Buddhist Studies
 

 


Nam tử hòi đạo. Sự chấm dứt đau khổ, Niết-Bàn là Diệt đế?


(Bài giảng trong rơom Diệu Pháp , Ngày 22 tháng 12 năm 2007)

Sư Trưởng: Chúng tôi xin trình bày, giải thích chi thứ ba trong Tứ đế là Diệt đế. Như chúng tôi cũng thường nói đến Niết-Bàn, thật ra Niết-Bàn không có gì để ham thích. Nhưng vì những gì phi Niết-Bàn, ngoài ra Niết-Bàn, chẳng phải Niết-Bàn đều đáng ghê sợ. Do đó bậc trí chọn tịch diệt di lạc tức là Niết-Bàn là Chân không vô tướng, là Siêu thế vô vi. Bởi vì chúng ta hiểu Niết-Bàn được giải thích trong bốn chi Tứ đế này, không dùng danh từ Niết-Bàn mà dùng danh từ nirodha hay sự tịch diệt đoạn diệt tức là Diệt đế.

Đôi khi chúng ta thắc mắc tại sao không nói Niết-Bàn mà lại nói đến sự Tịch diệt, Tịch diệt tức là Niết-Bàn. Nếu chúng ta đọc qua bộ Patisambhidamagga hay Vô ngại giải đạo trong chương Vipassana Katha, giải về Thiền quán chúng ta sẽ thấy rõ ý nghĩa này. Khi Đức Phật Ngài giải thích về 40 hành tướng của ngũ uẩn. Nếu phân ra từng uẩn có đến 200 hành tướng của ngũ uẩn và ngũ uẩn chỉ là một trong 201 đề tài Thiền quán. Những gì đối lập với hữu vi đó là Niết-Bàn. Từ đó chúng ta thấy ý nghĩa Nirodha hay là Diệt đế được nổi bật lên. Chính vì sự đoạn diệt đó nên mới hiểu được từ ngữ Niết-Bàn (Nibbana).

Thường chúng ta được nghe các vị trưởng lão, sớ giải bằng cách chiết tự từ chữ Nib là không. chữ bana từ chữ vana là cánh rừng. Niết-Bàn được hiểu như là ra khỏi cánh rừng, cánh rừng ở đây là cánh rừng Tam giới. Một cách giải thích khác Tam giới như một nhà tù, khi người vượt ra khỏi nhà tù xem như đó là Niết-Bàn. Chữ Niết-Bàn ở đây được sử dụng trong nghĩa Diệt đế, như chúng tôi đã trình bày và giải thích dẫn chứng trong Vô ngại giải đạo khi nãy. Chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa tại sao chữ Diệt đế nổi bật trong đoạn này.

Thí dụ chúng ta nói về ngũ uẩn hay hữu vi, nó gọi là vô thường anicca vì nó có bắt đầu và có kết thúc. Trái lại với ý nghĩa này Niết-Bàn không có bắt đầu và không có kết thúc. Với pháp môn này Niết-Bàn được hiểu là thường bởi vì Niết-Bàn không bắt đầu và không có kết thúc.

Chữ dukkha là khổ, được hiểu hữu vi hay ngũ uẩn nó khổ, bởi vì nó chịu sự sanh diệt bức bách. Niết-Bàn không chịu sự sanh diệt bức bách. Với pháp môn này Niết-Bàn được hiểu là Lạc bởi Niết-Bàn không bị khổ sanh diệt bức bách.

Cũng vậy đối với vô ngã. Khi quán thấy ngũ uẩn hay hữu vi nó là trống rỗng, bởi vì trong đó không có cái gọi là Thường-Lạc-Ngã-Tịnh như người ta lầm tưởng. Đối với Niết-Bàn không phải trống rỗng như vậy, bởi vì Niết-Bàn có bốn đức Thường-Lạc-Chân-Tịnh.
-Thường trái với nghĩa Vô thườngnhư đã nói.
-Lạc trái với Khổ như đã giải thích
-Chân tức là Niết-Bàn là một trong bốn Pháp Paramattha là chân-đế. Nhưng ngũ uẩn cũng là chân-đế mà là chân-đế hữu vi, còn Niết-Bàn là chân-đế vô vi. Pháp chế định cũng là vô vi tức là không phải do duyên tạo tác như ngũ uẩn, nhưng là vô vi tục đế vì là chế định chứ không có thật. Còn Niết-Bàn vừa có thật vừa không do duyện tạo tác tức là chân-đế vô vi, được xem như là Chân đế có thật.
-Tịnh, như trong kinh điển chúng ta được biết, trong tất cả sự cấu uế thì vô minh là đệ nhất hay tối thắng về sự cấu uế . Niết-bàn đoạn tuyệt vô minh, không có vô minh trong Niết-Bàn hay trong Niết-Bàn không có vô minh. Với pháp môn này, hiểu Niết-Bàn là Tịnh bởi vì không có cấu uế như vậy.

Đó là những nghĩa mà sơ qua chúng ta hiểu về ý nghĩa nói về Thường-Lạc-Chân-Tịnh. Niết-Bàn được hiểu như là chân không như đã giải thích khi nãy, là bởi vì Niết-Bàn xem như là pháp Chân-đế tối thượng, chứ không phải như Chân-đế ngũ uẩn còn chịu sự sanh diệt bức bách, còn chịu sự bắt đầu và kết thúc, còn những sự cấu uế, còn là cảnh lậu v.v… Niết-Bàn không phải là Pháp lậu, không tương ưng với lậu , không phải là cảnh của lậu. Vì các pháp lậu hoặc, dục hữu, tà kiến không biết được Niết-Bàn nên Niết-Bàn là phi cảnh lậu, cũng là phi tương ưng với lậu vì Niết-Bàn không có tham, tà kiến, vô minh tương ưng nên phi tương ưng với lậu. Niết-Bàn không phải là lậu tức là Niết-Bàn không phải là tham ái, tà kiến, vô minh. Do đó Niết-Bàn được ý nghĩ tột cùng là như vậy.

Tóm lại ý nghĩa là trái với cái hữu vi nên những gì hữu vi có thì Niết-Bàn không có.
Như hữu vi có sanh diệt, Niết-Bàn không có sanh diệt
Hữu vi có bắt đầu và kết thúc, Niết-Bàn không có bắt đầu và kết thúc v.v..
Ý nghĩa như vậy hiểu như thật về sự đoạn diệt, Chữ Nirodha đoạn diệt này chúng ta được hiểu chân nghĩa nào đó, là cái gì hiện hữu và khi nó tắt mất và tắt mất vĩnh viễn thì được xem như Niết-Bàn.

Thí dụ như ngọn đèn tắt, ngọn lửa không còn tái diễn lại nữa, xem ngọn lửa như Niết-Bàn cũng được. Nồi cơm nóng khi nguội đi, sự nóng không còn tái diễn lại nữa, cũng xem như nó Niết-Bàn. Cũng vậy ngũ uẩn của một chúng sanh nào đó khi đoạn diệt thì xem như Niết-Bàn gọi là Niết-Bàn ngũ uẩn hay ngũ uẩn Niết-Bàn, phiền não tham sân si còn có sự sanh khởi tái diễn hay hình thức ngũ ngầm v.v…Đối với vị tu tập chứng đắc đến một giai đoạn ngũ uẩn đó đoạn tuyệt hoàn toàn như cây thốt nốt đứt đọt, không còn tái diễn lại nữa gọi là phiền não Niết-Bàn. Trong mọi ý nghĩa nào cái gì sanh lên và khi nó được đoạn diệt và được đoạn diệt vĩnh viễn không còn quay trở lại, nên thật gọi là Niết-Bàn.

Niết-Bàn và cái Diệt đế này là ý nghĩa chúng ta được thấy trong kinh điển thường giải thích. Một điều đáng cho chúng ta lưu ý trong Tứ đế của bài kinh Tứ niệm xứ, giữa chi pháp Tập đế và Diệt đế này gần gíông nhau. Do đó có những trường phái họ cho sanh tử và Niết-Bàn không khác. Niết-Bàn đồng nghĩa với sanh tử, bởi vì những chi pháp được lập đi lập lại giống nhau, chỉ khác chăng về lý duyên sinh sanh tử là Tập đế, lý duyên diệt đó là Niết-Bàn. Như Vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức đó là Tập đế. Vô minh diệt Hành diệt, Hành diệt thì Thức diệt, đó là Niết-Bàn. Như vậy hai ý nghĩ này chúng ta hiểu rõ.

Khi đạt đến Niết-Bàn, chấm dứt được nhân sanh khổ, sự khổ không còn tái diễn nữa nên được xem như là Diệt đế. Lập lại bài kệ trong kinh Pháp cú, Đức Phật sau khi Ngài thành đạo đã nói lên đại ý bài kệ đó,
Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm hoài không gặp
Kẻ xây ngôi nhà này
Khổ thay phải tái sanh.
Đối với bài kệ này, rất đơn giản nhưng riêng về tôi, mỗi lần đọc lại bài kệ này như có một sự cảm hứng và như có một cái gì man mác. Man mác ở câu “Lang thang bao kiếp sống”.Tôi nghĩ từ vô thuỷ đến nay, thật quả vậy chúng ta đã lang thang bao kiếp sống. Khi sanh ở Ấn Độ, khi sanh qua Trung Quốc, khi sanh ra tại những vùng biên địa khác. Khi quả địa cầu này tiêu hoại thì chúng ta sẽ tiếp tục sanh trong những địa cầu khác.Và trong hành tinh này, xương của chúng ta nếu không bị huỷ diệt thì chồng chất lên lớn hơn ngọn núi, trong quả địa cầu hiện tại thôi. Nói chi từ vô thủy đến nay, không biết bao nhiêu sự đau khổ chồng chất, khi sanh chỗ này, khi sanh chỗ khác, đúng là lang thang bao kiếp sống. Dùng cụm từ “ bao kiếp sống” là không biết bao nhiêu kiếp sống từ vô thuỷ đến nay. Nước mắt của chúng ta đã chảy vì tử biệt sanh ly so lại nhiều hơn nước trong bốn bể. Máu trong thân đã tuôn vì bị thương tích v.v…cũng nhiều hơn bốn bể. Sửa của mẽ mà chúng ta đã uống từ vô thỉ đến nay cũng nhiều hơn nước trong bốn bể. Không thể tìm ra được mấu chốt đầu tiên cũng như cuối cùng. Vì vậy câu “ Lang thang bao kiếp sống” khi đọc chúng ta cảm thấy có gì man mác, có gì bàng bạc, vừa ngậm ngùi vừa thổn thức, vừa sợ hải vừa lo âu.

Đến câu “ Ta tìm hoài không gặp” Đức Phật trong lúc còn là Bồ-Tát, vì cũng tin tưởng bao nhiêu triết lý khác như Thượng đế thần linh v.v…nhưng chưa đầy đủ được ý nghĩ. Nhiều khi tìm không được câu giải đáp mà người ta phải viện dẫn những lý do như loài người sanh ra do loài khỉ vượn, hay loài người sanh ra do Thượng đế nắn tạo, hay loài người sanh ra do từ Phạm Thiên. Tuỳ theo mỗi vùng mỗi xứ người ta tưởng tượng đặt ra để giải quyết câu hỏi, “chúng ta từ đâu đến và cái gì tạo ra chúng ta”. Đi tìm nhân đầu tiên hay người mẹ đầu tiên, bản thân đầu tiên hay người cha đầu tiên, hay tự ngã chúng ta từ một vậy liệu gì đó mà được tạo thành. Không tìm được.

Nếu như ai hỏi Đức Phật câu này, Ngài không cũng trả lời bởi vì đây là một trong những điều không nên suy nghĩ đến. Ngài giải thích cho biết giống như một người bị tên bắn, cứ lo đi tìm người nào bắn tôi, mập hay ốm cao hay lùn, ttrắng hay đen, bắn bằng mũi tên gì v.v… thì không lợi ích gì cả. Việc đáng làm là nhổ mũi tên ra, cho đặt thuốc để diệt đi sự đau nhức của vết thương . Cũng vậy mũi tên tham ái đã cắm ngập vào tim của chúng ta, điều cần nhất là nhổ đi mũi tên tham ái là Tập đế, khi mũi tên đã nhổ đi rồi thì sụ khổ do nguyên nhân đem lại là sự tham ái cũng không còn. Đó gọi là đoạn diệt chấm dứt, đây là Diệt đế. Muốn thực hành Diệt đế này chúng ta phải cần đến chi thứ tư là Đạo đế hay con đường Thánh đạo.

Tóm lại ý nghĩ Niết-Bàn là:
Chân không không phải trống rỗng, không có gì cả, mà Niết-Bàn là một Chân lý tột cùng.
Vô tướng tức là không có những tướng vô thường khổ vô ngã như hữu vi.
Siêu thế tức là vượt ngoài Tam giới.
Vô vi là không do nhân và duyên tạo tác.

Vì những ý nghĩa này nên được gọi là Niết-Bàn đoạn diệt mọi hiện tượng thế gian hay nhân sanh tử luân hồi cũng như sự đau khổ hay những hiện tương của hữu vi nên gọi là vô tướng vô vi. Ý nghĩa Niết-Bàn là Diệt đế là như vậy.

Chúng tôi xin dứt lời tại đây.
Namo Buddhaya

Chánh Hạnh chuyển biên


Download bai giang

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ