dieuphap.com Trang Chính


Pháp Thoại

TT. Thích Giác Lộc

Phật lịch 2544, Tl 2000


[02]
Những câu hỏi được các Phật tử hỏi trong rơom Sinh Hoạt Phật Pháp Online
TT Giác Lộc giảng
Minh Hạnh chuyển biên

Hỏi: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Sư, khi con ngồi thiền đến trạng thái tâm yên tịnh rồi thi` bước kế tiếp con phải làm sao, con thiền theo pháp môn thiền minh sát, nhưng khi đạt tới tâm an tịnh rồi thi` con không biết phải làm gi` kế tiếp. Con kính xin Sư chỉ dạy.

ĐĐ Pundariko: Qua câu hỏi của cô, sư xin nói rõ có hai loại thiền - chỉ và quán, minh sát là thiền quán. An tịnh là một điều kiện của thiền quán. Nhưng an tịnh trong thiền quán khác thiền chỉ là phải luôn luôn quán sự an tịnh đó, quán nghĩa là với tâm của mình thấy rõ trạng thái sanh diệt của sự thanh tịnh.

Theo thói quen nhiều người chỉ chú trọng vào định dù đang tu thiền quán. Sự chú trọng vào định sẽ tạo ra phóng tâm vi tế và không thấy rõ pháp sanh diệt trong định đó. Thiền quán gồm bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Trong bốn oai nghi có cảnh ồn ào, có cảnh an tịnh. Tất cả động tịnh đều là đối tượng của quán.

Khi ngồi thiền, phiền não và trạng thái an tịnh giải thoát đều là đối tượng của quán, yêu cầu quan trọng ở thiền quán là phải thấy rõ tướng vô thường, khổ và vô ngã trong các pháp thiện lẫn pháp ác. Nếu phiền não sanh nơi tâm thì chỉ thấy đó là một thực tại sanh diệt, chớ không có cái ta chế định đang phiền não. Nếu thanh tịnh phát sanh thì thấy đó là một thực tại sanh diệt chớ không có cái ta đang chứng đắc.

Khi thiền quán lên cao thì hành giả phải chọn một trong ba pháp tùy quán là vô thường, khổ và vô ngã. Ba tùy quán này sẽ đưa đến ba cửa giải thoát: Quán vô thường sẽ đi vào giải thoát môn gọi là vô tướng giải thoát ( không chấp tướng thường còn và trừ các điên đảo tướng). Quán khổ sẽ đi vào pháp môn gọi là vô nguyện giải thoát ( trừ tham ái). Quán vô ngã sẽ đi vào pháp môn gọi là không tánh giải thoát ( trừ ngã chấp).

Khi đã chọn pháp quán thích hợp hành giã tiếp tục quán các pháp trong thiền quán cho đến khi giải thoát hoàn toàn. Dù theo cửa giải thoát nào ( giải thoát môn) sự giải thoát là giống nhau, ví như ba ngã đưa vào trung tâm thành phố, tất cả đều gặp nhau ở trung tâm. Sư giải như vậy có gì chưa hiểu hỏi sư thêm. .

Minh Hạnh chuyển biên

 

 


| | trở về đầu trang | Trang Chính |

© 2006 dieuphap.com. All Rights Reserved. Kỹ thuật trình bày nội dung: Minh Hạnh & Chánh Hạnh |