dieuphap.com Trang Chính |
|
Phật lịch 2544, Tl 2000
[01] Câu hỏi ngày
24 tháng 06 năm
2005 Hỏi: Kính thưa Sư, Sư giảng rằng nếu mi`nh đang
làm thiện sự rồi bị quấy phá do sự đố kỵ của người làm chung nên sanh phiền não, mi`nh phải ráng nhịn để tiếp tục làm, nếu mi`nh bỏ ngang thi` sẽ mất
phước. Câu hỏi của con là con làm không cầu quả phước, chỉ vi` sự ham thích làm việc mà thôi cho nên nếu nơi nào đem lại cho con niềm vui thi` con ở lại tiếp tục làm, co`n nếu nơi nào có quá nhiều phiền não dù con đã cố gắng chịu đựng một thời gian dài nhưng không cảm hóa được người làm chung nên con phải nghỉ, nhưng con vẫn tiếp tục làm những thiện sự đó ở nơi khác thi` như vậy có là không đúng không? Kính xin Sư chỉ
dậy ĐĐ
Pundariko: Về ý câu hỏi khác với ý của bài giảng ở chỗ, trong bài giảng sư nói trong khi làm thiện sự nếu có trở ngại cũng phải chế ngự để giữ tâm hoan hỷ. Thí dụ khi cô thỉnh
Tăng về nhà cúng dường Nếu có chuyện buồn hoặc ai làm
cô bực mình thì cô không được bận tâm vào những việc đó, để giữ cho việc
thiện được
tròn vẹn. Đây là một đức tính đặc biệt của những bậc đại trí. Còn câu hỏi
của cô rộng
hơn, khi cô làm thiện trong một đoàn thể, có nhiều phiền não, cô vẫn áp dụng như trên, nghĩa là vẫn vui vẻ
làm cho xong việc trong thời gian đó. Nhưng sau đó, cô xét thấy không thể tiếp tục trong một môi trường như vậy thì cô vẫn có quyền làm công việc khác để đem lại an lạc cho mình và mọi người. Một
cách nữa là cô
nghĩ rằng có thể dùng đức để cảm hóa những người
đó thì
cô tiếp tục công việc, nghĩa là kéo dài thời gian không bận tâm đến những phiền não, những bực mình. Tuy nhiên cô
phải xét đoàn thể đó có đáng cho cô kéo dài sự chịu đựng không. Đây mới là
điểm chính. Trong bài giảng
sư đã phân tích, có hai loại
phước: phước
hữu lậu và phước vô lậu. Không cần phước như đền đáp về sau, nhưng phước thanh tịnh nội tâm rất cần. Tạo thiện sự là để an tịnh nội
tâm và đó là cái phước không thể thiếu được.
Bất cứ thiện sự nào đều liên quan với sự tu tập
đưa đến
giải thoát.
Tạo thiện sự đưa đến luân hồi là vì mong cầu đền đáp, tức là mong được hưởng
quả lành. Khi tạo thiện sự không mong cầu, nhưng việc làm có trí tuệ thì tâm càng ngày càng thanh tịnh, lợi ích cho đời rộng lớn và dù
không mong cầu quả lành nò vẫn đến nhưng không nô lệ với những quả lành đó. Đây là ý nghĩa chân chánh của phước . |
|