dieuphap.com Trang Chính |
|
Phật lịch 2544, Tl 2000
Đặc tánh của người có tánh giác Giảng trong rơom Diễn Đàn Phật Giáo Nguyên Thủy Kính thưa Chư Phật tử, trên đạo lộ chúng ta thực hành những pháp thượng nhân hay những pháp lành ngỏ hầu với một mục đích là chứng đạt được đạo quả Niết Bàn, thì một trong những đặc tánh mà chúng ta cần phải hiểu biết để chúng ta trọn những đề mục cho phù hợp với cơ tánh của mình, và trong cơ tánh của mỗi chúng sanh các Ngài thường nêu ra có 6 đặc tánh: một là đặc tánh của người có tánh tham, hai là người có tánh sân , ba là người có tánh si, bốn là người có tánh tín, năm là người có tánh tầm, và sáu là người có tánh giác. Ở trong sáu loại tánh này thì tiến trình mà chứng đắc được những pháp tốt, hoặc là những pháp mà dẫn xuất luân hồi thì người có tánh giác nhanh nhẹn hơn nhiều và do đó trong thời giảng hôm nay chúng tôi xin trình bày về đặc tánh của người có tánh giác. Trong phần này mặc dù nó thể hiện ở trong kiếp hiện tại, nhưng nếu như trong hiện tại này chúng ta thực hành những pháp này thì cũng là một cái duyên, cũng là một điều kiện để cho trong kiếp lai sinh, tức là kiếp tới tới chúng ta trở thành một người có tính giác ngộ hay là tính giác, tức là tánh trí nhiều. Các vị giáo thọ sư giải thích rằng đặc tính mà người có tính tham, tính sân, tính si, tính tầm, hay tính tín, hay tính giác mà không có là do trong những lúc sắp sửa lâm chung, ở trong giai đoạn sắp sửa lâm chung với người nào mà có cái nhân vô si mạnh tức là nhân trí mạnh ,so với nhân vô tham hay là nhân vô sân thì người này khi tái sanh lên thì trong cơ tánh tức là trong vòng tâm ngủ phần cái trí bẩm sinh đó nó sẽ nhạy bén hơn. Và hiện tại chúng ta thấy rất nhiều cái hiện tượng này, có rất nhiều người tuy rằng dư giả không thiếu thốn nhưng luôn luôn đi tầm cầu đi tìm kiếm, cũng vậy trong những giai đoạn mà sắp sửa lâm chung, thì mặc dù có những cái hình ảnh thiện khởi lên, nhưng mà còn vướng vấp tới những cái phiền não sân hay những cảnh khó chịu hay là những cái gì đó nó xen lẫn vào trong cái triều tâm đó, cho đến ngày sinh lên cũng được làm người nhưng trong cơ tánh sẽ là người có tánh si. Và điều mà chúng tôi vừa trình bày với qúi vị được trích trong bộ Thanh Tịnh Đạo nói về sáu cơ phần và điều đó để cho chúng ta thấy rằng những cơ tánh này nó không phải là nó bẩm sinh mà nó có nhân có duyên, nhân duyên đó nó được hội tụ ở trong giây phút lâm chung. Bây giờ cũng vậy hiện nay trong hiện tại này người có tánh trí thì có bảy cái đặc tính, và nếu chúng ta ở trong hiện tại này chúng ta phát triển bảy đặc tính đó và đồng thời chúng ta thực hành bảy đặc tính đó thì đạo lộ hay con đường dẫn tới các pháp thượng nhân sẽ có một nền tảng rất vững, rất kiên cố và thành đạt nhanh hơn, người mà có tính giác có bảy đặc tính như sau: thứ nhất là người dễ dạy, thứ hai là người gần bạn lành, thứ ba là người có sự tri túc trong vật thực, thứ tư là người có sự ghi nhớ mình và biết mình, thứ năm là người có năng thức tỉnh, và thứ sáu là người có tâm chán nản ở những chỗ đáng chán nản và điều thứ bảy là tinh tấn hành những pháp nhằm mục đích phát sinh chán nản, đây là bảy đặc tính của người có tính giác ngộ hay là tính giác hay là tính trí. 1) Chi phần thứ nhất là người dễ dạy Bây giờ chúng ta sẽ đi vào phần chi tiết. Chi đầu tiên của người có tính giác là người dễ dạy, chữ dễ dạy đây chúng ta phải hiểu như thế nào, trước tiên không phải là người mà bảo gì nghe đó, đó là người dễ dạy - không phải - Người dễ dạy đây nằm ở trong một góc độ thiện pháp, người dễ dạy đây là người biết suy nghĩ những điều mà cần thiết phải làm và những điều không cần thiết phải làm, không phải bảo cái gì thực hành cái đó thì được gọi là người dễ dạy mà lại là một người si mê chứ không phải là người dễ dạy, người dễ dạy là hiểu rõ được việc làm đó nó có mang lại lợi ích ở trong hiện tại này trong tương lai, nó mang tới lợi ích cho chính bản thân mình và cho nhiều người khác, khi thực hành được một pháp dễ dạy như vậy thì người này đang đặt một chân ở trong vòng của chánh giác là tính giác ngộ, vì sao? vì người có tâm dễ dạy như vậy sẽ học rất nhiều, sẽ được những vị trưởng lão, sẽ được những vị mà tôn túc đa văn họ hoan hỷ, họ sẽ truyền thụ những điều đặc biệt đến cho người dễ dạy này. Điều này cho thấy rằng người dễ dạy này không phải bảo làm gì nghe đó mà phải hiểu, cũng giống như vị Thầy rất thích thú khi mà giảng điều nào đó mà học trò tiếp thâu nhanh, người học trò nhạy bén bắt lấy vấn đề, và khi mà người học trò nhạy bén nắm bắt được vấn đề và tiếp thu nhanh như vậy thì làm cho vị Thầy càng hứng khởi và gần như là dốc túi để mà truyền thụ tất cả những tinh hoa, truyền thụ tất cả những gì hiểu biết, truyền thụ tất cả những kinh nghiệm của mình đến người đó. Như vậy thì đặc tính của người dễ dạy đây không phải là bảo gì làm đó, mà đặc tính của người dễ dạy đây là nhạy bén nắm bắt lấy vấn đề, nhạy bén mà thấu hiểu những vấn đề, và nếu đi dần vào trong nội tâm đó thì rõ ràng đây là một tâm sở nhu nhuyễn, một tâm sở gọi là nhu thân hay là nhu tâm, người có nhu thân hay nhu tâm là tâm nhu nhuyễn thì người đó sẽ có nhiều lợi ích, mang lại nhiều sự tốt đẹp cũng giống như vàng được nấu chảy ra rồi, bởi vì vàng được nấu chảy ra thì rất có thể làm được nhiều đồ trang sức qúi giá xinh đẹp, trái lại thỏi vàng cứng thì không thể nào mà có thể hình thành được những vật dụng tốt hoặc là những vật dụng xinh đẹp. Cho nên khi nói đến người dễ dạy ở đây thì Đức Phật Ngài ám chỉ rằng người này có tâm nhu nhuyễn và một tâm nhu nhuyễn như vậy thuộc về thiện pháp chứ không phải một hình thức dễ dạy suông, mà thiện pháp này nó đi chung với cái trí bởi vì nhạy bén nắm bắt, nhạy bén thực hành làm hài lòng cho bản thân mình và đồng thời cũng làm hài lòng cho vị Thày, vị trưởng lão, vị tôn túc hay là cho người khác, tức là lợi cho bản thân mình và đồng thời lợi ích cho người khác, đồng thời cũng làm lợi ích trong hiện tại, đồng thời cũng làm lợi ích trong tương lai. Hình ảnh một vị sa di với tâm muốn uốn nắn tâm mình đó là sa di sukha mà qúi vị đã từng nghe trong kinh Pháp Cú chỉ nhờ tâm nhu nhuyễn, nhờ ý trí để huấn luyện tâm khi thấy những vật vô tri có thể điều khiển được thì tại sao mình không điều khiển được tâm mình, với một cái tâm nhu nhuyễn như vậy thì gặp những cảnh chướng ngại, như giòng nước gặp tảng đá chướng ngại thì nó sẽ uốn lượn qua tảng đá đó để rồi nó thoát ra, như thế nào cũng vậy, với tâm nhu nhuyễn, với tâm có trí thì gặp những chướng ngại người này sẽ tìm cách uốn nắn tâm để đi ra khỏi chướng ngại đó, cho nên dùng chữ "người dễ dạy" là vậy nghe thì bên ngoài nhưng đi vào trong nội tại thì mới thấy rằng pháp nhu nhuyễn tâm, làm tâm nhu nhuyễn, tâm dễ xử dụng quả thật là điều mang tới lợi ích vô cùng. Trái lại tâm mà cương, tâm mà cứng, một tâm mà ương ạnh, một tâm chống đối thì tất cả đều phải thất bại và trở thành người khó dạy, dĩ nhiên chúng tôi có thể kể cho qúi vị nghe câu chuyện của Ngài Trưởng Lão Ratha khi xuất gia với Đức Xá Lợi Phất, Ngài có tâm nhu nhuyễn nghe lời Thầy dạy và thực hành những lời Thầy chỉ trong thời gian ngắn đã chứng quả A La Hán và được Đức Thế Tôn Ngài ban cho biệt hiệu là "đệ nhất về hạnh dễ dạy", chứ không phải chỉ nghe, không phải Đức Xá Lợi Phất bảo gì làm cái đó mà phải nắm bắt được để trở thành một vị Thánh A La Hán. Đây vấn đề là chúng ta muốn bàn luận ở chỗ này, vấn đề mà chúng ta muốn thảo luận ở chỗ này, nghe để thực hành để đạt được kết quả đó mới là người dễ dạy chứ không phải bảo sao làm vậy mới là người dễ dạy, làm sao cho có lợi ích cho mình, làm sao cho lợi ích cho người, làm sao cho có lợi ích trong hiện tại làm sao cho có lợi ích trong tương lai với một cái tâm nhu nhuyễn dễ xử dụng thì người này được tốt đẹp. Đây là chi phần thứ nhất. Vậy thì trong đời sống chúng ta khi gặp những nghịch cảnh, khi gặp những chướng ngại thì có vội phản kháng hay không, xin thưa không, không cần vội phản kháng, lặng tâm trở lại để tìm thấy những chướng ngại nằm nơi đâu và tìm thấy được cách giải được mấu chốt vấn đề cần giải quyết của những chướng ngại đó với một tâm ôn hoà, tâm nhu nhuyễn chúng ta thành tựu được một chi phần thứ nhất là sự dễ dạy 2) Chi Phần thứ hai là thân cận bạn lành Đức Phật dạy rằng những người dễ dạy thường thường là thân cận với bạn lành, trái lại những người khó dạy thì thân cận với bạn xấu, bạn lành dĩ nhiên là người tốt về thân trên mặt bình diện của thế tục thì đó là người tốt về thân, tức là thân không sát sanh, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, và người này đối với tâm sở biết tội lỗi, có tàm qúy, đó là người bạn lành bởi vì họ ngăn chặng được những tội lỗi từ xa, đó là những người bạn lành bởi vì họ ngăn chặng được những ác pháp từ xa. Như vậy thì chúng ta mới thấy rằng nếu là người mà có cái tánh giác, muốn tu tập được tánh giác, muốn rèn luyện được tánh giác đó thì người này sẽ nghĩ rằng những hậu quả của việc làm thân này, hậu quả của việc làm ngữ này, hậu quả của ý này nó có mang tới một kết quả tác hại nào hay không, lời nói này có mang tới một tác hại cho mình lẫn cho người hay không, cái thân này khi thực hiện như vậy nó có mang tới một tác hại cho mình hay cho người hay không và thấy được cái hậu quả của nó, hậu quả không tốt đẹp thì người này lánh xa, thế là người này có được bạn lành và người này tin vào gì những cái thiện pháp tin vào những cái tâm lý tốt của vô tham vô sân và vô si. Như vậy thì qúi vị thấy rằng trong hai chi phần, thứ nhất là được người dễ dạy đó chính là hai tâm sở nhu nhuyến, bây giờ thân cận với bạn lành tức là những thiện pháp, như vậy thì chúng ta mới thấy rõ cái hành trình, cái đặc tính này bên ngoài là như vậy. Quả thật như vậy, người nào mà thường ngồi nói chuyện với nhau mà nói chuyện phiếm thì người khác nhìn qua biết là người này lảng phí thời gian, trái lại hai người mà đang ngồi đàm luận với nhau bàn luận về những chuyện thiện pháp chẳng hạn thì người ta suy nghĩ rằng hai người này là người tốt đang bàn luận về đạo pháp. Đức Phật Ngài cũng dạy như vậy này Chư Tỳ khưu, khi Chư Tỳ khưu mà gặp nhau thì có hai việc, một là im lặng của bậc thánh, hai là đàm luận pháp và trong Tăng Chi Bộ kinh cũng vậy trong "Pháp bốn chi" Đức Phật dạy rằng dùng thời gian sao cho phù hợp là tùy thời nói pháp, tùy thời luận pháp, tùy thời tu thiền chỉ, tùy thời tu thiền quán, bởi thời gian không có, mà như vậy thì cái này được gọi là thân cận với bạn lành, đây là chi phần thứ hai. 3) Chi phần thứ ba là tri túc trong vật thực. Bây giờ chúng ta qua tiếp chi phần thứ ba là người có sự tri túc trong vật thực, tại sao phải tri túc trong vật thực mà không chi túc trong những chuyện khác, không tri túc trong áo, trong sàn toạ, không tri túc trong cốc mà lại tri túc trong vật thực? xin thưa ở đây vật thực nó cũng có lợi nhưng nó cũng có hại, một khi dùng vật thực quá nhiều thì nó dễ phát sinh hôn trầm, một khi hôn trầm nó sanh khởi lên thì làm tối mê cho những thiện pháp, đặc biệt là tối mê cho cái trí. Đức Phật dạy trong kinh Pháp Cú giống như con bò nó tăng trưởng vật thực, nhưng trí tuệ bị lu mờ, vì vậy khi dùng vật thực quá độ thì dễ sinh hôn trầm, nếu như dùng vừa phải thì hôn trầm không có sinh khởi, ở đây chúng ta tri túc trong vật thực không có nghĩa là mình tồn giữ, mà dùng một cách đầy đủ những cái dưỡng tố, cái vật thực mà chúng ta dùng nó chỉ có phần dưỡng tố mà chúng ta hấp thụ được mà thôi, trong đó chúng ta chỉ hấp thụ được tức là những dưỡng tố và tất cả còn lại đều là cặn bã và làm thế nào đó hấp thụ được đủ dưỡng tố để cho cái tâm của mình nó không bị hôn trầm chi phối. Trong chi túc về y áo, về sàn toạ, về liêu cốc nhằm mục đích để ngăn trừ tham, nhưng mà khi nào tri túc trong vật thực nhằm mục đích ngăn trừ si, cho nên chi phần này người nào mà biết dùng vật thực vừa đủ, vừa đủ đây là đủ số lượng nhưng chất lượng thì phải có bởi vì cơ thể chúng ta phải nhờ dưỡng tố, để không tạo những cái chướng ngại của thân. Dưỡng tố tốt đẹp những sắc thần kinh tốt đẹp, dưỡng tố không tốt đẹp không đủ chất những sắc thần kinh mắt tai mũi lưỡi thân luôn cả những sắc khí vật nó sẽ không tốt đẹp, tại sao vậy, bởi vì xin thưa qúi vị là ở đây sắc khí vật cũng có thể gọi là bộ não cũng được, nhưng mà sắc khí vật hay bộ não đó là nơi nương của tâm, nơi nào mà là nơi tốt thì tâm tốt sanh khởi, nếu chỗ đó không tốt thì tâm tốt sẽ không sanh khởi, nó cũng giống như con ong chỉ đi vào những tổ ong của nó hoặc nó đi vào những hương hoa mà thôi, nó không bao giờ đi vào trong những đống rác, hay những con bướm thì cũng không bao giờ đi tìm đậu nơi những đống rác mà nó đậu ở nơi có hương hoa, bởi vì sao? bởi vì những hương hoa là nơi tốt đẹp, hay là đức vua không bao giờ ngự ở nơi mà xấu xa được mà ở nơi tốt đẹp, chẳng hạn vậy, như thế nào cũng vậy, bởi sắc khí vật là nơi nương của tâm, sắc khí vật mà nó xấu, không tốt thì những tâm tốt không thể sinh khởi được, mà trái lại sắc khí vật tốt, sắc khí vật nó là một nơi đặc biệt thì những tâm đặc biệt sẽ sanh khởi tại nơi đó, nó có cơ hội sinh khởi lên. Cho nên khi mà tâm nhu nhuyến là một thiện pháp, rồi lại thân cận với bạn lành tức là những pháp thiện, những tâm sở tốt thì dần dần sắc khí vật kia cũng sẽ được tươi tốt nhưng sắc khí vật này phải nhờ vào dưỡng tố bởi vì nó thuộc về sắc pháp nên cần dưỡng tố, để mà nó duy trì được sự tốt đẹp đó. Cái tâm tốt nhưng chỗ ở không tốt thì nó cũng khó có thể mà nó trú được lâu, trái lại những vật thực tốt cũng vậy nó làm cho sắc khí vật tốt, sắc khí vật tốt thì tâm trú lâu, và đồng thời tâm là tâm trí. Cho nên ở đây chi phần tri túc trong vật thực tức là biết đủ trong vật thực, nhưng biết đủ đây có nghĩa là dùng sao cho đủ chất tức là dưỡng tố của nó một cách tốt đẹp là vậy để nó trợ duyên cho trí sanh khởi nó phát động tốt đẹp, đặc biệt khi dùng vừa đủ vật thực thì không sinh buồn ngủ nhiều, nó không sinh ra giấc ngủ say sưa, một giấc ngủ mà không biết đêm hay ngày mà người này thì chỉ ngủ vừa đủ để cho cơ thể (sắc pháp) nó tạm thời lấy lại năng lực để mà nó tiếp tục hoạt động, đây là chi phần thứ ba. 4) Chi phần thứ tư. |
|