|
Câu Hỏi 183: Con hiểu rằng phải có niềm tin nơi Tam Bảo thì chúng con mới có thể huớng đến con đuờng giải thoát, nhưng với một nguời có niềm tin mãnh liệt nơi Tam Bảo thuờng vuớng vào phiền não, chẳng hạn là làm việc thiện thì vui suốt ngày và nếu lỡ làm ai buồn thì ân hận suốt ngày. Thưa sư, như vậy có phải là vì bản ngã không? Và nếu lỡ làm buồn lòng ai mà không ân hận thì đó có phải là tâm bất thiện hay không?
.
(Kinh Pháp Cú kệ ngôn 97 giảng ngày 13 tháng 6 năm 2003 )
TT Trí Siêu: Điều nầy đối với kẻ phàm phu chúng ta thì tất nhiên chúng ta không tránh khỏi. Nếu nói rằng vì bản ngã, vì tự kỷ mà chúng ta có những cá tánh như vậy thì điều đó cũng đúng. Nhưng ở đây nếu chúng ta có một cá tánh như cô vừa trình bày thì cá tánh đó cũng rất tốt, khi làm điều thiện thì tâm mình hoan hỷ suốt ngày, còn khi làm điều gì phiền toái cho nguời khác thì chúng ta ân hận và buồn suốt ngày.
Ở đây có hai truờng hợp, khi chúng ta có sự ân hận sự buồn phiền khi ta mắc lỗi lầm đem lại sự phiền toái cho nguời khác thì sự ân hận lỗi lầm đó cũng thuộc dạng tâm bất thiện, tâm thọ ưu, nhưng trong Truờng Bộ Kinh, trong bài kinh Đế Thích Sở Vấn, Đức Phật cũng có dạy những pháp môn liên hệ ưu, tức là sự buồn phiền lo âu cũng có hai loại. Một lọai ưu nên thân cận, một loại ưu không nên thân cận. Trạng thái buồn phiền, lo lắng, ân hận vì một lỗi lầm của mình đã làm, khi chúng ta khởi lên tâm âu lo ân hận hay buồn phiền như vậy thì mặc dù trên thực tế đó là trạng thái tâm bất thiện, nhưng chính trạng thái ưu nầy sẽ làm duyên để giúp cho thiện pháp trong tương lai đuợc tăng truởng và bất thiện pháp bị suy giảm, có nghĩa là khi chúng ta làm một điều gì phiền toái đến nguời khác, sau đó chúng ta ân hận, không yên tâm. Chính nhờ sự ân hận không yên tâm nầy mà chúng ta mới tự hứa rằng trong tương lai không tái phạm, ta sẽ không làm như vậy nữa, ta sẽ không nói như vậy nữa với nguời khác, thì dần dà chính cá tánh đó sẽ giúp cho mình cải thiện đuợc đời sống của mình và chúng ta sẽ cư xử với nguời khác trong tương lai ít mắc phải những lỗi lầm, những khuyết điểm. Đây cũng là một điều tốt.
Chỉ có một truờng hợp là một trạng thái buồn phiền, một trạng thái ưu do tâm sân tức là sự bực tức, phiền hà nguời khác thì trạng thái phiền hà, giận dữ, bất mãn với nguời khác là trạng thái ưu không nên thân cận bởi vì nếu để tâm như vậy sanh lên lâu ngày tâm của chúng ta sẽ trở nên xấu đi, chúng ta đối xử với nguời khác, chúng ta nhìn nguời khác cái gì cũng là xấu, cái gì chúng ta cũng bất mãn với nguời khác đuợc. Như vậy khiến cho bất thiện pháp trong nội tâm nầy càng lúc càng tăng vọt lện, thiện pháp suy giảm. Đây là ưu không nên thân cận.
Cho nên nếu chúng ta có cá tánh như thế đó là một điều rất là hay.
Còn truờng hợp thứ hai mà hỏi rằng nếu như một nguời nào đó làm điều gì phiền toái, gây phiền hà cho nguời khác rồi nguời đó không có sự âu lo buồn bực, như vậy có phải nguời nầy là nguời vô tâm, nguời sống trong bất thiện pháp không? Ở đây chúng tôi cũng xin trả lời là theo suy nghĩ thì cũng có hai truờng hợp. Nếu như khi chúng ta gây phiền cho nguời khác mà chúng ta không nhận thức đuợc khuyết điểm của mình, không nhận thức đuợc cái xấu của mình, không nhận đuợc cái điều mà mình đã gây đau khổ cho nguời khác, đã gây phiền toái cho nguời khác và chúng ta cứ an nhiên tự tại, chúng ta cứ vui cuời đắc thắng, cứ thản nhiên vô sự xem như chuyện đó không phải là vấn đề lớn lao gì, không cần phải quan tâm, cứ tiếp tục như vậy thì chúng ta sẽ không bao giờ sửa chữa đuợc những lỗi lầm, tật xấu của chúng ta. Đây là một điều xấu, một khuyết điểm xem như một bất thiện pháp mà chúng ta cần phải sửa trị.
Còn một truờng hợp thứ hai là khi chúng ta gây buồn phiền đau khổ cho nguời khác, làm phiền phức đến nguời khác mà chúng ta biết rằng nếu chúng ta khởi lên tâm hối hận và sống với tâm hối như vậy, lâu ngày nhiều thời gian sẽ làm cho mình mất sự an vui, mất đi sự thoải mái trong tu tập, nên nguời nầy liền an trú trong pháp như truớc tiên khi nguời nầy khởi lên sự hiểu biết, nhận thức đuợc lỗi lầm của mình, nguời đó liền tìm đến vị thầy hoặc các bạn đồng phạm hạnh có trí để phát lồ, để nói lên những khuyết điểm của mình và như để sám hối những khuyết điểm đó và để tự hứa trong tương lai sẽ không tái phạm rồi liền khi đó chúng ta dùng một niềm vui trong Phật Pháp, một đề tài trong Phật Pháp để xóa bỏ những tâm tư mặc cảm lỗi lầm, thì đây là một truờng hợp mà chúng ta biết rằng một nguời tu tập như thế là nguời có sự cải thiện, tiến hóa nhanh trong Phật Pháp.
Thua quý vị, cái gì cũng có hai mặt, mặt tốt mặt xấu, mặt phải và mặt trái, do đó khi chúng ta là nguời tu tập có trí tuệ thì mọi truờng hợp, mọi hoàn cảnh chúng ta cần phải dùng trí để xét đoán, phân biệt và chúng ta tìm cách để xử lý hoàn cảnh đó. Và nếu chúng ta không thể xử lý đuợc một cách vuông tròn đuợc thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ đi hỏi Chư tăng hoặc hỏi các bạn đồng phạm hạnh có trí, những vị đạo hữu có tâm hoan hỷ trong thiện pháp, những vị nầy sẽ đóng góp ý kiến cho chúng ta, đây là một điều hết sức là tốt đẹp.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Như Trúc chuyển biên
Download cau hoi 183
Phap Am Lưu Trữ
|