Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 118: Câu hỏi: Có một người có tánh dễ xúc động và hay yếm thế xin Sư cho một đề mục để quán để diệt trừ tánh đó

. (Bài giảng trong rơom Diệu Pháp, ngày 30 tháng 04 năm 2003 lớp Diệu Pháp kinh Pháp Cú kệ ngôn 40)

TT Trí Siêu: Người có tánh hay bị xúc động thì có ba trường hợp mà người đó dễ bị xúc động.

1) Rất có thể là người này vì tâm nhạy cảm dễ thương xót người khác. Nói cách khác là người này nặng về tánh ái thì cũng rất có thể dễ bị xúc động.

2) Trường hợp dễ bị xúc động nếu ta dùng từ xúc động ở đây tức là dễ bị xúc động tình cảm ở trong tâm, chữ tình cảm ở đây là hỷ, nộ, ái, ố, nói chung chứ không phải là tình cảm chỉ riêng cho một trạng thái tâm tham ái hay tâm thương yêu.

3) Chỉ có trường hợp một người dễ bị xúc động là bởi vì tánh của họ hay tự ty mặc cảm, khi họ gặp được những cảnh làm cho họ khởi lên tự ái thì họ cũng dễ bị xúc động.

Nói tóm lại là có ba trường hợp: 1) Một người có tâm hay thương yêu người khác hay quyến luyến người cảnh vật thì người đó cũng dễ bị xúc động. 2) Người có tánh dễ nổi nóng người này khi gặp cảnh bất bình cũng dễ bị xúc động. 3) Và đối với một người giàu tự ái cũng dễ bị xúc động. Ở đây chúng tôi chỉ nói nghĩa xúc động theo ý nghĩa thông thường chứ không muốn nói chữ xúc động theo nghĩa mà người ta thường hay nói, bởi vì từ xúc động tức là một tình trạng phản ứng tâm lý thuộc về tình cảm của một người khi họ gặp cảnh quá đột ngột, quá búc xúc thì đó gọi là xúc động.

Với người dể bị xúc động như vậy thì tùy theo cá tánh của mỗi người mới chọn đề tài được. Thí dụ như trường hợp chúng ta là người có tâm thương người nghèo khổ hay thường ưa thích những người có tâm hào khí nghĩa hiệp chẳng hạn, khi đọc những quyển sách những câu chuyện thấy người nghèo khổ gặp một sự bất hạnh, chúng ta cũng thấy cảm thấy khó chịu bị xúc động. Hoặc khi người hiền họ gặp một sự tay bay hoạ gởi gặp một sự kiện bất hạnh rồi sau đó họ được trùng phùng hay là họ được một sự may mắn nhờ tánh hạnh tốt, lúc bấy giờ chúng ta cũng dễ bị xúc động nếu là người tánh đa cảm. Chúng ta rất dễ bị xúc động trong những trường hợp đó, thì đối với hạng người dễ bị xúc động như vậy trên phương diện tánh mát. Ơ đây chúng tôi nói theo ý nghĩa mà qúi vị hãy cảm nhận được là người dễ bị xúc động nói trên phương diện tánh mát.

Còn người dễ bị xúc động trên phương diện tánh nóng là người tâm sân.

Chúng ta phân biệt trạng thái xúc động để chọn đề mục thích hợp. Người có tâm cảm dễ bị xúc động thường thường nên tu tập ba đề mục khác nhau.

1) Đề tài thứ nhất: Người dễ bị xúc động bằng tánh mát thì ở đây chúng ta nên thường xuyên quán niệm về pháp vô thường để thấy rõ bản chất hư ngụy giả tạo và tạm bợ của pháp thế gian rồi tự nhiên chúng ta cảm thấy rằng đó không là một cái gì cả. Khi gặp một cảnh hay một sự kiện xảy đến cho chúng ta lúc bấy giờ tâm của chúng ta do quán vô thường quen đi thấy vạn vật tất cả đều bị biến diện, cho dù có chứng kiến cảnh người thân của mình bị đau khổ hay người thân mất đi thì cũng không quá xúc động bởi vì đã hiểu được các pháp là vô thường là biến hoại không có cái gì tồn tại vĩnh hằng ở trong thế gian này. Khi thấy rõ sắc thân này là biến hoại, cuộc đời này là biến hoại, thì khi thấy rõ như thế đó chúng ta cũng sẽ giảm bớt đi tâm xúc động nhảy cảm khi gặp cảnh chia ly v.v... Đó là đề tài thứ nhất

2) Đề tài thứ hai: là dùng đề tài khổ quán. Khi người có tánh rất dễ xúc động tức là dễ bị nổi nóng khi gặp cảnh bất bình người này dễ đổ quặu, dễ khởi lên tâm bực tức mặc dầu có đôi lúc người đời cho rằng tâm người như vậy cũng tốt, là khi họ gặp cảnh bất bình họ không ra tay nghĩa hiệp thì họ không phải là anh hùng, vì thế khi gặp cảnh bất bình họ không thể thản nhiên bỏ đi được mà họ cảm thấy khó chịu và bị xúc động trước cảnh đó họ phải can thiệp vào. Đối với người dễ bị xúc động như thế đó hoặc giả là đối với người khi mà ai chọc giận, ai nói những lời gì làm cho họ phiền toái thì lúc đó họ khởi lên sự phiền não bi lụy, họ khởi lên sự đau đớn nhức nhối ở trong tâm, thì với người bị xúc động như vậy phải chọn đề mục gọi là đề tài khổ quán (dukkhasanà), tức là khởi thường xuyên suy xét về nỗi khổ, về sự khổ đau của thân ngũ uẩn cũng như sự khổ đau của cuộc sống của kiếp luân hồi sanh tử.

Như thế nào gọi là quán về sự khổ đau của thân này? Hàng ngày chúng ta có những cảm thọ khổ hay những cảm thọ ưu tức là trạng thái buồn bực của tâm hoặc trạng thái đau đớn nhức nhối của thân, nhìn thấy thân này là một điều khổ ải thì khi quán nhìn sự khổ như vậy được gọi là quán sự khổ đối với nội thân. Quán sự khổ đối với ngoại thân là nhìn thấy cuộc sống khổ đau, chẳng hạn như bây giờ chúng ta thấy ở trong xã hội tất cả mọi người đều phải bon chen tranh dành cuộc sống và trong sự tranh dành đó có đôi khi họ đi đến chỗ sung đột, chiến đấu, làm đổ máu lẫn nhau, và như vậy ở thế gian này cuộc đời này, không có cái gì là hạnh phúc an lạc, người này nhìn thấy như thế được gọi là nhìn thấy sự khổ trong cuộc sống. Với người này có trí tuệ cao hơn và có sự hiểu biết rằng cứ tiếp tục sau đời sống này chết rồi sanh ở cảnh giới khác, rồi khi sanh ở cảnh giới khác phải làm lại từ đầu rồi chết sanh ở cảnh giới khác nữa, cứ tiếp tục như vậy trong suốt quá trình sanh tử luân hồi, có khi sanh làm người, có khi sanh làm trời, có khi sanh xuống địa ngục, ngã qủi ,súc sanh, hoặc a tu la chẳng hạn, và vị ấy cảm nhận được sự khổ luân hồi là như thế nào.

Khi chúng ta muốn nghiêng cứu về đề tài thiền quán, hành về sự khổ, chúng ta cũng nên lưu ý đến những bài kinh chẳng hạn như bài kinh Man'gagala nói về quán sự khổ v.v... khi nghiêng cứu suy xét chúng ta sẽ biết được cần phải tu tập như thế nào. Một người dùng đề tài tu tập thiền quán quán trên khía cạnh khổ não quán thuần thục làm cho viên mãn làm cho tâm của người ấy có sự bén nhạy khi nhìn thấy tất cả đều là khổ đau, thì lúc bấy giờ gặp cảnh trái ý bất bình, gặp cảnh bẽ bàng đen bạc của cuộc đời người đó sẽ không khởi lên sự khổ tâm, không có sự xúc động là bởi vì người này đã quá hiểu về bản chất của cuộc đời đau khổ là như vậy, có thân đây phải chịu khổ đau, cuộc sống sanh tử luân hồi này phải chịu đau khổ là như vậy, khi suy xét như vậy rồi thì tự nhiên người này sẽ cảm thấy an tâm hơn.

3) Đề tài thứ ba: là đề tài tu tập về vô ngã quán. Khi một người dễ bị xúc động nếu như người khác xúc phạm đến họ làm cho họ tự ái, làm cho họ mặc cảm, lúc bấy giờ vì đối với người đó họ nâng cao tự ngã, họ chỉ chấp vào tự ngã, họ cảm thấy mình bị xúc phạm, họ nghĩ "Ta bị xúc phạm, ta bị hại, ta bị người khác làm cho bất lợi" v.v... cho nên người này khởi lên một phản ứng về tâm lý chúng ta gọi đây là sự xúc động thứ ba. Đối với người xúc động thứ ba này cần phải tu tập về pháp vô ngã quán, và trong tình trạng tu tập vô ngã quán thì quả thật đây là một điều khó khăn. Đây là một đề tài pháp quán thiền quán liên hệ đến trí tuệ, người có trí tuệ nhiều mới có thể tu tập mới có thể quán được pháp vô ngã. Nhưng chúng ta cũng có thể nói một cách tóm tắt lại là vị hành giả quán về vô ngã là vi này cần phải nhìn thấy mắt là vô ngã, vì sao là vô ngã? bởi vì tứ đại tạo thành con mắt, đất nước lửa gió đó không phải là ta, không phải là tự ngã của ta, cảnh sắc khi con mắt thấy cảnh sắc đó không phải là ta, không phải là tự ngã của ta, rồi khi con mắt thấy cảnh sắc khởi lên tâm nhãn thức, khởi lên cái biết thì cái biết đó hay tâm nhãn thức đó cũng là vô ngã không phải là ta, không phải là của ta v.v... cứ như thế quán xét từ con mắt cho đến tai, mũi, lưỡi, thân, ý, cứ quán xét như thế đó, khi nào tâm đã thuần thục viên mãn thì lúc bấy giờ gần như người này không có sự xúc động nữa khi người khác xúc phạm đến mình,.

Ở đây thưa qúi vị, nếu chúng ta nói về những đề tài tu tập để diệt trừ những trạng thái tâm xúc động trước ngoại cảnh thì phải nói là nhiều vô cùng. Đức Phật Ngài dậy rất là nhiều pháp môn nhưng trong những pháp môn tâm đắc nhất mà Sư đã thực hành qua và Sư đã cảm nhận được đó là một món ăn tinh thần nó giúp cho mình được dửng dưng và có bản lãnh trước cuộc đời không bị xúc động không bị chao động đó là ba pháp quán vô thường quán, khổ não quán và vô ngã quán, như vậy ba đề tài này Sư xin trân trọng gửi đến qúi vị và mong rằng qúi vị cũng sẽ nương theo đó mà tu tập, nếu như chúng ta còn chi tiết nào khác chưa hiểu hoặc là chưa đồng ý hay là cảm thấy không thích hợp với mình thì qúi vị có thể hỏi và ở đây chúng tôi sẽ trình bày thêm những đề tài tu tập khác để diệt trừ được tánh dễ bị xúc động đó.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ./.

Minh Hạnh chuyển biên

Download cau hoi 118

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ