm tục sinh ra làm sao, lộ tâm diễn tiến như vậy đó.
Thì bấy giờ tôi chỉ nghe kình kình đến khi ngừng lại thì như đã nói khi nãy là xe lật úp đưa bốn cẳng lên, tôi vẫn còn nhắm mắt chờ đợi và biết rằng xe ngừng lại không lăn nữa, xe không lăn nữa là mình chưa chết mà tư tưởng rất rõ, tôi còn nhớ sau khi để ý nhắm mắt kiểm điểm tay chân thân thể có chỗ nào đau nhức bị gẫy hay bị gì không, thì lại khởi lên ý là (nhiều khi người ta bị thương vì bị đạn nó quá nhanh thành ra lúc họ bị gãy tay gãy chân cũng không hay) thành ra lúc đó cũng chưa tin tưởng mình hoàn toàn là an toàn do đó cứ nhắm mắt mà chờ đợi, thì tôi nghe bịch bịch, tôi vẫn nhắm mắt kệ nó, thì ra đó là những cam ổi xá lị của những hành khách họ mua lăn rớt vào mình tôi, tôi cứ nhắm mắt mà chờ đợi xem nó ra làm sao, thì tự nhiên tôi nghe gì ướt trên mặt tôi, tôi mở mắt ra và đưa tay quẹt thì thấy máu, tôi quính lên như vậy là máu của người bên cạnh, nhìn qua thì thấy anh tài xế bị bể ngực vì ngực đập vào vô lăng, hai chân của anh còn kẹt vào cái thắng đưa lên trời, đầu thì dọng xuống phía dưới, tôi còn nhớ hình ảnh của anh mặc cái áo xám xanh đội cái nón cùng màu. Lúc bấy giờ máu chảy xuống rồi dầu xe đổ ra trên y của tôi, máu cũng có và dầu cũng có, bây giờ vừa cảm thấy ghê gớm. Cửa kiếng trước đầu xe bể hết, còn cửa đi ra thì nó bị kẹt dưới sình lầy nên không thể ra được. Tiếng người ta khóc như ong vỡ tổ. Bấy giờ tôi nhìn phía kiếng đằng trước bể tôi mới đứng dạy để chui ra vì ghê gớm với máu và dầu, nãy giờ thì sợ mất cái dèm, mất cái dù, đang cầm sẵn, bây giờ thì quên đi kiếm cái dèm và cái dù ở đâu tới chừng quay qua quay lại thì thấy một tay cầm cái dèm một tay cầm cái dù, mới yên trí là thân được an toàn mà đồ cũng không bị mất gì, bắt đầu chui ra khỏi cửa xe nơi kiếng phía trước bể chứ không phải ra bằng cửa xe, ráng bò ra được thì ở ngoài là xình lầy, còn y áo thì qúi vị biết y của ông sư đâu có gọn ghẽ gì đâu, ráng chun ra lê cái thân ra rồi kéo y lên túm sửa gọn gọn, nhưng cũng đỡ là nó không bị tuột. Rồi bước lên nghe người ta khóc tiếng kêu trời kêu đất, tiếng khóc la dậy tưng bừng, ở nơi đó thấy những người bị thương tích nằm la liệt, xe dọc đường họ ghé họ coi vì họ thấy tai nạn thì bu lại.
Bây giờ tôi ngoi lên tôi bước lên lề đứng sửa y lại, thì có một chiếc xe thì lúc đó có một anh quân cảnh chận lại hỏi: " Thầy có sao không Thầy?"
Tôi trả lời là : "không sao".
"Sao máu nhiều dữ vậy?"
" Máu của người ta không phải máu của tôi".
Lúc bấy giờ biết mình không bị thương tích, tay chân còn đầy đủ, thì kế có một chiếc xe loại nhỏ không biết mấy chỗ ngồi, họ chạy hỏi vì thấy tôi bị máu me dính đầy mình rồi sơ xác mặt mày thì họ hỏi:
"Thầy đi không Thầy?"
Lúc bấy giờ tôi trả lời: "đi."
Anh tài xế mở cửa cho tôi lên xe ngồi. Người ta hỏi đi không, mình chỉ trả lời đi, tới chừng ngồi một hồi tỉnh tỉnh xe chạy một hồi chực nhớ lại hỏi "Ủa, bác tài xế đi đâu vậy?" Nãy người ta hỏi mình đi không, mình nói đi rồi chớ, nghĩa là cho thoát khỏi chỗ khủng khiếp như vậy tới chừng ngồi một hồi hoàn hồn lại mình dùng danh từ thường thường "hoàn hồn, tỉnh lại"
" ủa, mà xe này đi đâu."
"Xe về Chợ Lớn, Thầy có về Chợ Lớn không?"
"Ồ, đúng rồi tôi cũng về Chợ Lớn, chùa tôi cũng đi về đó, nhưng đi đường có hai đường, một là đường Lục T ỉnh, hai là đường Hậu Giang, mà chùa tôi ở phía đường Hậu Giang nếu được hoan hỷ cho tôi đường Hậu Giang gần chùa một chút chứ y áo như vậy đi xa cũng kỳ."
Thì ông chủ xe đồng ý, thì khi lên tới đó ông mới ghé vào đường Hậu Giang cho tôi vô chùa Siêu Lý, chùa Sư Pháp Nhiên đang trụ trì
Thì câu chuyện dài như vậy nhưng tôi nhắc lại cho qúi vị, năm đó tôi chưa tập đề mục hơi thở. Ngài Hoà Thượng Giới Nghiêm chỉ dạy là ghi nhận biết rõ khi đụng biết đụng v.v... như vậy thôi nhưng nhờ hiểu biết pháp với chánh niệm tỉnh giác ghi nhận để chờ coi tâm cận tử nối tiếp qua tâm tục sinh như thế nào. Mình học trong A Tỳ Đàm giải thích như vậy nhưng mình chưa có kinh nghiệm để biết, mà biết rồi thì dầu cái chết đến mình cũng không thoát khỏi v.v... nãy giờ qúi vị nghe tôi kể những tư tưởng suy nghĩ của tôi như vậy, tôi kể bao nhiêu lần tôi cũng nhớ rõ y như vậy nhưng thời gian diễn tiến nếu như nãy giờ tôi nói thì nó quá dài, lúc tâm nghĩ như vậy mới thấy tâm rất nhanh để xử sự trước vấn đề này, và nếu như lúc đó mà có từ trần đi nữa với tư cách chánh niệm tỉnh giác nhận định biết rõ từng trạng thái như vậy như vậy, không có sự hốt hoảng, không có sự kinh sợ ,không sự khiếp đảm bấn loạn, thì nếu nói theo trong kinh điển thì sẽ được sanh lên nhàn cảnh sanh lên cõi trời liền ngay khi đó.
Chúng ta nghe có những vị khi họ chết rồi họ sanh làm chư thiên mà họ còn chưa hay. Như có một vị trưởng lão Ngài tu hành tinh tấn cho đến khi Ngài trút hơi thở cuối cùng thì cũng trong tư thế nhắm mắt, khi Ngài mở mắt ra Ngài thấy có những tiên nữ đang vây quanh, người thì đứng bên đây, người đứng bên kia hầu hạ cho Ngài, người thì vịn tay, bóp chân Ngài thì Ngài mới la mấy người
"Mấy người làm gì kỳ vậy? sao mấy cô là đàn bà con gái mà lại đụng chạm tôi, giang ra."
Thì bây giờ các vị Chư Tiên nói "Bạch Ngài, Ngài không còn là ông Sư nữa, bây giờ Ngài là vị Chư Thiên, là Thiên chủ của chúng tôi."
Bấy giờ nhìn lại mới thấy giờ là thân xác chư thiên chứ không còn là xác của ông sư nữa. Thì câu chuyện này muốn nói cho qúi vị nghe rằng: Sự chết hoá sanh nhanh như vậy, nên cần giữ chánh niệm tỉnh giác trong giờ phút lâm chung, dầu cho là tận cùng của sự chịu đựng cảm thọ khốc liệt, tận cùng của sự chịu đựng thân xác đi nữa nhưng vẫn cố gắng vượt qua giữ vững chánh niệm như người lái xe giữ vững cỗ xe, và sự chết nó đến không đáng sợ, chỉ sợ bị thất chánh niệm, thất niệm mà thôi, và nếu sự bức bách tột cùng rồi cũng phải chết. Như câu tất cả phải trở về thanh lương tức là rồi cũng vượt qua cảm thọ, dầu cảm thọ nào cũng vẫn là thọ, nó vẫn vô thường, dầu sự đau đớn mình thấy nó lâu nhưng rồi nó cũng chấm dứt chứ không phải là kéo dài mãi được. Cũng như miếng lửa dầu cho dữ tợn như vậy rồi nó cũng đến lúc nó tắt chứ không phải nó cháy hoài, thì cảm thọ thống khổ đau khổ cũng như vậy, nó sanh lên rồi nó cũng sẽ diệt thôi. Hiểu được yếu lý này người tu tập chánh niệm tỉnh giác luôn phòng hộ chánh niệm tỉnh giác đừng để cho bị thất niệm, mà không thất niệm thì phải chuyên niệm mà chuyên niệm thì có nghĩa là appamado, là không phóng dật, không khinh xuất, không dễ dui, đó là một phẩm trong bài kinh Pháp Cú như chúng ta đã biết ./.


Minh Hạnh chuyển biên


Download cau hoi 7

Phat Hoc Van Dap Lưu Trữ