Câu Hỏi 198: trong thời
mạt pháp lấy ǵ làm niềm tin chân chánh
để hàng Phật tử chúng con lấy đó
làm kim chỉ nam tu hành ?
. TT Trí Siêu: Trước hết là vấn đề chúng ta có
thể xác định rằng thời kỳ này
có phải là thời kỳ mạt pháp hay không .
Thật ra th́ chúng ta khó
có thể nói một chiều về cái ư nghiă
này bởi v́ nếu chúng ta nói rằng thời kỳ
mạt pháp tức là thời kỳ chúng sanh thực
hành tu tập không dễ dàng không thể chứng
đắc đựơc đạo quả th́
chúng ta có thể nói thời kỳ này là thời
kỳ mạt pháp, bởi v́ mặc dầu các sứ
quốc giáo Chư Tăng vẫn c̣n đông ,
chùa chiền vẫn c̣n đựơc phát triển
một cách hưng thịnh, chư Phật tử
những người
cư sĩ vẫn c̣n có niềm tin và hổ trợ
cho Chư Tăng trong cái việc hoằng pháp cũng
như trong việc tu hành.
Nhưng trong thời kỳ hiện tại th́ sự
sinh hoạt trong Phật giáo chúng ta phần lớn
là nghiên về h́nh thức, những phong tục
những tập quán, và cho dù chúng ta có làm việc
văn hoá Phật giáo đi nữa th́ chúng ta chỉ
đến chừng mực giống như là một
ngành văn hoá thôi, hiếm có ai sống trọn
vẹn đời sống phạm hạnh này và
thành tựu đựơc các quả vị và nếu
có chăng th́ những vị đó chỉ là những
vị ẩn tu và chỉ một số ít thôi, như
vậy th́ nếu chúng ta lấy trên ư nghĩa
đó chúng ta có thể nói đây là thời kỳ
mạt pháp.
Nhưng nếu chúng ta lấy một ư nghĩa
khác thời kỳ mạt pháp là thời kỳ
giáo pháp không c̣n đựơc chúng sanh biết
tới không c̣n ai hiểu đựơc gíao pháp
th́ như vậy rơ ràng trong cái thời kỳ
này cũng chưa đến nỗi, bởi v́
kinh điển Tam Tạng lời dạy của
Đức Phật và Phật ngôn vẫn c̣n đựơc
tŕ tụng vẫn c̣n đựợc học hiểu,
và các sứ quốc giáo như bên Miến Điện
chúng ta nghe biết vẫn c̣n một số vị
thuộc ḷng Tam Tạng, sứ Thái Lan vẫn c̣n
những vị Cao Tăng Thạc Đức, những
vị đă hiểu một cách sâu sắc về
giáo lư lời dạy của Đức Phật, và
hơn nữa đối với chúng ta tất cả
cũng hiểu biết được Đức
Phật là như thế nào, giáo pháp là như thế
nào, Tăng chúng là như thế nào, giá trị của
giáo pháp trong đời sống chúng ta ra sao chúng
ta vẫn được biết , và chúng ta c̣n
có được niềm tin chân chánh, có đựơc
một chánh tri kiến để có thể tu tập
tốt đẹp hiền thiện trong giáo pháp
này, như vậy thời kỳ này cũng
chưa đến nỗi là thời kỳ mạt
pháp. Với ư nghĩa là vẫn c̣n có người
học hiểu được giáo pháp và thời
kỳ này chúng sanh cũng chưa đến nỗi
u mê tăm tối đến mức độ không
biết đựơc thiện là ǵ, ác là ǵ ,v́
vậy cho nên thời kỳ này nếu chúng ta nói
theo ư nghĩa đó th́ vẫn chưa phải là
thời kỳ mạt pháp .
Vấn đề thứ hai nữa mà tôi muốn
được san sẻ trong bài nói chuyện này
đó là người Phật
tử chúng ta phải lấy ǵ làm niềm tin
chân chánh để chúng ta tu tập để làm
kim chỉ nam tu hành? Thưa quí vị quả thật
vậy, những món hàng nào đựơc sản
xuất đầu tiên, được chế tạo
đầu tiên th́ món hàng đó có chất lựơng
và là món hàng thật, nhưng sau rồi một thời
gian do nhu cầu của thị trường, do tiêu
thụ nhiều cho nên những món hàng đó trở
nên thông dụng và bị nhái nhăn hiệu làm
hàng giả cũng nhiều chứ không phải
là không, hễ mà vàng thật xuất hiện th́
vàng giả cũng xuất hiện, khi chúng ta nói
đến điểm này th́ chúng ta phải thừa
nhận rằng bây giờ chúng ta có quá nhiều
trường hợp, có quá nhiều chủ thuyết
những pháp môn, và gần như tất cả các
pháp môn đó đều kêu gọi chúng ta hăy tu
tập như vậy như vậy để chúng
ta có thể tu mau tu sớm chứng đắc
v.v.. nhưng mà thật ra th́ không ai có thể thực
hành theo cái đó để thành tựu được,
thế th́ bây giờ người
Phật tử chúng ta đứng trước
một cái ngă ba ngă tư đường
về triết lư như vậy, th́ chúng ta phải
làm sao đây?
Một điều chúng ta có thể khẳng
định rằng là không ai có thể đem lại
cho ḿnh một niềm tin chân chánh bằng chính bản
thân ḿnh, chính bản thân ḿnh là quyết định
sự tu tập chân chính của ḿnh bởi v́ khi
chúng ta có được một trí tuệ, chúng
ta thẳm nghiệm, chúng ta suy xét thảm trạng
của cuộc đời, sự đau khổ
như thế nào? Và chúng ta quán xét suy tư về
những lời dạy của Đức Phật,
và khi chúng ta tác ư suy tư về những lời
dạy của Đức Phật, chúng ta đem
ứng dụng vào trường hợp đó
chúng ta sẽ thấy được
hiểu nghiệm, thấy được kết
quả th́ trong khi đó chúng ta sẽ có được
một cơ sở về niềm tin chân chánh. Giống
như bây giờ khi chúng ta bị bệnh có nhiều
người họ
đưa thuốc cho chúng ta mà chúng ta không biết
là thuốc nào có tác dụng hữu hiệu để
trị bịnh ,nhưng nếu bây giờ chúng ta
có kiến thức rộng có thể phân tích biết
được những
cái tính chất vật liệu để chế tạo
cái thuốc đó, và sau khi chúng ta thử dùng
chúng ta thấy hiệu nghiệm th́ lúc bấy giờ
chúng ta sẽ dựa vào loại thuốc đó
để trị bịnh cho bản thân ḿnh. Nếu
nói chúng ta dựa vào cái ǵ để làm niềm
tin chân chánh th́ ở đây chúng ta không có dựa
vào ai được cả, bởi v́ khi Đức
Thế Tôn sắp viên tịch Niết Bàn Đại
Đức Ananda có hỏi rằng :
"Bạch Đức Thế Tôn sau khi Đức
Thế Tôn viên tịch th́ chúng con sẽ nương
ai làm Thầy, sẽ lấy ai làm Thầy."
Th́ Đức Phật Ngài dạy rằng:
"Này Ananda pháp luật nào mà Như Lai đă
dạy đă tŕnh bày, chính pháp luật ấy sẽ
là Thầy của các ngươi sau khi ta diệt
độ."
Và bốn đại tứ pháp Mahasena là bốn
điều mà chúng ta y cứ để tu tập
th́ ở đây chúng ta cũng thấy lời dạy
của Đức Phật, khi một vị đệ
tử nếu như mà chúng ta nghe được
một vị Trưởng Lăo một vị Thượng
Tọa nào đó th́ chúng ta chớ có vội tin
chớ có vội bỏ, mà chúng ta cần phải
so sánh với kinh đối chiếu với luật,
về Bốn Đại Tứ Pháp chúng tôi xin
tŕnh bày sơ qua theo như trong kinh điển
như thế này và ở đây chúng tôi cũng
xin nói trứơc là Bốn
Đại Tứ Pháp theo kinh Tạng là nói về
y cứ chỗ mà chúng ta tu tập lại khác c̣n
theo luật tạng Bốn Đại Tứ Pháp
MaHabadesa th́ lại là khác, cho nên ở đây
chúng tôi chỉ nói qua cái phần kinh tạng mà
thôi .
Thứ nhứt th́ y cứ vào Đức Phật
dựa vào Đức Phật Ngài tuyên bố
điều ǵ th́ khi chúng ta học hỏi chúng ta
biết được vị nào khác mà nói rằng
chính tôi được nghe từ miệng của
Đức Thế Tôn đây là pháp đây là luật
đây là lời dạy của Đạo Sư này,
Chư Tỳ Kheo đừng vội tin đừng
vội bỏ hăy so sánh với kinh luật rồi
mới thọ tŕ.
Thứ hai là chúng ta y cứ vào Tăng chúng
đối với Tăng chúng nếu lấy trí
tuệ phần đông mà Chư Tăng chấp nhận,
Chư Tăng ở đây là những vị
đa văn những vị thông tuệ những vị
có đạo hạnh những vị tuyên bố
th́ chúng ta có thể tin tưởng đó là lời
dạy của Đức Phật là giáo lư của
Đức Phật.
Thứ ba là nếu
không y cứ vào số đông Trửơng
Lăo là những bậc Thầy bậc Cha của
chúng ta, Tăng chúng là những vị đáng
kính trọng th́ chúng ta có thể y cứ nơi vị
đó để chúng ta biết được pháp
và luật để có niềm tin với pháp luật.
Thứ tư là chúng ta cũng có thể y cứ
vào một vị Trưởng Lăo nhưng mà với
vị Trửơng Lăo
này khi chúng ta nghe tuyên bố là vị Trửơng
Lăo đó đa văn thuộc ḷng kinh điển,
tôi được nghe chính miệng từ vị
đó dạy đây là pháp luật đây là lời
dạy của bậc Đạo Sư. Khi nghe nói
như vậy th́ chớ có vội tin chớ có vội
bỏ mà hăy ghi nhận rồi đối chiếu
với kinh so sánh với luật sau khi thấy nó
phù hợp th́ mới đem thọ tŕ v.v..
Vấn đề này thật ra th́ chúng ta cũng
nên có một cái sự sáng tạo tư duy tức
là chính bản thân của chúng ta là chỗ nương
tựa hay hơn hết nếu mà chúng ta muốn
đặt niềm tin một cách chân chánh, chúng
ta không dựa vào ai cả mà chúng ta chỉ dựa
vào chánh tri kiến của ḿnh hiểu được
thấy cuộc đời là đau khổ, những
pháp hành nào đưa đến sự thiểu dục
và tri túc, đưa đến sự đọan
trừ khổ đau chấm dứt tham sân si th́
nhũng điều đó chúng ta cần phải
đặt niềm tin, và chính niềm tin đó
là niềm tin chân chánh. Chúng ta không nên dựa
vào âm thanh sắc tướng để đặt
niềm tin, chúng ta cũng không dựa vào cái sự
bần khổ để đặt niềm tin, mà
chúng ta phải dựa vào pháp để đặt
niềm tin. Có những người họ gặp
những vị Thầy vị Sư những vị
Samon Bà La Môn có tướng hảo quang minh chói
sáng đẹp trai phong nhă đạo mạo, th́
lúc bấy giờ chưa chi họ đă vội
đặt niềm tin, và những ǵ vị đó
nói họ cho rằng đúng pháp và luật cái
điều đó vẫn chưa phải là hợp
lư.
Thứ hai nữa có những người
họ nghe lời nói của vị đó khéo nói
khéo dùng từ lưu loát và âm thanh cuốn hút
lúc bấy giờ họ đặt niềm tin cho
rằng những ǵ vị đó nói, những lời
nói này là lời nói chân chánh tốt đẹp
đúng theo pháp luật điều đó cũng
chưa chắc, chúng ta cần phải lựơng
xét.
Và thứ ba nữa là có những người
khi nh́n thấy vị tu khổ hạnh một vị
Sư một vị Thầy ốm o gầy ṃn th́
họ cho rằng vị này tu khổ hạnh ép
xác như thế, tu bần khổ như thế,
quả thật đây là đạo hạnh chân
chánh không lợi dưỡng mới đúng là
pháp luật của Đức Phật, điều
này cũng chưa chắc chắn, chỉ khi nào
chúng ta y cứ vào pháp, chúng ta hiểu pháp, thấy
pháp, th́ lúc bấy giờ chúng ta mới nên đặt
niềm tin và lấy đó làm cơ sở của
chúng ta.
Nói tóm lại là việc mà chúng ta đặt
niềm tin chân chánh trong thời kỳ này th́
điều đó tuỳ thuộc vào trí tuệ của
chúng ta, tri kiến của chúng ta. Nhưng dù sao
đi nữa th́ tri kiến này chúng ta cũng phải
dựa trên hai cơ sở: Một là chúng ta nghe
pháp, hai là chúng ta phải tự khéo tác ư như
vậy chúng ta mới phát sanh đựơc tri kiến
. Chúng tôi chỉ xin được trả lời
như thế đó. nam Mô Bổn Sư Thích Ca
Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh chuyển biên
Phap Am Lưu Trữ
|