|
Câu Hỏi 19):Thưa Sư, trong lúc con hành thiền thì tâm con dao động nhiều ý nghĩ khởi lên, con đã ghi nhận và tập chánh niệm lại, con làm nhiều lần như thế thì con cảm thấy định tâm được trong ít phút nhưng khi con tập thiền lâu quá thì cảm giác đầu nhức và đau, như vậy con có nên tập tiếp hay không, kính mong TT giảng dạy và chỉ dẫn
(Câu hỏi được hỏi trong rơom Giảng Đường Diệu Pháp, ngày 28 tháng
01 năm 2008)
Sư Trưởng: Tôi xin nhắc lại một đoạn Phật ngôn trong Trung Bộ Kinh, Đức Phật Ngài có nhắc đến, rồi với kinh nghiệm nơi bản thân của qúi vị nếu thấy đúng như vậy thì cũng nên học theo. Khởi đầu thì Đức Phật Ngài khuyên "Này các tỳ kheo, nhờ pháp tu tập định niệm hơi thởi nên mắt của ta không mỏi mệt, thân của ta không mỏi mệt, như vậy vị tỳ kheo nào muốn mắt không mỏi mệt, thân không mỏi mệt, hãy tu tập định niệm hơi thở."
Nhưng sau đó Ngài cho biết trong lúc Ngài còn là một vị Bồ Tát đang tu tập thì Ngài tinh tấn tu tập như vậy, tâm của Ngài do sự tinh tấn quá mức, do vì ngồi quá lâu nên thân bị đau nhức, nên thân bị giao động, do thân giao động vật lý ảnh hưởng tới tâm lý nên tâm cũng giao động, và Đức Phật nhấn mạnh: không phải vì do nhân tu tập như định niệm hơi thở mà tâm giao động nhưng mà do bởi ngồi quá lâu nên thân này mệt nhọc, vì thân mệt nhọc nên nó làm cho thân bị giao động ảnh hưởng đến tâm giao động thì như vậy đến lúc phải xả ra đi kinh hành.
Một điều chúng ta nên để ý là; không phải tự tiện muốn nói cái nào trước, cái nào sau như là đi kinh hành trước, rồi ngồi sau, hay là khi nào. Theo kinh văn thì dầu tứ niệm xứ thì hơi thở cũng được nói đến, thân hành niệm thì hơi thở cũng được nói đến. Được nói đến không phải chỉ riêng về hơi thở mà ở sự tu tập là vị đó phải hướng đến như là chỗ trú xứ thanh tịnh, rồi ngồi kiết già lưng thẳng chánh niệm trước mặt theo dõi hơi thở vào theo dõi hơi thở ra như vậy mà cứ tu tập. Và đến một thời điểm khá lâu vị ấy cảm thấy như thân mệt nhọc và đau đầu, thì vị ấy có thể thay đổi oai nghi từ oai nghi ngồi vị ấy khởi nên đi kinh hành dở-bước-đạp, tức là mỗi bước đi. Đến lúc nào đi kinh hành cảm thấy mỏi mệt nữa thì vị này có thể đổi oai nghi bằng cách ngồi trở lại hay nằm xuống chẳng hạn, hay đứng chẳng hạn, trong oai nghi nào dể cảm thấy thích hợp. Thì như vậy trong bốn oai nghi luôn luôn thay đổi thì oai nghi để tu tập định niệm hơi thở phù hợp thứ nhất là ngồi, thứ nhì là nằm, thứ ba là đứng, còn đi thì trong tư thế bị động rồi, lúc đó phải chú ý vào cái sự dở bước đạp của bàn chân. Thì trong mỗi một oai nghi như vậy thì cách nào cũng được, không nhất thiết rằng nói là khi nào phải sắp đặt thay vì hơi thở được Đức Phật nói đến trước, bây giờ chúng ta phải đổi lại để đi kinh hành trước, cho nên tự tiện mà nói như vầy thì sẽ không phù hợp trong kinh văn.
Trở lại câu hỏi. Nếu như qúi vị đã thực tập mà thấy như nhức đầu mỏi mệt như vậy thì nên học lại cách kinh nghiệm của Đức Phật trong khi còn là Bồ Tát Ngài đã nói rõ chính nhờ tu tập định niệm hơi thở này, mắt không mệt nhọc thân, không mệt nhọc, vị tỳ kheo nào muốn mắt không mệt nhọc, thân không mệt nhọc hãy tu tập phương pháp Nhập Tức Xuất Tức Niệm. Nhưng phải vừa chừng, nếu tinh tấn qúa thì làm cho thân mỏi mệt, do thân mỏi mệt nên cũng làm cho tâm giao động thì phải thay đổi oai nghi. Đức Phật Ngài có dạy: Các người tu tập cũng giống như người thợ vàng, hay đệ tử người lọc vàng, thỉnh thoảng phải ngồi nhìn, thỉnh thoảng phải thục ống bể cho thêm lửa, thỉnh thoảng phải chế nước vào. Thì cũng vậy là ý nghiã này của người hành giả tu tập giống như người thợ vàng, thỉnh thoảng phải ngồi lại nhìn, tức là thỉnh thoảng phải tác ý đến chỉ tịnh tướng, tức là gom tâm để cho định, nhưng khi tâm được định rồi thì không phải ngồi định hoài, vì "Tịnh đa tác muội" nếu định hoài thì không phát triển được thiền quán, nên thỉnh thoảng vị ấy phải thấy tác ý đến tướng xả, hay là tướng tinh tấn nếu thấy lâu ngày hơi bị đình trệ thì phải tác ý đến sự tinh tấn, tức là cũng giống như thỉnh thoảng người lọc vàng phải thục ống bể cho thêm lửa, nhưng nếu lửa quá mức quá nhiều thì cũng không phải lọc được vàng, thấy lửa nhiều quá thì phải bớt lửa, phải chế thêm nước vào cho nó mát cho nó nguội bớt. Thì cũng như trú xả vậy, vị tu tập thỉnh thoảng tác ý đến tướng tinh tấn, thỉng thoảng tác ý đến tướng chỉ tịnh, thỉnh thoảng phải tác ý đến tướng xả hành, để cho quân bình không có cái nào thái qúa, vì nếu tinh tấn quá sẽ làm cho bị giao động, sẽ làm bị phóng dật.
Do đó nên vị đạo hữu đưa câu hỏi trên nếu khi cảm thấy mình ở trong hoàn cảnh như vậy thì hãy nên thay đổi oai nghi bớt đi. Nhưng qúi vị nhớ đừng thay đổi đề mục, nếu từ chỗ qúi vị ngồi theo dõi hơi thở vào ra khi qúi vị đi kinh hành theo dõi chân dở bước đạp không có nghĩa là thay đổi đề mục. Mà thay đổi đề mục đây chúng tôi muốn nói là lúc thay đổi đề mục hơi thở, rồi có lúc thay đổi qua một đề mục xanh vàng đỏ trắng sáng hư không, hoặc qua thân rồi qua thọ tâm pháp. Thân thọ tâm pháp cũng không phải là những gì khác đâu xa ,chỉ là một sự kiện khởi lên nhưng mà do sự tác ý, nhưng là tác ý của thân hay của thọ hay của tâm hay là tác ý đến pháp đến một khiá cạnh nào đối với diệt hưũ mà nó sanh lên mà qúi vị thích nhìn để quán phù hợp thì cứ nên đề mục đó mà phát triển, ban đầu thì nó lờ mờ sau thì nó sẽ rõ rệt, ban đầu yếu thì sau nó mạnh. Chứ nếu qúi vị cứ thay đổi nay đề mục này mai đề mục kia thì nó không mạnh được, phải tập thường xuyên như chúng tôi hay nhắc câu khuyến khích của nữ thiền sư Vibama bà khuyên nên một đề mục phải chuyên cần để nó trở thành thường cận y duyên và tu tập đi tập lại mãi cho thành thói quen chuyên nhất là thường cận duyên, và tập đi tập lại do vì tập đi tập lại nhiều lần như vậy sẽ thành tựu, mà hễ khi mỏi mệt thì mới thay đổi oai nghi, thay đổi oai nghi rồi trở lại cũng đề mục mình đã tu tập tiếp tục nữa. Đây là sự trả lời của tôi qua câu hỏi của đạo hữu vừa nêu trên đại ý là như vậy ./.
Minh Hạnh chuyển
biên
Download cau hoi 19
Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ
|