dieuphap.com Trang Chnh |
|
Phật lịch 2544, Tl 2000
kinh Ratana Sutta - Kinh Châu báu TT Giác Đẳng giảng Ngày 01 tháng 01 năm 2008 Trong bài học ngày hôm nay ngày 01 tháng giêng năm 2008, chúng ta bắt đầu với bài kinh Châu báu, Ratana Sutta. Trong tất cả các tôn giáo có nhiều cách xưng tụng nói lên sự cao vợi của những đấng thiêng liêng , những đối tượng ngưỡng kính. Riêng trong đạo Phật không dùng đến chữ quyền năng, không dùng đến chữ thưởng phạt, mà dùng đến chữ Ratana hay là châu báu. Chúng ta được biết Phật Pháp Tăng là ba ngôi báu thường gọi là Tam Bảo. Châu báu không những cho chúng ta một cảm giác an ổn, mà nếu đó là một báu vật thật sự còn mang lại cho chúng ta nhiều lợi lạc trong đời này. Từ ngàn xưa, cái khát khao muôn thưở của nhân loại và của chúng sinh là đi tìm giá trị bất diệt, những giá trị vô song không gì sánh bằng. Với một người tu tập, đây là một công án quan trọng bởi vì giữa muôn ngàn sự lựa chọn, chúng ta phải tìm ra một, hai thứ mà đó giá trị cao quý nhất, chúng ta sẽ tận tuỵ hết lòng, sẽ hy hiến dành trọn thì giờ, tâm trí cuộc sống của mình cho những gía trị đó. Với một người mới vào đạo và những năm tháng ngày sống sau đó, cho đến khi nhắm mắt cuối cùng. Đặc biệt là trong giờ phút lâm chung, kề cận cái chết, nếu mình nghĩ nhớ đến cái gì mình đã biết, mình đã nói gì, mình đã làm gì, mình đã làm chủ được điều gì. Những thứ mình đã làm chủ, sở hữu như tiền bạc, địa vị, danh vọng, bao nhiêu thứ, xem ra có cái nào cao quý hơn Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo hay không? Đó là một công án, đó là một điều mà chúng ta phải nghiền ngẫm rất nhiều. Bài kệ này được Đức Thế Tôn thuyết giảng trong một duyên sự đặc biệt. Tôn giả A-Nan-Đa đã vâng lời Đức Phật, học thuộc lòng bài kinh này, đi chung quanh ba vòng thành Vesali, không phải chỉ tụng mà còn đem tâm tư của mình để hoà nhập cảm nhận thế nào là giá trị của Phật, của Pháp, của Tăng qua 16 bài kệ. Một điểm rất đẹp trong Tam tạng Pali cũng như bài kinh Cát tường. Kinh Cát Tường hay kinh Điềm lành xem ra có một xuất xứ liên quan đến một vị Chư thiên, nhưng không có nghĩa là vì vậy mà tính huyền thoại làm mất đi giá trị của kinh Hạnh Phúc. Cũng vậy câu chuyện xoay chung quanh duyên sự kinh Ratana hay kinh Châu báu, đối với nhiều người đó là một huyền thoại nhưng nội dung của bài kinh thật tuyệt vời. Với 16 kệ ngôn, Đức Thế Tôn đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của Phật, Pháp, Tăng. Những khía cạnh đó nói lên những giá trị thâm áo, những giá trị cao cả ,chân thật của Phật Pháp tăng như thế nào. Thật sự đây là một đề tài chúng ta phải nghiền ngẫm rất nhiều, chỉ khi nào chúng ta thật sự cảm nhận được giá trị của Phật là Phật bảo, Pháp là Pháp bảo, Tăng là Tăng bảo. Và chúng ta thấy rằng đó là nơi nương nhờ của chúng ta, đó là những gì chúng ta có trong cuộc đời này. Lúc bấy giờ chúng ta mới tìm đến sự an ổn vô thượng và thật sự cảm thấy mình không bị nghèo khổ giữa cuộc đời này. Bài kinh Châu Báu nói về một nội dung, qua đó chúng ta được nhìn thấy giá trị của Phật Pháp Tăng. Không phải chỉ bằng lời xưng tán mà Đức Phật Ngài đã đơn cử tại sao Phật là Phật bảo, tại sao Pháp là Pháp bảo, tại sao Tăng là Tăng bảo. Chúng tôi xin đọc lời của bài kinh này. Đây là bài kinh có lời rất đẹp, chúng tôi mong rằng quý vị có dịp để tụng đọc lại bài kinh, nhất là vào dịp năm mới. Chư Thiên các cõi Đây là lời mở đầu và trong lời mở đầu này nói lên rằng, loài người là những chúng sanh có khả năng tác tạo phước lành. Nếu Chư Thiên mang lại an lạc cho loài người, loài người tạo phước lành hồi hướng đến Chư Thiên. Nói một cách khác, Chư Thiên dù là Thiên Thiên Địa Thiên, tức là Chư Thiên ở trên hư không hay trên mặt đất này. Những vị đó thường hoan hỷ với phước báu và do hoan hỷ với phước báu những vị này được thành tựu những hạnh phúc trong đời sống hằng ngày. Do vậy nếu chư Thiên hộ trì nhân loại, nhân loại có nhiều thuận duyên, phước duyên để tác tạo công đức, sẽ hồi hướng đến Chư Thiên. Bài kệ tiếp theo rất đẹp, Những vật quý trong đời Mỗi chúng ta có nhiều giá trị để theo đuổi trong cuộc sống này, nào là tình yêu, sự nghiệp, tài sản. Có lẽ trong một sâu kín nào đó, chúng ta có một đam mê, một tha thiết, nhưng liệu rằng sau tất cả, chúng ta có được một kết luận. Kết luận như bài kệ ở đây, những châu báu, những vật quý nào ở trong cuộc đời này dù là ở Thiên giới hay ở cõi người, không có bất cứ vật báu nào cao quý hơn Đức Phật. Đây là lời tán thán đầu tiên. Như phần đầu chúng tôi có nói, đó là một công án, một công án rất quan trọng với một người ở trong giây phút thập tử nhất sinh, kề cận với cái chết hay ở trong bất cứ trường hợp nào nghĩ và nhớ rằng, có một thứ quý hơn tất cả và đáng được tha thiết, đáng được hy cầu hơn tất cả. Đó là Phật bảo. Những vật quý trong đời Sau bài kệ tán thán Đức Phật, tiếp đến là hai kệ ngôn tán thán Pháp Pháp bất tử tối thượng Pháp bất tử vô thượng ở đây là nói đến Niết-Bàn, Pháp khiến cho con người không còn khao khát nữa, không còn nhiệt não với đời sống nữa. Đức Phật đã chứng Pháp đó trong thiền định và pháp vi diệu ấy là cốt tuỷ tinh hoa của giáo pháp Đức Phật. Do vậy chính Chánh pháp là châu báu thù diệu. Bởi vì trong cuộc đời này ngay cả ngọc Ma-ni bảo châu cũng không thể làm thoả mãn lòng tham của con người. Chỉ có Chánh Pháp tối thượng làm cho con người không còn khát ái, không còn phiền não nữa. Chính Chánh Pháp đó mới có công năng đoạn diệt, dứt khổ. Như vậy Chánh Pháp là vi diệu thù thắng. Con đường thanh lọc tâm Chúng ta đọc ở tại đây, một khía cạnh khác trong bài kệ thứ ba cũng là bài kệ thứ hai tán thán Pháp bảo. Trong bài kệ này nói rằng, con đường thanh lọc tâm hay con đường trở về với nội tại, con đường hoán chuyển nội tại, đó là con đường cao quý nhất. Con đường đó được Đức Phật trình bày qua Chánh Pháp. Bài kinh tiếp theo xưng tán ân đức Tăng, qua đó chúng ta thấy rằng Đức Phật Ngài dạy về hình ảnh tiêu biểu của Tăng chúng là những vị Thánh đệ tử thành tựu đạo quả, Thánh Tám vị bốn đôi. Tám vị ở đây tức là nói Sơ đạo, Nhị đạo, Tam đạo, Tứ đạo, Sơ quả, Nhị quả, Tam quả, Tứ quả. Bốn đôi ở đây tức là Tu-Đà-Hườn đạo quả, Tư-Đà-Hàm đạo quả A-Na-Hàm đạo quả, A-La-Hán đạo quả Thánh tám vị bốn đôi Bậc tu hành thiểu dục Bốn bài kệ tiếp theo cũng là bốn bài kệ xưng tán về Ân đức Tăng bảo, sẽ làm cho một số người rất ngạc nhiên, bởi vì Đức Phật đặc biệt dạy và tán thán về các phẩm chất của những bậc giác ngộ, đặc biệt là vị giác ngộ Sơ quả. Ví như cột trụ đá Ba bài kệ nối tiếp là ba bài kệ nói về phẩm vị của vị Tu-Đà-Hườn Bậc Thánh Tu-Đà-Hườn Bậc Tu-Đà-Hườn một khi đã đi vào trong dòng Thánh vức, đạt Thánh quả rồi, cho dù các Ngài có luân hồi trong cõi dục bao lâu đi nữa cũng không quá tám kiếp. Lý do tại sao đó là một điều thú vị để chúng ta tìm hiểu. ( Xem cau hỏi số 31 trong Phật học vấn đáp) Nhờ chứng đạt chánh trí Một trong những quả chứng vi diệu đáng nói tại đây là một vị chứng sơ quả, thành tựu niềm tin bất động. Vị này không bao giờ tạo những trọng nghiệp. Ngay cả những giới như ngũ giới các vị không bao giờ phạm phải. Bậc Thánh Tu-Đà-Hườn Đây là bài kệ thứ ba nói về phẩm chất khác của vị Thánh Sơ quả. Hai bài kệ tiếp theo xưng tán Đức Phật. Trong hai bài kệ này nói lên một đặc điểm của Đức Phật, đó là giác ngộ chúng sinh bằng sự tuyên lưu giáo pháp . Trong cuộc đời này với một bậc tự mình giác ngộ đã là một điều hiếm, nhưng tự mình gíac ngộ mà có thể xây dựng một ngôi nhà Chánh Pháp, và qua ngôi nhà Chánh Pháp đó có thể mang lại lợi lạc cho quần sinh không phải một thế hệ mà nhiều thế hệ thì có lẽ khó có ai ngoài Đức Phật. Đức Thế Tôn thuyết giảng Bài kệ này được Đức Phật Ngài giảng cho Tôn giả A-Nan-Đa trong bối cảnh của riêng xứ Ấn độ và cũng như quê hương của chúng ta. Trong sách vở người ta ghi thường mùa xuân là mùa những cây cỏ đâm chồi nẩy lộc. Trên thực tế tại những quốc gia nhiệt đới, theo ảnh hưởng hệ thống thời tiết môi sinh thì, 15:20 Bởi vì mùa xuân vẫn là mùa khô cho đến khi mùa mưa bắt đầu. Mỗi khi mưa xuống, tất cả cây cối đều đâm chồi nẩy lộc. Màu lá xanh, màu lá mạ mơn mởn hiện ra khắp cả rừng cây. Chúng tôi đã từng có những ngày sống ở Long Thành , trong rừng và có khi sống ở vườn thấy rằng, mỗi khi cơn mưa về vào đầu mùa hạ, những cây trong rừng trong vườn như lâu ngày bị khát. Bây giờ có cơn mưa xuống, cây cối tốt một cách lạ lùng. Cho chúng ta thấy màu xanh mơn mởn của lá, rất đẹp của cây khi đón cơn mưa đầu hạ.Do đó cơn mưa đầu hạ có ý nghĩa rất tuyệt vời, khi chúng ta diễn tả về Chánh Pháp, đáp ứng lai của sự khát vọng của chúng sanh trong cuộcđời này . Đức Phật bậc Vô thượng Bài kệ này nói lên tất cả nhưng điều gì mà chúng ta có thể nói về Đức Phật và Chánh pháp. Bản thân của Ngài là một bậc Anuttaro, là một bậc Vô thượng. Không những vậy mà Ngài còn là người liễu thông Pháp vô thượng, Ngài ban bố Pháp vô thượng. Liễu thông Pháp vô thượng là Ngài đã chứng, đã quán triệt tất cả những Pháp kể cả lý duyên sinh duyên hệ, những Pháp sâu kín nhất của thế gian này. Chuyển đạt Pháp vô thượng Không phải dễ trong cuộc đời này một người có thể trao truyền cho một người khác những giá trị thâm áo như trường hợp của Đức Phật. Ngài đã giảng dạy các Pháp Sơ thiện Trung thiện và Hậu thiện. Có thể nói rằng không ai trong thế gian này hơn Đức Phật về phương diện chuyển đạt, tuyên thuyết Pháp vô thượng. Do vậy Chính Đức Phật Cuối cùng trong bài kinh này trở lại một cách rất đáng ngạc nhiên, đó là một bài kệ xưng tán Ân đức của Tăng chúng Như quá khứ đã đoạn Hai bài kệ trước đó là hai bài kệ xưng tán về Ân Đức Phật là bậc có thể chuyển đạt, có thể tuyên thuyết vi diệu Chánh Pháp và bài kệ này là bài kệ nói lên khả năng lãnh hội Chánh Pháp. Như một người bệnh được thuốc, như một người khát được nước, như một người cần có được những thứ mình cần. Những bậc này đã đoạn tận được phiền não sanh tử và với tâm không hy cầu đời này và đời sau, vị này chứng đắc Niết-Bàn như một ngọn đèn tắt. Sau cùng ba bài kệ cuối nói về một lời mời thỉnh hướng đến những vị Phi nhơn nhất là Chư Thiên có chánh kiến, những vị có oai lực. Xin các Ngài cảm nhận được ân đức của Phật, ân đức của Pháp, ân đức của Tăng. Do sự cảm nhận này xin các ngài hoan hỷ hộ trì cho thế gian này được nhiều sự tốt đẹp, cát tường. Chúng thiên nhơn các cõi Đức Phật là bậc tôn quý được đảnh lễ bởi Chư Thiên và nhân loại. Các bậc Phi nhơn dù ở trên mặt đất này hay ở giữa hư không, xin hãy đem tâm tư của mình hoà theo tấm lòng cung kính của Chư Thiênvà nhân loại cùng hướng về bậc cao quý, đó là Đức Phật. Cũng tương tự như vậy khi nói đến Đức Phật không thể không nói đến giáo Pháp Chúng Thiên nhơn các cõi Bài kệ thứ ba, một lần nữa nói lên giá trị có thể nói rằng vô song của ba giá trị cùng hội tụ lại là giá trị của Phật ,của Pháp, của Tăng mà ngày nay chúng ta gọi là Tam Bảo Chúng Thiên nhơn các cõi Đức Phật là bậc Như Lai, Chánh Pháp là đạo như Chân, và Tăng chúng là bậc như Đức. Tất cả những giá trị đó đã hiện hữu trong cuộc đời này rất giống và nhất thể nhất quán đối với Phật Pháp Tăng trong quá khứ và trong tương lai. Bởi vì sao? Phật Pháp Tăng không năm trong sự thi thiết của đời thường mà nằm ở những giá trị chân thật. Do vậy những giá trị này không mảy may thay đổi theo thời gian. Có những lúc Phật Pháp Tăng không còn được biết đến trên thế gian này, nhưng một khi một vị Phật ra đời , chánh Pháp được tuyên ngôn và Tăng chúng được hình thành, thì hình thức, nội dung, tính cách, phẩm chất của Tam bảo, của Phật Pháp Tăng vẫn như trong quá khứ, được xem đức Phật là bậc Như lai, Chánh Pháp là đạo như Chân và Tăng chúng là bậc như Đức tất cả đều gíông nhau. Không có một tông phái nào của vị Phật tương lai Phật Di-Lặc lại mâu thuẫn trái chống lại với Tông phái của đức Phật Thích-Ca-Mâu Ni. Không có một Pháp nào của Phật giảng trong qúa khứ mà trái chống với Pháp của Phật tuyên thuyết trong hiện tại và Tăng chúng cũng vậy. Do vậy xin Chư thiên và nhân loại hãy cùng đem tâm tư của mình hoà nhập với tâm tư của Chư thiên và nhân loại khác để đảnh lễ Phật là bậc Như Lai, đảnh lễ Pháp là đạo như Chân, đảnh lễ Tăng là bậc như Đức. Nguyện cầu cho sự đảnh lễ cao quý đó là nhân duyên thù thắng để chuyển hoá những nổi khổ đau mà chúng sanh đang gặp phải trong cuộc đời này. Chúng tôi xin dứt lời tại đây Download bai giang
|
|