|
Câu Hỏi 50: Nguồn gốc của ba pháp vô thường khổ não vô ngã là gì?
(Bài giảng trong rơom Phật Giáo Nguyên Thủy , Ngày 23 tháng 2 năm 2008)
TT Chánh Minh: Nguồn gốc của ba pháp vô thường khổ vô ngã chính là nương sinh hay nói một cách khác là hiện tượng của pháp hữu vi. Pháp hữu vi nào cũng có hiện tượng luôn luôn sinh diệt. Một khi luôn sinh diệt như vậy, Phạn ngữ gọi là anicca là vô thường, không thường hằng, không phải là bất biến. Một khi sanh diệt sẽ dẫn đến cái khổ, cái sinh lên đã là khổ rồi đến cái diệt cũng khổ. Chính cái diệt là cái khổ.
Có đôi khi chúng ta đừng hiểu lầm diệt cái xấu là tốt, tức là cái đau khổ bị diệt đi là hạnh phúc, pháp hữu vi không baogiờ có chuyện như vậy. Chẳng qua chỉ có một cái khổ hiện bày một cách rõ rệt và có cái khổ tiềm ẩn bên trong. Có vị vẫn vui vẻ, vẫn thuyết Pháp, vẫn nói đạo bình thường ai biết được trong tâm người đó có những nổi buồn, cái khổ tiềm ẩn trong đó. Một pháp khác sanh lên đã có cái khổ tiềm ẩn trong đó, nó hiện bày ra lúc nó diệt. Người ta lầm lẫn ở chỗ này. Ví dụ nói bây giờ tôi đau khổ , khi cái đau khổ diệt, pháp khác sanh lên tức là sẽ được an lạc. Nhưng người đó không thấy được trong sự an lạc có cái khổ tiềm ẩn trong đó. Có sinh tức có diệt một khi sự an lạc đó diệt đi sẽ thấy khổ.Khổ diệt đi có an lạc, an lạc diệt đi sẽ có khổ. Người này phải thấy nhưvậy.
Đức Phật Ngài có dạy, “Cái gì vô thường dẫn đến khổ”. Mình muốn an lạc hoài không thể được, mình muốn chấm dứt khổ cũng không thể được. Bởi vì một khi quả của nghiệp đã trổ, thì ngay cả đức Phật cũng đành chịu.
Các nghiệp của dòng Thích-Ca trổ rồi, Đức Phật cũng chỉ ngăn được ba lần mà thôi.
Ác nghịêp ngày xưa Ngài vô tình bốc thuốc cho người ta mắc bệnh kiết lỵ , Ngài cũng bị kiết lỵ do ăn miếng thịt của ông thợ rèn Cunda. Không ai có quyền ngăn cản nghiệp quả khi nó đã trổ, người ta có thể cản,chận khi nó chưa trổ. Cũng giống như trái cây đã đến lúc chín muồi, không ai bảo được rằng trái cây này đừng chín nữa.
Người ta có thể làm cho cây không trổ quả bằng cách ngắt bỏ bông của nó. Chứ một khi kết trái và trái chín rồi thì không ai cản nổi. Chữ Vipaka có nghĩa là Dị thục, nghĩa là khác thời kỳ vẫn chín muồi. Chữ Thục có nghĩa là Chín muồi, Dị có nghĩa là Khác. Một khi Vipaka này chín muồi rồi không ai có thể cản trở nổi. Đức Phật Ngài dạy,
Cho dù bay vút lưng trời
Cho dù đáy biển trốn thời đặng đâu
Cho dù thăm thẳm hang sâu
Cũng không thoát khỏi quả sầu đã gieo.
Không cách nào thoát khỏi. Đây là lý vô ngã tức là không chịu sự điều khiển của ai hết, nó vận chuyển theo nguyên tắc của nó, vận hành của các pháp. Như vậy vô thường khổ vô ngã chính là tướng trạng của pháp hữu vi, vận hành của pháp hữu vi, chứ không là gì khác cả. Hãy có pháp hữu vi tức là phải có các tướng trạng này, ngoại trừ Niết-Bàn thoát khỏi cái vô thường, khổ nhưng chính Niết-Bàn cũng là vô ngã. Một tướng trạng trống rỗng không ai điều khiển được.
Xin trả lời như vậy,
Namo Buddhaya
Chánh Hạnh chuyển biên
Download cau hoi 50
Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ
|