dieuphap.com Trang Chính


Pháp Thoại

TT. Thích Giác Đẳng

Phật lịch 2544, Tl 2000


[03]
Thiền học theo phương pháp của Ngài Mahasi Sayadaw Đối diện với những phiền não chướng ngại ( 5 triền cái ) TT Giác Đẳng chuyển ngữ Việt - Ngày 02 tháng 1 năm 2006

Chánh Hạnh chuyển biên thành văn bản

Chúng ta có thể bắt đầu buổi hành thiền, và một lần nữa ngồi trong tư thế thoải mái, thư giãn, và như thường ngày trong giờ phút này chúng ta lắng nghe tất cả các âm thanh lớn nhỏ chung quanh và tập chú vào hơi thở. Hãy cảm nhận sự có mặt của chánh niệm, đó là một khả năng bén nhạy, không cần phải vật lộn với bất cứ điều gì. Hãy ghi nhận và có mặt hiện hữu trong giây phút hiện tại này. Hãy ghi nhận sự có mặt sự hoạt sự động của hơi thở, chỉ ghi nhận thôi mà không cố gắng không bắt hơi thở phải sâu, không bắt hơi thở phải như thế này như thế khác. Chỉ ghi nhận hơi thở ra vào hoặc giả là một cảm giác nào đó hiện rõ trong thân của chúng ta. Ghi nhận và chỉ ghi nhận bằng chánh niệm, chứ không phản ứng và không tìm cách để sửa đổi, nó phải như thế này nó phải như thế khác. Chỉ ghi nhận mà thôi.

Có thể hướng chánh niệm vào sống mũi, đặt chánh niệm ở đó để ghi nhận hơi thở ra vào, hoặc giả chú ý sự phồng xẹp của da bụng, sự đối diện của hơi thở ra vào.Điều chúng ta làm tại đây là theo dõi hơi thở ghi nhận không nhất thiết là chúng ta phải làm bất cứ điều gì cần thiết nhất tỉnh táo chánh niệm hơi thở ra hơi thở vào. Nếu có một cảm giác của thân xuất hiện, và nếu cảm giác đó quá mạnh khiến cho chúng ta gián đoạn sự chú tâm vào hơi thở, tạm thời chuyển sự chú ý của mình sang cảm giác đó.Ghi nhận sự có mặt của cảm giác đó.Không cần phảichống cự, không cần phải né tránh, đơn giản là dùng cảm giác đó trở thành đối tượng của chánh niệm, ghi nhận rõ trạng thái hay cảm giác đang xảy ra.Ghi nhận một cách nhẹ nhàng, thoải mái.Rồi có lúc một hay nhiều triền cái hay những pháp chướng ngại sanh khởi.Sự chánh niệm sự chú ý của chúng ta và trứơc nhất chúng ta phải học phương cách nhìn vào những chướng ngại đó như là đối tượng của chánh niệm. Năm triền cái hay năm pháp ngăn ngại:

1/ Tham dục hay là sự ham muốn

2/ Sân hoặc sự khó chịu, gịân dữ đối với những gì trái ý nghịch lòng

3/ Buồn ngủ, dã dượi, uể oải chúng ta thường gọi hôn trầm thuỵ miên

4/ Trạng thái tâm tán loạn laochao hay là phóng dật

5/ Hoài nghi

Điều sơ khởi hành giả phải học, đó là kiên nhẫn ghi nhận phản ứng của thân của tâm khi triền cái xuất hiện.Chúng ta hãy ghi nhận rõ và ghi nhận trong 5 triền cái xuất hiện thân phản ứng như thế nào, tâm phản ứng thế nào và đó là bài học bước đầu tiên khi ta đối diện với năm triền cái.Hành giả phải có khả năng hướng chánh niệm và ghi nhận những điều sâu kín những góc cạnh khó nhìn khó thấy của phiền não. Tham dục ham muốn sanh khởi chúng ta phải ghi nhận những phản ứng của tâm của thân, ghi nhận trạng thái đó không tránh né không bám víu, chỉ ghi nhận những trạng thái tự nhiên của nó.Nó là gì, ảnh hưởng của nó đối với thân tâm chúng ta ra sao, tất cả đều được ghi nhận.Hành giả có thể hướng về chánh niệm để ghi nhận để cảm nhận nhưng không đánh giá không khen chê đối với những phiền não, chỉ cảm nhận thôi.

Có thể sự giận dữ hiện ra, chỉ ghi nhận mà thôi, có thấy được không, có cảm được không, một sự ghi nhận một sự cảm nhận, không phê phán, không chống trả, không bực tức, chỉ là có mặt hiện hữu ghi nhận một cách tỉnh táo rõ ràng trạng thái giận dữ của cái không hài lòng đang có mặt, chỉ đơn giản như vậy thôi.

Để có thể ghi nhận những phiền não này chúng ta có thể cảm nhận được trạng thái khác biệt của chúng, có thể nhìn thấy chúng tồn tại trong bao lâu, có thể nhìn thấy sự phản ứng của thân của tâm chúng ta như thế nào, đã ảnh hưởng đã chịu ảnh hưởng của phiền não đó đối với chúng ta như thế nào. Cái cường độ và sự chấm dứt của phiền não đó đều là những khía cạnh để chúng ta có thể ghi nhận.Khi các phiền não xuất hiện thân chúng ta như thế nào, cảm thấy căng thẳng, cảm thấy sống sượng không như ý, ghi nhận những ảnh hưởng đó, các phiền não đối với thân.Hãy ghi nhận nhiệt độ càng lúc càng lớn, hãy ghi nhận cảm giác khó chịu có khi nhức nhối của thân, đó là những phản ứng của thân đối với những pháp triền cái này. Sự ghi nhận đối với các pháp triền cái được ghi nhận đối với cơn giận xảy ra, chúng ta không có ý giải thích, không cố ý để tạo ra cơn giận đó, những giải pháp để phê phán sự giận dữ đó, chúng ta cũng không có ý giải thích, tại sao như vậy, đơn giản ghi nhận sự có mặt của cơn giận. Thời gian tồn tại cũng không đếm những ảnh hưởng đối với thân với tâm của chúng ta nhất là của thân.Những phản ứng của thân, chỉ ghi nhận thôi.Nên nhớ rằng tạị đây chúng ta không đánh giá đó là điều tốt điều xấu, không giải thích tại sao như vậy chỉ đơn giản ghi nhận sự có mặt của cơn giận, chỉ vậy thôi.

Có thể phiền não sanh khởi là hôn trầm thuỵ miên, tức là những trạng thái dã dượi uể oải buồn ngủ.Hãy ghi nhận sự nặng nề của thân, sự buông sụp xuống của mắt và cái cảm giác đi kèm theo sự buồn ngủ uể oải. Ghi nhận những ảnh hưởng của thân khi hôn trầm thuỵ miên xuất hiện.Chúng ta cũng có thể ghi nhận những phản ứng dây chuyền do hôn trầm thuỵ miên mang lại như sự mệt mỏi, trạng thái uể oải và những điều này không phải là điều chúng ta thích hay không thích, phản ứng cách này hay cách khác, ghi nhận như là một hệ quả tự nhiên sự hôn trầm thuỵ miên không xuất hiện. Chúng ta hãy cẩn thận ở điểm này đối với hôn trầm thuỵ miên thì sự tập chú không còn phải bén nhạy, lờ mờ khi hôn trầm xảy ra, hãy làm mỗi ngày một chút và làm rất rõ ràng ghi nhận ra vào của hơi thở, ghi nhận những cảm giác biến chứng của hôn trầm thuỵ mien. Những điều đó phải rõ nét, những điều đó phải được tập chú mỗi lần một đối tượng mà thôi. Khi những thứ này càng rõ ràng hôn trầm thuỵ miên sẽ giảm đi như trong sự chi phối của hôn trầm thuỵ miên nếu chúng ta hướng tâm nhiều thứ một lúc nó sẽ làm cho sự mù mờ càng lúc càng mờ mịt. Thông thường khi chúng ta dã dượi uể oải, như khi nãy có nói hôn trầm thuỵ miên chiếm ngự, chúng ta thường hướng chánh niệm của mình một cách êm đềm hoặc giả nghĩ đền dài rộng.Điều này làm cho chúng ta giảm khả năng tinh tế lắng nghe, hãy cố gắng tập trung một điểm thôi.Chú tâm với sự tỉnh táo trọn vẹn trong một hơi thở.Nếu mình chỉ sống trong một hơi thở và với tất cả sự chú tâm vào một hơi thở, một điểm Ở đây nói một điểm rất tế nhị, tập chú nhiều quá có thể dẫn đến tình trạng hôn trầm thuỵ miên. Nhưng nhìn vấn đề tổng quát quá có thể làm cho chúng ta lờ mờ và nó cũng tạo ra hôn trầm thuỵ miên.Quan trọng phải có một điểm rõ ràng và chánh niệm phải được xạy dựng trên điểm đó.

Có thể phiền não xảy ra phóng dật hay trạo cử hay tán loạn lao chao, giống như đối diện với những phiền não trước, điểm quan trọng chúng ta nhìn nhận, đừng sợ, đừng quýnh quáng trong sự chống lại.Biết rằng đó là sự kết cấu của nhiều nguyên nhân nó không rắn chắc như chúng ta tưởng, nó đến và đi, đó là thứ phiền não chi phối tâm của chúng ta và rồi sẽ biến mất Không có điều gì phải sợ mà phải chống chế lại hãy ghi nhận sự chi phối của phiền não, sự phóng dật trong một thời gian ngắn nào đó.

Khi sự tán loạn lao chao hay phóng dật hiện ra chúng ta thường ghi nhận sự mỏng mảnh phù du của chúng, ghi nhận cái nhìn sai lầm của chúng ta với chúng.Chúng ta nhìn sự chi phối của phóng dật như là cái gì rắn chắc như là cái gì chúng ta không thể chống đỡ nổi. Trong thực tế không có việc gì đến nổi để chúng ta nghĩ rằng nó thế này nó thế kia mà chỉ ghi nhận sự có mặt của phóng dật, không thách thức gì cũng không sợ hãi nó chỉ có mặt ngắn thôi, xuầt hiện và biến mất và chúng ta phải có khả năng ghi nhận bén nhạy trước sự tán loạn lao chao.

Hãy coi sự tán loạn lao chao đó nó xảy ra như thế nào, nó phù du như thế nào. Và đối với phóng dật chúng ta có thể tìm thấy được sự quân bình năng lực trong thân của chúng ta như đối với hôn trầm thuỵ miên. Nhìn phản ứng của thân tìm lại mức độ trung bình vừa phải của thân. Chính sự quân bình sẽ điều hoà chánh niệm. Khi nhìn những phiền não chướng ngại chúng ta luôn luôn tìm những biến chứng những phản ứng của thân, sự chống trả hoặc một cảm giác chi phối chiếm ngự những điều mình ghi nhận chứ không phải là điều để có phản ứng. Hãy lắng nghe và lắng nghe thật rõ ràng, để ghi nhận và hiểu rằng chính những phiền não đó là những phản ứng của thân tâm.

Khi sự hoài nghi hay sự ngờ vực trong tâm sanh khởi. Cũng giống như những phiền não trước chúng ta cũng ghi nhận và đối với hoài nghi hay là nghi hoặc, điều quan trọng ở đây chúng ta ghi nhận không phải cái gì mình nghi hoặc hay tìm câu trả lời cho sự hoài nghi đó. Đó chính là trạng thái, là hình tướng của sự hoài nghi, là đối tượng để chúng ta ghi nhận. Phải đặt chánh niệm đúng chỗ. Mấu chốt giải quyết ở đây là sự hoài nghi, sự ghi nhân hoài nghi, sự ghi nhận sanh tâm ngờ vực chứ không phải tìm câu trả lời cho những ngờ vực. Hành giả phải tỉnh táo ghi nhận rằng nghi hoặc chỉ là những chi phối tự nhiên. Khi mình đi vào thế giới của những điều mới lạ và thường khi phải đối diện với nhiều điều khó chịu không thể tránh khỏi sự hoài nghi hoặc nghi hoặc sanh khởi. Điều mà hành giả cần làm là chỉ đơn giản ghi nhận và xem sự hoài nghi đó là điều tự nhiên xem sự do dự trong tâm là điều vốn không cần có. Chánh niệm là không cố gắng tìm ra giải pháp mà chánh niệm là có thể ghi nhận những phản ứng, những biến chứng của hoài nghi một cách rõ ràng. Để cho hoài nghi đó tự đến tự đi chứ không tìm ra một gải pháp một lời giải thích hay là một sự cố gắng nào để thoả mãn sự hoài nghi đó. Giải thích để thoả mãn sự hoài nghi không phải là việc mà hành giả làm tại đây. Một điểm tương đối tế nhị hành giả có thể thử nhìn sự sanh khởi, ghi nhận sự sanh khởi của những pháp chướng ngại. Một khi đã quen thuộc những lúc triền cái này phát sanh chúng ta sẽ sớm dừng không để không tiếp tục theo dõi làm cho triền cái này tăng trưởng sau khi đã tồn tại quá lâu. Cảm nhận ghi nhận sự xuất hiện sự có mặt sự tồn tại và ảnh hưởng của các triền cái bằng một thái độ khoan hòa tỉnh táo và thỉnh thoảng quay trở lại với hơi thở. Hơi thở là căn cứ địa chúng ta phải trở về, nhưng nếu triền cái xuất hiện quá đậm nét, quá rõ rệt, chúng ta vẫn tiếp tục ghi nhận những triền cái đó. Nhưng thỉnh thoảng sau khi ghi nhận, ta trở lại với hơi thở. Sự trở về với hơi thở đặc biệt có ảnh hưởng quan trọng đối với hành giả trong lúc thực hành thiền định, bởi vì hơi thở luôn có mặt, chúng ta chỉ ghi nhận hơi thở chứ không cần phải làm gì với hơi thở, không cố gắng để can thiệp, không cố gắng để xua đuổi, không cố gắng làm sanh khởi, chỉ ghi nhận đó là những cảm xúc tối cần của chánh niệm. Một khi chúng ta có thể nhìn những triền cái giống như chúng ta nhìn hơi thở, có nghĩa là chúng ta có thể học được cái nhìn thực sự của chánh niệm những cảm nhận những ghi nhận, quan sát chứ không chạy theo, không nhập cuộc, không dự phần, chỉ đơn thuần ghi nhận. Sự trở về với hơi thở và bài học từ hơi thở giúp cho chúng ta thật nhiều khi đối diện với hiện tại. Chúng ta ghi nhận sự sanh khởi của triền cái đó là dấu hiệu thời gian lúc đầu chúng ta cảm nhận những triền cái, khi những thứ này xuất hiện khá lâu, chánh niệm bị chúng chi phối đến mức độ làm cho chúng ta khó chịu khó nhận thấy được. Nhưng càng có kinh nghiệm càng hành thiền lâu chúng ta càng có khả năng đến gần với điểm bắt đầu hay điểm đối diện với sanh khởi của triền cái.Đó là điều quan trọng chúng ta ghi nhận đối với 5 chướng ngại này. Hành giả có thể ghi nhận tư thế toạ thiền của mình, ghi nhận sự hiện hữu của thế giới chung quanh. Hãy thử xem hy vọng một ngày mai chúng ta có khả năng chánh niệm dựa trên các triền cái như thế nào, có khả năng thấy sự xuất hiện các triền cái, có khả năng cảm nhận sự chi phối các triền cái và có khả năng thấy được biến chứng các triền cái mang lại. Hành giả có thể thấy được rằng mình có thể có khả năng để vượt thoát để giải thoát ra những sự chi phối đó hay là chúng ta bị cuốn hút bởi những triền cái đó. Những điều đó là những kinh nghiệm mỗi hành giả có thể tìm thấy trong đời sống hằng ngày.

Vừa rồi chúng ta đã dành thì giờ lắng nghe phần hướng dẫn được thực hiện bởi trung tâm thiền định IMS. Trong phần này nói về khả năng đối diện với những pháp triền cái hay là những pháp ngăn ngại. Có 5 pháp triền cái chúng ta đối diện tại đây là tham dục, sân hận, hôn trầm thuỵ miên, phóng dật, hoài nghi. Mỗi một triền cái này có một trạng thái khác nhau, nhưng công việc thái độ đối diện của hành giả tương đối giống nhau đó là quan sát, ghi nhận sự xuất hiện sự chấm dứt trạng thái biến chứng của những triền cái này nhưng không phê phán, không cố gắng kéo dài, không cố gắng tạo ra cũng không cố gắng để giải thích tại sao như vậy, tại sao ham muốn, tại sao mình lai ngờ vực về việc gì đó. Khi những ngờ vực sanh khởi hành giả không tìm cách thoả mãn sự ngờ vực bằng cách tìm một câu trả lời hợp lý .Công việc ở tại đây là chỉ đơn thuần ghi nhận trạng thái sân tâm, nghi hoặc. Ghi nhận trạng thái sân tâm nghi hoặc đó ta ghi nhận được những gì nó ảnh hưởng, tác động trong thân của chúng ta. Trong nhiều trường hợp chánh niệm càng lớn mãi càng tỉnh táo, chúng ta càng có khả năng bám sát vào thực tại. Ví dụ như trong trường hợp hôn trầm thuỵ miên có trường hợp dã dượi buồn ngủ hành giả không cố gắng để hình ảnh quá lớn bởi vì khi chúng ta ôm đồm nhiều thứ quá chúng ta càng ngờ vực càng mù mờ những gì xảy ra với thân với tâm. và khi chúng ta càng ngờ vực giống như một màn sương, bấy giờ chúng ta làm mất di khả năng bén nhạy của chánh niệm. Do vậy việc của hành giả làm thế nào quen thuộc ghi nhận và cái khó ở đây là điểm nào đáng ghi nhận, những điểm nào cần ghi nhận thậm chí có đôi lúc như trong bài hướng dẫn chúng ta có thể ghi nhận trạng thái nặng nề của thân, những gì xảy ra đối với mắt chúng ta khi buồn ngủ xuất hiện. Những biến chứng những tác động Nói tóm lại là nhựng phản ứng dây chuyền của thân của tâm đối với 5 triền cái đều được ghi nhận và nên nhớ chúng ta không đứng trên cương vị của một người tạo ra điều đó hay là phản ứng những điều đó hay tìm cách giải quyết điều đó. Khi chúng ta tìm cách giải quyết chúng ta đánh mất đi sự quan sát ghi nhận bén nhạy của chánh niệm. Đó là cách một thiền sinh một hành giả đối diện với các pháp chướng ngại. Chúng tôi hy vọng rằng bài hướng dẫn hôm nay sẽ giúp cho quý vị phần nào trong giờ hành thiền đối diện với những pháp triền cái hay chướng ngại tham dục, sân hận, hôn trầm thuỵ miên, phóng dật, hoài nghi khởi sanh. Xin kết thúc bài hướng dẫn tại đây.

 

 


| | trở về đầu trang | Trang Chính |

© 2006 dieuphap.com. All Rights Reserved. Kỹ thuật trình bày nội dung: Minh Hạnh & Chánh Hạnh |