0
Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 206: Câu hỏi: Do cuộc đời con hay gặp những chuyện không may nên con rất ít nói lúc nào cũng buồn. Nhân duyên gì không biết mỗi khi con buồn như vậy mà nghe pháp thì con lại bớt buồn. Do vây con hay download cac bài giảng chép vào điện thoại cá nhân để khi rảnh thì nghe vì con rất bận. Gần đây con được biết nếu để kinh sách ở những nơi không trong sạch thì mang tội không kính Phật. Con không biết các bài giảng trong điện thoại có được xem là kinh sách hay không, nếu con bỏ điện thoại vào túi quần, áo, để nghe hoặc khi đi tắm cũng mang theo nghe thì có mang tội bất kính không? Xin Giảng Sư từ bi giảng dạy cho con biết, con rất biết ơn.

.  (giảng trong rơom Phật Pháp Chuyên Đề ngày 17 tháng 5 năm 2010) 

Bấm vào để nghe thuyết pháp

TT. Chánh Minh trả lời : Câu hỏi này thì rất thực tế đối với cá nhân của người hỏi câu hỏi này. Trong cuộc đời mình gặp nhiều chuyện không được như ý thì mình cảm thấy buồn rồi khi nghe những bài pháp thì lại bớt buồn. Xin thưa những bài pháp không phải là những liều thuốc để mình nghe cho mình đỡ buồn, không phải vậy, nguyên nhân mà mình lúc nào cũng buồn mình thì phải hiểu rằng đó là dạng bất thiện, buồn là một tâm sân, cho nên đừng bao giờ để cho tâm sân chi phối hoài, phải diệt từ gốc, nghĩa là khi nào cảm thấy buồn mở kinh sách ra đọc và nghiền ngẫm, nghe cũng được nhưng nghe rồi phải suy tư và nghiền ngẫm. Thường thường những loại kinh sách dù cho là bài giảng của qúi thầy hay qúi sư thì ít nhiều trong đó cũng có những câu Pháp trong đó, người tôn kính Pháp thì không bao giờ khinh thường như cô vừa trình bày.

Chúng tôi cũng biết có những vị sa môn không cung kỉnh Pháp, những quyển kinh hoặc những quyển sách lấy ra đọc rồi để trên giường, phải để trên đầu giường cũng đỡ, nhiều khi để lung tung, thậm chí để dưới chân - những trường hợp đó gọi là không cung kỉnh Pháp - và chính bản thân chúng tôi đã thấy và hiểu, ngày xưa thì có vị sư ở Phước Sơn như vậy, chúng tôi có nhắc nhở nhưng vị này biện luận với chúng tôi là "cái đó chỉ là những trang giấy." Chúng tôi nói "vậy thì ông sẽ có nghiệp quả." Một thời gian sau vị sư đó hoàn tục, và điều rất lạ là một nhà sư hoàn tục thì cũng không phải là đáng trách đáng phiền gì lắm nhưng lại kết hôn với một cô không phải là Phật tử, cô này đạo Thiên Chúa và bằng lòng làm lễ rửa tội để đổi đạo, tức là từ chối Đức Đạo Sư, cái đó mới là điều chúng ta nói. Suy nghiệm lại thì vị này ngày xưa chúng tôi đã nhắc nhở là kinh điển xem xong nên để một nơi nào đó, không nên để dưới chân, nhưng vị này cứ cho là những quyển bằng giấy chứ không phải là lời Phật dạy, nhưng thật sự đó là những lời Phật dạy. Chúng tôi thuật lại một chuyện mà chúng tôi chứng kiến, nếu chỉ hoàn tục thì cũng không đáng nói những cái duyên xem thường Pháp dẫn tới như vậy tức là từ chối ngay cả bậc Đạo Sư, nếu nói đúng trên danh nghĩa thì là "Đứt Tam Quy" nếu là người cư sĩ.

Cho nên Sư khuyên cô:

1) Điểm thứ nhất; nếu cô thường buồn hoài thì hiểu biết đó là do nhân sân và nhân sân như vậy sẽ dẫn tới điều bất ổn cho mình thì mình hãy nghĩ tới những việc phước việc thiện mình đã làm để cho tâm mình hân hoan, và tạm thời thì nó chưa phải là biện pháp tối thắng lắm nhưng ít ra chúng ta nghĩ tới những việc phước và những quả lành mình đã làm, thí dụ như mình đã từng làm những việc phước nào đó như bố thí hay giữ gìn giới hạnh trong sạch, hoặc nếu mạnh mẽ nữa thì thực tập thiền định trong những lúc cảm thấy tâm hơi buồn buồn thì cứ ngồi xuống niệm tưởng đề mục ân đức Phật, ân đức Pháp thì sẽ giải quyết được gốc buồn phiền, gốc buồn phiền đó là gốc bất thiện, đó là điều thứ nhất.

2) Còn những bài giảng hay những bài kinh nếu chép vào điện thoại để nghe thì mình nên để chỗ nào tốt đẹp, chứ còn như cô đã làm thì chúng tôi có cảm giác là cô sẽ bị coi như là bất cung kỉnh Pháp, bởi vì dù sao những bài giảng của qúi thầy qúi sư không nhiều lắm thì ít ra cũng có những câu Phật ngôn, mặc dù không chọn vẹn bài giảng đầy đủ những câu Phật ngôn thật nhưng ít ra trong đó cũng có 30% hoặc 40% hoặc 50% các câu Phật ngôn, hay là những lời giảng rộng về lời dạy của Đức Phật cho nên chúng ta phải cung kính, chúng ta không nên mượn những thứ đó để giải khuây, nghe những bài giảng để bớt buồn giống như kiểu mà dùng Pháp để giải khuây thì chúng tôi thấy bất ổn vô cùng, khi nào cô buồn thì nên hành thiền và nên nhớ lại những việc lành việc thiện mình đã làm để giải trừ từ gốc, còn những bài giảng thì khi ghi vào trong điện thoại thì cái điện thoại đó ráng làm sao trân trọng giùm chứ đừng mang vào phòng tắm thì không khéo mình cũng bị dễ dui khinh thường Pháp, mà khinh thường Pháp thì sau này mệt mỏi, đó là ý kiến chúng tôi như vậy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh chuyển biên