|
Câu Hỏi 25): Tại sao khi Đức Bồ Tát giáng sanh xuống trần lại lựa dòng tộc phải là vua chúa hay Ba-la-môn, Sát- đế- lị. Như vậy có phân biệt giai cấp hay không? Đức Bồ tát quán sát thời gian thích hợp, vậy thời gian thích hợp là như thế nào để một vị Chánh Đẳng Chánh Giác giáng trần, dòng tộc thích hợp, địa điểm thích hợp như thế nào? Đức Bồ Tát có coi ngày giờ để giáng trần hay không? Kinh xin thỉnh Chư Tăng giảng day những điều thích hợp mà Bồ Tát quán sát để giáng trần theo kinh điển
(Bài giảng trong rơom Diệu Pháp , ngày 13 tháng
01 năm 2008)
TT Tuệ Siêu : Namo Budhaya
Không biết vị đạo hữu xem trong kinh sách nào lai nói Đức Bồ Tát trên cõi trời Đâu Xuất xem ngày lành giờ tốt để giáng trần. Cái chuyện xem ngày lành giờ tốt không có trong kinh điển Pali, chúng tôi xin khẳng định điều đó.
Riêng về sự quán xét để Đức Bồ Tát giáng sanh xuống cõi nhân loại. Sự quán xét đó chúng ta thấy rất hợp lý, bởi vì một vị sanh ra ở đời để thành vị Chánh Đẳng Chánh Giác, thuyết pháp độ đời phải có những điều kiện thích hợp để hoằng pháp. Chứ nếu khơi khơi khi Ngài thành Phật, gặp chúng sanh thời kỳ hung ác nhiều tà kiến hay Ngài sanh ở vào một dòng tộc thấp kém thì khi nói không ai nghe, hoặc Ngài sanh trong gia đình bà mẹ không có đạo đức không có nhiều phước báu, như vậy sẽ làm tổn giảm đức của bà mẹ. Bởi vì một chúng sanh bình thường như chúng ta thì sao cũng được, ở chỗ nào cũng được. Cũng giống như một vị vua khi đến một nơi nào, đều phải có sự chuẩn bị sắp đặt trước. Chúng ta thấy trong hiện tại những vị Nguyên thủ quốc gia khi đi đến một nơi nào đều phải chuẩn bị, không phải là xem ngày giờ tốt xấu nhưng phải sắp đặt thời gian thích hợp chứ không phải như người thường muốn đi đâu thì đi.
Cũng như thế khi Đức Bồ Tát ở cung trời Đâu Xuất được các vị Chư Thiên thỉnh cầu. Lúc bấy giờ Ngài phải quán xét. Trước hết trong bốn châu thiên hạ Ngài xét thấy rằng ở Nam Thiện Bô Châu (Jambūdīpa) là nơi thích hợp nhất. Bởi vì ở ba châu Đông Thắng Thần Châu (Pubbavidehadīpa), Bắc Câu Lưu Châu (Uttarakurudīpa), Tây Ngưu Hóa Châu (Aparagoyānadīpa), chúng sanh ở những đại châu này không gặp nhiều sự phiền toái, khồ sở như ở Nam Thiện Bộ Châu. Ở Nam Thiện Bôi Châu chúng sanh khổ cũng có vui cũng có, trí cũng có ngu cũng có. Do đó Ngài sẽ đi đến Nam Thiện Bộ Châu.
Quán xét về quốc độ, không thể nào một vị Phật Ngài ở một xứ sở biên địa, tại một vùng thổ dân man di mọi rợ được. Như bây giờ chúng ta không thể tưởng tượng một vị Phật xuất hiện ở vùng Tây nguyên trong một dân tộc thiểu số, làm sao chúng ta có thể tín ngưỡng được, có thể tôn xưng được là bậc Thầy của Chư Thiên và nhân loại. Hơn nữa phần lớn những chúng sanh tại nơi biên địa, trí tuệ của họ không phát triển, nền văn hóa thấp kém. Do đó phải sanh tại xứ Trung quốc đô là trung tâm địa cầu. Do vậy Ngài chon cõi Diêm Phù (Jambūdīpa)
Lại nữa Ngài phải chọn thời kỳ tuổi thọ. Nếu chúng sanh nhân loại ở vào thời kỳ sống lâu quá trên mười muôn tuổi, chúng sanh sẽ không nhận thức được thảm trạng của sanh già bệnh chết. Như vậy sau này Ngài thuyết Pháp, nói về khổ đế họ sẽ không lãnh hội được, Nếu chúng sanh ở thời kỳ dưới một trăm tuổi thọ, sức khỏe thân thể của họ quá èo uột, trí tuệ lại kém, tâm ác của họ lại nhiều. Cho nên Chư Phật xuất hiện ở đời vào thời kỳ tuổi thọ của chúng sanh thấp nhất là một trăm trở lên và cao nhất cũng chỉ là mười muôn tuổi . Khoảng thời gian đó là thời gian thích hợp để một vị Phật xuất hiện.
Lại nữa Ngài phải quán xét về dòng tộc. Ở đây không phải Ngài phân biệt về vấn đề giai cấp. Nếu Ngài sanh ở xứ Trung Ấn, xã hội Trung Ấn lúc bầy giờ người ta kỳ thị và phân biệt giai cấp. Giai cấp được xã hội đương thời dân chúng quy thuận là giai cấp Sát-Đế-Lị là dòng dõi vua chúa, giai cấp Ba-La-Môn có thể nói là giai cấp trí thức. Trong quốc độ giai cấp Ba-La-Môn nắm giữ văn hóa, nghi lễ tế tự, cố vấn về mặt tâm linh cho các vị vua. Ngài xuất hiện trong hai giai cấp này để từ đó bước ra, Ngài mới có thể bênh vực nâng đỡ hai giai cấp thấp, đồng thời từ đó Ngài bước ra nối dân chúng với các người ở hai giai cấp cao. Vua chúa hay Ba-La-Môn khi biết xuất thân của Ngài cũng từ giai cấp cao, và bấy giờ Ngài phủ nhận vấn đề kỳ thị giai cấp, lúc đó Ngài thật sự là người tìm ra chân lý. Nếu Ngài xuất thân từ giai cấp nô lệ hèn hạ, hay giai cấp thương gia, cho dù khi Ngài thành Phật những người giai cấp thấp có quy ngưỡng đi chăng nữa nhưng ở giai cấp Sát-Đế-Lị và Bà-La-Môn, những giai cấp ngã mạn này có bao giờ nghe pháp giác ngộ vì Ngài ở giai cấp thấp. Như vậy chỉ vì muốn tiếp độ cho chúng sanh trong thời kỳ đó Chư Phật phải chọn một trong hai giai cấp cao trong bối cảnh đó để có thể hoằng hóa đạo Pháp dễ dàng.
Lại nữa Ngài phải quán xét chọn người nữ nào xứng đáng là bậc Phật mẫu, tức là mẹ
của Ngài ở kiếp chót. Sự kiện này có hai điểm.
-Thứ nhất là nữ nhân nào đã từng tạo phước Ba-La-Mật,và họ phát nguyện trong đời quá khứ để trong hiện tại kiếp sống này trở thành một người sanh thành Bồ Tát kiếp chót để thành Phật.
- Thứ hai người nữ làm Phật mẫu. Người này phải được thanh tịnh trong sạch. Quý vị biết rằng Hoàng Hậu Maha Mada khi biết mình đã cấn thai đã thọ bát quan trai giới không gần gũi nhà Vua và không có một tư tưởng liên hệ đến ái dục. Bà luôn luôn hoan hỷ trong việc bố thí làm phước. Như vậy một người nữ như thế mới xứng đáng lam mẹ Đức Phật tương lai. Chứ nếu như khi Ngài trở thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác là bậc thầy của Chư Thiên và nhân loại, mà người mẹ của Ngài là người nữ không có phước báu, có thân hành khẩu hành ý hành không được thanh tịnh, có những lời nói khiến cho người đời có thể chê trách chẳng hạn, thì như thế cũng giảm đi phần nào niềm tin đối với một vị Phật.
Cho nên ở đây chúng ta phải hiểu sự quán xét năm sự kiện trước khi Bồ Tát giáng trần trong cõi người có lý do rất chính đáng và thích hợp với sự kiện trọng đại một vị Phật xuất hiện kiếp chót trong cõi nhân loại.
Chúng tôi xin dứt lời tại đây.
Chánh Hạnh chuyển
biên
Download cau hoi 25
Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ
|