dieuphap.com

  

jpg (8936 bytes)


...... ... .

Kinh Chuyển Pháp Luân

TT Giác Ðẳng giảng tại bảo tháp Chaukhandi, Sarnath trong chuyến hành huong Ấn Ðộ ngày 21 tháng 3 năm 2010

Minh Hạnh chuyển biên

Bấm vào để xem video bài giảng  

 

Đức Phật Ngài dạy về con đường trung đạo, con đường mà Đức Phật đã chứng ngộ con đường đem lại nhãn quan và tri kiến và đưa đến an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ Niết-Bàn. Đó là Bát Chánh Đạo và Tứ Diệu Đế.

Bát Chánh Đạo là con đường có 8 chi phần là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Phần tiếp theo Đức Phật Ngài giảng về Tứ Đế, đầu tiên Ngài giảng về bốn sự thật vi diệu và bốn sự thật quan trọng mà một vị giác ngộ thành tựu tuệ giác không thể không biết đến.

1) Diệu Đế thứ nhất. Là Khổ Diệu Đế tức là sự thật về đau khổ. Ngài dạy rằng tất cả chúng ta trong đời này dù là già hay trẻ, sang hay hèn, dù ở bất cứ giai cấp nào bất cứ cảnh giới nào, dù là tỳ kheo hay tỳ kheo ni thì chúng ta cũng bị sanh là khổ, già là khổ, bịnh là khổ, chết là khổ và thương phải xa là khổ, ghét phải gần là khổ, muốn không được là khổ, chấp thủ năm uẩn là khổ, ưu sầu não là khổ.

2) Diệu Đế thứ hai. Là Tập Khổ Đế. Nguyên nhân của sự đau khổ. Ngài dạy dựa trên hai sự thật nằm ở trong một nhân tố gọi là tanha hay là khát ái. Khát ái tức là cái mình muốn và không bao giờ thoả mãn. Ví như qúi vị khát nước mà qúi vị uống nước muối thì không bao giờ hết khát thì tâm của chúng ta luôn luôn mong muốn một cái gì đó cho dù chúng ta đã đạt đến nó rồi nhưng chúng ta cũng tìm cái khác nữa. Ví dụ như chúng ta từ Mỹ muốn sang bên đây nhưng mà đến đây rồi thì chúng ta lại nghĩ đến đề mục khác nữa. Hay là chúng ta nghĩ có cái gì đó thì mình vui nhưng mà rồi khi có nó thì chúng ta lại đi tìm một cái gì khác nữa. Thì đó gọi là tanha. Sự trầm kha của chúng ta là không bao giờ thoả mãn với cái mình đang có.

3) Diệu Đế thứ ba gọi là Diệt Khổ Đế. Là sự chấm dứt khổ đau tức là chân hạnh phúc. Thì Đức Phật Ngài định nghĩa hạnh phúc rất đơn giản không còn khổ đau nữa gọi là nirodha, không còn khổ đau nữa là hạnh phúc và muốn không còn khổ đau nữa thì Đức Phật Ngài dạy con đường đi đến sự diệt khổ là Bát Chánh Đạo.

4) Diệu Đế thứ tư là Đạo Đế. Tức là con đường đi đến sự diệt khổ là Bát Chánh Đạo gồm chánh kiến là cái nhìn của chúng ta được chân chánh, lời nói được chân chánh, rồi hành động được chân chánh, sự nuôi mạng được hiền thiện và ba chi sau là chánh tinh tấn, chánh định và chánh niệm.

Sau khi Đức Phật Ngài dạy về bốn Diệu Đế, Ngài nói đến Ba Luân Mười Hai Chuyển.

Ba luân ở đây tức là mỗi một Diệu Đế thì được nhìn trên ba khía cạnh.

Thí dụ như mình nói theo pháp học
đây là Khổ,
rồi sự Khổ cần được biết,
và sự Khổ đã được biết.

Đó là phương diện pháp học và pháp hành.

Rồi đây là Tập Đế và Tập Đế cần được diệt và Tập Đế đã được diệt và Tập đế đã được biết.
Đây là Diệt Đế và Diệt Đế cần được chứng ngộ và Diệt Đế đã được chứng ngộ.
Đây là Đạo đế và Đạo Đế cần được tu tập và Đạo Đế đã được tu tập.

Tức là một người mà hiểu biết vấn đề và nhìn thấy ba luân tức là nhìn thấy

thế nào là Khổ,
thế nào là Tập,
thế nào là Diệt,
thế nào là Đạo,

và sau đó thì chúng ta biết là nên làm gì với thứ đó.

Thì Khổ Đế là học để biết.
Tập Đế học để Diệt.
Và Diệt Đế học để chứng.
Đạo đế học tu tập và sau này để xác chứng

Và Khổ Đế ta được biết đã được diệt,
Diệt Đế đã được chứng
và Đạo Đế đã được tu tập.

Đức Phật Ngài Khẳng định một điều rằng nếu mà Ngài chưa có chứng ngộ Tứ Đế cho ba luân khai triển thì Ngài không có tuyên bố với thế giới này là Ngài đã chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Chúng ta nói ngắn gọn bài kinh này là như vậy. Bài kinh này về sau Tôn Giả Xá Lợi Phất Ngài đã nhắc lại giáo lý Tứ Đế và Ngài nói rằng là "ở trong tất cả những dấu chân của con vật thì dấu chân con voi là dấu chân lớn và những dấu chân của những con vật khác đều có thể nằm lọt trong đó ." Ngài gọi là "giáo lý Tứ Đế là giáo lý phẩm quan của Đạo Phật và tất cả giáo lý của Đạo Phật đều nằm trong giáo lý Tứ Đế."

Sau khi Đức Phật Ngài giảng về bài kinh Chuyển Pháp Luân này thì bằng tâm tư của Ngài người đệ tử đầu tiên ở trong giáo pháp tức là Kondanna tức là Ngài Kiều Trần Như đã chứng quả Nhập Lưu tức là niềm tin bất thối, lúc đó Ngài đã nói lên câu "Anna Kondanna, Anna Kondanna" tức là "Kiều Trần Như đã liễu ngộ", chữ liễu ngộ ở đây tức là thấy xuyên suốt, tức là thật sự thấy, thật sự biết, và cái biết cái thấy đó không thay đổi. Về sau chúng ta gọi là A Nhã Kiều Trần Như tức là Ngài Kiều Trần Như đã liễu ngộ.

Sau khi Đức Thế Tôn thuyết bài kinh Chuyển Pháp Luân thì Ngài đưa tay lên nói là "hãy đến đây 5 vị tỳ kheo" thì 5 vị tỳ kheo đầu tiên là các Ngài Kondanna, Ngài Mahanama, Ngài A Xà Chí, Ngài Bhadrica, Ngài Dasadaha-Casyaba đều là những vị thông tuệ và Đức Thế Tôn đã cho 5 vị đó trở thành 5 vị tỳ kheo trong giáo pháp, và chính tại nơi này ra đời của Tam Bảo trong giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Từ đó về sau chúng ta có câu "Tam Bảo Trụ Thế" tức là sự hoàn tất của Tam Bảo.

 

 

Trình bày: Minh Hạnh và Nguyễn Văn Hòa

Trở về Trang Đề Án Tháng 5, 2010

Đầu trang