Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 4) Con người từ đâu đến và sẽ đi về đâu?

(Câu hỏi được hỏi trong rơom Giảng Đường Diệu Pháp, ngày 01 tháng 01 năm 2008)

TT Thích Hoàng Pháp: Câu hỏi chúng sanh từ đâu đến và khi chết sẽ đi về đâu? Câu này có thể là một câu hỏi đại loại chúng ta có thể bỏ qua không cần trả lời. Tại sao như vậy? Câu hỏi này nếu căn cứ vào bản thể pháp thì không thể nói như vậy được. Cái gọi là chúng sanh chỉ là chế định mà thôi, vì cái gọi là chúng sanh chế định tức là một cái gọi con người hay thú chỉ là hai nguồn hiện tượng sanh diệt liên tục với nhau. Do đó hễ có sanh thì có diệt chứ không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu. Giống như ngọn lửa cháy chỗ nào thì tắt từ đó, không nói khi chúng ta đánh đá lửa rồi đốt nhiên liệu cháy lên mà gọi ngọn lửa đó từ hướng đông, hướng tây, hướng nam, hướng bắc, hướng dưới đi đến. Và sau khi ngọn lửa tắt rồi chúng ta cũng không thể nói ngọn lửa đó đi về hướng đông, hướng tây, hướng nam, hướng bắc, hướng trên, hướng dưới. Nó sanh lên ở đâu thì nó diệt ở đó. Thì danh sắc cũng sanh diệt như vậy. Do đó câu hỏi từ đâu đến và chết đi về đâu, câu này không được giải thích một cách chính xác theo bản thể thật. Mặc dù có một hiện tượng tiếp nối nhau sanh diệt như hai quả bi, quả này đụng quả kia thì nó tiếp tục lăn nữa, nhưng không phải quả bi đầu chạy qua quả bi sau. Do đó cũng không thể nói là từ đâu đến và đi về đâu. Chỉ là cái nhân rồi tạo ra quả, như cây sanh ra trái, rồi trong trái có hột, rồi hột sanh ra cây. Thì sự sanh diệt của danh pháp cũng tựa hồ như vậy.

Trong kinh Pháp Cú có câu chuyện mà chúng tôi thỉnh thoảng hay trích giảng:

Một thời Đức Phật đến một vùng để tế độ thấy có một chúng sanh là con gái của ông thợ dệt. Cô gái ông thợ dệt tên là Chúc Nữ. Trước đó ba năm Đức Phật đến vùng này và đã giảng giải "Niệm về sự chết" nên cô gái con người thợ dệt đã tu đề mục niệm về sự chết thuần thục rồi. Mấy năm sau khi Đức Phật thấy cơ duyên của cô Chúc Nữ có thể chứng đắt được Tu Đà Hườn và nghiệp quá khứ chi phối cô sẽ chết vào chiều hôm đó, nên Đức Phật Ngài ngự đến để tế độ cho cô. Mỗi ngày cha của nàng chia cho nàng quay những cuộn chỉ, nàng tự hỏi "Bây giờ đi nghe pháp rồi trở về làm tiếp hay quay xong rồi sẽ đi nghe pháp" rồi nàng nghĩ rằng nếu quay chưa xong đến đó tâm sẽ bị chi phối nghe không chọn vẹn nên cô cố gắng làm xong phận sự rồi mới đi nghe pháp, vì như vậy nên cô đến trễ. Đức Phật sau khi thọ thực Ngài không thuyết pháp ngay mà ngồi im lặng chờ đợi cô Chúc Nữ này đến.

Và khi cô Chúc Nữ này đến thì Đức Phật hỏi là

"Nàng từ đâu đến."

Cô Chúc Nữ trả lời "Bạch Thế Tôn, con không biết".

Đức Phật hỏi tiếp. "Nàng sẽ đi về đâu"

Cô trả lời: "Bạch Ngài, con cũng không biết."

Đức Phật hỏi tiếp. "Nàng thật sự không biết sao?"

Cô Chúc Nữ trả lời : "Dạ, con biết."

Đức Phật hỏi nàng: "Nàng biết chắc chắn không?"

Cô trả lời: "Bạch Thế Tôn, con không biết chắc chắn"

Thì những câu trả lời như vậy thính chúng nhiều người thắc mắc. Đức Phật mới hỏi lại người con gái ông thợ dệt này:

"Tại sao Như Lai hỏi nàng từ đâu đến, nàng trả lời là không biết?"

Thì cô Chúc Nữ trả lời: "Bạch Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn biết con từ nhà đến đây, nhưng ý của Đức Thế Tôn không muốn hỏi như vậy, mà Đức Thế Tôn muốn hỏi con có biết từ đâu sanh lại đây, nên con trả lời là không biết."

Đức Thế Tôn hỏi tiếp: "Tại sao Như Lai hỏi nàng đi về đâu thì nàng trả lời là không biết?"

Cô Chúc Nữ trả lời: "Bạch Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn cũng biết rằng sau khi nghe pháp con sẽ trở về nhà của con, nhưng ý của Đức Thế Tôn không phải hỏi vậy, mà ý của Đức Thế Tôn hỏi con có biết là sau khi chết con sanh về đâu không, nên con trả lời là không biết."

Như vậy thì Đức Thế Tôn hỏi nàng: "Nàng không biết thật sao, thì nàng trả lời là biết."

Nàng trả lời: "Bạch Đức Thế Tôn, con biết con có sự chết, nhưng con không biết con sẽ chết bằng cách nào và khi nào? Nói về biết chết cách nào là bị đâm, bị chém. bị ngộ độc, hay bị rắn cắn ban đêm, và vì không biết chết vào buổi sáng, buổi chiều, buổi trưa, buổi tối, con không biết chết chỗ nào là con không biết chết nơi đất liền, chết ngoài biển hay trên núi trên rừng. Con trả lời là con không biết chắc."

Thì Đức Phật nói "Sadhu, lành thay."

Và sau đó Ngài giảng về bốn sự thật (Tứ Đế), và người Chúc Nữ này đã chứng quả Tu Đà Hườn. Khi trở về lúc đó người cha đang nằm ngủ nghe tiếng động thì giựt mình, lúc bấy giờ người con gái xô cửa vào nhà, cánh cửa có gài cây song hồng, vô tình cây song hồng đâm vào người cô gái và bị chết. Vì cô Chúc Nữ đã chứng quả Tu Đà Hườn nên không bị sa đoạ và sanh lên thiên giới.

Căn cứ vào câu chuyện này cho chúng ta thấy rằng câu hỏi "Chúng sanh từ đâu đến và chết đi vào đâu", như những câu thắc mắc "đời ta không biết đi về đâu" v.v.... thì trở thành những câu hỏi vớ vẩn nếu nói theo tính lý Phật lý trong Phật giáo thì không hỏi vậy. Cũng không thể tìm những nguyên nhân căn bản đầu tiên hay nguồn gốc nào sanh ra chúng ta. Như trong bài kinh Tương Ương Vô Thỉ (Anamatagga) Đức Phật Ngài có nói "Nếu như có người chặt hết cây cỏ trên diêm phù đề này chừng bằng que tăm rồi đặt lên đây là mẹ của tôi, rồi một cây nữa thì nói đây là mẹ của mẹ tôi, và này các Tỳ kheo, cho đến khi hết các cây cỏ ở trên diêm phù đề này cũng không thể tìm ra được nguyên nhân đầu tiên tức là người mẹ đầu tiên. Hoặc có người móc đất nơi quả địa cầu này vo tròn bằng trái táo rồi nói đây là cha tôi, kế đến viên thứ nhì thì nói đây là cha của cha tôi, cứ như vậy cho đến khi hết đất nơi quả địa cầu này cũng không thể tìm ra người cha đầu tiên, hay nguyên nhân đầu tiên từ đâu mình đến, nên không thể giải thích được. Thì những ý này cho chúng ta thấy những câu hỏi từ đâu sanh đến và chết thì đi về đâu, chỉ lấy chặng giữa giống như thiên nhãn thông của Chư Thiên các vị có thần thông có thể biết người đó từ nơi đó đến đây và chết đi về đâu. Chỉ tạm thời như vậy thôi chứ không thể rối ráo đầy đủ.

Thí dụ như trong kinh có kể câu chuyện Chư Tăng vị có thiên nhãn thông thấy một cô gái được sanh ra từ một con heo của thành vương xá. Cô đó nói "Xin các Ngài đừng nói con là con heo từ bên qua đây" vì cô mắc cở xấu hổ.

Với thiên nhãn thông hay sanh tử thông thì Chư Thiên hay những vị có thần thông chỉ có thể biết khoảng giữa thôi tức là từ những thành hoại kiếp, nhiều kiếp rồi kế tiếp nữa.

Nên "Tiền tiền vô thủy hậu hậu vô chung" .

Những vị bồ tát nguyện thành balamật khi được thọ ký rồi mới biết là thời gian bao nhiêu nữa mới đưa đến sự chung kết tức là được viên tịch niết bàn. Còn tìm về quá khứ thì vô hạn không thể tìm ra.

Có lần Ngài Khasapa dùng phương tiện túc mạng thông để quán một con chim quốc, quán 500 kiếp thấy con này vẫn là con quốc. Lúc bấy giờ Đức Phật xuất hiện nói rằng: "Này Khasapa, đây không phải là việc làm của ngươi, vì hàng đệ tử thanh văn không thể quán thấy xa xôi nữa đâu."

Thậm chí chúng ta thấy trong 62 tà kiến có vô nhân kiến do những chúng sanh trước đây là người vô tưởng với tuổi thọ là 500 maha cấp là đại kiếp là 500 thành trụ hoại kiếp, trước khi sanh làm người vô tưởng thì vẫn là người có thiệt, nhưng do luyện tứ thiền sắc giới rồi luyện qua lại thiền vô sắc, cũng như người luyện tứ thiền sắc giới rồi luyện qua thiền vô tưởng, thì đối với chúng sanh này họ sợ có tâm thức nên họ luyện qua thiền vô tưởng, khi họ chết sanh lên cõi vô tưởng hoàn toàn không có tâm chỉ có sắc nghiệp mà thôi, tức là tám sắc bất ly và sắc nghiệp kêu là mạng căn cổ phần có chứng pháp như vậy. Và suốt 500 đại kiếp đó không có tâm thức sanh, khi mãn kiếp vô tưởng thì sanh xuống làm người bắt đầu tâm thức có lại, và khi lớn lên tu hành đắc chứng thần thông họ quán từ một thành trụ hoại kiếp,quán hai thành trụ hoại kiếp, và dầu nhiều thành hoại kiếp, dầu 100 đại kiếp đi nữa nhưng vẫn không thấy có tâm, thì vị này mới tuyên bố là trước đây tôi không có, tôi chỉ mới có bây giờ. Nhưng với Đức Phật có Nhất Thiết Chủng Trí Ngài quán hàng trăm ngàn đại kiếp thì vượt qua 500 đại kiếp thì thấy người này vẫn là có tâm thức, là một chúng sanh có tên, có tuổi, có tánh, có hạnh như vậy, thành tụ quả thiền vô tưởng như vậy, 500 đại kiếp như vậy bây giờ tái sanh xuống làm người như vậy, mà tuyên bố vô nhân kiến như vậy là một sự sai lầm, và trở thành một trong sáu hai tà kiến. Như vậy chúng ta thấy là không thể căn cứ vào những điều này mà tìm ra được, nên gọi là "Tiền tiền vô thủy" không thể tìm ra được lúc ban đầu......


Minh Hạnh chuyển biên

Download cau hoi 4

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ