dieuphap.com Trang Chính


Pháp Thoại

TT. Thích Giác Chánh

Phật lịch 2544, Tl 2000


[01]
Thực tập thiền định theo phương pháp của Ngài Mahasi Sayadaw TT Giác Đẳng chuyển ngữ Việt - Ngày 24 tháng 12 năm 2005

Đạo từ của Su Trưởng sau lớp thiền tập trong room Diệu Pháp

TT Thích Hoàng Pháp: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.Kính bạch chư tăng, kính thưa quý Phật tử.Trong buổi hướng dẫn phương pháp định niệm hơi thở do TT Giác Dẳng giảng dạy. Đây là một điều cần thiết cho những vị muốn hành thiền, bởi vì trên phương diện lý thuyết chúng ta đã giải và giải rất nhiều, nhưng trên phương diện thực tập chúng ta không biết bắt đầu từ đâu.Do đó có những buổi hướng dẫn hành thiền như vầy rất cần thiết.Như ta thấy có những người luyện tập thể dục, người hướng dẫn phải đọc những động tác như giở bước hoặc một hai ba, thôi v.v…những người tập sẽ làm theo khẩu lệnh của người hướng dẫn như thế nào thì cách hướng dẫn thiền định niệm hơi thở như vậy rất bổ ích cho hành giả tu tập.Tôi lắng nghe từ đầu đến cuối kể cả những giây phút yên lặng không có âm thanh.Không biết những bài hướng dẫn sau này có những chi tiết nào khác, riêng buổi sinh hoạt hôm nay, chúng tôi rất lấy làm hoan hỷ hoàn toàn đúng với phương pháp tu tập hơi thở. Đối với hơi thở chúng ta không cần làm gì cả, hình như chúng ta có thói quen như thường cận y duyên, mình có tư tưởng tôi đang hành thiền, khi đó mình có ấn tượng tôi đang hành thiền, tự nhiên mình có một tự kỷ ám thị nào đó, mình phải xông xáo, mình phải sốt sắng, mình phải làm một cái gì thí dụ như chăm chú hơi thở. Theo nguyên bản kinh văn thì hơi thở vô dài biết rõ hơi thở vô dài , hơi thở ra dài biết rõ hơi thở ra dài , hơi thở vô vắn biết rõ hơi thở vô vắn, hơi thở ra ngắn biết rõ hơi thở ra ngắn. Đọc như vậy chúng ta có khái niệm rằng hễ dài thì biết dài, hễ vắn thì biết vắn.Nhưng những lúc không có dài không có ngắn tức là không thở vô không thở ra chúng ta cảm thấy như là trống vắng.Như TT giác Đẳng nói khi nãy chúng tôi rất hoan hỷ:

“ Không cần làm gì cả cũng không cần lấp vá vào khoảng trống đó bởi vì có hơi thở thì biết có hơi thở và khi không có hơi thở thì vẫn biết không có hơi thở”

Tức là khoảng dừng lại của hơi thở ra và vô hay là khoảng dừng lại của hơi thở vô và ra.Lúc bấy giờ không phải thở vô cũng không phải thở ra.Nếu chúng ta tự điều khiển để lấp vào chỗ đó.Mình tưởng như không có hơi thở sẽ không có đề mục để niệm nên lập tức hơi thở vừa dừng là mình thở vô hoặc là thở ra. Điều này thật ra không phải như vậy.Cái không phải như vậy là một kinh khiệm phải đổ mồ hôi rất nhiều tức là phải do lúc thiền tập. Đôi lúc mình phân vân nhất là buổi đầu.Chính bản thân tôi cũng như vậy khi thấy hiện tượng trống vắng mình phải lập tức lấp vào đó.Chính cái lấp vào đó làm cho không còn tự nhiên.Chính vì không tự nhiên đó mình có sự điều khiển hơi thở, chính vì sự không diều khiển hơi thở đó mình bị phân tâm,do đó phải để hơi thở tự nhiên.Trong Thanh Tinh Đạo cũng giải thích tương tợ như vậy.Chúng ta chỉ như một người quan sát hoàn toàn hơi thở, chúng ta không chú ý đến hơi thở , không ghi nhận hơi thở chúng ta vẫn thở.Người hành thiền khác với người không hành thiền đó là người không hành thiền vẫn có hơi thở nhưng không biết hơi thở, không theo dõi hơi thở, không ghi nhận hơi thở Còn người hành thiền chú ý đến hơi thở, có để tâm đến hơi thở nhưng nhớ đừng quên là đừng diều khiển hơi thở.Hơi thở như thế nào chúng ta ghi nhận hơi thở như thế đó.Nếu như chúng ta đã quen với lối suy tư, quen với cách làm việc năng nổ.Bây giờ ngồi thư giãn buông thỏng không cần gì phản ứng tự nhiên chúng ta cảm thấy thiếu thốn.Nhưng chính đây là sự an lạc thật sự buông bỏ tất cả.Quý vị đừng cho rằng trạng thái đó là vô ích vì chánh niệm ghi nhận sự hiện hữu của các pháp tức là hơi thở ra hơi thở vô chẳng hạn đó là thiện pháp rồi.Dù quý vị ngồi tay chân buông thả hoàn toàn một cách tự nhiên, hơi thở có thì ghi nhận là có không thì ghi nhận là không, ngay lúc đó vẫn có chánh niệm tỉnh giác vẫn là thiện nghiệp thiện pháp.Chúng ta mới chợt nhận ra rằng từ lâu chúng ta đã hoang phí quá nhiều thời gian từ quá khứ đến nay.Chúng ta đã nói và nói rất nhiều những cái không đáng nói, chúng ta đã làm và làm rất nhiều những việc không đáng làm Nhất là chúng ta đã hoang phí rất nhiều thì giờ để suy nghĩ cái không đáng suy nghĩ. Khi chúng ta nằm dường như đang nghỉ ngơi nhưng thật sự chúng ta nằm suy tư.Chúng ta thấy danh từ Nibbana, Nib=không, Bana= cánh rừng hoặc dệt.Chúng ta thấy tâm tư chúng ta nó dệt đi dệt lại, dệt những thói quen thí dụ như ngưới ưa thích việc làm ăn, sĩ nông công thương ngành nghề chính trị văn hoá kinh tếv.v…Dầu cho là không làm đi nữa họ vẫn dệt đi dệt lại, nghĩ đi nghĩ lạiBây giờ chúng ta thấy hạnh phúc khi không suy nghĩ gì cả, không cần làm gì cả và khi tư tưởng ló lên chúng ta ghi nhận được tức thì biến mất như những giọt nước nhỏ vào thanh sắt đang nung đỏ.Có chánh niệm tỉnh giác chúng ta sẽ yên lăng nhìn, ngắm, nghe, thấy khi các pháp hiện hữu.Chúng ta đừng tưởng rằng trong thời gian trống vắng không làm gì cả chỉ theo dõi hơi thở là vô ích. Chúng tôi mấy chục năm về trước cũng có một ý niệm tương tợ, đến nỗi tôi nghĩ làm những việc như là bố thí thuyết pháp hay xây dựng chùa chiềnv.v… có lợi ích cho mình lợi ích cho người chứ hành thiền ngồi yên lặng, không lợi ích mình và cho ai cả, đôi khi thấy gần như câu nhàn cư vi bất thiện, ngồi im lặng như vậy thấy không có lợi gì. Đến khi thực tập quả thật mới thấy những giây phút yên lặng thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác ghi nhận là một thiện nghiệp rất lớn rất trong sạch hoàn tàon không pha lẫn những tư tưởng bất thiện nào khác.Từ khi ý thức được như vậy, nhất là khi đọc quyển Thanh tịnh đạo có lời khuyên: “ Hãy gìn giữ phương pháp định niệm hơi thở của mình giống như là Hoàng hậu gìn giữ thai của Chuyển luân vươnghết sức là cẩn trọng”. Ý thức được điều này chúng ta thấy tu tập định niệm hơi thở rất nhẹ nhàng, rất thư thái.Tôi xin bảo đảm cho quý vị một điều nếu quý vị muốn quan sát bất cứ một pháp nào từ:

-Hay là một pháp tất cả chúng sanh do vật thực tồn

-Hay là hai là danh và sắc

-Hay là ba là ba cảm thọ

-Hay là bốn như là bốn niệm xứ

-Hay là năm là ngũ uẩn

-Hay là sáu là lục đại

-Hoặc 12 xứ,18 giới ,22 quyền hay căn

-Hoặc thập nhị nhân duyên, 12 duyên sinh hay là 24 duyên hệ

Nếu quý vị cần tìm một chỗ nào đó, quý vị hỏi tôi ngay điểm hơi thở vô ra, tôi sẽ chứng minh cho quý vị một cách rất rõ rang. Điều này chúng ta không cần bận tâm, sở dĩ Đức Phật Ngài dạy như vậy giống như những nhà khoa học phân tích lấy một tí nước hay một tí đất có thể phân ra được bao nhiêu chất như thế nào thì những uẩn xứ giới đế tuy rằng thấy chi li phức tạp như vậy nhưng không cần thiết phải lập đi lập lại, nhưng nếu cần chứng minh chúng ta sẽ chứng minh cái hiện hữu hơi thở vào hơi thở ra với chánh niệm tỉnh giác tức là tâm hay là danh đồng hành song hành với hơi thở vào hơi thở ra.Bấy giờ chúng ta có cảm giác hoan hỷ với trạng thái hỷ đó đồng hành với hơi thở vào hơi thở ra hay cảm gíac thân có an lạc thì cũng giữ cảm giác an lạc đồng hành với hơi thở vào hơi thở ra. Đức Phật tuyên bố: “Này các tỳ kheo các cảm thọ ta nói đây có một, tức là hơi thở vảo hơi thở ra.Hơi thở vào hơi thở ra giống như tay vịn, cái danh hay là cái tâm dầu thọ tưởng thức cũng là tâm thậm chí các pháp cũng vịn theo cái hơi thở đi vào đi ra”. Đó là điều căn bản chúng ta cần phải biết.Tôi nghĩ rằng trong buổi hướng dẫn thiền hôm nay không phải là đơn giản tầm thường, chúng ta thuyết giảng rất nhiều nhưng có những giây phút để thực tập, để hiểu bíêt cặn kẽ và ý thức được những cảm giác an lạc thật sự bấy giờ chúng ta mới thấy cái giá trị định niệm hơi thở gọi là Như lai thiền là của Chư phật Độc giác Toàn giác kể cả các bậc Thinh Văn Thượng thủ cũng tu tập như vậy. Nhưng có một điều trong Thanh tinh đạo nhắc nhở chúng ta: Phương pháp định niệm hơi thở này phải người có trí mới theo dõi được bởi vì ban đầu hơi thở thô, càng ngày càng trở nên tế. Nếu tu tập đề mục đất nước lửa gióv.v…ban đầu không rõ sau ấn tướng càng ngày càng rỏ nhưng đối với hơi thở ban đầu thấy dài thấy thô nhưng từ từ lắng dịu nhất là lúc an tịnh thân hành hơi thở sẽ vi tế nhẹ nhàng. Đôi khi người ta dùng danh từ Quy Tích để chỉ hơi thở nhẹ như hoi thở của con rùa và cũng có thể hiểu theo nghĩa khác nũa tức là trở về với hơi thở tuỳ người nhận.Ở đây chúng tôi chỉ muốn nói chúng ta có thể tập luyện cho đến khi hơi thở rất nhẹ nhàng, tâm thô hơi thở thô, tâm tế hơi thở tế. Do đó hơi thở đến lúc nhâp diệt lúc đó tâm cũng phải vi tế. Giống như may hay mạng một miếng vải rất mỏng phải dùng cây kim rất mảnh rất nhỏ chứ không lấy cái lẹm ( cây kim to ) may đệm mà may mảnh vải mỏng được như thế nào, thì khi hơi thở vi tế cần phải có cái tâm vi tế ghi nhận.Ở đây trí tuệ đóng vai trò quan trọng, chánh niệm tỉnh giác song song để ghi nhận sự hiện hữu của hơi thở dài hay ngắn vô hay ra nhận biết rõ cho đến khi nó vi tế dần dần gần như mất hẳn không còn hơi thở như tứ thiền mất hơi thở đi nữa vẫn có sự ghi nhận biết rõ tâm càng vi tế và có thể an trí vào đề mục hơi thở này đạt tới cảnh giới tối cao(tôi tạm dùng danh từ này) có thể định niệm hơi thở vượt qua thân thức thọ khổ hay thọ lạc để trong lúc bệnh hoạn hay lâm chung chúng ta có thể an trú vào hơi thở, lấy hơi thở làm cổ xe để vượt qua,lấy hơi thở làm điểm tựa để nương nhờ.Chúng ta nên lưu ý rằng không phải dễ làm vì nếu trụ vào được đề mục hơi thở để vượt qua được thân thức thọ khổ lạc mà dễ gì Ngài A Xà Chí, vị thầy đầu tiên của Ngài Xá Lợi Phất trong lúc bệnh khi Đức Thế Tôn đến hỏi thăm: “ Ngài bệnh tình có thuyên giảm không ?” Ngài trả lời rằng: “ Bệnh không thuyên giảm” Đức Phật hỏi : “ Có gì hối tiếc không ?” Ngài A Xà Chí nói:“ Bạch Đức thế tôn con có điều hối tiếc là con không được an trú thân hành” Tức là hơi thở để vượt qua thân cảm thọ khổ. Điều này chứng tỏ rằng có khả năng an trú được vào vô tướng tâm định như Đức Phật hay những vị ALaHan rất thuần thục nhưng Ngài A Xà Chí tuy đã chứng quả Alahan, tuy Ngài cũng có tu tập định niệm hơi thở nhưng có lẽ Ngài chưa vượt lên cao như tứ thiền chẳng hạn nên lúc bệnh hoạn Ngài không an trú vào trong đề mục thiền như ý nên Ngài trả lời Đức Phật như trên.Chúng ta ý thức được điều này thấy vấn đề hơi thở nhẹ nhàng càng lúc càng lúc càng vi tế có khả năng đưa lên những bậc thiền cao hơn nữa.Đây là sự góp ý của tôi trong buổi sinh hoạt thiền tập hôm nay, chúng tôi tỏ long rất hoan hỷ với phương pháp thực tâp hướng dẫn này.Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chánh Hạnh chuyển biên ngày 25 tháng 12 năm 2005

 

 


| | trở về đầu trang | Trang Chính |

© 2006 BuuDuc.com. All Rights Reserved. Kỹ thuật trình bày nội dung: Minh Hạnh & Chánh Hạnh |