Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 47:Thế nào là nương tựa chính mình?

(Bài giảng trong rơom Giảng Đường Diệu Pháp , Ngày 29 tháng 02 năm 2008)

ĐĐ Pháp Tín: Thế nào là sự nương tựa nơi chính mình? Thì chúng ta biết rằng Đức Phật là một vị Chánh Đẳng Chánh Giác và Ngài là bậc Toàn Tri Diệu Giác, có nghĩa là Ngài biết tất cả sự kiện ở trong đời này dù ở thế gian hay vượt ngoài thế gian. thì chúng ta thấy rằng đối với sự biết của Đức Thế Tôn bậc Chánh Đẳng Chánh Giác Ngài đã trình bày giảng dạy một cách toàn hảo cho chúng ta biết để chúng ta tự mình đi, nếu chúng ta muốn đi trên con đường trở lại nhân giới thì chúng ta cứ đi theo con đường đó, và nếu mà chúng ta muốn tiến lên con đường thiên giới thì chúng ta sẽ tu tập những pháp nào của Đức Thế Tôn đã chỉ dạy, và nếu chúng ta muốn thoát ly được tam giới những cảnh giới của cõi người và cõi trời, những cõi trời cao hay thấp, thì nếu chúng ta muốn thoát khỏi những cõi này chúng ta sẽ thực hành theo những pháp mà Ngài đã dạy thì như vậy mới gọi là chúng ta thoát được tam giới.

Đức Thế Tôn đã trình bày rất nhiều con đường cho mình đi hoặc là mình thấy đối với đạo Phật thì có rất nhiều con đường có nghĩa nếu mà so về Vi Diệu Pháp hoặc ở trong kinh thì trình bày có 31 cõi thì như vậy là có 31 con đường mà 31 con đường này là phải tự bản thân mình đi là: 11 con đường ở cõi dục giới 16 cõi trời sắc giới, 4 cõi vô sắc. Ngoài ra đó ở trong giáo pháp có một con đường để thoát ly khỏi 31 cõi này nữa đó là con đường Bát Thánh Đạo. Thì chúng ta thấy rằng ở trong con đường nào cũng vậy, dù cho khổ hay vui cũng đều do chính bản thân mình, do chính mình tự lực, mình thực hành tự mình đi trên con đường đó, dù khổ hay vui thì chính ngay chỗ này mới gọi là sự nương tựa chính mình.

Trong những vấn đề về nghiệp cũng vậy, nghiệp là những hành động của chúng ta làm nó sẽ là nơi nương tựa của chúng ta, quyến thuộc của chúng ta. Thì chúng ta thấy rằng đối với sự nương tựa ở nơi chính mình là chính bản thân mình phải thực hiện bố thí trì giới hoặc tu tiến hoặc cung kính hoặc phục vụ v.v... thì đây là những hành động như vậy gọi là chính mình phải nương tựa vào nơi bản thân mình, có nghĩa là mình phải tự tu và mình sẽ tự chứng, không có nhờ ai tu giùm. Thí dụ như ngày hôm nay vì do sức khỏe kém thì có thể mấy cô MC ở trong ban điều hành có thể nhờ qua nhờ lại với nhau, người này giúp người kia được. Nhưng đối với sự tu chứng của chúng ta thì mỗi một cá nhân phải có sự nỗ lực để tu chứng chứ không ai tu giùm được, trong việc làm MC thì mình có thể nhờ qua nhờ lại được nhưng mà đối với sự đạt đến đạo quả hoặc đối với sự phước báu để nâng đỡ chúng ta ở trong nhiều đời sống kế tiếp nữa thì chúng ta phải tự mình cố gắng mà tu tập.

Thì để trở lại đúc kết lại câu hỏi này thì sự nương tựa ở nơi chính mình, nương tựa nơi chính mình có nghĩa là mình phải tạo những thiện pháp mà chính do bản thân của mình làm, để làm cho chúng ta nương tựa ở trong đời sống này và ở trong những đời sống khác, thì chính bản thân của chúng ta phải làm như vậy chứ không nhờ tha lực bên ngoài, có nghĩa là không có sự giúp đỡ hoặc là sự làm giùm của ai hết, vì rằng phước báu hoặc các hành động những thiện nghiệp và bất thiện nghiệp thì chỉ do chính mình làm.

Kinh Pháp Cú có kệ ngôn như sau: Là mẹ cha hay bà con, không ai làm gì được, chính do tâm hướng chánh, tạo điều tốt đẹp hơn. Thì chúng ta thấy rằng với mẹ cha hay là tất cả những người khác không ai làm gì được cho mình, không ai giúp được cho mình, chỉ chính do tâm mình hướng chánh thì tạo được những điều tốt đẹp hơn.

Như vậy: Nương tựa nơi chính mình có nghĩa là mình phải tự tạo ra nhiều phước báu để nâng đỡ chúng ta những giòng sanh tử luân hồi và cuối cùng những phước báu cũng kết chùm lại ,những phước báu balamật đoạn tận tất cả sự khổ đau. Câu hỏi này thì chúng tôi xin được chia sẻ đóng góp như vậy.
Namo Buddhaya


Minh Hạnh chuyển biên

Download cau hoi 47

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ