|
Câu Hỏi 143: Con kính xin Sư từ bi giảng cho chúng con về pháp hành xả giác chi, để chúng con có thể hiểu cặn kẽ pháp hành này.
.
(Câu hỏi ngày 19 tháng 5 năm 2003 buổi giảng kinh Pháp Cú kệ 66, rơom Diệu Pháp )
TT Trí Siêu: Trước hết là chúng ta hãy tìm hiểu về danh từ "Xả giác chi - Upekkha-sambojjhan.ga". Đây là một trong bảy pháp giác chi là những chi phần đưa đến sự giác ngộ cho vị hành giả. Danh từ gọi là "Upekkha-Xả" rất đa dạng. Chữ Upekkha nếu như "Upekasa vedana" là thọ xả thì khác với upekkha-xả trong các pháp môn tu tập. Thọ xả chỉ là một cảm giác của tâm phi khổ phi lạc adukkhamsukkha vedana không vui không buồn như vậy gọi là thọ xả, thì đối với cảm giác thọ xả này là những trạng thái tâm, những cảm giác pháp thọ uẩn này chúng ta không cần phải quan tâm đến. Trong đời sống tu tập của người Phật tử chúng ta phải thực hành theo pháp xả upekkha mà đúng nghĩa upekkha là Upekkhàsahagata pháp trung hòa hay là pháp hành xả, theo trong tâm sở tịnh hảo thì trạng thái của tâm sở này là giữ mức độ quân bình cho tâm không thiên lệch bên nay bên kia, không thiên lệch cao thấp thì như vậy Upekkhàsahagata đồng nghĩa với upekkha là xả. Nhưng mà về xả pháp hành này chúng ta cũng có nhiều danh từ để gọi, chẳng hạn như là Upekkha Brahmavihara tức là xả phạm trú hay là xả vô lượng tâm.
Thứ hai nữa là Upeksa parami tức là xả pháp độ hay là xả ba la mật.
Trường hợp thứ ba gọi là Upekkha-sambojjhan.ga tức là xả giác chi. Về ý nghĩa của xả giác chi ở đây rốt ráo hơn, trực tiếp hơn và tế nhị hơn đối với xả phạm trú và xả ba la mật, vì rằng xả giác chi là một trong 37 phẩm trợ đạo và xả giác chi là một trong bảy chi phần trợ cho sự giác ngộ, khi tâm của vị hành giả tu tập đến mức độ thuần thục cận kề với sự giải thoát thì lúc bấy giờ có một trạng thái tâm và được gọi là xả giác chi, là tâm của vị hành giả lúc đó không bị chi phối thiên nặng về vấn đề hỷ lạc giữ tâm quân bình.
Lại nữa đối với vị hành giả khi tu tập đến mức độ thuần thục thì bấy giờ vượt qua khỏi trạng thái hốt hoảng sợ hãi lo âu sự vô thường biến hoại, và vị đó cũng vượt qua khỏi trạng thái nhàm chán, vượt qua khỏi trạng thái mong muốn giải thoát gọi là trạng thái thoát ly, tâm của vị hành giả lúc bấy giờ rất là bình thản giữ trạng thái tâm quân bình, cái gì nó sẽ đến thì nó đến, các pháp sanh ra đều do duyên, thì tâm của vị hành xả lúc đó không có sự nôn nóng.
Lúc ban đầu khi vị hành giả tu tập, khi quán niệm về danh sắc, suy xét đến danh sắc hành giả quán niệm về tam tướng đối với danh sắc là vô thường khổ và vô ngã, thấy rõ trạng thái danh sắc đang sanh đang diệt, và cứ liên tục như vậy khởi lên từ tuệ thứ nhất cho đến những cái tuệ thứ 10 lúc bấy giờ sẽ cảm thấy rằng đối với các sự vô thường biến hoại đó quả thật là đáng nhàm chán và khi vị hành giả khởi lên tâm sợ hãi gọi là bhayan~n~a`na thì vị đó lại khởi lên trạng thái nibbda`n~a`na là tâm nhàm chán, rồi vị đó lại khởi lên một trạng thái là mong muốn giải thoát gọi là mun~citukamyata` tức là vị này cố gắng làm như thế nào để mà giải thoát khỏi thân khổ đau này nhưng do sự nôn nóng như vậy tâm của vị hành giả vẫn chưa đạt được sự thuần thục đối với trí tuệ, đối với tuệ quán, cuối cùng khi vị đó hiểu được thấy được và nhận chân được sự thật các pháp đều do duyên thì lúc bấy giờ sankha`rupekkha`na`na gọi là hành xả tuệ hay là hành lãnh tuệ, trạng thái tâm vị hành giả lúc bấy giờ quân bình trở lại, bình thản trở lại. Cũng giống như trường hợp khi chúng ta gặp một cuồng giây chỉ bị rối, hễ càng nôn nóng, càng muốn tháo gỡ thì càng thấy khó chịu, và chúng ta cứ lúng túng mãi, nhưng cho đến một hồi khi bình tâm lại thì chúng ta giữ trạng thái bình thản, cái gì nó cũng có đầu đuôi nhân quả, có nhân duyên, thì chúng ta thủng thẳng từ từ gỡ từng mối một, thì sau đó sẽ tháo gỡ hết cả cuộn giây bị rối. Tâm của vị hành giả tu tập cũng vậy, hễ càng tu tập đến mức độ mà càng gần với sự giải thoát thì lúc bấy giờ tâm của chúng ta rất thản nhiên tự tại tất cả các pháp đều do duyên, cho nên không có sự nông nỗi không có sự nóng bức nữa, lúc bấy giờ trạng thái tâm đó là trạng thái tâm được gọi là "Xả giác chi" .
Còn bây giờ chúng ta nói có sự liên quan giữa xả ba la mật hay xả phạm trú hay không? thì ở đây cái gì nó cũng phải có trước và có sau. Buổi đầu khi mà vị Phật tử hay là một vị tu sĩ tu tập nếu như vị đó không rèn luyện tâm, trú vào trong trạng thái gọi là xả phạm trú cho thuần thục cho quen dần thì vị đó khó có thể đạt được trạng thái xả cao hơn nữa. Do vậy cho nên chúng ta đừng nghĩ rằng xả giác chi là pháp xả cao cấp rồi chúng ta lại nghĩ tưởng cái việc tu tập như thế.
Ở đây thưa qúi vị hàng ngày người Phật tử chúng ta tu tập chúng ta suy quán về nghiệp của chúng sanh, sabe satta kammassaka`kamada`yada kammayoni kammabandhu v.v....tất cả chúng sanh đều có nghiệp riêng, nghiệp là sở hữu, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc nghiệp là chỗ y cứ Thì khi mà suy xét như vậy tâm của người tu tập lúc đó sẽ giữ được trạng thái quân bình không thiên lệch, chúng ta không có trạng thái nôn nóng, âu lo, hay là không có trạng thái hoan hỷ quá đáng, chúng ta không để tâm bị chi phối vì cảnh chúng sanh bị đau khổ hay cảnh chúng sanh được an lạc, mà chúng ta cứ nghĩ rằng chúng sanh này được an lạc do thịên nghiệp họ đã làm, chỉ vậy thôi, còn chúng sanh nào bị đau khổ là do ác nghiệp họ đã tạo trong quá khứ ,chỉ vậy thôi, cho nên tâm của chúng ta sẽ bớt đi sự nôn nóng chi phối và do vậy việc tu tập càng lúc tâm lực của chúng ta càng mạnh mẽ, và lúc bấy giờ đứng trước một trạng thái bất bình tâm của chúng ta vẫn thản nhiên được, nhưng trong cái thản nhiên đó người Phật tử chúng ta không phải là tiêu cực, không phải là chúng ta với trạng thái thản nhiên như là xả thọ mà với trạng thái thản nhiên đó người Phật tử vẫn có thể xử dụng được tâm từ và tâm bi đối với chúng sanh nhưng tâm của chúng ta đã giữ được đến mức độ ôn hoà quân bình.
Và ở đây thưa qúi vị còn xả ba la mật thì cũng tương tựa như thế, nhưng xả ba la mật ở đây thì thiên nặng về trạng thái tâm quân bình, trạng thái tâm tự tại an nhiên không bị thiên lệch không bị chi phối không bị quay cuồng bởi tám ngọn gió đời, tức là khen, chê, vui, khổ, đặng, mất, vinh, nhục, thì khi vị bồ tát tu tập xả ba la mật thì vị đó trước lời khen, trước sự chê vị đó không để cho tâm bị chi phối vui quá đáng hay là buồn quá đáng, trạng thái đặng mất hay vinh nhục hoặc vui khổ đối với vị này chỉ nghĩ rằng do tùy theo duyên nghiệp của chúng sanh thôi v.v.. thì như vậy chúng ta thấy ở đây cũng là trạng thái cao cấp hơn nữa, trạng thái cao cấp hơn là xả phạm trú.
Nhưng ở đây chúng ta phải hiểu rằng nếu như khi chúng ta đạt đến cương vị một vị hành giả tu tập để thành tựu được sự giải thoát hay thành tựu được đạo bồ đề thì với xả giác chi là tâm của vị hành giả đứng trước, đối diện, phản chiếu trước danh sắc sanh và diệt, tâm của vị hành giả chỉ nhìn thấy biết như vậy mà thôi chớ tâm của vị hành giả không cảm thấy âu lo, không cảm thấy sợ hãi, không cảm thấy nhàm chán như là hồi mới khi chúng ta tập sự tu tập.
Có những người bây giờ khi họ bước vào tu tập vì do tâm của họ do suy xét sự vô thường khổ não cho nên họ đâm ra chán nản họ đau khổ vì cuộc đời, quá chán nản về cuộc đời. Mặc dầu chúng ta biết rằng đó là trạng thái thọ ưu nên thân cận vì rằng chính có những trạng thái buồn khổ nhàm chán như vậy mới hướng đến mục đích giải thoát tiến tu trong Phật pháp. Nhưng nếu đã cận kề với sự giải thoát thì lúc bấy giờ tâm của vị hành giả cần phải hết sức là quân bình bình thản trở lại, nghĩa là tất cả các cái gì nó phải đến tất sẽ đến và cái gì nó có nhân duyên thì nó sanh lên, hết duyên thì nó diệt, chỉ có như vậy thôi, và chỉ an trú với tâm xả như thế đó mới được thành tựu trí tuệ để đạt đến giải thoát. Sau khi hành xả tuệ sanh khởi rồi thì lúc bấy giờ tâm của vị hành giả mới sẵn sàng để hướng đến cứu cánh tức hướng đến đạo quả thì tâm của vị hành giả lúc bấy giờ sẽ gotrabhun~ana tức là chuyển sang từ trạng thái tâm dục giới mà tiến sang đến trạng thái tâm siêu thế và sau tâm chuyển tập đó vị hành giả sẽ thành tựu được tuệ đạo tuệ quả v.v... thì đó là ý nghĩ xả giác chi Sư chỉ nói một cách tóm tắt như thế đó ./.
Minh Hạnh chuyển biên
Download cau hoi 143
Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ
|