|
Câu Hỏi 31):Tại sao một Bậc Thánh sơ quả, nhiều người xem là quả vị thấp nhất, không quan trọng nhưng trong kinh điển đặc biệt là trong kinh Châu báu lại xưng tán bậc thánh sơ quả? Đạo quả Tu-Đà-Hườn có ý nghĩa như thế nào mà khiến chúng ta đáng hoan hỷ, đáng tán thán?
(Bài giảng trong rơom Diệu Pháp , ngày 01 tháng
01 năm 2008)
TT Tuệ Siêu: Đối với quả vị Tu-Đà-Hườn hay còn gọi là Bậc sơ quả, mặc dầu đó là quả vị thấp nhất trong bốn tầng đạo quả. Nhưng ở đây trong bài kinh Châu báu được nhắc đến nhiều về vị Tu-Đà-Hườn và xem chừng như đó là quả vị đặc biệt. Lý do nào như vậy?
Ở đây có những lý do đáng chú ý:
-Điểm đặc biệt hứ nhất, một hạng phàm phu không thể nào thành tựu được những điều như là:
Thoát khỏi bốn đường ác đạo.
Tuyệt đối không vi phạm sáu trọng ác nghiệp
Làm giảm sự luân hồi nhất định
Trong khi đó vị Tu-Đà-Hườn có những đức tính đặc biệt. Vị này vì đã đoạn trừ thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ. Không còn sự hoài nghi về đạo lộ Niết-Bàn, không còn chấp thủ về tà kiến, không còn sự hệ luỵ với ngã chấp về thân ngũ uẩn. Cho nên đối với bậc Tu-Đà-Hườn, các vị đó sẽ không làm các điều ác như phạm ngũ nghịch đại tội, có tà kiến , không rơi vào sáu trọng ác nghệp. Cho nên đối với vị này không thể có sự tái sanh trong bốn cõi khổ là địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh, Atula.
-Điểm đặc biệt thứ hai: Một vị Tu-Đà-Hườn nếu vị đó có phóng dật thì tâm của vị đó chỉ thoáng qua không hề có ảnh hưởng đến sự tiến tu trong các tầng thánh cao hơn và do vậy vị này dầu còn tái sanh cũng không quá bảy lần, không tái sanh đến kiếp thứ tám. Giới hạn sự luân hối là như thế.
_ Điểm đặc biệt cần phải nói ở đây là tại sao trong bài kinh này lại nhắc nhiều đến Chư Tăng, những bậc đã đắc quả thánh Tu-Đà-Hườn. Bởi vì đây là quả vị căn bản nền tảng để đạt đến những quả vị khác. Nến như phàm phu tánh chưa được vượt qua, tức là chưa được Gotrabhu hay chuyển tánh, chuyển tộc thì không thể nào tiến tu để đạt đến Tư-Đà-Hàm, A-Na-Hàm, và A-La-Hán. Sự tiến tu đó gọi là Vodāna tức là tiến bậc. Khi chúng ta còn đứng ở dưới đất chưa bước lên được nấc thang thứ nhất, như vậy có nghĩa là những nấc thang cao hơn chúng ta không bước lên được. Do đó muốn bước được những nấc thang cao hơn trước tiên phải bước lên nấc thang thứ nhất mặc dầu nấc thang này là thấp nhất trong các nấc thang. Thành ra đối với các bậc Sotapatti hay là Bậc Tu-Đà-Hườn phải được xem như một quả vị Thánh căn bản và làm nền tảng cho ba quả vị kia.
Ở đây danh từ gọi là Sotapatti, Chữ āpatti tứclà thể nhập hay là đi vào bước vào hoặc là tham dự. Còn chữ Sota ở đây phải hiểu là dòng chảy giống như là dòng nước, ở đây chúng ta gọi là lưu. Chữ Sota có nhiều nghĩa, nghĩa thông thường là lỗ tai, trong trường hợp này chữ Sota mang nghĩa đặc biệt là một dòng chảy, chữ Sota được nói đến là Thánh vức tức là dòng dõi của Bậc Thánh.
Một khi đã đắc được quả Tu-Đà-Hườn hay quả dự lưu, nhập lưu, vị đó không còn là phàm phu nữa. Vị ấy đã chuyển tộc, đã chuyển tánh phàm phu sang Thánh tánh. Và kể từ đó đối với vị Tu-Đà-Hườn. vị sơ quả này sẽ tiến bậc Vodana lên bậc Tư-Đà-Hàm, bậc A-Na-Hàm, rồi bậc A-La-Hán. Chẳng hạn như muốn bước chân vào trường Trung học rồi Đại học chúng ta phải qua cấp Tiểu học. Nếu như không được qua trường lớp cấp Tiểu học chúng ta đừng mong rằng chúng ta sẽ ngồi ghế Trung học hay Đại học. Chỉ trừ một vài trường hợp, ở đây chúng tôi chỉ nói theo cách phổ thông, quý vị đừng nghĩ rằng những vị thần đồng họ có thể vượt qua bậc Trung học để vào Đại học.
Quả vị Bậc Thánh trình tự bốn tầng đạo quả có được đạo quả này,có được đạo quả này mới phát sanh đạo quả khác. Có được đạo quả kế tiếp mới tiến bậc lên đạo quả cao hơn và tuần tự như vậy. Cho nên chi quả vị Tu-Đà-Hườn là quả vị căn bản, nền tảng để tiến bậc lên các quả vị cao hơn, do đó mới được nhắc đến trong kinh Châu Báu nhiều. Có ba bài kệ để nói về quả vị Tu-Đà-Hườn hay sơ quả.
Chúng tôi xin được dứt lời tại đây
Namo Buddhaya
Chanh Hạnh chuyển
biên
Download cau hoi 31
Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ
|