|
Câu Hỏi 42: Ý nghĩa tâm tư của con người sống trong thời đại hôm nay
(Bài giảng trong rơom Diệu Pháp , Ngày 18 tháng 01 năm 2008)
TT Giác Đẳng : Ví dụ như người ta nói: "Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng." có nghĩa đôi khi sự mệt mỏi trong quan trường, trong đời sống hàng ngày, chúng ta cũng muốn tìm về một chốn tịch liêu, một chốn an tịmh, nhưng trong tâm tư như có cái gì đó không cam lòng, trạng thái không cam lòng đó tức là một trạng thái chưa chịu yên, chưa thật sự muốn sống an tịch. Một học giả Trung Hoa có lần nói rằng: "Con người không phải ai cũng biết hưởng thụ tuổi già hết", nếu người đó không vướng níu văn hoá và không có chất sống nội tâm thì người ta không thể sống an tịnh được, cho dù rằng họ ở trong hoàn cảnh hoàn toàn có thể sống an tịnh. Ví dụ như họ có thể đã tới tuổi về hưu hoặc giả là họ có được một nơi tương đối rất yên tĩnh, một ngôi nhà lý tưởng ở một khu tương đối là không nhộn nhịp, và đời sống tài chánh cho phép họ được thanh thản.
Chúng tôi nhớ có một vài lần sang Âu Châu, nhất là ở thành phố Venice của Ý Đại Lợi, họ thường chở đi đi ngắm những château, tức là những toà lâu đài cất trên núi cao rất đẹp và nhìn toà lâu đài đó thì phải nói rằng đó là một nơi rất lý tưởng để có cuộc sống ẩn dật xa rời trần thế, ở trong đó rất đầy đủ tiện nghi. Nhưng chúng tôi lại rất thích đến để đọc thêm về lịch sử những lâu đài đó, thì khi đọc vào lịch sử của những lâu đài cho thấy rằng những chủ nhân, những người đã tạo nên những château đó họ vốn không có được cuộc sống ẩn sĩ như là chúng ta nói, mà trái lại họ lià xa thế giới tranh danh đoạt lợi bên ngoài thì ngay trong toà lâu đài họ lại có một thế giới nào là ham muốn ghen tuông phiền lụy của chính họ, và họ không bao giờ cho phép họ có cuộc sống thực sự là yên.
Bởi vậy cổ nhân nói là "Dục an tất an", nghĩa là người biết an tịnh thì tự an tịnh chứ đừng chờ đợi sự an tịnh thì không biết bao giờ an tịnh được, nên mỗi chúng ta đến một tuổi nào đó, đến một giai đoạn nào đó, thì chúng ta phải tự đặt một câu hỏi rằng mình có khả năng sống an tịnh hay không? Khả năng sống an tịnh là giả sử bây giờ chúng ta được cơ hội để sống một mình không phải lo âu về tiền bạc về, con cái, về công việc xa gần nữa. Hàng ngày chúng ta hay than rằng mình nhiều việc quá, mệt mỏi quá, bây giờ mình muốn sống yên lặng nhưng mà khi mình được dịp sống yên lặng thì mình có sống yên lặng được hay không? Trước kia vẫn thường cho phép mình có những ngày tương đối rất là trống vắng, rất là yên tịnh để phục hồi lại sinh lực, tức là sau những ngày làm việc mệt mỏi bây giờ có ngày rất yên tịnh, thì trong những ngày yên tịnh như vậy chúng ta thường tự hỏi rằng mình nên làm cái gì cho những ngày an tịnh như vậy, ở trong tâm tư của mình liệu rằng mình có thể ngăn nó lại thì những riêng biệt, để nó không thể lấn chấn, để không có những chiều hướng mà chúng ta gọi là lúc nào cũng náo động, lúc nào cũng mong mỏi, lúc nào cũng tìm kiếm.
Thì thưa qúi vị biết các đệ tử của Đức Phật và đặc biệt là bản thân của Đức Phật Ngài truyền dạy cho chúng ta rất nhiều kinh nghiệm về khả năng an tịch và hôm nay chúng ta nói đến an tịch nội tại. An tịch nội tại ở đây là phải tu tập là phải tìm một cái gì đó thật sự cho phép chúng ta thuần thục trưởng thành thì chúng ta mới an tịch. Nếu chúng ta nghĩ rằng mình rời bỏ công việc, rời bỏ thị thành, rời bỏ sự tranh chấp ra ngoài, và trả chúng ta trở về với một thế giới trống vắng thì thế giới trống vắng ở đây đôi khi còn tệ hơn nữa. Ở trong thế giới trống vắng đó con người nhiều khi lại đi tìm thêm một cái gì khác hơn thưa qúi vị, tìm ra cái gì để khoả lấp trạng thái cô liêu cô tịch, thì thường thường chúng ta lại đi từ sai lầm này sang sai lầm khác.
Vì vậy thấy ra thì đời sống của bậc ẩn sĩ dường như rất dễ trong một số điều, các Ngài không phải vất vả, không phải tranh chấp, không phải tính toán, không phải liệu toan, không phải lo âu, đời sống các Ngài dễ lắm. Nhưng mà những ai có sống về đời sống tinh thần thì mới hiểu rằng không dễ chút nào hết, nếu người đó không có được pháp hỷ, nếu người đó không có thật sự có nhiều sở đắc, sở chứng, nếu những vị ẩn sĩ đó mà không có lẽ sống riêng cho mình thì những vị đó không thể tồn tại và không thể sống với đời sống an tịch ở nơi hang sâu cùng cốc. Chỉ khi nào mình cho phép mình sống trong hoàn cảnh đó, trạng thái đó thì chúng ta mới thấy được rằng tại sao chúng ta cần một cái nếp sống thật sự để khỏa lấp lại điều mà chúng ta gọi là sự trống vắng.
Bây giờ thì chúng ta đạt đến ý nghĩa về sự im lặng thật sự, sự im lặng ở đây không phải chỉ là thật sự vắng mặt của ồn ào huyên náo bên ngoài, mà chính sự vọng động ở trong tâm hồn của mình và để có được cái trạng thái không vọng động trong tâm hồn của mình, thì Đức Phật Ngài thường chỉ dạy con đường thiền định. Và bài học này là một bài học tương đối sâu lắm, bài học này là một bài học không dễ để chúng ta lãnh hội cho dù là chúng ta lãnh hội về ý nghĩa đi nữa.
Chúng tôi nhớ là hồi còn nhỏ chúng tôi có đọc một cuốn sách được viết bởi là một tác giả viết về "cách học làm người" của Hoa Kỳ và được dịch sang tiếng Việt là "Dưỡng tinh thần" cuốn sách này đặc biệt nói về tuổi già thì vị này nói là "Mình đừng có già nua, mà hãy trở nên già dặn." Già nua là một trạng thái cằn cỗi một trạng thái mất đi những chất sống của đời sống, thì sự cằn cỗi đó khiến mình già nua và nó không làm cho con người có sinh thú, đa số con người rất sợ tuổi già. Nhưng sự già dặn là điều người ta thích thú thì điều đó khả dĩ có thể thực hiện được. Phải sống thật nhiều, phải đi thật nhiều, phải nhìn thật nhiều, để rồi cho phép chúng ta có thể ngồi lại, ngồi lại một cách im lặng không làm gì hết.
Khi chúng tôi đi làm việc ở bên ngoài thì chúng tôi mới hiểu được rằng cái tài mà để xông xáo xem ra không long trọng bằng khả năng có thể im lặng, chúng tôi tạm gọi là khả năng tự chế. Ở trong mười trường hợp xảy ra thì hết chín trường hợp là con người náo động, con người thường ưa thích lời qua tiếng lại, ưa thích tranh chấp hơn thua, nhất là cảm thấy mình bị thiệt thòi, thì con người lúc đó cần náo động cần náo nhiệt. Một người mà luôn cả trong hoàn cảnh thiệt thòi nhất của mình mà vẫn còn giữ im lặng mặc dầu người đó có thể nói được, ở trong thế có thể nói được thì sự im lặng đó chính là sự im lặng thật sự.
Đức Phật Ngài đưa ra hình ảnh mà chúng ta không có tưởng tượng đó là hình ảnh chiếc chuông bể. Chiếc chuông bể Ngài dạy một vị thánh đã hiểu được cái lý lẽ chân thật rồi thì vị này giống như chiếc chuông bể khi người ta đánh mạnh thì nó không có ngân vang, không dội âm thanh, vì đó là một chiếc chuông bể. Mới nghe thì không hấp dẫn chút nào, nhưng mà rồi ở tại đó cho chúng ta một bài học là con người thường phản ứng và phản ứng một cách nồng nhiệt, phản ứng một cách mạnh mẽ khi mà chúng ta không có cái chất ở trong nội tại. Khi mà có chất trong nội tại rồi thì mình có thể im lặng được.
Chúng tôi sống trong chùa chúng tôi thể nghiệm điều này thưa qúi vị một người mà ít học về Phật Pháp, không có chiều sâu về tinh thần, nhất là những người nghèo nàn về đời sống tâm linh thì họ hay ba hoa, họ hay huyên hoang, họ hay tự thị, họ hay xưng thứ này họ hay xưng thứ kia, họ thích sống phô trương với những nhãn hiệu. Tại vì sao? Tại vì nội tại họ nghèo nàn. Những người trẻ là những người không có tài sản lớn, thì thường thường sống chạy theo nhãn hiệu nhiều là tại vì họ thích phô trương, nhưng với một người mà có đầy đủ tất cả mọi thứ tức là họ rất giàu có thì sự phô trương đó không cần thiết nữa.
Ở trong một đoạn khác của kinh điển thì Đức Phật Ngài cũng dạy sự im lặng rất là thú vị, Ngài dạy rằng: "Chỗ nào mà suối chạng thì nó ồn ào và ầm ĩ, nhưng mà chỗ nào nó sâu thì nước thường chảy một cách rất yên lặng, "Thùng rỗng thường kêu to" một con người càng ồn ào càng náo loạn thì chứng tỏ là đời sống nội tâm của người đó không có thực chất, nếu họ có thật chất an tịnh thì họ không cần phải như vậy. Quí vị để ý khi một người Phật tử hay một tín đồ các tôn giáo càng ra bên ngoài nói mình là chân lý, mình là vĩ đại, mình là to lớn, càng đánh trống khoe trương thì thường thường là những người đó họ không có thực chất của họ. Giống như chúng ta nghèo không có tiền thì chúng ta thích phô trương nhưng một khi chúng ta thật sự giàu có thật sự có thực lực rồi thì chúng ta thấy sự phô trương không cần thiết đây cũng là một kinh nghiệm sống rất lớn.
Thì làm thế nào chúng ta có thể nhìn thấy được những nhu cầu ồn ào của nội tâm và làm thế nào để chúng ta có khả năng an tịnh của nội tâm thì đó là nghệ thuật sống và do vậy trong bài học cho chúng ta về bậc thánh sống im lặng, là một trong ba bài học chúng tôi được dịp nhìn thấy vấn đề vốn nhiều cạnh khác nhau, chúng tôi muốn rằng những bài học vừa qua sẽ cho chúng ta những suy tư một cách cụ thể ở trong đời sống này, cụ thể đến nỗi mà chúng ta làm sao có một ngày mình có thể đi bộ ở trong công viên, đi bộ một cách lặng lẽ, đi một cách an lạc thì lúc bấy giờ không đòi hỏi là ai biết mình, ai trêu mình, ai hiểu mình, mình phải thế này, mình phải thế kia mà chỉ là những bước chân đi thật sự an lạc thôi, và chúng tôi thường tìm thấy những vị thật thanh tịnh hành thiền mới có được những bước đi an lạc như vậy ./.
Minh Hạnh chuyển biên
Download cau hoi 42
Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ
|