Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 59: Theo Phật giáo thì quan niệm như thế nào gọi là người bạn lành?

Bấm vào để nghe lời giảng câu hỏi 

(Bài giảng trong rơom Giảng Đường Diệu Pháp , Ngày 10 tháng 1 năm 2008)

TT Liễu Tông: Tùy theo mình muốn nói về phương diện nào. Đức Phật dạy chân đế lẫn tục đế, tức là chế định pháp và chân đế pháp.

Nếu mình muốn có bạn lành theo chân đế pháp, tức là những lộ trình tâm của mình khi nói, khi làm, khi nghĩ đều là thiện pháp, thì lúc đó được coi như là đã có bạn lành, người đó đang là bậc thiện trí. Lúc nào trong lộ trình tâm của mình mà khi nói, khi nghĩ, khi làm với các ác pháp thì lúc đó được gọi là người đó đang gần bạn ác, hay chính người đó là người ác, đó là nói theo pháp của Đức Phật.

Còn nói theo pháp của tục đế bên ngoài thì bạn lành là người bạn làm việc thiện và nghĩ cũng nghĩ điều thiện, nói cũng nói điều thiện và khi mình gặp khó khăn thì họ tận tình giúp đỡ, khi mình có ác pháp họ không bỏ mình. Đó là những điều dạy trong bài kinh Sigalovada.

Ở đây nói về phương diện Phật Pháp, thì mình gần bạn lành tức là tâm mình phải có thiện pháp, luôn luôn phải có thiện pháp. Trong 38 pháp an lành, qúi vị thường nghe nói
Asevanà ca bàlànanam., Etam. mangalamuttanam.
không gần người ác là một phước lành cao thượng.
Chữ người ác ở đây không phải là ông A ông B, Sư Liễu Tông hay Sư Phạm trí mà người ác chính là cá nhân của người đó trong lúc nào mà trong lộ trình tâm của mình có ác pháp thì ngay trong thời gian đó người đó được gọi là người ác, người đó được gọi không phải là người thiện.

Thì khi nào mình biết lộ trình tâm mình có ác pháp, thì hành động làm các ác pháp rời khỏi lột trình tâm mình, hành động đó được gọi là không gần người ác.
Khi nào trong lộ trình tâm mình có tham, sân, si, thì làm cách nào để mình tránh khỏi tham, sân, si đó, thì đó mới gọi là không gần người ác.

Thì làm thế nào để tâm mình không tham, sân, si, lúc đó mình đang hành pháp gọi là tâm quán niệm xứ, tâm có tham biết có tham, tâm có sân biết có sân tâm, không tham biết tâm không tham, tâm không sân biết không sân, khi nào làm được như vậy thì lúc đó Đức Phật gọi người đó đã làm hành động không gần kẻ ác.

Chứ mình đừng có nghĩ rằng mình thấy anh A anh B không tốt theo quan niệm ngoài đời thì mình nói họ là ác, nhưng thật sự khi mà mình thấy anh đó làm điều gì không tốt rồi mình ngã mạn, mình chê anh ta là người xấu, chính lúc đó mình là người ác, thì mình lấy cớ gì nói người ta là người ác và mình không gần người ta. Hoặc trường hợp mình thấy ông đó nói cười hô hố, mình nói thằng cha gì ăn nói hô hố vô rơom Phật Pháp mà không có sự thanh tịnh bằng mình, thì thật sự lúc đó chính mình là người ác. Bởi vì ngã mạn đã phát sanh thì lúc đó chính mình là người ác.

Thì nếu mình có chánh niệm biết rằng trong đầu óc mình đang có ngã mạn, thì mình quán hay làm cách gì để ngã mạn đi ra khỏi tâm của mình, thì mình mới được gọi là không gần người ác.

Qúi vị nên nhớ như vậy, đừng có ra đường thấy người kia xấu hay người ta đồn ông đó không tốt mình không gần người ta là không gần người ác - không phải - nếu như vậy mà không gần người ác mà chính mình là người ác thì mình hiểu lời Phật dạy thì không trúng.

Qúi vị nên nhớ là không gần người ác là lộ tâm của mình trong sạch mới gọi là không gần người ác. Lộ tâm mình trong sạch thì mình làm được hai việc; chẳng những mình không gần người ác mà còn gần người lành nữa, còn gần được bạn lành bởi vì khi mình có tâm ác là mình biết dùng chánh niệm, sự có trí tuệ để đem tâm ác ra khỏi tâm mình, thì lúc đó mình chẳng những không làm việc ác mà còn làm được việc lành, một công làm được hai việc.

Bởi vậy người hành Tứ Niệm Xứ được gọi là cái người đã không gần người ác, mà còn gần được bậc thiện trí. Vị nào mà chưa hành Tứ Niệm Xứ thì ráng hành đi để được những phước báu như vậy.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh chuyển biên

 

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ