Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 10): Làm thế nào để phân biệt ma cảnh với sự tiếp dẫn trong giờ phút cận tử.

(Câu hỏi được hỏi trong rơom Giảng Đường Diệu Pháp, ngày 09 tháng 01 năm 2008)

TT Liễu Tông: Namo Buddhaya. Đây là một đề tài lớn. Một điều không thể tránh khỏi là trước sau ai cũng chết. Nhưng Khi nói đến sự chết người ta thường tránh né, không thích. Cảnh phát sanh trong lộ cận tử không phải là ma cảnh mà đó là cảnh thật.

Theo kinh điển tại sao gọi là cảnh thật? Bởi vì cảnh đó chính là nghiệp báo cho chủ nhân của nó biết nó đang làm gì. Hằng ngày trong kiếp này hoặc trong những kiếp trước chúng ta tạo, chúng ta làm những hành động, chúng ta là chủ nhân của những hành động đó. Những hành động này gần lúc cho quả nó bắt buộc phải báo cho chủ nó biết nó đang cho quả.

Điều đáng tiếc là chúng sanh ít phước nên khi nghiệp báo động sắp cho quả rất gần với cái chết. Những người có kinh nghiệm về thiền quán mới có khả năng lèo lái cảnh đó mà thôi, thường rất khó bởi vì cảnh đó tự động phát sanh bởi nghiệp lực chứ không phải do chúng ta tạo được, không phải do chúng ta muốn mà được.

Theo chú giải cảnh cận tử nghiệp cho khoảng từ hai giờ đến vài giây. Người nào phước nhiều thì cảnh xuất hiện trước hai giờ do đó nếu có kinh nghiệm sẽ lèo lái cảnh đó. Có thời gian thỉnh chư Tăng thuyết Pháp hoặc tụng kinh hoặc nhờ người nhắc nhở những thiện nghiệp cho người đó nghe, nếu là cảnh tốt thì cảnh tốt cảnh tốt làm cho thiện Pháp phát sanh. Nếu là cảnh xấu thì cảnh xấu sẽ biến mất đi. Những trường hợp như tai nạn bất đắc kỳ tử, cảnh trong lộ cận tử cho rất nhanh trong vòng 5 đến 10 giây. Lúc đó do đang thọ khổ nên người đó không có khả năng lèo lái cảnh khác Trong trường hợp người có khả năng chút ít kinh nghiệm về thiền nhất là thân quán niệm xứ. nếu lúc cận tử gặp cảnh ghê sợ liền quán tâm đang có phiền não biết có phiền não, tâm đang có sân biết tâm đang có sân nếu năng lực mạnh mạnh thì cảnh ghê sợ ấy sẽ mất đi hoặc nhẹ đi. Hoặc gặp những hình ảnh nhẹ hơn như Tâm mình đang nghĩ đến đối tượng làm cho mình giận, mình ráng kéo cái tâm ra khỏi đối tượng đó vì mình biết khi tâm mình không buông bỏ đối tượng đó sẽ làm tâm càng lúc giận thêm . Vì vậy hay vì mình nhìn hình ảnh người đó mình nhìn lại lộ trình tâm của mình. Đây là những cách dành cho người có kinh nghiệm thiền. Nhìn trong đời sống hằng ngày, chúng ta nhiều khi thường xuyên niệm nhưng khi có chuyện giật mình, tên mình cũng quên, nên lúc chết có người đi rất an vui có người khuôn mặt nhìn hải hùng, có người chết chân tay co rúm không nói lên lời, đó là hình ảnh cận tử nghiệp phát sanh.

Cận tử nghiệp này có thể là thiện, có thể là bất thiện. Với người có kinh nghiệm về thân quán niệm xứ, thường xuyên quan sát lộ trình tâm mới có thể thay đổi được cảnh cận tử vì cảnh đó phát sanh với năng lực của nghiệp chứ không phải do đối tượng bên ngoài. Năng lực của nghiệp tạo thành đối tượng bên trong. Năng lực của nghiệp trong lúc đó có ba: Kammanamara, Kammanimittam, Gatinimittam. Nếu mình không tu tập để quan sát mình sẽ không chuyển nó được. Ta biết rằng chánh niệm trong lúc tâm có phiền não giúp cho lộ trình cận tử sanh thiện pháp liên tục Khi thiện pháp phát sanh liên tục trong lộ cận tử như vậy. hình ảnh phiền não sẽ được thay thế bằng đối tượng thiện nghiệp. Đó là một trong những cách để chuyển cảnh cận tử nghiệp.

Chúng tôi xin dứt lời tại đây. NamoBuddhaya.


Chánh Hạnh chuyển biên
Download cau hoi 10

Phat Hoc Van Dap Lưu Trữ