Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 111: Theo lời giảng của Sư ái là nguyên nhân sanh khổ, một người nhận thức được khổ thì mới có cơ hội giải thoát . Như vậy người xuất gia từ nhỏ làm sao biết được dục ái là khổ thì làm sao đoạn trừ ái thưa Sư?

. (Bài giảng trong rơom Giảng Đường Diệu Pháp, ngày 17 tháng 03 năm 2008)

ĐĐ Từ Minh: Cô Nguồn Đức Hạnh hỏi một câu hỏi rất là thiết thực. Ái là nguyên nhân sanh ra khổ, một người nhận thức được khổ thì mới có cơ hội để giải thoát. Đúng như vậy. Như vậy một người xuất gia từ nhỏ làm thế nào biết được dục ái là khổ thì làm sao đoạn trừ được ái.

Dục ái là nguyên nhân sanh ra khổ. Khi chúng tôi đọc câu hỏi này chúng tôi nhớ bài kinh số 64 Trung Bộ Kinh, bài kinh Malunkyaputta Đức Phật Ngài dạy trưởng lão Malunkyaputta rằng dầu đó là một đứa con nít còn đang ẵm ngửa mà chúng ta nói rằng nó không có tham, sân, si, theo như chánh văn của bài kinh đó nói rằng "nói nó không có thân kiến, không có hoài nghi, không có giới cấm thủ hay là nói nó không có tham, sân, si thì hoàn toàn không được, hiểu như vậy là sự hiểu biết lầm lạc, là tư tưởng của các ngoại đạo sư".

Một người dầu là người nhỏ tuổi nhưng bản tánh tham sân si, nhất là một đứa bé còn ẵm ngửa chúng ta không thấy nó tỏ lộ một điều gì cả, chẳng hạn như một đứa bé thì chúng ta thấy nó không tham nhiều như người lớn rồi cho rằng nó không tham sân si, nhưng Đức Phật dạy rằng mặc dầu rằng tham sân si không hiện khởi nhưng những ác pháp, những cấu uế, những phiền não đó nằm ẩn tàng tiềm tàng trong nội tâm của đứa bé đó. Và những ác pháp phiền não nằm ẩn tàng trong đó thì gọi là tùy phiền não hay những phiền não tùy miên, tức là nó còn nằm ngủ ngầm ẩn tàng trong tư tưởng, và khi nó đã nằm ẩn tàng rồi thì khi có điều kiện đủ nhân duyên, thời cơ thích hợp thì những ác pháp đó sẽ trổ sanh và hiển lộ ra bên ngoài. Mặc dầu đứa bé nhỏ vậy nhưng chúng ta thấy nó cũng có sự tham, chẳng hạn như chúng ta đưa đồ chơi nào sắc màu thì nó thích đưa tay lấy và nếu chúng ta giựt lại thì nó khóc, nó cũng có sự bất bình khó chịu như vậy.

Câu hỏi: Thì một người xuất gia từ nhỏ thì làm sao biết được dục ái?

Không phải là không biết được, không phải là vị này không có dục ái trong người, bởi vì dục ái chưa có điều kiện nhân duyên để phát sanh thì vị này không nhận thức được, khi nào có đủ điều kiện sanh khởi thì nếu vị này nhận thức được, thì vị ấy có thể tu tập giải thoát khổ được. Việc tu tập để diệt được khổ thì không phải là dựa trên vấn đề nhận thức của trí tư hay của trí văn, mà sự diệt khổ hay diệt được dục ái là phải qua trí tu tức là phải qua sự tu tập, và tu tập ở đây là không phải tu tập về thiền định không thôi mà vị ấy phải tu tập thiền quán tức là tu tập theo Tứ Niệm Xứ. Khi tu tập Tứ Niệm Xứ thì vị ấy mới thấy do trí tuệ minh sát sanh khởi thì vị ấy mới nhàm chán đối với các pháp, bởi vì thấy các pháp đúng như thật tướng thì khi đã nhàm chán vị ấy xả ly, khi xả ly thì vị ấy mới ly tham, và do ly tham thì vị ấy mới được giải thoát. Đây là câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi này.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh chuyển biên


Download cau hoi 111

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ