dieuphap.com Trang Chính |
|
Phật lịch 2544, Tl 2000
[05] Chánh Hạnh chuyển biên thành văn bản Thiền tập về pháp niệm tâm từ. Điểm đầu tiên về phương pháp niệm tâm từ hay những phương pháp thiền tập khác, được tìm thấy trong sự hướng dẫn của Đức Phật là thiền sinh tự đặt mình trong một tư thế thoải mái nhẹ nhàng như trong kinh điển diễn tả bởi Đức Phật tìm một nơi chốn thích hợp, trong một khung cảnh thích hợp để tâm tư không bị chi phối bởi điều gì. Ở trong trạng thái tư thế nhẹ nhàng đó, người hành thiền không tìm cách bắt buột chính mình như thế này hay như thế kia, hoặc giả có sự thúc bách bản thân để đạt đến trạng thái này hay trạng thái khác, cũng có thể ghi nhận rằng một thiền sinh không cố gắng bắt buộc mình phải đạt đến trạng thái này hay trạng thái kia mà ở trong tư thế hoàn toàn thư giãn, nhẹ nhàng để làm những gì cần thiết trong phương pháp thực hành, chỉ vậy thôi. Thực tập thiền giống như chúng ta đang ở một cánh đồng rộng lớn gieo những hạt giống và những hạt giống ở đây là sự chú ý. Chúng ta đang hướng sự chú ý vào đối tượng thiền tập, chỉ đơn giản như vậy thôi. Chúng ta bắt đầu thiền tập với pháp niệm tâm từ bằng một thái độ thân thiện, từ hoà, gần gũi với bản thân của mình, với chính mình. Hãy bắt đầu bằng sự hướng tâm nghĩ đến một vài đức tánh đáng nhớ của bản thân mình. Có thể một lần nào đó, chúng ta tỏ ra rất rộng rãi, một lần nào đó chúng ta độ lượng, hoặc một lần nào đó chúng ta đã can đảm nói lên sự thật trong lúc thật dễ dàng nói dối. Những trường hợp đáng qúy như vậy nên được ghi nhớ và bây giờ chúng ta liên tưởng đến những điều đó như là một ghi nhận về cái đẹp, về những đức tính đáng quý của chính bản thân mình, dù chỉ ở trong một khuôn khổ giai đoạn giới hạn nào đó, nhưng chúng ta hãy bắt đầu niệm tâm từ bằng cách ghi nhớ những đức tinh đó. Người niệm tâm từ cũng có thể tưởng nghĩ đến một điểm khác, đó là sự mong cầu an lạc cho mình, sự mong cầu an lạc cho tất cả chúng sanh. Đó là điều hoàn toàn hợp lý, hoàn toàn có thể chấp nhận khi mình nghĩ đến an lạc và nghĩ đến một sự tha thiết mong cho bản thân mình được an lac và mong cho mọi người, mong cho tất cả chúng sanh được an lạc. Người tu tập tâm từ cũng có thể hướng tâm đến những gì mình thật sự mong mỏi cho bản thân, không phải là những ước nguyện mang tính chất ngắn hạn những ước nguyện mang tính chất bình dị, mà là những nguyện vọng chân chính những hoài bão bình sinh, những gì ngự trị cả một vùng rộng lớn trong tận đáy sâu của tiềm thức. Hãy nghĩ lại, hãy nhớ lại cái gì mình thực sự mong mỏi và bắt đầu từ đó. Có những câu nói lên ước nguyện tinh thần của mình đối với tự thân, nguyện cho con tránh được những hiểm nguy bất trắc. Những hiểm nguy ở đây gồm cả những tai ương chờ đợi từ bên ngoài, những tai ương mang tính cách ngoại giới. Những hiểm nguy ở đây có thể là những cạm bẫy trong tâm tư của mình, những thứ làm chúng ta có thể suy sụp khả năng tu tập, làm chúng ta chuyển hướng, những thứ làm chúng ta thối thất. Những hiểm nguy bao gồm cả hai phương diên nội tại và ngoại tại. Nguyện cho con được an lạc hay nguyện cho con được hạnh phúc, nguyện cho con được khoẻ mạnh, nguyện cho con sống với một tâm tư từ hoà, tất cả những điều đó là những ước vọng chân thành mà một người có thể mong mỏi cho chính mình. Chúng ta nói rằng nguyện cho con sống trong sự sung sướng hay sống trong sự thanh thản, điều đó có nghĩa sự thanh thản tìm thấy được trong công ăn việc làm, trong những bước chân đi trong cuộc đời và sự thanh thản trong nỗi đau. Chúng ta nguyện rằng nguyện cho con tránh được những hiểm nguy, nguyện cho con được an lạc hạnh phúc, nguyện cho con được khoẻ mạnh, nguyện cho con sống trong thanh thản. Chúng ta cũng có thể nguyện bất cứ gì mà ở đó chúng ta bắt nhịp được với nguyện ước vọng chân thành đối với bản thân mình nghĩa là bằng sự cảm nhận, bằng sự mong mỏi đó chúng ta thật sự rất từ hoà, rất thân thiện với bản thân của chính mình, cho nên sự mong mỏi đó, mong mỏi những tặng vật thật sự có giá trị có ý nghĩa và có lợi lạc với tự thân. Nếu hướng tâm gặp những nguyện vọng đó ở trong một tư thế rất tự nhiên không thúc bách mình phải như thế này hoặc giả mình phải như thế kia mà chỉ đặt để sự chú ý của mình vào điểm đó trong một tư thái hoàn toàn nhẹ nhàng, hoàn toàn thoải mái, trong sự mong mỏi của chính tự thân. Nguyện cho con tránh được những hiểm nguy bất trắc, nguyện cho con được an lạc, nguyện cho con được an lành, nguyện cho con được thanh thản. Thiền sinh thỉnh thoảng lập lại những nguyện vọng những ước muốn như vậy đối với chính bản thân của mình Sự phát triển tâm từ có thể được hướng cao hơn với sự liên tưởng đến những bậc ân nhân của mình. Những bậc hữu ân hay ân nhân là những người đã giúp đõ cho mình, đã rộng rãi với mình, những bậc đã mang lại lợi ích, mang lại hạnh phúc cho mình. Cũng có thể là những vị đã tạo cho mình một sụ tác đông lợi ích, những vị đó đã sách tấn đã khuyến khích một cách gián tiếp hoặc trực tiếp, đều là những bậc hữu ân. Cái gì mình mong mỏi cho mình, cái gì mình ước vọng cho bản thân, hãy hướng tất cả những ước vọng tốt đẹp đó đến các bậc hữu ân. Đối với những bậc hữu ân, chúng ta tưởng tượng chân dung của vị đó, hình ảnh của những vị đó. Chúng ta cũng có thể niệm thầm, không ra lời tên của vị đó, hoặc giả là tưởng tượng vị đó đang ngồi trước mặt, đang ngồi chung quanh chúng ta. Chúng ta thầm mong những bậc hữu ân đó được sự lợi lạc, được sự hạnh phúc như mình mong mỏi cho chính mình. Hãy nghĩ tưởng những việc làm mà những bậc hữu ân đó đã dành cho mình, hoặc nghĩ tưởng đức tánh cao quý của những vị đó và rồi dùng lời nguyện của tâm từ để hướng sự chú ý đối với các bậc hữu ân, mong cho những vị đó tránh được những hiểm nguy, được hạnh phúc an lạc, mong cho những vị đó khoẻ mạnh vô bệnh, mong cho những vị đó đuợc thanh thản.Mong mỏi cho mình như thế nào thì cũng mong mỏi cho các bậc hữu ân như thế ấy. Hãy nguyện cầu cho các bậc hữu ân được an lạc, được hạnh phúc, tránh khỏi những hiểm nguy, được khoẻ mạnh, được thanh thản. Nếu nhất thời không có bất kỳ hình ảnh của bất kỳ bậc hữu ân nào, chúng ta có thể liên tưởng được và liên tưởng với một hướng tâm mạnh mẽ thì hãy hướng nguyện vọng đó trở về với bản thân của mình để an trú thật sự trong lòng mình Hãy hướng tâm từ của mình về những người bạn, những thân hữu. Nên nhớ rằng chữ metta hay từ tâm có nghĩa là thân thiện. Hãy giống như một thứ tình bạn, hãy đem những nguyện vọng, những ước muốn cho bản thân mình, hướng sự ước muốn đó nghĩ về những người bạn, đem hình ảnh những người bạn, đưa những người bạn vào trong tầm chú ý của tâm từ, mong cho người bạn tránh được hững hiểm nguy, được an lạc, được khoẻ mạnh, được thanh thản như mong mỏi đối với chính bản thân. Hãy thử xem chúng ta có thể đem lòng từ mẫn đối với những người đó như đối với chính bản thân của mình không. Hãy nhớ một điều rằng những người đó cũng mong muốn được an lạc, được hạnh phúc như bản thân của mình vậy. Sự hướng tâm từ đến những người xa lạ, những người mình không thương cũng không ghét, những người chúng ta không có điều gì trong đời sống hằng ngày không có gì đặc biệt ưa thích hay là ghét bỏ. Hướng tâm từ về những người đó nghĩ tưởng tâm từ đến những người đó như là đối với bản thân của mình, hay là đối với những bạn hữu quen biết của mình. Tất nhiên đối với những người không quen bíêt, không thân thiết trong đời sống, chúng ta hoàn toàn không biết những người đó là ai, có bối cảnh sống như thế nào. Nhưng chắc chắn có một điều là những nguời đó, những chúng sanh đó, cũng giống như tất cả những chúng sanh khác trong cuộc đời, và cũng như chính bản thân của chúng ta luôn mong cầu được an lạc, mong cầu được hoan hỷ, mong cầu được thanh thản. Chúng ta hãy đem những nguyện vọng chính đáng nhất đối với bản thân mình, đối với thân hữu của mình hướng đến những người không quen bíêt, những người xa kẻ lạ, cũng giống như đối với bản thân mình. Phần hướng tâm từ tiếp theo là hướng tâm đến một người hay những người cực kỳ khó khăn trong đời sống của chúng ta. Những người vốn tạo ra cho chúng ta nhiều tai ương hoạn nạn, của bao ngày nhiều đau khổ trong quá khứ. Khi vào đầu buổi thiền tập của tâm từ chúng ta không thể hướng tâm từ về những người đó, nhưng sau khi đã có những nguyện vọng rất chân thành về hạnh phúc an lạc thanh thản cho bản thân, cho những người thân của mình, cho những bậc hữu ân, và cho những người xa lạ. Bây giờ là lúc ta nghĩ rằng những người vốn có những đó kỵ thù nghịch, những người oan trái gây nhiều phiền não cho chúng ta. Trong một tư thế sẵn sàng mong mỏi cho những người đó tránh được những hiểm nguy bất trắc, được hạnh phúc an lạc, được khoẻ mạnh, được thanh thản giống như mong mỏi cho bản thân, cho những người thân, cho những bậc hữu ân, cho những người xa lạ. Chúng ta niệm lòng từ đối với những người thù nghịch hãy nhớ một điều rằng không phải chúng ta đưa ra một lời nói trấn an, một lời nói tự an ủi hay cố gắng gượng gạo để nói rằng: “ Chuyện mà người đó gây ra cho mình , thật ra nó không quan trọng “ Hay chúng ta nói rằng: “ Những chuyện đó đối với mình không sao hết “ Chúng ta không cần phải như vậy. Nhiều khi đối với những người thù nghịch chúng ta hãy nhìn nhận bằng tất cả sự hiểu biết rằng, những người đó cũng giống như chúng ta, cũng mong mỏi được an lạc, cũng mong mỏi tránh được những hiểm nguy, cũng mong mỏi không bệnh hoạn, cũng mong mỏi được sống thanh thản. Hãy thừa nhận điều đó, hãy hiểu được điều đó, và thấy được tính nhất thể, tính tương quan giữa người đó và chúng ta trong thế gian này và sự nhìn nhận đó là sự nhìn nhận thật sự, chứ không phải là thái độ gượng gạo. Chúng ta không cần phải giải thích hay phải cố gắng bóp méo đi cảm giác trong lòng là mình thích hay không thích người đó và đối với kẻ thù hãy thành thật nhìn nhận với sự hiểu biết rằng những người đó cũng mong mỏi an lạc như chúng ta và tất cả các chúng sanh vậy . Hãy học cách để niệm tâm từ đối với những người thù nghịch, chúng ta liên tưởng mình cùng với những người đó đang cùng sống trong một hoàn cảnh, đang cùng đối diện với hiểm nguy, đang cùng đồng hành trên một con đường. Thay vì niệm lòng từ chỉ riêng cho mình hay những người đó, hãy niệm hãy nguyện rằng niệm cho chúng ta tránh được những hiểm nguy bất trắc, nguyện cho chúng ta được an lạc hoan hỷ, nguyện cho chúng ta được vô bệnh khoẻ mạnh nguyện cho chúng ta được thanh thản. Đặt mình vào trong vị thế của người đó và mong mỏi người đó và chính bản thân của chúng ta có những thứ tốt đẹp. Từ quan niệm nhân ngã vị kỷ tôi và anh, người và mình, bây giờ chúng ta đổi sang một ước nguyện gom chung cả hai lại, chúng ta hay là cả hai sẽ được những gì tốt đẹp. Hãy thử làm như vậy trong thực hành niệm tâm từ của mình. Nếu trong lúc đang hướng tâm từ đến những người thù nghịch, và tự thân người thiền sinh cảm thấy khó chịu, bực bội khổ sở đừng cố gắng né tránh hoặc giạt sang một bên, hãy đem tâm từ hướng trở lại với bản thân của mình, nguyện cho con được an lạc, nguyện cho con được thanh thản nhẹ nhàng, và sau khi hướng tâm từ về bản thân của mình, thấy rằng tâm tư đã lắng đọng, chúng ta có thể trở lại hướng tâm từ đến với những kẻ thù của mình. Sau khi đã đem tâm từ nghĩ tưởng đến những người thù nghịch. Chúng ta hướng tâm từ đến tất cả chúng sanh trong cuộc đời này. Trong truyền thống của kinh điển, sự hướng tâm thể nhập khung cảnh của vô lượng, của không có giới hạn, không có phân biệt, một trạng thái hoàn toàn không biên giới, nguyên cho tất cả chúng sanh tránh được những hiểm nguy bất trắc, nguyện cho tất cả chúng sanh được hoan hỷ an lac, nguyện cho tất cả chúng sanh được vô bệnh khoẻ mạnh, nguyện cho tất cả chúng sanh được thanh thản. Mở rộng tâm tư của mình, không phân biệt, không giới hạn, không loại trừ bất cứ một chúng sanh nào, mong cho tất cả chúng sanh được an lạc. Chúng ta cũng có thể hướng tâm từ đến những thành phần mang tính tương phản khác biệt, đối ngược lẫn nhau. Lấy ví dụ chúng ta nguyên cho tất cả những người nam được an lạc và nguyện cho tất cả những người nữ được an lạc. Quan niệm đối với người nam, đối với người nữ đôi khi cũng là một lằn ranh, là một bức tường trong sự nghĩ tưởng của chúng ta đối với sinh hoạt hằng ngày. Bây giờ dưới ánh mắt của tâm từ, chúng ta xoá bỏ rào ngăn ngại đó, nguyện cho tất cả người nam được an lạc, nguyện cho tất cả người nữ được an lạc. Hành giả cũng có thể luyện tâm từ đối với những bậc thánh, đối với những bậc trong sạch, thanh tịnh giác ngộ và đối với những phàm nhân, những người còn nhiều phiền não trong đời. Biên giới ngăn cách giữa phàm và thánh trong tầm nhìn của chúng ta cũng là điều cần được nói lên tại đây trong tầm nhìn của tâm từ. Ở mức độ nào đó chúng ta có thể có khả năng hướng tâm từ với tất cả đối tượng chúng sanh hiện khởi trong tâm tư. Xin nhớ lại phương pháp tập luyện tâm từ tại đây là làm sao chúng ta có thể đem tâm tư từ hoà để nghĩ về bản thân của mình, nghĩ đến tất cả chúng sanh mà không nghĩ phải quan hệ như thế này hay quan hệ như thế kia. Tâm từ ái không phân biệt, không loại trừ, không tách biệt, thấy được tất cả chúng sanh đều giống nhau, đều mong mỏi được an lạc như chính bản thân của mình. Hãy từ từ mở mắt ra bằng tâm tư nhẹ nhàng, cảm được những cảm giác trong thân của mình, chánh niệm cái tê nhức, cái mỏi trong thân và bằng một tâm tư được gội nhuần trong tâm từ. Thử xem chúng ta có thể đem những lời mong mỏi từ ái đó vào trong sinh hoạt của mình. Thử xem chúng ta có ứng dụng được những điều đó đối với những người chung quanh và đối với mình. Buổi tập hành thiền với pháp niệm tâm từ vừa được hoàn mãn. Trong phần hướng dẫn có một vài điểm cần được lưu ý tại đây: _Trước nhất một người tu tập tâm từ mong mỏi điều tốt đẹp cho bản thân, đó là điều hoàn toàn hợp tình hợp lý và điều đó có một ảnh hưởng rất tốt nếu chúng ta biết rõ ràng. Lấy ví dụ khi mình mói rằng mong cho con được an lạc, mong cho con được thanh thản, điều đó giống như khi chúng ta mong mỏi đi tìm một ly nước trong lúc khát. Điều đó không có gì là đúng sai phải quấy, đó là một chuyện rất tự nhiên. Chúng ta mong mỏi tránh được những hiểm nguy bất trắc, điều đó tương tự như chuyện trời lạnh mình mở lò sưởi lên làm ấm bản thân. Không có điều gì phải chỉ trích, không có điều gì gọi là không nên. _ Điểm thứ hai trong pháp dưỡng tâm từ là nên phânbiệt rõ cái gì gọi là ích kỷ trong đời sống của mình. Mong cho mình được an lạc, mong cho mình được hạnh phúc không phải là điều ích kỷ. Ích kỷ là khi nào mình mong cho mình được mà không thể mong chongười khác được. Chúng ta nấu một bữa ăn cho chính bản thân của mình, làm một ly trà cho mình uống, cái đó không gọi là ích kỷ. Ích kỷ khi nào mình cho mình một ly nước khi mình đang khát nhưng lai không muốn cho người khác cùng uống được ly nước đó. Chúng ta thường nghĩ sai về vấn đề này, nghĩ rằng mong muốn cho bản thân của mình được an lạc, chăm sóc bản thân của mình, đó là thái độ ích kỷ là điều chúng ta cần bỏ đi. Tinh thần của tâm từ là hiểu được mình mong cho mình được an lạc thì người khác cũng như tất cả chúng sanh cũng mong mỏi như vậy và chúng ta nhìn nhận điều đó nhìn nhận bằng tất cả sự cảm thông của mình. _ Một điều nữa khi chúng ta tu dưỡng về tâm từ, chúng ta nhận rằng sự phát triển của tâm từ phải đi theo một trình tự cần thiết. Không thể nào mình đang giận một người nào đó mà mình phải ngồi xuống ngay và nói rằng mong cho người đó được an lạc, rất khó. Hãy cho chúng ta một không gian rộng lớn, để khi chúng ta ngồi xuống bằng tất cả tâm tư thanh thản, bằng tất cả tâm tư lắng đọng mong cho bản thân được an lạc, mong cho những người thân được an lạc, mong cho những người xa lạ được an lạc và sau khi tâm từ đã được ổn cố, sau khi tâm từ đã được vững chải thì bấy giờ chúng ta mong cho những người thù nghịch được an lạc. Đó là một nghệ thuật một phương pháp thích hợp nhất để luyện tâm của mình. Nhiều khi mình đòi hỏi mình phải có tâm từ nhưng không biết cách để dẫn dụ tâm từ. Làm việc có phương pháp làm việc sẽ tốt, tu tập có phương pháp có nhiều thành đạt và do vậy phương pháp ở đây rất quan trọng. _ Một điểm khác trong cách tu tập của Ngài Mahasi đó là thay vì lời nguyện tâm từ có tính chất chung chung. Ngài Mahasi dạy chúng ta đặt tưởng nghĩ đến một đối tượng cụ thể chứ không phải là cách nói hời hợt ở bên ngoài. Ví dụ chúng ta nói nguyện cho các bậc hữu ân được an lạc, đối với một số người đó chỉ là câu thoại đầu. Nhưng với phương pháp Ngài Mahasi khuyên rằng nên đặc biệt tưởng nghĩ đến một cá nhân. Như chúng tôi có một vị ân nhân trong quá khứ đã từng giúp đỡ, đã từng làm một việc mà chúng tôi cảm kích suốt cuộc đời không quên. Trong lúc thực tập tâm từ chúng tôi đem hình ảnh vị đó tưởng nghĩ đến vị đó mong rằng vị đó được an lạc, vị đó tránh được những hiểm nguy bất trắc. Chúng tôi mong như vậy. Nó mang tính cách đơn cử, đơn cử có nghĩa là chúng ta có một hình ảnh cụ thể chứ không phải là câu nói mơ hồ. Nguyện cho các bậc hữu ân được an lạc. Đối với kẻ thù cũng vậy. không phải chúng ta sống trong thời đại chém giết hay trong cuộc sống phải có những chuyện tranh đấu vật lộn với người nào đó chúng ta mới có thù hận. Khi ra đường có người làm cho chúng ta bực mình, những người trong gia đình tật đố ganh tỵ, trong công sở có những người đương đầu với mình. Một cách đơn cử chọn một người nào đó và niệm tâm từ đến những người đó. Có nhiều vị thiền sư tránh điều này, khi nói rằng nguyện cho con được an lạc, nguyện cho người thân được an lạc, nguyện cho những người xa lạ được an lạc, nguyện cho kẻ thù được an lạc. Thông thường lời nguyện đó có tính cách đại thể đại loại, không đơn cử một hình ảnh nào hết. Trong cách thiền của Ngài Mahasi, Ngài khuyên nên đơn cử ra một hình ảnh thực có. Khi đối diện với hình ảnh này chúng ta đến gần với cái thật của đời sống nhiều hơn. _Cũng từ bài học niệm tâm từ chúng ta thấy có một điểm khác biệt tại đây là trong phương pháp của Ngài Mahasi, Ngài khuyên thỉnh thoảng chúng ta nên có những lời nguyện, thấy bản thân và những đối tượng mà mình hướng đến là một, chúng ta gọi là nhất thể thay vì nguyện rằng nguyện cho con được an lạc, nguyện cho kẻ thù được an lạc. Chúng ta tưởng tượng mình đồng hội đồng thuyền, là người đồng hành với những người đó trong một hoàn cảnh, trong một hành trình và hãy nguyện rằng nguyện cho tất cả chúng ta được an lạc. Trong chữ chúng ta đó gồm cả tôi và quý vị, gồm bản thân và những người mình đang nghĩ đến. Cách niệm này mình hướng đến nhất thể. Mình cảm thấy rằng nếu như cả hai cùng sống trên một con thuyền lênh đênh giữa đại dương mênh mông hay là cả hai bất chợt rơi vào hoàn cảnh là phải băng ngang một khu rừng đầy hiểm nguy bất trắc. Lúc bấy giờ an nguy của người bên cạnh mình cũng là sự an nguy của chính mình, bấy giờ trong sự đồng hành đồng cảm đó mình có ước vọng như thế nào thì người đó có ước vọng như vậy. Nguyện cho chúng ta được an lạc, nguyện cho chúng ta tránh được những hiểm nguy bất trắc. _Trong pháp niệm tâm từ cũng dạy chúng ta rằng chúng ta phải thừa nhận những sự khác biệt, chúng ta phải thừa nhận những gì vốn dĩ không tránh khỏi hơn là cố gắng tự biện hộ, hơn là đưa ra một lời giải thích nào đó. Thí dụ có một người làm phiền mình, họ làm khổ mình. Bây giờ ngồi thiền mình nói rằng: “ Bây giờ mình tu rồi , mình không thấy gì hết, mình không buồn đâu” Không nên nói như vậy, hay nói rằng: “ Bây giờ mình tu rồi, ai làm sao cũng được “ Cách nói đó chỉ là cách nói đẩy đưa, nói lời không thành thật. Chúng ta hãy nói một lời chân thật những nguời đó đã tạo cho mình một cảm giác chua xót, có thể là đau đớn có thể là phiền muộn và không cần phải có một lời nào để nói về điều đó. Chỉ nên ghi nhận một điều người đó là một chúng sanh cũng mong mỏi được an lạc và bản thân của mình là một chúng sanh cũng mong mỏi được an lạc. Hãy tìm thấy một sự tương quan là trong đời này nếu chúng sanh được an lạc mình sẽ an lạc và mình an lạc chúng sanh cũng sẽ an lạc. Do vậy nguyện cho mình và người đồng an lạc. Đây là một điểm rất khó. Trong một gia đình ít khi chúng ta có thể tưởng tượng được những tương quan, mình luôn tìm thấy sự khác biệt, anh em sống chung với nhau bản thân mình nghĩ rằng miễn làm sao mình giàu có, miễn làm sao mình hạnh phúc, an lạc còn anh chị em , sao cũng được. Không phải như vậy, những người đó có liên quan đến mình, người đó có trái gió trở trời có bệnh hoạn hiểm nguy cũng ảnh hưởng tới mình. Có một sự liên đới vô hình, một sự liên đới chúng ta dẫy nẫy từ chối rằng không có, tôi với người d0ó khác biệt. Sự liên đới đó đối với người tu niệm tâm từ là điều mình phải nhìn nhận. _Trong pháp tu tập lòng từ cũng dạy chúng ta một việc.Tâm tư chúng ta vốn có sự phân biệt, loại trừ, có những hàng rào để cô lập chính mình. Một khi mình mở lòng ra, sống với tâm từ sanh khởi, chúng ta cho phép mình bơi lội trong một không gian rộng lớn, hoà mình trong biển mênh mông của từ ái. Mình không thấy rằng chuyển sang bên đây mình bị vướng, chuyển sang bên kia mình bị mắc. Sự vướng mắc như vậy không tìm thấy trong tâm tư của người niệm tâm từ. Nhưng phải được thực tập, phải có giai đoạn, và mất thời gian. Niệm về tâm từ là một kinh nghiệm lớn, ít nhất cho phép chúng ta tự mình đối diên với những cảm giác của mình đối với bản thân, những người chung quanh và tất cả chúng sanh. Điều này rất quan trong. Có những người thành kính quỳ trước những pho tượng trong các miếu đền, nhưng một người hiểu đạo thấy rằng, điều quan trọng đôi khi không phải là thần linh có hiển linh hay không mà điều quan trọng là mình thật sự có tâm từ đối với chính mình hay không. Tâm từ ở đây thật sự mình có từ hoà, có mong mỏi chánh đáng đối với bản thân của mình hay không ? Đối với cuộc đời và đối với bản thân mình phải có tâm từ. Đừng nghĩ rằng mình đem tâm từ đến cho người khác. Không phải. Một con người chỉ có thể có tâm từ đối với người khác khi người đó đối với bản thân của mình cũng với một tâm tư từ hoà và không có tội lỗi gì, không có điều gì đáng trách khi mình mong những gì tốt đẹp nhất cho bản thân mình. Nếu quý vị có điều gì mong mỏi cho mình được tốt đẹp nhất, chúng ta cứ mong mỏi.Ví dụ quý vị mong mỏi đoàn tụ với người thân, vượt qua được những tài chánh đời sống hằng ngày, mong rằng có những thành công trogn cuộc sống. Hãy biết những điều đó, hãy chân thành mong mỏi điều đó cho bản thân. Đôi khi chúng ta muốn nhưng dẫy nẫy nói rằng mình không muốn hoặc giả nghỉ rằng cái muốn đó là vị kỷ, cái muốn đó là phàm phu. Nếu mình thật sự muốn điều đó hãy đem tâm tư của mình nguyện cho mình đạt tới điều đó. Nhưng nguyện đạt đến điều đó không phải là sống trong hư tưởng mà nguyện cho mình đạt đến điều đó là một trạng thái hoàn toàn tâm từ đối với mình. Khác với những người ở chung quanh, người ta cầu nguyện như một lời năn nỉ với thần linh, người Phật tử sống bằng tâm từ là mong mỏi chân thành về sự an lạc hạnh phúc thanh thản đối với tự thân của mình và chỉ có người nào có tâm từ ái với bản thân của mình mới có tâm từ ái với những người chung quanh mình được và không có điều gì gọi là tội lỗi hay đáng trách. Đối với chuyên hôm nay có một người đến chùa xin một lễ cưới, để xin một lễ cầu phước. Quý vị nghe như vậy, thấy như vậy trong tâm tư quý vị biết rằng người đó đang theo đuổi một ước mơ một nguyện vọng lớn trong cuộc đời. Một cách đơn giản thôi, mong cho người đó được an lạc, mong cho người đó được thành tựu những hạnh phúc. Đó gọi là tâm từ. Tâm từ là một nghĩa cử cao thiện. Chữ phạn mettà cũng gần nghĩa với chữ mitta là tình bằng hữu nên chữ mettà chúng ta dịch là tâm từ cũng có nghĩa thái độ thân thiện. Thái độ thân thiện là không nuôi sự hiềm hận, khó khăn, đố kỵ. Đối với người mình nghĩ rằng hãy dành một thái độ tha thiết, họ muốn hạnh phúc cái gì mình đem đến hạnh phúc hãy mong cho người. Chúng ta đừng để đầu óc của mình ngự trị bởi tâm tư lúc nào cũng khó chiu. Chúng ta không bao giờ rộng rãi một chút hào phóng một chút để mang lại hạnh phúc hco người khác. Chỉ bằng một thái độ thân thiện trong tâm tư của mình mang lại hạnh phúc cho người khác và đặc biệt mang lại cho mình thì tại sao mình không làm, không nghĩ tới. Tất cả những tấm lòng, những việc làm mang lại ích lợi cho đời đều bắt đầu từ một hạt giống tâm từ, đó là sự mong mỏi chân thành trong lòng mình. Quý vị đừng nghĩ rằng mình phải làm việc từ thiện xã hội mới được gọi là tâm từ. Nếu chỉ có ý tưởng suông nhưng không thể hiện thì không đủ, nhưng muốn thể hiện trước nhật hạt giống từ ái phải được vun trồng trong tâm của mình. Có nhiều người đi làm việc từ thiện xã hội nhưng không biết trưởng dưỡng lòng từ, một lúc nào đó họ bỗng thấy ngao ngán cảm thấy phiền não. Họ không tìm thấy được những giá trị cụ thể, bởi vì trong tâm tư họ không có tâm từ. Quý vị cứ nuôi dưỡng tâm từ, đừng sợ, đừng nghĩ rằng tại sao ta không làm thế này làm thế nọ mà lại ngồi xuống tu tập tâm từ và như vậy người khác được cái gì. một người tu tập tâm từ, qua lời nói hành động của họ đi với lòng từ. Ai có lời nói hành động đi với lòng từ như trong kinh Pháp cú số 2 Đức Phật dạy: “ Ai nói hoặc làm với tâm tư hiền htiện hành phúc sẽ theo sau như bóng không rời hình “đối với bản thân của họ và đối với người chung quanh cũng vậy. Phương pháp niệm tâm từ là một phương pháp rất lợi lạc, hoàn toàn vô hại và rất cần đối với những thiền sinh thực hành thiền quán. Thỉnh thoảng có những giờ thức tập như vậy trong khoá thiền. Chúng tôi xin được kết thúc phần hướng dẫn tại đây sau buổi chuyển dịch bài thực tập của trung tâm IMS. |
|