|
Câu Hỏi 21):Kính bạch Sư Trưởng, con xin thay mặt sis Chánh Hạnh thành tâm cảm tạ Sư Trưởng đã hết sức quan tâm, hôm nay con được tin thì sis Chánh Hạnh đã ra khỏi phòng mổ bình an, và nhân dịp này thì con cũng rất xúc động với tình thương của Sư Trưởng đối với Phật tử chúng con, con xin có lời cảm tạ Sư Trưởng trong dịp Sư Trưởng đã phóng sanh và làm lễ trai tăng để hồi hướng cho sis Chánh Hạnh. Nhân thể đây con cũng xin có một câu hỏi, xin Sư Trưởng từ bi hoan hỷ giảng giải cho chúng con được hiểu rõ về sự phóng sanh và sự trì tụng như thế nào để có được một sự phước báu trọn vẹn hơn. Con xin cung thỉnh Sư Trưởng từ bi giảng giải.
(Câu hỏi được hỏi trong rơom Giảng Đường Diệu Pháp , ngày 29 tháng
01 năm 2008)
Sư Trưởng: Cũng xin thuật lại chuyện liên quan đến câu hỏi mà cô Minh Hạnh hỏi. Mấy hôm trước Sư có việc đi vào thành phố SàiGòn và nhờ Sư Pháp Nhiên hỏi thăm chỗ nằm của cô Chánh Hạnh, biết nằm ở nhà thương Chợ Rãy lầu 3B1, Sư lên đó tìm. Trong khi lên đó tìm chưa gặp thì Sư nghe tiếng sau lưng gọi "Sư Trưởng, Sư Trưởng." Sư quay lại thì gặp cô Chánh Hạnh, cô rất khỏe và rất tỉnh táo, nếu không nói cô bịnh thì không ai biết là cô bịnh. Khi gặp cô nói: con đang ở ngoài hàng lang mướn ghế bố để nằm, có mẹ và người cháu ở quê lên nuôi. Cô nói tiếp là:
"Con hoan hỷ vì nghe nói là Sư Trưởng có làm phước cho con và con nghĩ do phước báu của Sư Trưởng với Chư Tăng chia cho con nên từ hôm qua tới nay cái đầu con nó nhẹ hẳn lên và con rất là khỏe, rất là dễ chịu."
Đó là đối với cô Chánh Hạnh thì tin tưởng là do phước báu của Chư Tăng đã hồi hướng phước. Điều này chúng ta cũng có thể nói có sự và có lý. Về lý thì trong phước báu hồi hướng chỉ là phần ủng hộ, về sự thì khi cô đang nằm trong nhà thương có bác sĩ điều trị chích thuốc giảm đau v.v... phối hợp nhiều ý nghĩa. Nhưng thường người ta nói đau chân thì há miệng. Đối với Chư Tăng và đối với bản thân của Sư cũng vậy, khi bản thân của mình bị bịnh hoạn hay thân nhân bị bịnh thì không có gì cách gì khác hơn là; một mặt vẫn chạy thầy chạy thuốc, một mặt khác thì thay vì đặt bàn cúng để cầu vái Chư thiên hay ông này bà nọ, riêng về Sư thì tin tưởng vào nghiệp baó chuyển đổi nghiệp, "dĩ nghiệp trừ nghiệp" nên những phước báu cần phải làm để nó phát sanh kịp thời. Cũng như trong kinh dẫn chứng những câu chuyện, khi những người con bịnh nặng có thể chết, cha mẹ thỉnh Đức Phật và Chư Tăng đến làm phước liên tục bảy ngày thì cậu bé đó chẳng những vượt qua cơn bịnh mà sống đến 120 tuổi.
Những điều này đã tạo niềm tin về nghiệp báo nghiệp lực, nên khi làm những việc thiện như; phóng sanh hay trai tăng, bố thí, cúng dường, tất cả những thiện nghiệp đó chúng ta dùng phước nghiệp này để đánh đổ ác nghiệp kia, tức là dùng thiện nghiệp để che lấp ác nghiệp. Tin tưởng vào lý nghiệp báo này mà trên đường tu của tôi mấy chục năm vô vi không có gì bằng chứng như khoa học mà phải chứng minh việc này việc kia. Nhưng thường khi gặp những sự nguy hiểm về bản thân, tôi cũng nguyện do phước báu mà tôi đã tạo nếu đây là một ác nghiệp khác mà tôi bị bịnh này thì nếu được xin do phước báu của thiện nghiệp khác trong quá khứ tôi đã làm mong rằng thân được khỏe mạnh, tâm tôi được sự yên vui để lướt qua những sự đau khổ hay tai nạn như vậy. Thì phần lớn đến mấy chục phần trăm đều vượt qua được nên càng có nhiều đức tin hơn nữa. Nhưng nên nhớ rằng cái nào cũng có sự tương đối, với một số thiện nghiệp đánh đổ ác nghiệp, hoặc nghiệp ác nó lâu đời còn yếu tuy nó trổ quả nhưng mà yếu, hay do những hoàn cảnh tự nhiên như là mưa nắng nên bịnh hoạn v.v... vậy thì thiện nghiệp có thể nâng đỡ được. Nhưng nếu nghiệp quá nặng thì dầu Ngài Mục Kiền Liên có đại thần thông đi nữa, Ngài cũng không vượt qua cơn nghiệp mà trong quá khứ Ngài đã tạo như đánh đập cha mẹ, hay đánh đập một vị A La Hán Thánh Đệ Tử của Đức Phật trong thời quá khứ nên phải bị đành chịu, hay Đức Phật nhiều lần Ngài bị ảnh hưởng của nghiệp đau lưng bởi vì trong quá khứ Ngài đã là những người võ sĩ đô vật đánh gãy xương sống đối thủ, nên những nghiệp nó đến dầu Đức Phật vẫn phải trả quả đó.
Thành ra những lúc chúng ta làm phước để nguyện như vậy thì chỉ để ngăn trừ những nghiệp bất định, lấy nghiệp trừ nghiệp, những nghiệp cho quả trổ yếu đi, hay là tai nạn thì nó không phải liên hệ đến nghiệp báo mà do thời tiết thì chúng ta dùng phước này để vượt qua. Chớ không phải là 100% là dùng nghiệp thiện để vượt qua, nếu như vậy thì vị Thánh Đệ Tử Ngài đã không có những cơn đau cơn bịnh nữa, Ngài cũng có thể làm được khi cần thì với năng lực về thiền định hay những năng lực khác Ngài cũng có thể vượt qua. Nhưng trên vô ngã cái nào mạnh thì nó hơn, nếu như nghiệp ác mạnh hơn thì nó sẽ lấn nghiệp thiện, vì nó là chướng nghiệp, còn nếu ngược lại cái nghiệp thiện mạnh hơn thì cũng là chướng nghiệp nhưng nó lấn qua được ác nghiệp.
Như chúng ta biết nghiệp báo có; sanh nghiệp là nghiệp do quả sanh ra, trì nghiệp là nghiệp đồng giống để nó gìn giữ, nếu ác nghiệp sanh vào bốn đường ác đạo thì cũng do trì nghiệp làm ác nghiệp duy trì chúng sanh ở trong địa ngục càng lâu đời hơn nữa, còn nếu nói thiện nghiệp thì cho nghiệp thiện sanh lên cõi trời hay cõi người nhờ cái nghiệp làm giống là trì nghiệp duy trì mạng sống thêm lên, còn ngược lại chướng nghiệp thì nếu do những ác nghiệp là do trì nghiệp thiện nghiệp mà sanh làm người làm chư thiên nhưng nghiệp ác là cái nghiệp khác giống nó xen vào thì nó sẽ làm cho trở ngại như bịnh hoạn ốm đau, còn hay là chúng sanh ở bốn cõi khổ nhưng do nghiệp thiện xen vào tới thì chướng nghiệp bớt đi sự khổ đó. Đoạn nghiệp thì cũng vậy, nếu là những vị sanh lên cõi trời cõi người do nghiệp ác nó qúa mạnh thì làm cho thân hoại mệnh chung, còn nếu không còn hưởng được hạnh phúc nữa. Nếu chúng sanh ở bốn đường ác đạo mà do trì nghiệp mạnh như vợ vua Ba Tư Nặc, bà hoàng hậu Millikà bị đọa bảy ngày ở địa ngục nhưng vì nghiệp thiện mạnh hơn nên nó làm cho gián đoạn nghiệp ác trong địa ngục thì gọi là đoạn nghiệp.
Như vậy thì chúng ta biết nghiệp có trì nghiệp, có chướng nghiệp, có đoạn nghiệp. Thì mỗi lúc thấy bản thân của mình hay thân nhân bịnh hoạn thì không có cách nào khác hơn là mình biết đang bị cảnh đau khổ như vậy đó là bị quả của nghiệp bất thiện, do đó mình nên tạo những nghiệp thiện để nó trở thành chướng nghiệp, dùng thiện nghiệp làm chướng nghiệp tức là ngăn che bớt đi phần đau khổ của nghiệp bất thiện, hay là có thể mạnh hơn nữa có thể nó trở thành đọan nghiệp tức là dùng nghiệp mạnh để nó đoạn tuyệt nghiệp ác không có dịp trổ quả. Thí dụ như lâm vào chứng bịnh nan y nhưng bây giờ nhờ thiện nghiệp nâng đỡ nó sẽ trở thành nhẹ hơn, như bứu độc bứu ác tính trở thành bứu hiền, rồi bứu hiền thì sẽ hết, đó là dùng nghiệp để đánh đổ nghiệp là như vậy.
Thành ra đối với vấn đề làm phước nhiều người thấy Sư hay làm phước họ hỏi mà kể cả Sư Giác Đẳng cũng có lần nói là; sao những vị mà thường thường giỏi về Phật Pháp nhất là môn Abhidhamma hay giỏi về thiền những vị ấy thấy họ không nặng về pháp bố thí, nhưng thấy Sư Cậu: giỏi về Abhidhamma mà cũng thích về thiền quán lại đặt nặng vấn đề pháp bố thí, hở cái nghe Sư Trưởng cúng dường, hở cái nghe Sư Trưởng làm phước. Thì tôi trả lời là mỗi người có quan điểm khác nhau, riêng về tôi dầu có giỏi Abhidhamma, dầu có chuyên về thiền quán đi nữa, nhưng về phước bố thí thì cũng là nghiệp báo, có chứ không phải là không có, tôi rất tin tưởng vào thuyết nghiệp báo do đó nên tôi cũng không bỏ cái nào cả, tất cả những thiện nghiệp đều làm thì chừng nào giác ngộ giải thoát hoàn toàn thì khi đó thì không còn nói đến cái nghiệp nữa, nhưng trước giờ viên tịch Niết Bàn nếu không nhờ nghiệp thiện thì vẫn bị đau khổ rất là nguy hiểm.
Chúng tôi cũng cho thí dụ giống như người lên máy bay dù cho lúc lên máy bay thì người nào cũng giống nhau, máy bay đến bên kia, xuống phi trường bên kia thì mọi người cũng giống nhau, nhưng trong thời gian còn chờ đợi lên máy bay người có tiền thì được ở chỗ sung sướng không đói không khát vẫn lên được máy bay, người không có tiền thì đói khát không có chỗ nằm nghỉ v.v... thì còn khổ hơn, nên tôi cũng không bỏ bất cứ thiện nghiệp nào mặc dầu vấn đề trì giới thiền định thiền quán thì rất là quan trọng nhưng những nghiệp bố thí cũng không nên coi thường, do đó tôi hay làm như vậy.
Và ý nghĩa như cô Minh Hạnh đã hỏi thì Sư đã giải thích vấn đề trai tăng bố thí cũng như phóng sanh này là dùng các thiện nghiệp này để làm thành "chướng nghiệp" của nghiệp bất thiện, và nó có thể trở thành "đoạn nghiệp" để cắt đứt nghiệp bất thiện, tức là quả bị bịnh ốm đau nhờ các nghiệp thiện nâng đỡ ngăn che đoạn trừ, "dĩ nghiệp trừ nghiệp" là như vậy. Nhưng chỉ tương đối, nếu nghiệp quá nặng thì dầu cho Đức Phật hay Ngài Mục Kiền Liên vẫn phải hưởng quả. Có câu "cứu căn không ai cứu số" tức là thầy thuốc bác sĩ không phải mỗi lần bịnh đi bác sĩ đều hết, nhưng cũng không có nghĩa là đi bác sĩ hay thầy thuốc không hết, nên hễ khi đau thì đi thầy thuốc, còn nước còn tát, khi nào tận nhân lực mới thử mạng thì bấy giờ chúng ta cũng hết sức mình làm như vậy. Thì nếu do nghiệp bất thiện nhẹ thì nghiệp thiện nó mạnh hơn sẽ vượt qua, đó là ý nghĩa mà Sư hiểu được và đã tin tưởng và đã làm./. Namo Buđdhaya./.
Minh Hạnh chuyển
biên
Download cau hoi 21
Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ
|