|
Câu Hỏi 184: Tâm vị A La Hán có khác tâm phàm nhân không?
. (Kinh Pháp Cú
kệ ngôn 97 giảng ngày 13 tháng 6 năm 2003 )
TT Giác Đẳng: Theo như Vi Diệu Pháp, tâm không phải là một đơn vị thuần nhất, tâm là đơn vị tổng hợp. Nói theo ngôn ngữ Kinh Tạng thì bất cứ tâm nào cũng là sự tổng hợp của thọ, tưởng, hành và thức. Thức uẩn được xem như là yếu tố chính, thọ, tưởng, hành nằm trong những thứ được gọi là cetasika, tức là tâm sở, hay như Hòa Thượng Tịnh Sự dịch là sở hữu tâm, chúng tôi thì thường dùng chữ thuộc tánh. Thuộc tánh ở đây tức là những gì làm cho tâm sai biệt, là một phần của tâm, nó đồng sanh đồng diệt với tâm, nó làm cho tâm có sự khác biệt giữa tâm nầy và tâm khác.
Ở đây là một trường hợp vĩ mô, tức là chúng ta nói một cách rất li chi, giống như một hạt cải, trong hạt cải đã chứa công thức rất lớn về đặc tính của cây cải về sau nầy. Mặc dù quý vị lấy hạt cải nghiền ra, quý vị sẽ không có được cái màu, cái mùi, cái vị của hạt cải nhưng trong đó nó đã có những bản chất quyết định thuộc tánh như vậy.
Thuộc tánh về tín, tức là một trong 19 thuộc tính biến hành, tịnh hảo biến hành tức là nó có mặt trong tất cả tâm thiện. Nếu thuộc tánh về tín hay tâm sở về tín mà nó phát triển đến một chừng độ nào đó thì nó sẽ đóng vai trò ở trong chữ tín tâm mà chúng ta nói về tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin lý nhân quả.v.v….
Nhưng ở trong hình thức phôi thai nhất thì như trong tiếng anh nói là confidence tức là một người sống ở trong một trạng thái mà trạng thái đó có khả năng làm người đó có một sự tin tưởng. Ví dụ như một người nào mà làm việc thiện thì dù người đó có biết hay không biết Phật Pháp thì việc thiện đó vẫn là việc thiện. Một người lớn lên ở một vùng đất xa xôi như là ở Iceland chẳng hạn và người đó giúp cho người khổ thì người đó vẫn làm bằng tâm thiện và trong tất cả tâm thiện, tâm tịnh hảo đều có mặt của cái gọi là thuộc tánh về tín tức là thuộc về tín tâm sở. Nhưng tín tâm sở nầy không thể đuợc hiểu bình thường như chữ tín mà chúng ta giảng tại đây, cho nên chúng tôi muốn nói rằng chuyện mang tính cách vĩ mô tức là sâu xa quá, tế nhị quá thì một lần nữa cái hiểu của chúng ta phải hiểu khác đi.
Một trong những sai lầm lớn nhất của những vị học và dạy A Tỳ Đàm là chúng ta đem việc đó để áp dụng ở bên ngoài, chúng ta nói một bối cảnh hoàn toàn khác, chúng ta nói một điều hoàn toàn khác hẳn hơn là bối cảnh mà chúng ta giảng ở những nơi khác. Chúng tôi lấy ví dụ là có một lần có một vị chỉ trích về chữ "tinh thần", vị đó đem chữ "tinh" và chữ "thần" như quan niệm về tinh khí thần của người Trung Hoa ra đề cập ở tại đây. Thưa quý vị, trên phương diện văn tự thì quý vị sẽ định nghĩa như vậy, nhưng trên phương diện thường thức thì ở ngoài nói tinh thần người ta chỉ nói đến "spiritual" tức là đời sống nội tại, đời sống nội tâm của chúng ta. Nếu chúng ta thích thú tầm chương, chiết tự để giảng giải thì thưa quý vị đôi khi ý nghĩa rất khác với ý nghĩa thường thức ở bên ngòai, và như vậy chúng ta phải rất đặc biệt cẩn thận.
Ở đây có hai câu hỏi, một câu hỏi về tín quyền của một vị A La Hán, thì chúng tôi cũng phải định nghĩa tín quyền là gì? Ở đây là nói về những trạng thái có khả năng chủ đạo, lớn mạnh và có ảnh hưởng toàn diện lên những pháp khác. Chúng tôi lấy ví dụ là ở trong một công ty thì có 10 người làm việc, nhưng có một số vai trò nào đó như vai trò của vị giám thị hay vị tổng tài, hoặc giả là vị giám đốc, v.v…những vị đó là những vị policy makers tức là những vị có những quyết định ảnh hưởng và ảnh hưởng đến nhiều người chứ không phải chỉ có một người; thì chúng ta có nhiều danh sắc, danh sắc về thiện pháp và mang tính cách quyền như vậy, co khi là 5 có khi là 22, dieup chúng ta có thể đưa ra nhiều pháp có khả năng dẫn đạo; thì ở đây niềm tin hay đức tin có khả năng dẫn đạo rất lớn.
Nhưng khi chúng ta nói đến chữ tin thì nó có nhiều ý nghĩa khác nhau. Với nhiều khi lòng tin có nghĩa là như khi nãy chúng ta nghe câu chuyện của Ngài Xá Lợi Phất khi được Đức Phật hỏi thì Ngài trả lời về một niềm tin là do đặt sự tin tưởng ở bậc đạo sư nên khi vị đạo sư đề cập đến một điều mà mình không biết, mình tin rằng nó là như vậy. Ví dụ như thầy của chúng ta là một người rất giỏi về sử và bây giờ chúng ta hỏi ý kiến vị thầy về một nhân vật ở trong quá khứ, hỏi rằng Tần Thủy Hoàng có công hay có tội đối với lịch sử Trung Quốc, thì mặc dù chúng ta chưa đủ kiến thức, chưa đủ lý giải để nói rằng Tần Thủy Hòang có công hay có tội đối với lịch sử Trung Quốc, tuy nhiên được vị thầy là một người có kiến văn rộng lớn hiểu biết và có câu trả lời rằng có tội hay không có tội, thì chúng ta y cứ vào vị thầy để mà tin tưởng vì chúng ta tin rằng vị thầy là vị có kiến văn, là người thầy dạy của mình, và vị thầy nói như vậy tức là chúng ta tin như vậy. Thì niềm tin đó không có ở trong vị thánh nhân. Niềm tin đó khác với tín tâm sở ở trong tâm sở biến hành.
Và chúng ta cũng nên lưu ý rằng mặc dù chúng ta có đề cập đến tâm là 1 hay tâm có 81 hay tâm có 121, chúng ta nói cách nào đi nữa thì tâm không phải chỉ có chừng đó, có vô số trạng thái tâm và ngay trong một tâm mà chúng ta nói như tâm thiện thọ hỷ hợp trí vô trợ của một người nầy và tâm thiện thọ hỷ hợp trí vô trợ của một người khác, về cảnh, về đối tượng, về cường độ vẫn khác nhau chứ không nhất thiết là giống nhau. Chúng ta thấy rõ rằng tâm thiện, tâm quả và tâm duy tác có đôi lúc những tâm nầy giống nhau là bởi vì các cetasika, thuộc tánh, tâm sở con số nó giống nhau nhưng trên thực tế hoàn toàn không giống nhau.
Tâm của một vị đã giải thoát hoàn toàn, một vị đã chứng quả vô sanh giải thoát như một vị thánh đệ tử của Phật, ở đây đề cập đến Ngài Xá Lợi Phất thì thưa quý vị tâm của các ngài không có dính dáng gì ở trên cơ sở của vô minh và ái dục vì vô minh và ái dục đã đoạn tận, vô minh và ái dục không còn làm cơ sở cho cái thiện và cái bất thiện tức là cái phúc hành và cái phi phúc hành nữa, mặc dù các tâm sở thì tương ưng giống như vậy nhưng thực tế thì lại khác nhau rất nhiều.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Như Trúc chuyển biên
Download cau hoi 183
Phap Am Lưu Trữ
|