dieuphap.com Trang Chính |
|
Phật lịch 2544, Tl 2000
[02] Chánh Hạnh chuyển biên thành văn bản TT Giác Đẳng: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .Lớp thiền học đã được khai giảng khá lâu.Trong nhiều tháng qua chúng ta đã đi qua một số các bài giảng như kinh tứ niệm xứ, kinh giáo giới La Hầu La, kinh sáu sáuv.v…Chúng tôi đắn đo rất nhiều về việc tổ chức lớp học này.Sư Trưởng rất trang trọng môn thiền học trong chương trình giảng dạy.Thật ra chúng tôi chưa bao giờ hướng dẫn hành thiền trực tiếp qua paltalk. Đôi khi những buổi hướng dẫn như vậy thường tại chùa và các khoá tu học hang năm chúng tôi tổ chức đó đây.Chúng tôi cũng ngại rằng quý Phật tử đến với chương trình với rất ít những chuẩn bị cần thiết cho lớp học này.Qua nhiều tuần lễ với các bài kinh được trình bày, hôm nay chúng ta bước vào một thí nghiệm mới.Trong chương trình sắp tới chúng ta sẽ có 16 bài học về thực tập thiền quán.Những bài học này ví như quý vị đang có mặt tại trường thiền.Chúng tôi không biết có Phật tử nào thỉnh thoảng tự đặt câu hỏi rằng Khi mình đến một trường thiền hay một trung tâm tu tập thiền định chúng ta sẽ được hướng dẫn như thế nào? Chắc chắn rằng những gì chư Tăng trình bày mỗi tuần vào thứ bảy, cho dù trình bày một cách đại lược hay chi tiết.Hoặc giả cho dù chúng ta trình bày thẳng từ những bài kinh trong chánh tạng, những điều đó hoàn toàn là lý thuyết.Chúng ta không thể áp dụng thực hành được và thực sự chúng tôi không có dụng tâm những điều đó cho quý vị thực hành. Trong 16 tuần lễ kế tiếp đây, chúng tôi hy vọng rằng gửi đến quý vị một phương pháp trực tiếp được giảng dạy bởi trung tâm IMS tức Insight Meditation Society.Một trung tâm có thể nói rằng duy nhất về thực tập thiền quán Vipassana tại Hoa Kỳ.Ngài Mahasi qua nhiều học trò của Ngài và một số môn đồ khác, đã có những đóng góp lớn cho ngành thiền học Hoa Kỳ.Qua đó năm nào cũng có những thiền sinh lớn và những thiền sinh này một số lớn đã trở về chính nơi sinh sống của mình để hướng dẫn cho những người khác Ở đây có ba điểm chúng tôi đặc biệt lưu ý các Phật tử. Điểm thứ nhất đây là buổi hướng dẩn thực hành không phải trình bày về lý thuyết do vậy quý vị có thể nhắm mắt tưởng tượng rằng quý vị đang ngồi phía trước vị thiền sư hay người hướng dẫn quý vị thực hành và trong sự hướng dẫn đó có những giờ phút im lặng chúng tôi khi phát thanh lại chương trình này chúng tôi để điều đó không thay đổi.Có nghĩa là trong room sẽ qua những giây phút im lặng. Điểm thứ hai người ta cố gắng thực hiện những băng ghi âm này có giọng nam và có giọng nữ.Chúng tôi biết rằng một số vị Phật tử hành thiền có mặc cảm nghĩ rằng người hướng dẫn mình phải là một thiền sư thường là người nam và không thích hành thiền với những băng ghi âm giọng nữ hướng dẫn. Điều đó không có gì chính xác hoặc thích hợp hết.Chúng ta nói thẳng ngày hôm nay những người hướng dẫn thiền định tại các trung tâm thiền có nam có nữ vả có những người phải nói rằng họ rất đặc biệt trong khả năng hướng dẫn của mình như bà một thiền sư người Ấn . Điểm thư ba chúng tôi chưa thực hiện được một mixer ,một dụng cụ để hoà âm, do đó chúng tôi phải dung hai mic tại đây trong hai nick khác nhau.Trong lúc chúng tôi xử dụng như vậy hơi mất thì giờ một chút, chung tôi mong rằng quý vị sẽ kiên nhẫn Trong lớp học ngày hôm nay, chúng ta sẽ nghe sự hướng dẫn thực tập thiền định giống như chính quý vị đang có mặt tại Insight Meditation Society tức là tại Trung tâm thiền định.Khoảng cách giữa sự hướng dẫn này qua sự hướng dẫn khác có những giây phút im lặng.Chúng ta hãy tôn trọng sự im lặng như vậy. Một điều chúng tôi xin đặc biệt nhắc quý vị tại đây một thiền sinh khi ngồi trước mặt vị thiền sư trong lớp hướng dẫn không nhất thiết thiền sinh có một bối cảnh hoàn toàn yên lặng.Dĩ nhiên trong trường thiền người ta tính tất cả những âm thanh là những gì đem tới lợi lạc, những giờ phút đó là những giờ phút vị thiền sư rót vào tai những thiền sinh những điều dăn dò cần thiết kể cả những nhắc nhở mang tính cách chung chung như là những lợi lạc .Khi vị thiền sinh có căn bản rồi không cần phải theo như vậy nữa, nghĩa là có thể hành thiền nơi thanh vắng một mình.Chúng ta với tâm tư mở rộng dù rằng quý vị có thích hay không thích.Đó không phải là vấn đề quan trọng.Điều quan trọng đầu tiên là chúng ta hãy lắng nghe và nghe cho thật kỹ và sau đó chúng ta sẽ có phần thảo luận. Thực tập thiền quán về hơi thở.Để bắt đầu cho sự thực tập về hơi thở chúng ta hãy dành một chút thì giờ để chú ý đến những âm thanh.Những âm thanh đang hiện hữu chung quanh chúng ta và ngay trong thân chúng ta.Tại sao chúng ta chú ý đến âm thanh?bởi vì những âm thanh đó xuất hiện một cách tự nhiên, tồn tại một cách tự nhiên.Chúng ta không tạo ra những âm thanh đó, mà chỉ lẳng lặng lắng nghe.Thái độ lẳng lặng lắng nghe nhưng không dự phần tạo nên, đó là bước đầu của sự thực tập thiền quán.Hãy để tâm tư của chúng ta được thư thái, chúng ta không cần phải cố gắng để làm gì.Chỉ lắng nghe thôi, không tạo nên không tưởng tượng ra bất cứ thứ gì.Bằng một tâm tư rộng mở với sự lắng nghe khách quan chúng ta hãy bắt đầu quan sát hơi thở. Đầu tiên để tạo ra sự chú ý rõ rệt đối với hơi thở của mình chúng ta hãy hít vào thật sâu và từ từ thở ra.Những hơi thở sâu và thở ra từ từ sẽ giúp cho chúng ta lắng nghe và thật sự chú ý vào hơi thở của mình.Sau vài ba hơi thở thật sâu và thật đậm bây giờ hãy thở tự nhiên.Hãy để tâm đến những hình thái rõ nét của hơi thở hoặc là hơi thở vào hoặc là hơi thở ra hoặc là phồng hoặc là xẹp.Không cần phải điều khiển như thế này hay đòi hỏi hơi thở như thế kia.Tất cả chỉ cảm nhận, cảm nhận hơi thở đang hiện hữu và thấy được trong sự hiện hữu đó hơi thở đang vào hay hơi thở đang ra hoặc da bụng chúng ta đang phồng hay đang xẹp.Hãy ghi nhận như vậy đó là một sự cảm nhận một cách rõ ràng đối với sự có mặt của hơi thở.Khi tâm của chúng ta không tập trung được lúc bấy giờ nó suy nghĩ việc này hay chạy theo việc khác.Đừng phản ứng quá mạnh mẽ và nên nhớ rằng đó là thói quen vốn tự nhiên.Biết rằng đó là thói quen vốn tự nhiên,chúng ta với thái độ rất điềm tỉnh rất nhẹ nhàng nối lại sợi dây chánh niệm ,nối lại làm thế nào chánh niệm trở lại với hơi thở của mình.Sự kết nối đó có thể thực hiện với ý thức rõ ràng rằng tâm vốn phan duyên không tập chú và chỉ cần một chút kiên nhẫn một chút điềm đạm với chính mình chúng ta có thể ghi nhận sự phóng tâm đó và trở lại với hơi thở.Thông thường những hành giả tu tập cố gắng để đạt tới một trạng thái nào đó. Làm thế nào để thở một cách khoan thai thở một cách đúng phương pháp.Nên nhớ rằng vấn đề quan trọng không nằm trong hơi thở.Điểm quan trọng nằm ở khả năng chú ý chánh niệm của mình.Chúng ta không cần phải tìm tòi học hỏi, chúng ta cũng không cần phải điều khiển hơi thở.Chúng ta không cần làm gì đối với hơi thở chỉ chú ý hơi thở thôi.Hơi thở chậm cũng được, nhanh cũng được, tư nhiên cũng được, không tự nhiên cũng được Nếu điều này làm cho chúng ta bối rối chúng ta có thể dừng lại một chút.Sự im lặng lắng nghe những âm thanh ở xung quanh làm cho chúng ta chợt nhận ra rằng mình có rất ít dự phần tạo ra những âm thanh đó, những âm thanh đó đến tự nhiên ra đi tự nhiên.Chúng ta lắng nghe thôi.Sự thí dụ lắng nghe âm thanh giống như sự quan sát hơi thở.Chúng ta không cần phải làm bất cứ điều gì với hơi thở.Chỉ lẳng lặng quan sát hơi thở đồng hành với hơi thở và trong sự tinh tế hơn chúng ta hãy để ý đến sự bắt đầu và sự chấm dứt với hơi thở .Hoặc giả là sự bắt đầu của hơi thở vào sự chấm dứt của hơi thở vào.Sự bắt đầu của hơi thở ra và sự chấm dứt của hơi thở ra và khoảng cách rất ngằn ngủi giữa hơi thở vào và hơi thở ra cũng như khoảng cách rất ngắn ngủi giữa hơi thở ra và hơi thở vào.Cũng có một số người ghi nhận hơi thở bằng sự phồng xẹp của da bụng.Chúng ta cũng có thể từ chỗ phồng xẹp đó mà ghi nhận sự bắt đầu của trạng thái bụng phồng lên cho đến khi da bụng không phồng nữa và bắt đầu xẹp xuống.Trạng thái phồng xẹp hay ra vào chúng ta có thể ghi nhận sự bắt đầu sự chấm dứt và khoảng giữa giữa hai trạng thái này. Trong lúc theo dõi hơi thở đừng cố gắng nặng nề bám lấy hơi thở, hãy thở một cách thoải mái và nếu tâm tư của mình bị phan duyên chạy đuổi theo một cái gì đó hãy đem tâm trở về với hơi thở một cách rất kiên nhẫn rất nhẹ nhàng.Trong kinh nghiệm sống với hơi thở lại một cơ hội để chúng ta học, trau dồi sự kiên nhẫn. Hành giả có thể khám phá ra rằng hơi thở không phải chỉ có nhịp vào nhịp ra.Giữa nhịp ra và nhịp vào có một khoảng cách.Khoảng cách nhưng đôi lúc đến với hành giả dường như là một khoảng không mênh mông.Hành giả lúng túng không biết phải làm gì đối với khoảng cách tuy rằng chỉ trong một vài giây dường như hơi thở không có, không vào cũng không ra. Đơn giản thôi bởi vì nó nằm giữa hai nhịp, hơi thở ra và hơi thở vào.Lúc đó có hai việc chúng ta nên làm, đó là ghi nhận cảm nhận sự hiện hữu của thân và lần hồi để cho hơi thở trở lại một cách tự nhiên.Thông thường hành giả có một vấn đề là khi đối diện với khoảng trống đó người ta cố gắng hít vào hoặc cố gắng để thở ra.Không cần phải cố gắng hít vào hoặc thở ra bởi vì hơi thở tự nó sẽ đến và ngay khoảng trống đó chúng ta có thể đón nhận hơi thở nó tự nhiên hay không để chúng ta có thể theo dõi được hơi thở của mình một cách thành công.Có một khuynh hướng tự nhiên của chúng ta. Khi phải đối diện với điều gì thông thường chúng ta hay can thiệp vào, chúng ta hay muốn làm thay đôỉ hay muốn tạo ra cái gì khác.Trong chánh niệm chúng ta không cần phải làm như vậy, hãy lắng nghe hơi thở tự nó đến rồi tự nó đi, nó không cần những thúc hối, những cố gắng để tạo ra chúng từ trong tâm của chúng ta, ở đây nên lưu ý rằng những cố gắng đó nó đến từ một thói quen chứ không phải năng lực thật sự của hành giả. Ở trong thiền định có những cố gắng được xem như là sự tinh tấn.Có những cố gắng chạy theo thói quen, một trong những thói quen chúng ta thường thấy là thói quen muốn can thiệp vào tiến trình tự nhiên.Hãy nhớ một điều rằng dù thế nào đi nữa thì hơi thở luôn luôn có mặt.Viêc hành giả hướng tâm đến đó là cảm nhận ghi nhận chứ không phải can thiệp vào hơi thở.Nếu chúng ta cảm thấy điều này không thể làm được hãy trở về với chính mình, tập lắng nghe những âm thanh chung quanh bởi vì chúng ta không làm gì khác hơn được cho âm thanh đó ngoài sự lắng nghe, cũng tương tự như vậy chúng ta hãy lắng nghe hơi thở của mình. Rất thường xảy ra vào mỗi khi thấy bên trong lẫn bên ngoài.Có thể chúng ta tự nghĩ ra một điều gì đó hay bỗng nhiên nhớ và lo âu một việc gì đó.Một âm thanh có thể khởi lên, cái đau cái nhức của tay của chân của lưng đều chi phối, ở trong đó có cả sự tưởng tượng sự nhớ về quá khứ về công việc, không có việc phải bối rối về những việc này, tất cả đều là tự nhiên.Hãy phản ứng một cách đơn giản là ghi nhận và trở về với hơi thở của mình. Đừng cố gắng nghĩ rằng có phép mầu khiến cho chúng ta xua tan đi điều đó ngay lập tức .Hãy giải quyết một cách rất đơn giản đó là ghi nhận và trở về với hơi thở. Hành giả có thể cảm thấy buồn ngủ.Khi trạng thái như vậy xảy ra có một vài việc chúng ta có thể làm là ngồi thẳng lưng nghiêng nghiêng một chút mở mắt ra mở mắt thật lớn cho ánh sáng ùa vào hoặc hít vào thật sâu thở ra thật chậm.Tất cả những điều này chỉ là một cố gắng để chống trả lại cơn buồn ngủ rồi sau đó trở về lại với hơi thở.Đừng quên một điều là hãy trở lại với hơi thở.Nếu chúng ta phải làm như vậy một trăm lần một ngàn lần một triệu lần đó là điều tự nhiên.Bởi vì sao?Chúng ta đang thực tập,chúng ta đang cố gắng theo dõi thói quen của mình.Những chi phối những buồn ngủ dã dượi không phải là điều chúng ta sợ hãi.Hãy để chúng ta một cách đơn giản chúng ta đang thục tập, nều điều đó xảy ra hãy có những thao tác cần thiết như vươn thẳng lưng lên, mở mắt ra hoặc giả hít vào thật sâu thật chậm nhưng điều quan trọng nhất là đừng quên trở lai với hơi thở Nếu hơi thở và sự bám sát vào hơi thở bị chi phối thì chúng ta hãy vận dụng nổ lực của mình.Chú ý liên tục trong một hơi thở, trong từng hơi thở hoặc giả để tâm vào chót mũi, nếu không để tâm vào chót mũi hãy để tâm vào bụng của mình.Chúng ta quyết tâm chúng ta sẽ làm được.Làm được ở đây là sự duy trì hơi thở, sự duy trì chánh niệm ở trong thời lượng của một hơi thở.Một hơi thở thôi chúng ta chắc chắn có thể làm được và duy trì chánh niệm từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc của hơi thở.Duy trì sự chú ý một cách bền bỉ liên tục cho dù chỉ trong khoảnh khắc. Kết thúc một buổi thiền
tập rất trang trọng, để tạo nên
ý chí cho buổi thiền tập tiếp
theo.Trước khi rời buổi thiền tập
không nên chấm dứt một cách vội vả.Bắng
một thái độ rất khoan thai mở mắt ra
trong tư thế nhẹ nhàng thư giản, lắng
nghe chung quanh,duy trì chánh niệm hiên hữu với
giây phút hiện tại , ý thức được
sự tồn tại của thân tâm ở trong
giây phút này.Lắng nghe âm thanh đang xảy
ra chung quanh và từ từ thay đổi oai
nghi.Nên nhớ một điều sự bắt đầu
một buổi thiền tập và sự kết
thúc một buổi thiền tập đều rất
quan trọng với hành giả tu tập.Buổi thực
hành thiền định chánh niệm hơi thở
đến đây kết thúc. |
|