0
Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 205: Không thương nữa th́ có như gỗ đá không?

.  Minh Hạnh chuyển biên 

TT. Giác Đẳng trả lời : chữ thương ở đây phải được hiểu như một cách, nếu mà hiểu thương trong nghĩa t́nh thương bao la, th́ tâm từ và tâm bi chẳng hạn. Nhất là tâm từ, nó là đặc tính của một con người sống cao thượng, và đó là thứ t́nh thương mang tánh cách rộng lớn không có hạn cuộc, không có vị ngă, không có ích kỷ, th́ t́nh thương đó không thể làm cho con người trở thành gỗ đá được.

Khi chúng ta nói chữ thương nên từ bỏ đó là ḷng thương ích kỷ.

Ví dụ như ngay trong t́nh vợ chồng, ngay cả trong t́nh bạn. Nghĩ rằng ḿnh thương vợ thương chồng, thương t́nh nhân, thương bạn bè, thương cha, thương mẹ rất nhiều. Nhưng k thật th́ đa số những t́nh thương này mang tánh cách ích kỷ, ḿnh thương người đó tại v́ người đó có một số điều kiện, người đó lo lắng cho ḿnh, người đó có một ngoại h́nh thế này, ngoại h́nh khác, người đó có cái duyên dáng như thế kia, như thế nọ, nó có đủ khả năng hấp dẫn quyến rủ, lôi cuốn chúng ta khiến cho chúng ta khởi lên ḷng thương.

Nhưng nếu mà người đó rất b́nh thường không đạt được yêu cầu mà chúng ta đưa ra, th́ thật sự chúng ta không c̣n thương nữa, t́nh thương đó hàm ư nghĩa của sự vị kỷ.

Có nhiều điều chứng minh cho thấy rằng, có những con người, có những tâm hồn, có những thứ nh thương không ích kỷ như vậy.

Lấy ví dụ như t́nh thương của Thánh Gandhi đối với dân tộc Ấn và đối với cả nhân loại cũng vậy, chúng ta đọc lại từng chút, đó là câu chuyện ở trong lịch sử hiện đại cho phép chúng ta có một thí dụ rất điển h́nh về t́nh thương và không có vị kỷ, và t́nh thương đó Đạo Phật gọi là tâm từ, tâm bi.

Và điều này không gọi con người trở thành gỗ đá được. Chúng ta cũng phải định nghĩa thêm về chữ thương này, nếu chúng ta sống ở dưới mái chùa, th́ quí vị sẽ dễ dàng t́m thấy ở trong t́nh nghĩa sư đồ, trong t́nh nghĩa Thầy tṛ. Nó có thứ t́nh nghĩa mà làm cho t́nh Thầy tṛ lớn dậy, nó cũng cho chúng ta có vị ngọt của t́nh thương đó, nhưng mà rồi nó không gây lên sự phức tạp, gây ra sự gọi là dính mắc giữa Thầy với tṛ, giữa tṛ với Thầy. Và ở trong các ṭng lâm, cách cư xử của vị Giáo Thọ, cư xử của vị thân giáo Sư, cách cư xử của một vị Thầy đồng đều không có phân biệt, không có quá dính mắc, điều đó nó làm tốt cho cộng đồng, tốt cho một tập thể, tốt cho một hội chúng, chứ nó không làm cho con người trở thành gỗ đá.

Thật ra th́ tâm từ và ḷng đại bi của Đạo Phật đă thay thế đươc cho t́nh thương vị kỷ, và nó cũng nói lên rằng ở đó cuộc sống có ư nghĩa chứ nó không đơn thuần, là hoặc giả ḿnh có t́nh thương hay là ḿnh không có t́nh thương. Đạo Phật có khuyến khích một thứ t́nh thương của tâm từ và tâm bi, t́nh thương đó có khác hơn là t́nh thương của sự b́nh thường.

 Đó là câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi này.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh chuyển biên