Câu Hỏi 33): Tâm tham sanh ra quả báo gì
(Bài giảng trong rơom Giảng Đường Diệu Pháp , Ngày 23 tháng 01 năm 2008)
ĐĐ Phạm Trí: Tâm tham , tâm sân hay tâm si đều là nhũng tâm bất thiện, những tâm bất thiện này nếu lọt vào bảy sát na javanacitta tức là bảy sát na đổng lực, nếu lọt vào sát na đầu tiên thì cho hiện báo nghiệp , sát na thứ bảy thì cho quả báo là sanh báo nghiệp , từ sát na thứ hai đến sát na thứ sáu thì cho quả hậu báo nghiệp.
Khi tâm tham sanh khởi cho bảy quả báu có bảy tác hại, nếu một tâm tham hay tâm sân , tâm si nói chung thì đó là nhũng tâm bất thiện nói riêng. Là tâm tham nếu tâm tham sanh khởi lên lộ tâm đầy đủ lọt vào javana thì sẽ cho quả báo về sau nếu yếu quá không lọt vào javana chỉ khởi lên một chút vậy thôi thì nó sẽ dập tắt đi nếu như trường hợp mạnh mà lọt vào bảy sát na javana thì sẽ có quả báu như sau:
Tâm tham là tâm bất thiện những tâm bất thiện thì sẽ cho quả báu như sau: tâm nhãn thức thọ xả quả bất thiện, tâm nhĩ thức thọ xả quả bất thiện , tâm tỷ thức thọ xả quả bất thiện , tâm thiệt thức thọ xả quả bất thiện , thân thức thọ khổ quả bất thiện , tâm tiếp thâu thọ xả quả bất thiện , tâm quan sát thọ xả quả bất thiện thì có tất cả là bảy quả bất thiện như vậy nó chỉ có bảy quả báu như vậy.
Ở đây tâm nhãn thức thọ xả bất thiện là gì? Nếu như tâm tham sanh khởi lên với một lộ trình tâm rất mạnh đầy đủ lọt vào bảy sát na javana thì lúc bấy giờ con mắt chúng ta thường xuyên thấy nhũng cảnh đánh lộn chém giết, thấy cảnh xấu đó là qua tâm nhãn thức thọ xả quả bất thiện.
Và tâm nhĩ thức thì tai của chúng ta nghe tiếng chưởi lộn .v.v..
và tâm tỷ thức thì chúng ta người những mùi hôi thúi không thích.
Và tâm thiệt thức là lưỡi chúng ta nếm nhũng vị cay mà chúng ta không thích.
Và tâm thân thức thọ khổ ở đây là thân chúng ta bị đánh đập hành hạ, hay bị đạp gai hay những trường hợp khác .v.v.. thì lúc bấy giờ thân chúng ta đang ở trạng thái là thọ khổ.
Và tâm tiếp thâu tức là gồm lại thâu lại những cảnh bất thiện những cảnh xấu làm cho chúng ta không thích ý , không hài lòng.
Và tâm quan sát ở đây là trạng thái quan sát những cảnh xấu thì ở đây trạng thái quan sát thì chúng ta cũng đã hiểu rồi tự nó quá rõ ràng.
Thì ở đây trường hợp như vậy chỉ có bảy quả báu thôi , cả tâm tham, tâm sân và tâm si tất cả mười hai tâm bất thiện cho bảy quả báu, từ bảy quả báu như vầy những tâm vô nhân cho bảy quả báu thật sự rất nguy hiểm, vì nếu cho nhũng quả báu như vậy thì lúc bấy giờ tâm chúng ta khởi lên trạng thái không ưa thích với cảnh đang tiếp nhận.
Trong 18 tâm vô nhân thì tâm bất thiện chỉ cho bảy quả báu bất thiện, lúc bấy giờ mắt chúng ta bắt cảnh sắc, tai chúng ta nghe tiếng, mũi chúng ta ngũi mùi, lưỡi chúng ta nếm vị, thân chúng ta xúc chạm, tâm tiếp thâu và tâm quan sát lúc bất giờ nếu gặp cảnh xấu như vậy thì dĩ nhiên phàm phu chúng ta dễ dàng bị tâm sân khởi lên.
Khi gặp những cảnh xấu như vậy thì lúc bấy giờ chúng ta có thể nổi sân, chúng ta có thể đánh đập, có thể hủy hoại nhũng cảnh trước mắt, thì từ tâm sân này lại trợ cho tâm sân, bất thiện trợ cho bất thiện.
Bất thiện trợ cho bất thiện bằng cảnh duyên, từ nhũng quả báu khổ này cho chúng ta khi chúng ta tiếp nhận nó chúng ta không hài lòng, thì lúc bấy giờ nó vẫn tiếp tục cho quả như vậy hoài.
Trong Vi Diệu Pháp ta học bản niêu giải thích thì tâm thiện mà tâm thiện hợp trí đủ tam tư là tư tiền , tư hiện , và tư hậu thì nó cho 16 quả, tâm bất thiện này là tâm tham, tâm sân, tâm si thì nói chung là tâm bất thiện, nói riêng là tâm tham cho ra bảy quả báu; tâm nhãn thức thọ xả quả bất thiện, tâm nhĩ thức thọ xả quả bất thiện, tâm tỷ thức thọ xả quả bất thiện, tâm thiệt thức thọ xả quả bất thiện, thân thức thọ khổ quả bất thiện, tâm tiếp thâu thọ xả quả bất thiện, tâm quan sát thọ xả quả bất thiện, thì có tất cả là bảy quả bất thiện như vậy thôi.
Thì nhận thức ở đây là con mắt chúng ta thấy cảnh sắc bất thiện tức là những cảnh không tốt đẹp làm cho chúng ta không hài lòng, thì lúc bấy giờ nếu như chúng ta không khéo tác ý , không khéo chánh niệm tỉnh giác tâm sân sanh khởi, nếu tâm sân chúng ta sanh khởi bộc phá dữ dội thì chúng ta hủy hoại tất cả, tiêu diệt những cảnh gì ngay trước mắt, thì lúc bấy giờ nếu như mà ta sân quá như vậy lọt vào sát na javana, 7 sát na động lực này thì nó lại tiếp tục cho qủa , nó cho quả hoài như vậy.
Chúng ta nên lưu ý một trường hợp như vầy là không phải là chúng ta tạo một nhân bất thiện nào đó như tham sân hay si mà nó chỉ cho quả một lần thôi mà nó cho quả hoài. Nghiệp quả bất khả tư nghì, chúng ta chỉ tạo một nghiệp nhỏ bằng hột mè, nó cho quả như vậy.
Chúng tôi xin đưa ra 2 ví dụ ở trong kinh. Có bà tín nữ vào chùa lễ Phật và cúng một đồ vật nhỏ, nhưng bà cầu nguyện rất nhiều. Lúc bấy giờ có nhũng vị tỳ kheo đứng kế bên thấy như vậy nên thì thầm "Bà này nguyện như vậy mà cúng món đồ nhỏ, tại sao bà nguyện dữ vậy".
Thì Đức Phật Ngài kêu vô Ngài nói như vầy "Nếu chúng ta tạo một nhân thiện như vậy thì đời sau chúng ta sanh ra hưởng được quả thiện như vậy". Điều đó cho chúng ta thấy, nếu như chúng ta tiếp tục tạo như vậy thì trong kiếp luân hồi chúng ta hưởng vô số, và ngược lại nếu như đời này chúng ta tạo nhân bất thiện như tham, sân, si hay tâm tham nói riêng nó sẽ cho quả bất thiện như: tâm nhãn thức thọ xả quả bất thiện, tâm nhĩ thức thọ xả quả bất thiện, tâm tỷ thức thọ xả quả bất thiện, tâm thiệt thức thọ xả quả bất thiện, thân thức thọ khổ quả bất thiện, tâm tiếp thâu thọ xả quả bất thiện, tâm quan sát thọ xả quả bất thiện. Thì lúc bấy giờ khi chúng ta nhìn thấy cảnh bất toại nguyện không hài lòng thì tiếp tục cho ra quả nữa. Cũng như chúng ta có một hột xoài và lấy hột xoài đó gieo trồng lên một cây, cây đó ra rất nhiều trái, và từ nhiều trái đó chúng lại cho ra nhiều cây nữa.
Trong kinh Đức Phật có nói kammavipakoacintayo nghiệp quả bất khả tư nghì. Không phải chúng ta nghĩ đơn giản là bây giờ chỉ phạm một nhân như vậy thì cho quả như vậy thôi, hoặc chúng ta nghĩ đơn giả hơn chúng ta đem một dạ lúa vài chục ngàn đi ra chợ đổi một ký thịt 3chục ngàn, đem về ăn thì nghiệp quả nó không phải cho quả như vậy đâu, mà cho rất nhiều.
Bởi như vậy tâm tham sanh khởi chỉ có 7 quả báu là: Tâm nhãn thức thọ xả quả bất thiện, tâm nhĩ thức thọ xả quả bất thiện, tâm tỷ thức thọ xả quả bất thiện, tâm thiệt thức thọ xả quả bất thiện, thân thức thọ khổ quả bất thiện, tâm tiếp thâu thọ xả quả bất thiện, tâm quan sát thọ xả quả bất thiện.
ĐĐ Phạm Minh chuyển
biên
Download cau hoi 33
Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ
|