Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 108: Thưa Quí Thầy, phép tu nhĩ căn viễn thông (quán âm) là thiền chỉ hay thiền quán ?
.
(Câu hỏi được hỏi trong rơom Diệu Pháp , ngày 09 tháng 02 năm 2003)

TT Giác Ðẳng trả lời : Thưa quí vị, chúng tôi xin được phân rõ về điểm này là khi nói đến thiền thì chúng ta thấy nhiều quan niệm về thiền. Đối với thiền quán thì tất cả những hiện tựơng liên quan đến sáu căn, tại vì trong thiền quán hiện tượng của sáu căn là hiện tựơng của sự sống, đó là sự sống của chúng ta, mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm. Và vì vậy cái gì liên quan đến ngũ uẩn, 12 xứ, 18 giới, liên quan đến căn cảnh thức thì đều đựơc vị hành giả tu tập thiền quán dùng đề mục để quán xét không riêng gì âm thanh.

Chúng ta cũng không loại bỏ nhĩ thức là sự nghe của chúng ta, nhưng đối với thiền chỉ chúng ta vẫn thường nghe đến một trường hợp là thiền chỉ thường tập trú vào ba giác quan của thiền chỉ, đó là thị giác và xúc giác rồi bên cạnh xúc giác chúng ta còn có cái biết của ý, tức là sự biết ngoài mắt tai mũi lưỡi thân.

Khi nói đến thị giác một vị hành giả có thể dùng như một đề mục hư không, như lửa, như màu sắc để làm đề mục kasina làm đối tượng để gom tâm, ngừơi ta có thể dùng đất đắp thành kasina dài chừng hơn một gang rưỡi tay và để trước mặt và nhìn vào trong đó cho đến khi họ đem hình ảnh đó vào trong lòng như vậy là thị giác, thị giác tức là dùng con mắt có một giá trị ở trong thiền chỉ.

Và một khi nói đến xúc giác thì thật ra xúc giác ở trong thiền chỉ thì chỉ có xúc giác của hơi thở, tức là hơi thở ra và hơi thở vào, hơi thở ra hơi thở vào ở đây một vị hành giả tu tập nếu họ có thể nhận được thế nào là hơi thở ra hơi thở vào, hơi nóng của con người chúng ta đi ngang qua mũi nếu chúng ta nhận ra một cách tinh tế thì chúng ta nhận ra hơi thở, thì như vậy hơi thở là một phần liên quan đến xúc giác.

Và rồi thiền chỉ cũng tập trung vào những đề mục nội tại, những đề mục nội tại đó không có liên quan đến cảnh sắc tức là thị giác và xúc giác, thì ở đây chúng ta muốn nói đến đề mục Tứ Vô Lượng Tâm, hay là đề mục quán một số ân đức Phật, ân đức Pháp, ân đức Tăng để đạt cận định chẳng hạn.

Rồi bây giờ quí vị đặt ra câu hỏi là pháp gọi là pháp tu nhĩ căn viên thông hay quán âm là thiền chỉ hay thiền quán, thì chúng tôi thưa rằng nếu có một pháp tu nào chỉ chuyên về quán âm thanh thôi, thì pháp đó chúng tôi nói rằng trong thiền quán thì có pháp ghi nhận sự có mặt của âm thanh như là chúng ta nghe, nhưng trong thiền quán không lấy sự quán đó thành một pháp tu chuyên biệt.

Và trong thiền chỉ thì không có một đề mục nào nhắc đến âm thanh, tại vì khi nhắc đến âm thanh thì chúng ta phải có nơi tạo ra âm thanh đó, ví dụ như chúng ta muốn nghe nhạc thì phải có máy tạo ra nhạc, khi chúng ta muốn nghe tiếng gió thì phải có gió, chúng ta muốn nghe suối chảy thì phải ở gần suối, thì như vậy phải có source phải có một nguồn cuội tạo ra âm thanh đó, hay chúng ta tạo ra đề mục cảnh vị hay cảnh khí tức là mùi thơm hoặc không thơm hoặc vị này vị khác để vào đề mục thì không được, tại vì những thứ đó cần một nguồn để cung ứng.

Nhưng ngựơc lại thì đối cảnh sắc và cảnh xúc, đối với hơi thở và đối với đề mục kasina thì không cần phải như vậy, một vị hành giả có thể dùng ánh mắt của mình để nhìn vào các màu sắc, các kasina các biến sứ để tu tập thì đề mục đó vẫn có ở tại đó chứ không phải chúng ta phải cung ứng cho nó từ một nguồn nào. Nên chi ở trong thiền chỉ thì điều này không có đề cập đến.

Bây giờ phương diện thiền quán trả lời như vậy, thiền chỉ như vậy, thì quí vị có thể hỏi rằng như vậy pháp tu nhĩ căn viên thông hay quán âm đựơc đến từ pháp tu nào.

Thì chúng tôi phải thưa với quí vị là chúng tôi biết có một số phương pháp gom tâm, người ta dạy rằng khi chúng ta ngồi thật sự là yên tịnh để lắng nghe những âm thanh dầu âm thanh đó là quả lắc của đồng hồ, âm thanh đó là tiếng chim ở ngoài cửa sổ đi vào lỗ tai của chúng ta hoặc giả ai nói thật là nhẹ nhàng tạo ra những âm thanh cho chúng ta ,thì thưa quí vị đối với một người hành thiền quán thỉnh thoảng người ta ngồi xuống để lắng nghe và để phân biệt để tạo ra sự tĩnh lặng của nội tâm, ví dụ như một người hành giả có thể ngồi xuống và ghi nhận là có bao nhiêu âm thanh đang xảy ra chung quanh chúng ta thì lúc đó những âm thanh đó trả cho chúng ta về không gian rất là tĩnh mịch.

Tuy nhiên phương pháp nhĩ căn viên thông hay quán âm có lẽ đến từ một phong trào tu xuất phát từ một người mà chúng tôi không muốn nói ở tại đây ,vị đó là một người Việt Nam hành đạo ở bên Đài Loan và có nhiều quan điểm đang tạo sự tranh luận, vị này có nhắc đến pháp tu quán âm này.

Nhưng thưa quí vị trong tinh thần quán âm của phẩm Phổ Môn ở trong kinh Pháp Hoa và tinh thần quán âm ở trong các kinh điển của Bắc Phạn cũng như chữ Hán thì quán sát sự đau khổ của thế gian, sự quán sát ở đây không phải chỉ qua âm thanh mà qua kể cả sự hiểu biết tận cùng, có những nỗi khổ mà không thể thốt thành lời đựơc, có những nỗi khổ mà không trở thành tiếng than vãn đựơc. Nhưng quán âm có nghĩa là lắng nghe, sự lắng nghe ý nghĩa rất là trừu tựơng. Ở đây không phải chỉ có thuộc về nhĩ căn thuộc về âm thanh, mà là lắng nghe sự đau khổ của chúng sanh nghĩa là có một sự hiểu biết miên mật, một sự hiểu biết toàn diện về nỗi khổ của chúng sanh trong cuộc đời này .

Và chúng tôi xin kết thúc cái câu trả lời tại đây chúng tôi hy vọng có thể giúp phần nào cho vị Phật tử hỏi câu này.

. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh chuyển biên


Download cau hoi 108

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ