Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 123: khi nằm chiêm bao thấy mình đang khóc, như vậy thì họ đã khởi lên tâm gì?

. (Bài giảng trong rơom Diệu Pháp, ngày 05 tháng 03 năm 2003 lớp Diệu Pháp kinh Pháp Cú kệ ngôn 44 & 45)

TT Trí Siêu: Thưa qúi vị, tất nhiên theo trong Vi Diệu Pháp (Abhidhammattha) giải thích thì hễ chúng ta khóc là do tâm sân chứ không thể là khóc bằng tâm tham thọ hỷ hay là tâm thiện thọ hỷ được, bởi vì sắc tâm hành động khóc tức là do trạng thái tâm sân tạo nên hành động khóc mà thôi. Nói một cách tóm tắt như thế.

Nhưng ở đây Sư cũng xin mở ngoặc để nói thêm là khi chúng ta khởi lên tâm sân trong giấc chiêm bao như vậy có ảnh hưởng gì đến phiền não, nó có phải là loại phiền não đưa đến luân hồi, đưa đến quả khổ đau trong tương lai hay không? Thì ở đây thưa qúi vị, chúng ta yên tâm đi, không sao cả vì trong giấc chiêm bao tất cả những tâm thuộc về tâm tham hoặc tâm sân, tâm si hay là ngay cả khi mà chúng ta khởi lên tâm thiện trong giấc chiêm bao, chúng ta thấy mình đang cúng dường đang đảnh lễ Chư Tăng chẳng hạn, hay đang bố thí cho người ăn xin nghèo khổ, chúng ta thấy như vậy bằng tâm hoan hỷ tâm thiện, nhưng tất cả những tâm đổng lực trong giấc chiêm bao dầu thiện hay bất thiện đều không có tác thành nghiệp quả. Sư khẳng định điều đó giải thích theo trong A Tỳ Đàm không tác thành nghiệp quả cho nên ở đây khi chúng ta chiêm bao thấy khóc bằng tâm sân thì chúng đừng nghĩ rằng như vậy làm phiền não sanh khởi ngay cả lúc ở trong giấc chiêm bao như vậy thì nguy hiểm quá. Nhưng không thưa qúi vị, trong giấc chiêm bao dù cho có phiền não hoặc là tâm bất thiện hay tâm thiện sanh khởi thì cũng không ảnh hưởng gì đến lý nghiệp báo vấn đề nhân quả nghiệp báo ở trong tương lai cả. Nhưng có điều chúng ta hỏi như vậy tại sao lại chiêm bao, nguyên nhân gì chiêm bao, thì ở đây Sư cũng xin trình bày với qúi vị là có sáu hoặc bốn nguyên nhân chiêm bao mà chúng ta cần phải hiểu

1) là có thể do chúng ta bị bệnh như mật hàm, máu, bị cảm mạo v.v... làm chúng ta chiêm bao đó cũng là một nguyên nhân hay nói một cách tóm tắt là nguyên nhân do bệnh.

2) Nguyên nhân thứ hai để chiêm bao tức là do tâm của chúng ta bị phóng dật, hằng ngày trong đời sống bình thường bình nhật chúng ta suy nghĩ chuyện này suy nghĩ chuyện kia, ấn tượng với cảnh sống thực ở bên ngoài. Cảnh thực bên ngoài của đời sống hằng ngày ấn tượng như thế nào, chúng ta đã có dấu ấn như thế nào thì trong giấc ngủ cũng khởi lên chiêm bao, bởi vì nguyên nhân mà chúng ta bị phóng dật trạng thái tâm đó làm cho chúng ta chiêm bao được.

3) Nguyên nhân thứ ba là do thần quyền. Thần quyền là do Chư Thiên hay là loại phi nhân chuyển tâm làm cho mình chiêm bao.

4) Nguyên nhân thứ tư là điềm nghiệp do tâm của chúng ta mạnh quá, do phước trong quá khứ mạnh quá, có tâm nguyện như thế nào đó để ngay kiếp hiện tại thì gọi là phước với tâm linh là cái gì sẽ xảy ra trong vài ngày sắp tới chúng ta chiêm bao thấy trước.

Thì tại ở đây thưa qúi vị, cho dù nói đến bốn nguyên nhân của chiêm bao là: tứ đại bất hoà, gặp cảnh thường gặp, hay là điềm nghiệp, hoặc là Chư Thiên chuyển nghiệp đi nữa, nói chung lại chỉ có hạng phàm phu chúng ta và bậc hữu học mới có thể chiêm bao, vị A La Hán không có chiêm bao bởi vì vị A La Hán đã đoạn trừ được phiền não phóng dật, tâm vị đó đã an trú trong chánh niệm một cách vững vàng, luôn luôn có sự kiểm soát ghi nhớ biết mình do vậy vị A La Hán hoàn toàn không có chiêm bao. Còn chúng ta vì tâm còn phóng dật, không định tâm, không chánh niệm được do đó chúng ta thường hay khởi lên chuyện chiêm bao. Vì vậy thay vì đã trả lời câu hỏi một cách vắn tắt về ý nghĩa chiêm bao là trạng thái tâm sân, ở đây Sư cũng nói qúi vị nghe hai khía cạnh là chiêm bao dầu cho chúng ta tham hay sân hay là thiện cũng không có quả báo đâu mà sợ, chỉ là chiêm bao thôi, tâm động lực đó không có mãnh lực tạo thành nghiệp cho quả dị thục, và Sư cũng đã trình bày thêm qúi vị nghe về những yếu tố chiêm bao đồng thời cũng nhắc thêm cho qúi vị biết là hạng người có loại chiêm bao. Thì như vậy Sư đã trả lời tương đối khá đầy đủ rộng rãi về những điều mà Phật tử chúng ta cần biết ./.

Chư Thiên chuyển tâm là gì?

Vấn đề Chư Thiên chuyển tâm thì cũng nên biết như thế này. Bốn loại sanh chủng là noãn sanh là loại sanh bằng trứng, thai sanh là loại sanh ra từ tử cung hay là từ bụng mẹ mà sanh ra, rồi thấp sanh là loài sinh vật mà sanh ra từ nơi ẩm thấp do môi trường ẩm thấp, ấp ủ dưới lòng đất nơi đống rác cây mục thì gọi là thấp sanh, hoá sanh là những loài sanh ra bằng cách là tự nhiên hiện hình ra chớ không phải do người mẹ cưu mang thai bào 9 tháng 10 ngày để sanh ra hay là cũng không phải do từ quả trứng rồi lọt khỏi lòng mẹ, quả trứng đó nhiều ngày mới chín mùi để rồi tự nứt vỏ khảy mỏ mà chui ra, cũng không phải là do nơi ẩm thấp thì như vậy gọi là hoá sanh, hoá sanh tức là hiện ra một thân tưóng đột ngột, hoá sanh ở đây như là Chư Thiên, Phạm Thiên hoặc là dạ xoa hoặc là ngã qủi hay là a tu la, địa ngục đó là những loài hoá sanh.

Nhưng loại hoá sanh có năng lực thì trừ ra hoá sanh ở dưới địa ngục, các loài hoá sanh ở dưới địa ngục họ đau khổ quá cho nên họ không thể nào có thời gian để họ đi chuyển tâm mình, nhưng các loài hoá sanh khác như Chư Thiên, Phạm Thiên hoặc là loài ngã qủi a tu la thì họ có thể làm chuyển tâm mình được. Thí dụ như thời Đức Phật có những trường hợp là ngã qủi quyến thuộc của vua Bình Sa Vương đêm về báo mộng cho Đức Vua biết, Đức Vua nhìn cảnh chiêm bao đó tâm sợ hãi, sáng ngày hôm sau Đức Vua đi đến bạch với Đức Phật, Đức Phật Ngài chỉ cho phương pháp là hãy làm phước cúng dường đến tứ phương Tăng chúng thì Chư Tăng sẽ phúc chúc phước báu rồi vua hồi hướng cho các loại ngã qủi thì ngã qủi quyến thuộc của Vua sẽ được siêu sanh sang nhàn cảnh. Như vậy thì loài ngã qủi cũng có thể chuyển tâm mình được.

Hay vị Chư Thiên cũng có thể chuyển tâm mình được, đang trong lúc chúng ta ngủ mà muốn cần báo mộng điều gì đó thì Chư Thiên có thể báo trong giấc chiêm bao cho chúng ta biết, báo bằng cách là cho chúng ta chiêm bao thấy v.v... thì như vậy gọi là Chư Thiên chuyển tâm. Và một điều mà chúng ta phải nói rằng Chư Thiên chuyển tâm hay là loài phi nhân chuyển tâm chúng ta, ở đây chúng ta nên dùng từ gọi là phi nhân chuyển tâm chứ chúng ta không nên dùng từ khẳng định là Chư Thiên chuyển tâm, bởi vì Chư Thiên thì ngoài ra a tu la và ngã qủi hay dạ xoa, càng thác bà chúng ta gọi là phi nhân chuyển tâm, chúng ta phải hiểu như thế đó thì loài phi nhân là loài hoá sanh do đó cho nên họ rất là vi tế và họ có thể làm cho mình chiêm bao thấy được những gì họ muốn cho thấy.

Đây là điều mà Sư xin gợi ý cho qúi vị

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh chuyển biên


Download cau hoi 123

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ