Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 24): Chúng ta được sanh làm người thật khó và hy hữu,  do nhờ nghiệp lực nào chúng ta được sanh làm người? Kính xin Chư Tăng giảng giải.

(Bài giảng trong rơom Diệu Pháp , ngày 13 tháng 01 năm 2008)

TT Tuệ Siêu: Namo Buddhaya, NamoDhamaya, NamoSankhaya.
                      Kính lễ Đức Phật, Kính lễ Giáo Pháp , Kính lễ Chư Tăng.

     Thật ra việc sanh lên làm người có nhiều khía cạnh chứ không phải chỉ có một việc là giữ giới . Nếu mình giữ giới nghiêm trang thanh tịnh, do phước báu đó sẽ được sanh lên cõi trời. Nếu được sanh làm người do phước giữ giới hổ trợ cho việc chúng ta sinh hoạt trong cuộc sống tốt đẹp hơn.

      -Như là do không sát sanh nên khi sanh trỏ lại làm người,  sẽ có tuổi thọ dài, được khỏe mạnh , ít có sự đau bệnh , là người có thân tướng đầy đủ , không bị tật nguyền khuyết tật.

 
      -Rồi lại nhờ giữ giới không trộm cắp, khi sanh trở lại làm người do phước bố thí có được tài sản thì tài sản đó người ấy sẽ giữ được không bị mất do thiên tai nước lụt hỏa hoạn hay do vua tịch biên hay bị trộm cướp, hoặc do kẻ thừa tự phá sản.

      -Do giữ giới thứ ba không tà dâm khi sanh trở lại làm người, sẽ là người có nhiều sự may mắn, gặp cảnh sống êm đẹp hạnh phúc không bị đổ vỡ, không bị bẽ bàng ngang trái.

       Có nhiều câu chuyện bổn sanh kể lại cho chúng ta thấy như vậy.

      -Do giữ giới không nói dối, đại loại chúng ta được quả báu khi sanh trở lại làm người, lời nói của chúng ta có sức thuyết phục người khác, lời nói có nhiều lực, chúng ta có nhiều uy tín và không gặp những người lường gạt chúng ta.


      -Do giữ giới không uống rượu khi sanh trở lại làm người, chúng ta sẽ là người tỉnh táo, trí thức, không bị bệnh thần kinh, không có tâm tánh ngơ ngác.


      Ở đây nếu chúng ta muốn biết về quả chúng ta xem lại cuốn “ Luật nghi cư sĩ” hay  “Cư sĩ  Giới pháp”. Quả báu của sự giữ giới .

      Riêng về ở đây chúng tôi muốn trình bày nguyên nhân sanh làm người, nghiệp lực chúng sanh sanh ra ở đời do theo hai yếu tố:


      -Thứ nhất được gọi (Nānakkhaṇikakammapaccayo) tức là do dị thời nghiệp duyên , do tạo phước mà sanh lên làm người, hoặc do phước bố thí, hoặc do phước trì giới, hoặc do phước tu thiền. Tu thiền đến mức cao được sanh làm Phạm Thiên, còn nếu tu thiền để được hiện tại lạc trú do phước này cũng được sanh Thiên hoặc sanh cõi người.

  
    -Thứ hai nguyên nhân sanh làm người là do thường cận y duyên  (Pakatūpanissayapaccayo) thuộc về thiện pháp. Ở đây có hai trường hợp quý vị phải chú ý. Khi một người thường hoan hỷ và niệm tưởng ân đức của Chư Thiên, như họ nghĩ đến Chư Thiên là những chúng sanh do bố thí, do trì giới, do thính pháp, do niềm tin mà được sanh thiên. Ta cũng  là ngưới có bố thí, có trì giới, có thính pháp, có niềm tin nơi Tam Bảo như vậy ta sẽ đựoc cộng trú với Chư Thiên. Do khuynh hướng người đó thường  an trú, thường suy tưởng  như vậy trở thành một cảnh chi phối mạnh trong tâm. Cho nên khi người này làm được phước gì họ cũng có khuynh hướng nghĩ đến Chư Thiên . Đức Phật Ngài dạy rằng, “Hễ vị Tỷ kheo suy nghĩ nhiều về điều gì thì sẽ có khuynh hướng về cái đó”. Chúng sanh ở đời cũng vậy khi chọ có khuynh hướng suy ngĩ nhiều về các vị Chư Thiên thì khi chết sẽ sanh về Chư Thiên do nhờ phước báu suy nghĩ nhiều về Chư Thiên, tạo phước giống Chư Thiên sẽ sanh làm Chư Thiên.

     Cũng có trường hợp chúng sanh ở đời không có nghĩ tưởng đến Chư Thiên nhiều, dầu người Phật tử chúng ta có tôn Chư Thiên, có hoan hỷ với Chư Thiên nhưng chúng ta không thiết tha với cuộc sống của Chư Thiên. Thí dụ như chúng ta là người có khuynh hướng giải thoát, chúng ta muốn sanh làm người để có cơ hội tu tập còn sanh lên cõi trời là một vị Chư Thiên sống sung túc, hạnh phúc, nhưng không có cơ hội để làm phước, để tu tập. Vì người này có khuynh hướng như vậy cho nên mỗi lần người này làm phước hay tu tập thiện pháp nói chung người này đếu có khuynh hướng là, “ Nếu như trong kiếp hiện tại chưa thành tựu đạo quả giải thoát thì mong rằng đời sau sanh ra làm người ta sẽ tiếp tục để tu tập như sanh ở các nước Quốc giáo hay trong các gia đình bồ tát, sanh ở quốc độ nào để có ơ hội tiến tu nữa”. Do khuynh hướng suy nghĩ nhiều về vấn đề đó cho nên sẽ sanh làm người do khuynh hướng suy nghĩ .

       Ở đây một mặt khác nữa nó cũng quen thường cân y duyên. Chẳng hạn như trong bài kinh Ngưu hành giả, Cẩu hành giả. Khi hai vị du sĩ, một vị tu tập theo hạnh con bò, một vị tu tập theo hạnh con chó. Hai vị đi đến đảnh lễ Đức Phật và bạch hỏi Đức Thế Tôn tu tập theo hanh như vậy khi chết sẽ sanh về đâu. Đức Phật cho biết rằng, “ Người nào có tư tưởng giống như con bò, sinh hoạt giống như con bò, có thói quen giống như con bò, sau khi chết sẽ sanh vào loài bò loài bàng sanh, nếu người đó có ác tà kiến chết sẽ sanh xuống địa ngục”.


     Và cũng vậy “Người nào có khuynh hướng sinh hoạt giống như con chó, tư tưởng giống như con chó, sở hành giống như con chó, chết sẽ cộng trú vào chủng loại loài chó, nếu có ác tà kiến sẽ sanh xuống địa ngục.”


    Trong bài kinh này Đức Thế Tôn đã cho chúng ta biết rằng có khuynh hướng với chủng loại nào chúng ta sẽ sanh vào chủng loại đó.

      Ở đây chúng ta có khuynh hướng sanh làm người, chúng ta tạo nhiều phước duyên chúng ta sẽ sanh lên làm  người. Cái khuynh hướng là quan trọng hơn, còn cái phước chỉ hổ trợ. Người làm ác mong sanh được làm người, chuyên đó rất khó bởi vì nghiệp ác đã dẫn sanh xuống địa ngục rồi hay dẫn sanh vào loài ngạ quỹ hay bàng sanh hay Atula. Nhưng người nào có khuynh hướng muốn được sanh làm người để tiếp tục có cơ hội tạo phước Ba-la-mật, tu hành tiến hóa muốn giải thoát thì người này tạo phước, do phước hổ trợ với tâm nguyên của người đó. Nguyện vọng hằng dẫn dắt con người. Khi mình làm việc phước nhiều, mình có khuynh hướng như thế nào sẽ sanh về nơi ấy.


        Cho nên chúng ta quý kiếp sống con người, chúng ta thấy được làm người là khó, là hy hữu. Chúng ta biết cõi nhân loại là nơi chúng ta có thể dễ dàng tu tập, do vậy mỗi khi tu tạo phước báu bố thí trì giới hay tu thiền hoặc khi chúng ta tạo bất cứ  công đức nào khác như là phục vụ, cung kỉnh, thính pháp, thuyết pháp, hồi hướng phước, tùy hỷ phước nào đó chúng ta nên có khuynh hướng là, “ Ngay trong hiện tại nếu chưa thành bậc A-La-Hán Chánh Đẳng Giác, nguyện cho phước báu này đời sau ta sẽ sanh lên cõi người ở trong một hoàn cảnh thuận lợi để tiếp tục tu tậpv.v…” Như vậy chắc chắn sẽ dẫn dắt chúng ta đi đến chỗ đó do một là thường cân y duyên, hai là dị thời nghiệp duyên tạo phước báu cho sanh quả tốt. Do khuynh hướng chúng ta thích ở trong cõi người, khuynh hướng đó sẽ dẫn dắt chúng ta.

      Trong Vi-diệu-pháp khi nói về người làm việc thiên, tâm thiện dục giới tạo ra tâm quả dục giới hữu nhân (Vipāka kāmāvacara citta). Tám tâm đại quả dục giới hữu nhân này đều có thể dẫn sanh lên cõi Chư Thiên hay dẫn sanh vào cõi người. Do vậy cho nên khi chúng ta làm việc thiên chúng ta đã có nhân để tạo ra tám tâm đại quả. Chúng ta sẽ có được một trong  tám tâm đại quả đó là tâm tái tục (Patisandhi). Cộng thêm khuynh hướng của chúng ta thích làm người thì tự nhiên khi chúng ta mệnh chung do nghiệp dẫn dắt lúc bấy giờ chúng ta sẽ cộng trú với thai bào trong cõi người.

      Đây là một vài điều chia xẻ với các Phật tử, mong rằng quý vị nghe sẽ hiểu và có sự hoan hỷ thêm trong việc chúng ta tu tập để chúng ta tạo nhiều phước báu
       Chúng tôi xin dứt lời tại đây
       NamoBuddhaya.

Chánh Hạnh chuyển biên


Download cau hoi 23

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ