dieuphap.com

  

jpg (8936 bytes)


...... ... .

Tu Tập Lòng Từ

Thanissaro Bhikkhu
© 2006–2010

Minh Hạnh chuyển ngữ

 

Nếu bạn có người thân hay người bạn đang bị bệnh hay sắp lâm chung, tôi biết rằng không ai có thể khuyên bạn đối xử với họ một cách sắt đá vô tình. Mọi người đều đồng ý là nếu có thể bạn nên có lòng từ bi càng nhiều càng tốt. Vấn đề là có rất ít thoả thuận về làm thế nào lòng từ bi chuyển thành hành động cụ thể. Đối với một số người, lòng từ bi nghĩa là kéo dài sự sống thêm càng lâu càng tốt; với một số người khác, từ bi có nghĩa là chấm dứt sự sống –thông qua việc tự tử với sự hay trợ tử– khi phẩm chất cuộc sống giảm xuống dưới một mức nhất định. Không một nhóm nào trong hai nhóm thấy nhóm bên kia là từ bi cả. Nhóm thứ nhất thấy nhóm thứ hai là tội phạm; nhóm thứ hai nhìn thấy nhóm thứ nhất là nhẫn tâm và độc ác.

Đối với những người trong chúng ta cố gắng tìm kiếm sự trung dung giữa hai thái cực này thì không có nhiều sự hướng dẫn đáng tin cậy.Văn hóa của chúng ta là một nền văn hóa mà không thích nghĩ về bịnh và sự chết, và kết quả là, khi phải đối mặt với người bị bệnh hoặc sắp chết, chúng ta bối rối không biết phải làm gì. Một số người sẽ khuyên bạn hãy đơn giản để làm những gì cảm thấy đúng, nhưng có cảm giác đường lối khó xử và không ngay thẳng. Một số điều cảm thấy đơn giản chỉ vì chúng làm cho bạn cảm thấy dễ chịu, bất kể chúng có thực sự đúng cho người kia hay không. Mong muốn kéo dài cuộc sống có thể che một nỗi sợ hãi sâu sắc hơn về cái chết của riêng bạn, sự mong muốn chấm dứt một căn bệnh khốn khổ có thể hợp lý hoá đau khổ của bạn vì phải chứng kiến sự đau khổ của bịnh nhân. Thậm chí nếu bạn được khuyên là hãy hành động trong chánh niệm, bạn cũng cảm thấy rằng cái gì đó có vẻ dường như là nguồn cảm hứng tức thời có điều kiện của sự che đậy, không được kiểm chứng về sự sống và cái chết.

Đó là vì sao chỉ khuyên người ta hãy từ bi hay chánh niệm khi túc trực bên người ốm đau hay sắp chết thì không đủ. Chúng ta cần sự giúp đỡ trong việc tu tập lòng từ bi của chúng ta: những lời khuyên cụ thể về cách suy nghĩ thông qua những tác động của các hành động của chúng ta khi đối diện với cuộc sống và cái chết, và các ví dụ cụ thể về những người đã quán chiếu về những vấn đề này một cách thấu suốt và đã hành động trong quá khứ.

Với sự suy nghĩ này, tôi đã tìm khắp kinh điển Pali – văn bản cổ nhất truyền đạt những lời dạy của Đức Phật - để xem có bài học nào có thể rút ra từ gương của Đức Phật. Sau cùng, Đức Phật thường ví mình như một vị lương y, và giáo Pháp của Ngài như phương thuốc trị lành đau khổ của thế gian. Từ quan điểm của Ngài, chúng ta đều đang bệnh hay đang hấp hối ở một mức độ vi tế nào đó, vì vậy chúng ta xứng đáng để có lòng từ bi liên tục. Nhưng Đức Phật này đã đưa ra những lời khuyên gì khi người thân của Ngài lâm chung hay bị bệnh? Ngài đã đối xử với những người ốm đau, hấp hối như thế nào?

Có lẽ chúng ta đều đã biết câu chuyện Đức Phật có lần cùng với Tôn-giả Ananda bắt gặp một tỳ kheo ốm đau không người chăm sóc, phải nằm giữa mớ phân và nước tiểu của mình. Sau khi tắm rửa cho vị tỳ kheo đó rồi, Ngài triệu tập các tỳ kheo khác lại, quở trách họ đã bỏ bê huynh đệ của mình, và cho họ lời khuyên mạnh mẽ là hãy theo gương Ngài: “Ai có lòng chăm sóc Như Lai." Ngài nói "thì nên chăm sóc cho người bệnh.” Ngài ban hành luật là các vị tỳ kheo chăm sóc các vị tỳ kheo bịnh thì sẽ đặt biệt được chia phần ăn, như để khuyến khích họ trong công việc và cũng giúp làm nhẹ gánh nặng của họ. Nhưng Ngài đã không tán thành quan điểm cho rằng nên bằng mọi cách để kéo dài sự sống bằng sự trị liệu.

Trong luật tạng thì giới luật Ngài chỉ áp đặt một hình phạt nhỏ cho một vị tỳ kheo từ chối chăm sóc cho vị tỳ kheo đồng tu đang bị bệnh hoặc sắp chết, hoặc cho người hoàn toàn từ bỏ một tỳ kheo bị bệnh trước khi vị này lành bịnh hay bị chết.

Và không có sự trừng phạt nào cho việc từ chối hay ngừng sự trị liệu đặc biệt nào đó. Vì vậy, các giới luật không truyền đạt thông điệp rằng không duy trì để giữ mạng sống là một hành vi phạm tội.

Đồng thời, mặc dù, một vị tỳ kheo cố tình kết thúc cuộc sống của bệnh nhân, ngay cả vì lòng từ bi, cũng bị trục xuất khỏi giòng tu và không bao giờ có thể được thọ giới trong cuộc sống này, do đó không có chỗ cho việc trợ tử hoặc hỗ trợ cho việc tự tử.

Điều này có nghĩa rằng con đường trung đạo là nơi lòng từ bi đích thực có thể thực hiện được.
Đức Phật đặt ra một số hướng dẫn cho lãnh vực này trong định nghĩa của Ngài về người săn sóc bệnh nhân lý tưởng. Bạn đủ điều kiện để có thể săn sóc bệnh nhân nếu:

(1) bạn thông hiểu về thuốc men;
(2) bạn biết những gì tuân theo sự điều trị của bệnh nhân, lấy đi bất cứ thứ gì không cho phép và cung cấp những thứ được cho phép;
(3) bạn vì lòng từ bi, không phải vì món lợi vật chất;
(4) bạn không câu nệ trong việc dọn sạch phân, nước tiểu, đờm dãi, hay đồ nôn mửa;
(5) bạn có khả năng khích lệ, sách tấn bệnh nhân đúng thời bằng nói Pháp.

Trong năm điều kiện này, điều kiện thứ năm được bàn đến nhiều nhất trong kinh điển Pali. Những gì được coi là lời nói Pháp hữu ích và từ bi cho một người đang bị bệnh hoặc chết? Những gì không?

Ở đây một lần nữa, những điều không được làm sẽ phân định lĩnh vực cho những điều cần nên làm. Giới Luật trích dẫn trường hợp một vị tỳ kheo nhắc nhở một người bị bệnh tập trung suy nghĩ của mình về chết, với niềm tin rằng cái chết sẽ được tốt hơn so với tình trạng đau khổ của cuộc sống của người bị lúc bấy giờ. Người bịnh làm theo lời khuyên và kết quả là người đó chết, Đức Phật trục xuất vị tỳ kheo này. Như vậy, từ quan điểm của Đức Phật, khuyến khích một người bị bệnh không nên bám vào cuộc sống hay từ bỏ đời sống sẽ không được coi là một hành động của lòng từ bi. Thay vì cố gắng để bịnh nhân dễ dàng chuyển tiếp cái chết, Đức Phật tập trung vào việc dịu dàng hướng dẫn người bịnh nhìn vào sự khổ và khổ diệt.

Điều này là bởi vì Ngài coi mọi khoảnh khắc của cuộc sống như một cơ hội để thực hành và hưởng phúc lợi từ Pháp. Đó là nguyên tắc căn bản trong tất cả các truyền thống tu thiền định của thời điểm hiện tại mà mọi người đều biết, một sự hiểu biết sâu sắc nỗi đau của hiện tại với sự ghê tởm và đặt hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. Nguyên tắc này được áp dụng càng nhiều càng tốt trong giờ phút cuối cùng cũng như bất cứ lúc nào của cuộc sống. Trong thực tế, Đức Phật khuyến khích các tỳ kheo nên quán niệm sự chết trong mỗi thời khắc, ngay cả khi sức khỏe bình thường để họ có ý thức cần thiết trong sự tu tập và chánh niệm ngay trong giây phút hiện tại.Nếu bạn quán niệm tất cả mọi giây phút như là giây phút cuối cùng của bạn, sau đó khi thời điểm cuối cùng của bạn đến, bạn sẽ đối mặt với nó như đã được chuẩn bị.

Tuy nhiên, thông thường một người bị bệnh hoặc sắp chết chưa có kinh nghiệm sống trong tình trạng cấp bách của cuối cuộc đời, do vậy, việc đầu tiên là khuyên người bịnh buông bỏ các chướng ngại về tình cảm và chỉ sống trong giây phút hiện tại. Trong Kinh điển Pali bản chú giải có ghi hai chướng ngại: lo lắng về những trách nhiệm của mình để lại, và lo sợ về cái chết cận kề. Trong một bản chú giải nói đến một người đàn ông sắc chếp và vợ của ông ta an ủi ông đừng lo nghĩ: Bà có thể tự lo cho bà và các con trong lúc không có ông; bà sẽ không lấy chồng khác; và sẽ tiếp tục hành trì Pháp. Với mỗi lời nói trấn an, bà lập đi lập lại: "Vì vậy ông đừng lo lắng trong lúc ông sắp chết. Sắp chết mà còn lo lắng thì thật là khổ lắm. Đức Phật đã cảnh báo việc trong lúc lâm chung không được lo lắng." Người đàn ông bất ngờ và phục hồi, trong khi vẫn còn yếu, đi đến thăm Đức Phật kể cho Ngài nghe những lời cam kết của vợ. Đức Phật khen ngợi người đàn ông may mắn đã có một người vợ khôn ngoan và thông cảm.

Đối với sự sợ chết, Đức Phật lưu ý rằng một trong những lý do chính cho sự sợ hãi này là tiềm ẩn trong ký ức về những hành động độc ác hay gây tổn thương cho chúng sanh khác mà mình đã làm trong quá khứ. Do đó, giới luật ghi rằng vị tỳ kheo thường khuyến tấn vị đồng môn người đang trên giường bệnh của mình hãy nhớ đến một cái gì đó tích cực hơn - chẳng hạn như chỗ chứng thiền cao nhất của vị ấy - và tập trung tư tưởng vào đó. Trong một mạch tương tự, một thực tế phổ biến ở các nước châu Á Phật giáo là để nhắc nhở một người chết trong các hành vi bố thí hay đức hạnh người đó đã thực hiện trong cuộc sống này. Thậm chí nếu người đó không thể tập trung trong chánh niệm và sự tỉnh táo cần thiết để đạt được cái nhìn xuyên thấu hơn vào hiện tại, thì bất luận lời nói Pháp nào giúp xoa dịu những lo lắng và sợ hãi đều là một hành động của lòng từ bi đúng sự thật.

Tuy nhiên, Đức Phật đưa ra ba lý do bổ sung cho sự sợ chết: ràng buộc vào thân quyến, ràng buộc vào thú vui dục lạc, và sự thiếu hiểu biết trực tiếp vào vạn pháp là vô thường. Các chỉ dẫn cao hơn của Ngài cho người bệnh và người sắp chết do đó tập trung vào việc đoạn trừ các nguyên do sợ chết này từ gốc rễ. Một lần Đức Phật đến viếng thăm một bệnh xá và khuyên với các tỳ kheo tại bệnh xá này hãy quán niệm sự chết vào thời điểm lâm chung một cách chánh niệm và tỉnh giác. Thay vì tập trung vào việc họ sẽ phục hồi đươc hay không, họ nên quán sát những biến chuyển của cảm xúc mà họ đang trải qua: cảm thọ khổ, cảm thọ lạc, hay không có rõ rệt. Quan sát cảm thọ khổ, ví dụ, họ nên để ý đến sự biến hoại của cảm thọ khổ và sau đó tập trung vào sự biến hoại liên tục của mọi cảm thọ khổ. Sau đó, họ có thể áp dụng cùng một sự tỉnh giác tập trung vào cảm thọ lạc và cảm thọ trung lập. Kiên trì tập trung của họ sẽ làm phát sinh một cảm giác khinh an không lệ thuộc vào các cảm thọ của giác quan, và từ chỗ không lệ thuộc họ có thể phát triển sự bình tỉnh và xả ly đối với thân và đối với mọi cảm thọ. Do xả ly mà họ có được sự hiểu biết sâu sắc sự vô thường của các Pháp, sẽ kết thúc được mọi sự sợ hãi về cái chết.

Trong một trường hợp khác, Tôn Giả Sariputta đến thăm một đại thí chủ nổi tiếng của Đức Phật, đó là ông Cấp Cô Độc đang bị bịnh sắp chết. Sau khi biết bịnh của ông ta càng lúc càng tệ, Tôn Giả Xá Lợi Phất khuyên ông nên tập như sau: Tôi không dính mắc vào mắt. Tôi không dính mắc vào tai; ý tôi không lệ thuộc vào tai," và tiếp tục lập như vậy cho đến hết sáu căn, các đối tượng của sáu căn, và các hoạt động tâm thức lệ thuộc vào chúng. Mặc dù ông Cấp Cô Độc đã không thể phát triển sự độc lập này phù hợp với sự hướng dẫn của Tôn Giả Xá Lợi Phật, ông đã thỉnh cầu những giáo pháp này xin được giảng cho các hàng cư sĩ để họ có thể hiểu được sự lợi ích từ chúng.

Rõ ràng, các lời dạy này tất cả đều nằm trong khuôn khổ giáo lý của Ðức Phật về trạng thái của tâm con người trong những ảnh hưởng của quá trình chết và tái sinh, nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ thích hợp cho những người tự gọi mình là Phật tử. Bất kể niềm tin tôn giáo của bạn, khi bạn đối mặt với cơn đau chắc thật bạn rõ ràng cảm nhận được giá trị của những hướng dẫn là bạn làm thế nào để giảm bớt đau bằng cách quán sát những đau đớn trong thân. Nếu bạn có sức lực để làm theo các hướng dẫn, chắc chắn muốn làm thử. Và nếu bạn đạt được cái bất tử trong quá trình nỗ lực của bạn, bạn sẽ không mất công hý luận về việc liệu nó là Phật giáo hay không Phật giáo.

Điểm này được minh họa bằng một câu chuyện khác liên quan đến Tôn Giả Xá Lợi Phất. Đến thăm một vị Bà La Môn lớn tuổi đang hấp hối, Tôn Giả Xá Lợi Phất nhận thấy những vị Bà La Môn mong muốn được về cộng trú với Phạm Thiên, do vậy Tôn Giả đã dạy vị Bà La Môn này phát triển trong bốn phong thái của vị Phạm Thiên- tâm từ, tâm bi, tâm hỉ , và tâm xả. Sau khi làm theo lời chỉ dẫn này, vị Bà La Môn tái sanh làm một vị Phạm Thiên sau khi chết. Tuy nhiên, Đức Phật đã quở trách Tôn Giả Xá Lợi Phất đã không dạy cho vị Bà La Môn tập trung quán sát cái đau, vì nếu vị Bà la Môn tập trung để quán sát cái đau thì sẽ chứng được Niết Bàn và giải thoát khỏi luân hồi.

Điều nổi bật về tất cả các hướng dẫn này là, từ quan điểm của Đức Phật, Giáo Pháp dạy cho người bệnh người hấp hối cũng là dạy cho những người sức khỏe bình thường. Nguyên nhân của khổ trong mỗi trường hợp đều giống như nhau, và con đường đưa tới chấm dứt khổ cũng giống nhau: hiểu được khổ, từ bỏ nguyên nhân khổ, nhận ra chỗ diệt khổ, và tu tập phát triển các phẩm chất nơi tâm đưa đến chỗ dứt khổ. Sự khác biệt duy nhất là ở tình trạng cận tử làm cho giảng dạy Phật pháp vừa dễ hơn và vừa khó hơn- dễ hơn ở chỗ bệnh nhân buông bỏ những trách nhiệm của cuộc sống, và có thể thấy rõ nhu yếu muốn hiểu và được giải thoát khỏi khổ; khó hơn ở chỗ bệnh nhân có thể quá yếu ớt về thể chất hay tinh thần – vì sợ hay lo - để hành theo những lời chỉ dẫn. Nhưng dù là trường hợp nào đi nữa, điều đáng ghi nhận là Đức Phật luôn hướng dẫn mình chú trọng đến những cơ hội có thể xảy ra nhiều hơn là những giới hạn của hoàn cảnh, thậm chí ngay ở phút lâm chung. Ngài nói rằng một phút có tuệ quán ngay trong đau khổ đáng giá hơn một trăm năm khoẻ mạnh mà không có tuệ quán.

Từ kinh nghiệm bản thân – qua việc học hỏi từ các vị thầy của tôi thực hiện những hướng dẫn này, và qua việc cố gắng tự mình thực hiện - tôi học được hai bài học lớn.

Bài học thứ nhất là cho bệnh nhân hưởng lợi ích nhiều nhất từ giáo Pháp khi bị bệnh hoặc sắp chết là những người không bị dằn vặt với những ký ức của những hành vi độc ác hay tổn hại chúng sanh mà họ đã làm trong quá khứ, và những người đã phát triển được thiền định hoặc chiêm niệm trước khi bệnh tật. Ngay cả sự thực tập không phải là sự tu tập theo Phật giáo, họ đáp ứng theo trực giác qua lời giảng dạy của Đức Phật về khổ và có thể sử dụng nó để làm giảm bớt những đau khổ riêng của họ. Bài học ở đây, miễn là bạn biết bạn sẽ chết ở một thời điểm nào đó, đó là một ý tưởng tốt để tránh các hành vi tàn ác và để bắt đầu một thực tập thiền định của riêng bạn, do đó bạn sẽ được chuẩn bị khi bệnh tật, và khi chết nó đến. Ngài Ajaan Fuang, là thầy của tôi đã từng nói, khi bạn hành thiền là bạn đang đạt được sự tu tập để biết cách chết như thế nào - làm thế nào để giữ tâm được chánh niệm và tỉnh giác, làm thế nào để chịu đựng được đau đớn, làm thế nào để làm chủ được các suy nghĩ bướng bỉnh và có thể đạt được bất tử - để khi thời gian chết đến, bạn sẽ làm điều đó với kỹ năng thuần thục và khéo léo.

Bài học thứ hai là nếu bạn muốn giúp người khác vượt qua nỗi sợ hãi của họ về cái chết, bạn phải học cách vượt qua nỗi sợ hãi của chính bạn về cái chết của chính mình, bằng cách tập từ bỏ sự dính mắc vào thân, từ bỏ thú vui nhục dục, tránh những hành động tàn ác, và thấu hiểu sâu sắc vào sự bất tử. Nếu bạn vượt qua nỗi sợ hãi, bạn sẽ hướng dẫn có nhiều hiệu quả hơn trong việc giảng dạy Phật pháp cho những người nằm trên giường bệnh của họ. Bạn không bị lung lay bởi những cảnh ghê sợ của cái chết, bạn sẽ có khả năng cảm thông và ứng đối trực tiếp với những nhu cầu của người hấp hối, và lời nói của bạn sẽ có hiệu lực hơn vì chúng đến từ kinh nghiệm trực tiếp. Lòng từ bi của bạn được giáo dục không phải bằng sách vở hay cảm giác, mà bằng sự thấu hiểu sâu sắc tiến trình của cái hoại diệt và cái không hoại diệt.

Sau cùng, hai bài học này được kết thành một: Hành thiền, như một hành động của từ bi cho chính mình và cho kẻ khác, ngay cả khi sự chết dường như còn xa lắm. Khi cái chết đến, bạn sẽ đỡ làm gánh nặng cho những người chăm sóc mình. Đồng thời, nếu bạn được mời đến để an ủi những người đang bị bệnh hoặc đang hấp hối, lòng từ bi của bạn sẽ thực sự hữu ích nhiều hơn, và bạn sẽ có một thông điệp hữu hiệu hơn để hướng dẫn người bệnh.

 

 

Trình bày: Minh Hạnh và Nguyễn Văn Hòa

Trở về Trang Đề Án Tháng 6, 2010

Đầu trang