Câu Hỏi 60: Xin cho biết sự suy tư của Thượng Toạ về ý nghĩa sự tranh luận, tranh luận tức là dẫn đến hơn thua, dẫn đến đúng sai và phải chăng tranh luận không thích hợp trong Phật Pháp, nói cách khác không phù hợp với tinh thần Phật giáo và nếu không phù hợp tại sao sự tranh luận đó không phù hợp?
(Bài giảng trong rơom Diệu Pháp , Ngày 25 tháng 1 năm 2008)
TT Tuệ Siêu: Thực ra danh từ tranh luận chưa ngã ngũ là một vấn đề được bàn cải có khuynh hướng lành mạnh hay khuynh hướng bi đát. Thường người ta dùng tiếng tranh luận để chỉ cho cuộc đấu khẩu bằng binh khí miệng lưỡi có sự hơn thua. Nhưng ở đây chúng ta cần phân biệt giữa vấn đề tranh luận với thảo luận. Có lẽ chúng ta nên sử dụng hai từ này để riêng biệt dịch nghĩa ở hai từ Pali Vivāda v à Sākacchā. Chúng ta sẽ phân biệt rõ ràng thế nào là tranh luận là một vấn đề không được chấp nhận trong Phật Pháp. Danh từ đó gọi là Vivāda, vấn đề tranh luận thuộc về sự tranh cải bằng binh khí miệng lưõi dẫn đến sự bất hoà, dẫn đến sự hiềm khích giữa đôi bên.
Khi người này nói chuyện với người kia, cứ phê phán người kia nói sai mình là đúng , người kia là tà mình là chánh. Bên nào cũng đả phá đối phương và trình bày quan điểm của mình là vượt trội, là trên hết. Sự tranh luận đó có vấn đề và không được chấp nhận trong Phật Pháp. Bởi vì sự tranh luận đó là mầm mống của sự bất hoà, oan trái, hiềm khích. Cho nên sự tranh luận như vậy cần phải được loại bỏ.
Như trong phần cuối của Patimokkha, Đức Phật dạy các vị Tỳ kheo rằng,
Tattha sabbeh'eva samaggehi sammodamānehi avivadamānehi sikkhitabban'ti
Tức là không có sự tranh luận với nhau, samaggehi sống với sự hoà hợp, sống với sự hoan hỷ sammodamānehi, cần phải học tập như vậy. Tức là không tranh luận với nhau về vấn đề giới luật , về tư tưởng nội điển, mình đúng người kia sai hay mình hiểu biết người kia không hiểu biết v.v…
Có một danh từ khác được chấp nhận trong Phật giáo cũng là một sự luận, nhưng ở đây là sự bàn luận hay thảo luận, gọi là sākacchā.
Như trong kinh 38 Pháp hạnh phúc có điều,
kālena dhammasākacchā
etaṃ maṅgalamuttamaṃ .
Tuỳ thời đàm luận pháp
Là phúc lành cao thượng.
Khi chúng ta đề cập đến vấn đề đàm luận hay thảo luận, sākacchā ở đây có một hoạt cảnh khác hơn Vivāda. Bên nào cũng ráng cướp lời người khác để nói, sôi nổi với nhau. Đối với chữ Sākacchā bàn luận, tức là một chủ đề được đưa ra một người nói những người khác nghe, sau đó từng người sẽ nói ý kiến của mình, nói cách hiểu của mình về đề tài đó. Như vậy đ ược gọi là dhammasākacchā
Cuối cùng không phải trong một cuộc bàn luận hay trong cuộc thảo luận mà có tính cách như tranh luận bởi khi bàn luận thảo luận, người ta chỉ cùng nhau tìm hiểu ghi nhận điều nào đúng chứ không nói rằng ai đúng. Do đó trong vấn đề này nếu nói đến danh từ tranh luận, chúng ta có thể miễn cưỡng xài được chữ này cho cả hai từ Sākacchā và Vivāda.
Tuy nhiên trong cuộc tranh luận nào đó mà mỗi người đều thủ đắc riêng quan điểm của mình. Trong trường hợp này sẽ đưa đến sự rối loạn, làm cho vấn đề phức tạp thêm, không ai thuyết phục được ai cả. Đây là vấn đề không được chấp nhận trong Phật Pháp. Nếu như tranh luận để học hỏi, để tìm ra lẽ thật và tánh cách bàn luận của người trí, vấn đề này được chấp nhận trong Phật giáo.
Chúng tôi xin dứt lời tại đây.
Namo Buddhaya
Chánh Hạnh chuyển biên
Download cau hoi 60
Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ
|