|
Câu Hỏi 117: Câu thảo luận số 1 - phẩm Song Yếu, kệ ngôn 7&8: Trong đời sống tu tập có nên thường xuyên nghĩ đến những đe dọa để cố gắng không?
.
(Bài giảng trong rơom Diệu Pháp, ngày 24 tháng 02 năm 2004)
TT Trí Siêu: Quan niệm của người thế gian, họ cho rằng nếu như chúng ta sống một đời sống bi quan, tức là chỉ nhìn cái xấu, nhìn cái đau khổ, nhìn cái đe dọa trong cuộc sống, thì sẽ làm cho chúng ta buồn chán, và nó sẽ thoát hoá không tiến bộ trong xã hội. Nhưng theo tinh thần của bài kệ này, thì một vị hướng tâm đến sự giải thoát, và nếu vị ấy vẫn sống với cái nhìn lạc quan, nhìn cuộc đời này cái gì cũng đẹp, thì vị đó sẽ bị chi phối không thể tu tập được. Do vậy xin hỏi ÐÐ Uyên Minh một câu, trong đời sống tu tập chúng ta có nên thường xuyên nghĩ đến những đe dọa của cuộc sống, những nguy hiểm của cuộc sống, để chúng ta nỗ lực cố gắng hay không? và khi chúng ta thường xuyên quán xét như vậy, chúng ta có trở thành một người bi quan yếm thế hay không, xin được cung thỉnh ÐÐ.
ÐÐ Uyên Minh trả lời: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Trong câu thảo luận số một, chúng ta có thấy hai chữ đe dọa. Xin thưa rằng về mặt chữ nghĩa đôi khi cũng có những sơ thất đổ tháo của nó, có những hạn chế của nó, cho nên có thể khi đọc qua câu thảo luận số một, chúng ta nghĩ rằng nếp sống của một người tu Phật là bi quan, và luôn sống ở trong sự dè chừng, trong sự lo âu. Nhưng xin thưa rằng, có lẽ ở đây toàn bộ nội dung tu học được nhắc đến trong bài kệ ngôn 7 và 8 của kinh Pháp Cú , mà TT Trí Siêu vừa giải thích.
Có lẽ chúng ta định nghĩa tòan bộ nội dung của câu thảo luận số một nằm trong chữ apamàda, chữ apamàda là không dễ dui, hay không dãi đãi. Thì thường xuyên nghĩ đến đe dọa như trong câu thảo luận số một, nó không có nghĩa là tâm trạng sống âu lo, rồi băng khoăn, rồi sợ sệt. Mà đây là nếp sống cảnh giác của một người đã có cuộc sống nội tâm thật sự trưởng thành.
Thí dụ như chúng ta vẫn thường thấy, thường nghe và biết rõ là người lớn, người trên 15 tuổi, lớn ở trong trường hợp này là những người trên 15 tuổi, khi mình phải nhóm lửa ở dưới bếp, hoặc khi mình cầm dao, hoặc sờ đến contact điện hay giây điện, hoặc nói chung cái gì có thể nguy hiểm, có thể làm cho mình bị thương, dẫn đến tử vong, chết chóc, thì mình luôn cẩn thận.
Cẩn thận đó có thể hiểu là sự cảnh giác, có thể hiểu là sự không dễ dui, hoặc cũng có thể nói đó là nếp sống của những người trưởng thành, luôn nghĩ đến những đe dọa. Nhưng rõ ràng chúng ta thấy rằng sự cẩn thận trong chúng ta, làm việc với dây điện, hoặc khi chúng ta làm việc với dao búa, với lửa, với săng, với dầu v.v... thì sự cẩn thận đó không đem lại cho chúng ta một áp lực tâm lý nào cả. Khi mình 15 tuổi trở lên thì tất cả sự cẩn thận đó trở thành một thứ thói quen, một quán tính, một nếp sống thường nhật của mình, nó không là một áp lực tâm lý nữa như mọi người vẫn nghĩ.
Khi nghe đến chữ "hãy cảnh giác, hãy đề phòng, hãy cẩn thận", thì luôn luôn những chữ cảnh giác, đề phòng cho mình hiểu lầm là áp lực tâm lý, và chúng ta thấy rằng chúng ta làm việc với dao búa, với lửa, với săng dầu,với giây điện v.v... chúng ta có sự cẩn thận, tất nhiên, nhưng sự cẩn thận lúc này đã trở thành thói quen tâm lý, trở thành nếp sống thường nhật của chúng ta rồi.
Và theo lời dậy của Ðức Phật trong bài kệ này, vị Ty` kheo nói riêng, và người tu Phật nói chung. Nói chung là những ai cảm thấy sanh tử là một cái gì cần phải được thoát ly, cần được chấm dứt, thi` đời sống của người đó từ những nỗ lực, những cố gắng ban đầu có thể là không có quen lắm, có thể là không thích hợp, không quen thuộc với mình lắm. Nhưng dần dần theo năm tháng sự thu thúc lục căn tức là khi mắt tai mũi lưỡi thân ý của mình nói chung, lục căn của mình tiếp xúc với lục trần, hoặc trong đời sống khi mình ăn, khi mình uống, khi mình sử dụng trang phục áo quần, sử dụng các phương tiện sinh hoạt ở trong đời sống. Thì trong tinh thần của người tu, chúng ta nên xem tất cả chỉ là những phương tiện như một chiếc đò để qua sông mà thôi, chứ không để mình phải vướng mắc vào trong đó. Khi hiểu được như vậy rồi thì nếp sống của mình từ đó không bị tham ưu, không bị ảnh hưởng nhiều lắm lắm, bởi những thành bại đạt đắc thất, hay nhục vinh trong đời. Thiếu biết đạo thì mình quen ăn ngon bây giờ bắt mình ăn đồ dở mình không thích, mình khó chịu, mình biết đạo rồi mình thấy chuyện đó bình thường, mình hoàn toàn có thể chấp nhận món ăn không hợp khẩu vị mình. Mình không biết đạo thì có thể bất mãn với bình hoa chưng không vừa ý, không đẹp mắt, nhưng khi biết đạo rồi thì mình thấy không có gì hết.
Chúng tôi được biết một số người, mỗi người họ có cái bực mình riêng, có nhiều cái bực mình rất dễ thương và rất buồn cười. Thí dụ như cái gì họ nhịn cũng được, nhưng khi họ ngồi nhìn thấy bình hoa chưng không đúng cách, họ bực mình cả buổi. Chúng tôi xin thưa là chúng tôi đã gặp ở trong đời của mình chuyện đó có thật, suốt buổi lễ như vậy người đó cứ bực mình, cứ thắc mắc tại sao ai đó đã quá dở, đã sơ ý khi đem chưng bình hoa như thế này trước mặt đại chúng. Thì chỉ bình hoa đã khiến người ta bực mình rồi , hoặc có những người lên bàn ăn, họ ngó thấy thức ăn nấu nướng dở quá cũng khiến cho họ bực mình. Có những người họ ăn mặc không đúng như màu sắc, ly tấc như là họ đã muốn, họ đã định, họ khó chịu, họ đã mặc một bộ đồ không như ý là họ cảm thấy không an lạc.
Thì tất cả những chuyện tham ưu đó làm cho mình khổ, bởi vì đâu phải cái tham nào cũng được thoả mãn, mà đâu phải cái ưu nào cũng tránh né được. Nói chung là không phải lúc nào mình cũng có thể tránh né được cái mình ghét, và cũng không phải lúc nào cũng có thể thoả mãn được những cái mình thích. Cho nên một đời sống mà không có thu thúc thì luôn luôn bị khổ vì tham và ưu, bởi những cái mình thích và mình không thích, bởi những cái mình ghét và những cái mình ưa, cả hai cái, cái nào cũng làm khổ mình được cả.
Còn trong lối sống của người có tu học có Phật pháp thì luôn luôn cảnh giác tất cả chỉ là phương tiện qua sông mà thôi, cho dầu đó là một bữa ăn, một bộ áo quần, hay là một bình hoa, một chiếc xe, một cái đồng hồ, một đôi bút máy, một con bậc lửa, tất cả những đồ dùng đó chỉ là phương tiện qua sông mà thôi. Chúng ta thường nghĩ rằng mình làm chủ ngôi nhà, mình làm chủ bộ áo quần, mình làm chủ cái đồng hồ, làm chủ xe hơi. Chúng tôi vẫn thường nói đi nói lại ý niệm này, chúng ta thường có suy nghĩ như vậy, chúng ta nghĩ rằng mình làm chủ cái này, mình làm chủ cái kia, nhưng đó là đối với một người không có tu tập.
Thật ra tất cả những cái gì ngoại vật, những thứ tài sản sở hữu mà mình có được, thật ra không phải mình làm chủ nó, mà là những thứ đó làm chủ mình, bởi vì sao? bởi vì thấy rõ ràng là mình có ra sao thì bình hoa kia đâu có buồn vui gì, nhưng mà bình hoa kia khi không được chưng đúng mức thì mình bị khó chịu, điều đó rõ ràng lúc bấy giờ mình là nô lệ của bình hoa, là nô lệ của bộ quần áo,là nô lệ cho bữa ăn, chứ không phải là những bữa ăn đó, những bộ y phục đó, những đồ dùng đó là vật sở hữu của mình, mà lúc bấy giờ mình đã là vật sở hữu của nó.
Mình hãy cẩn thận, sau khi nghe buổi giảng này xong, ngay bây giờ trở đi chúng ta hãy cẩn thận tự xét lấy mình rằng tôi đang làm chủ những món đồ ngoại vật đó hay là những món ngoại vật đó nó làm chủ tôi. Ngày nào mình thấy mình làm chủ được nó, chứ không phải nó làm chủ mình, thì lúc đó thật sự mình có tiến bộ trong cuộc tu, còn ngày nào mình còn để những thứ ngoại vật đó chi phối thì ngày đó nó làm chủ mình chứ không phải mình làm chủ nó.
Lời dậy của Ðức Phật trong bài kệ này chính là hãy nghĩ đến mặt trái của muôn thứ vật chất trên đời này nói riêng, và vạn pháp nói chung , tức là hãy nhìn vạn pháp bằng cái nhìn ngoại cuộc, đó là cái nhìn của vị hành giả tứ niệm xứ, đó là cái nhìn của vị Tỳ kheo thu thúc lục căn, đó là cái nhìn, cái nếp sống của vị Tỳ kheo thu thúc tứ thanh tịnh giới., ngày nào chúng ta không có một nếp sống của vị hành giả tứ niệm xứ, không có tâm niệm của một vị Tỳ kheo tự thu thúc mình theo tứ thanh tịnh giới, thì ngày đó chúng ta còn bị khổ dài dài.
Là bởi vì trên đời này, chúng tôi xin được nhắc lại những cái mình ghét hoặc những cái mình thích, cả hai thứ đều làm cho mình khổ, vì không phải lúc nào cũng có được những cái mình thích, và cũng không phải lúc nào mình cũng có thể tránh được những cái mình ghét, cho nên ý nghĩa bài kinh này không phải là một lời rao giảng mang tánh cách tôn giáo đâu, mà đây là một bài học sống, một kinh nghiệm sống rất quan trọng, và tuyệt đối cần thiết cho những ai cảm thấy rằng cần thiết có một đời sống nội tâm an lạc tự tại, tự tại ở đây là không để những thứ ngọai vật chi phối ảnh hưởng nữa. /.
Namo Buddhaya
Minh Hạnh chuyển biên
Download cau hoi 117
Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ
|