Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 101: Sống trong hiện tại có phải là không cần lo toan về tương lai phải không?

(Câu hỏi được hỏi trong rơom Diệu Pháp , ngày 28 tháng 01 năm 2007)

Su Truong: An trú trong hiện tại tức là không để tâm trôi nổi bềnh bồng trong những dòng tư tưởng về quá khứ xa xăm và cũng không để nó mơ ước về tương lai chưa đến. Như trong bài kinh “ Nhất dạ hiền giả” Trung bộ kinh chúng ta thấy Đức phật và các vị trưởng lão thường nhắc đến những đoạn như:
“ Quá khứ không truy tầm
Tương lai không ước vọng
Chỉ có Pháp hiện tại
Thiền quán chính là đây”

Quá khứ đã qua rồi, tương lai lại chưa đến, chỉ có hiện tại. Hiện tại là gì? Hiện tại là vô thường. Hiện tại luôn luôn sanh và diệt bất cứ lúc nào, rồi cũng trôi qua. Thiền quán nhận thức sự vô thường, hiện hữu của sự thay đổi. Nhưng theo quan điểm này, như vậy không có nghĩa là chúng ta sống bất cần ngày mai hay không nghĩ đến sự giác ngộ giải thoát trong tương lai. Tuy nhiên không phải nghĩ như vậy rồi phải làm những gì chưa tính mà phải cố gắng tu tập. Những thiện pháp nào chưa tu tập cố gắng tu tập làm cho đầy đủ sung mãn, chưa được đắc chứng làm cho đắc chứng, chưa được thuần thục làm cho thuần thục. Đây là ý nghĩ có nghĩ về tương lai hay vị lai là việc chưa đến. Phải tu tập Ba-la-mật cho đầy đủ duyên lành.
Dầu người hành thiền hành đạo cũng phải như vậy.

Như câu:
“Sẵn cây đặng quả lúc trèo,
Không căn thì cũng đặng gieo giống lành”.

Những duyên lành trong quá khứ không đầy đủ, lúc hành đạo nếu không đắc thì cũng đặng gieo giống lành. Trong lúc hành thiền hành đạo đó không được đắc chứng đạo quả không được giác ngộ giải thoát trong hiện tại thì cũng trở thành món duyên lành Ba-la-mật để có thể thành tựu bất cứ lúc nào trong tương lai.

Như vậy không phải nói người sống trong hiện tại không cần lo gì về tương lai. Nhưng không phải lo về tương lai bằng cách ưu tư lo lắng. Như trong kinh điển có giải thích nhiều ý nghĩa chi tiết hơn nữa. Ở đây chúng tôi chỉ ghi nhận thấy sống trong hiện tại theo ý nghĩa thiền và sống trong tương lai theo ý nghĩa mong mỏi như trong sáu cảm thọ có thọ ưu thuộc về người xuất gia hay thọ ưu của người tu Tứ niệm xứ thì đó chẳng có ưu tư lo lắng không biết bao giờ, lúc nào chúng ta được an trú vào trú xứ các bậc Thánh, tức là chưa đắc được đạo quả chưa được tâm xả hành, chưa được tự tại, chưa được dứt trừ phiền não nên lo lắng. Nhưng chính nhờ lo lắng hay thọ ưu của người xuất gia, thọ ưu của người tu thiền quán như vậy có một ý nghĩ về tương lai sẽ được thành tựu, không biết còn bao lâu.

Đó là câu trả lời của tôi.
Namo Buddhaya

Chánh Hạnh chuyển biên


Download cau hoi 101

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ