Câu Hỏi 38:Thế nào là đối tượng cảnh của tâm có tính chất thấp, có tính chất trung bình và có tính chất cao đẹp nhất?
(Bài giảng trong rơom Diệu Pháp , Ngày tháng 0 năm 2008)
TT Tuệ Siêu: Trước hết chúng ta phân theo khía cạnh này.
- Đối tượng nào trợ duyên cho tâm bất thiện sanh lên thì đối tượng đó mang tính chất thấp.
-Đối tượng nào trợ duyên cho tâm thiện sanh lên nhưng vẫn còn bị chấp thủ, chấp trước như chấp thủ phước hữu lậu, đối tượng đó mang tính chất trung bình. Thí dụ như trường hợp một Phật tử đến chùa ngước nhìn kim thân Đức Phật, hình ảnh của pho tượng và sự trang trí trên điện thờ Phật có sự tôn nghiêm , có vẻ linh thiêng, khiến cho tâm thiện của người này sanh khởi. Họ cũng dạt dào niềm tin đảnh lễ Đức Phật nhưng rồi họ lại có sự suy nghĩ, “ Con khấu đầu đảnh lễ Đức Phật nguyện cho con được an vui, nguyện cho con phát sanh lên tài lộc, nguyện cho con những đời sau sau được phú quý sang giàu v.v….” Như vậy đối tượng này hình ảnh này trợ duyên cho tâm thiện sanh lên, nhưng tâm thiện đó vẫn còn bị chấp thủ, tức là chấp trước đời sau, chấp trước phước hữu lậu, đối tượng này mang tính chất trung bình.
-Nếu như một đối tương khi làm duyên cho tâm thiện sanh khởi và tâm thiện đó lại hướng đến sự ly tham, vô nhiễm và thiết tha cho mục đích giải thoát hay khởi lên tâm nhàm chán viễn ly. Chẳng hạn như đối tượng của tuệ quán của thiền minh sát, đối tượng này được xem như là cao đẹp nhất bởi vì đối tượng đó đã làm duyên cho tuệ quán phát sanh, ngăn trừ dần những phiền não cho đến đạt được thánh quả, chúng ngộ Niết Bàn.
Ở đây chúng ta phân ba tính chất đối tượng theo khía cạnh thứ nhất.
Nếu chúng ta phân theo duyên khởi, chúng ta cần phải biết rằng:
-Đối tượng nào là cảnh khi làm cảnh duyên cho tâm bất thiện thì đối tượng trở thành cảnh thấp, tức là cảnh hữu lậu thuộc về bất thiện.
_Đối tượng nào là cảnh duyên cho thiện hiệp thế tức là thiện dục giới, thiện sắc giới, thiện vô sắc giới và đối tượng đó vẫn là cảnh hữu lậu thì đối tượng này mang tính chất bậc trung.
-Đối tượng nào là cảnh duyên của tâm siêu thế tức là đạo quả, đối tượng đó trở thành cảnh vô lậu tức là Niết Bàn thì đối tượng này được xem là cao đẹp nhất.
Đó là chúng ta phân loại theo khía cạnh thứ hai.
Ở đây khi chúng ta muốn đề cập đến vấn đề này chúng ta phải dùng trí để suy tư. Chúng ta lấy chuẩn mực là pháp có ba trường hợp, pháp hạ liệt, pháp trung bình và phap cao đẹp. Pháp Khi chúng ta nắm được ý nghĩa chi pháp ba loại pháp hạ liệt, pháp trung bình và pháp tinh lương chỉ cho pháp siệu thế. Từ đó chúng ta suy ra hễ đối tượng của những loại tâm thuộc về hạ liệt có tính chất thấp. Nếu là đối tượng của loại tâm trung bình, đó là đối tượng có tính chất bậc trung. Còn đối tượng nào là cảnh của pháp tinh lương đối tượng đó mang tính chất cao đẹp.
Chúng tôi xin dứt lời tại đây.
Namo Buddhaya.
Chánh Hạnh chuyển biên
|