HÂN HOAN ĐÓN CHÀO
TT Trí Siêu trả lời : Nam Mô Bổn Sư
Thích Ca Mâu Ni Phật, Kính Bạch Chư Tăng, kính thưa quí Phật
tử, trong câu hỏi này
từ chối một thiện pháp có đồng
nghĩa với ác pháp không,
th́ ở đây chúng tôi xin
trả lời như sau.
Bây giờ trước hết chúng ta nói vấn
đề từ chối một ác pháp đó
chính là thiện pháp, nhưng từ chối một thiện pháp th́ chưa hẳn
là đồng nghĩa với ác pháp, bởi
v́ khi mà
có một thiện pháp nhưng mà thiện
pháp đó thực hiện ngay trong lúc
này không phải thời không phải lúc và không
có kết quả nhiều hơn thiện pháp mà ḿnh
sẽ làm, thí dụ như
có hai ba
trường hợp
thiện pháp đến một lược th́ trong trường hợp đó th́ chúng ta
sẽ phải lựa chọn trong một thiện pháp nào đặc biệt hơn thù thắng hơn th́ chúng
ta sẽ từ chối cái thiện pháp kia.
Một thái độ lịch sự lễ phép th́
cái thái độ lịch sự lễ phép đó nó
cũng phải được xem như là thiện
pháp, như là chúng ta
biết câu chuyện có một anh thiện
nam đang ngồi nghe Đức Phật thuyết pháp, lúc bấy giờ
Đức vua Ba Tư Nặc
quan lâm đến, anh thiện nam đó khởi
lên cái tư
tưởng nghĩ rằng nếu ta đứng dậy đón chào và đảnh
lễ Đức vua th́ cái
điều này sẽ khiến cho Vua hài
ḷng và do đó sẽ có sự an vui lợi ích
cho ta, tuy
nhiên ta đang ngồi nghe bậc Thầy của Chư Thiên và Nhân loại,
một bậc Đạo Sư tối thượng thuyết pháp mà nếu không
chú tâm nghe
pháp và không
tôn trọng bậc Đạo Sư không tôn
trọng Giáo Pháp như vậy
là một điều không phải lẽ, do vậy anh thiện
nam này vẫn
ngồi yên đó nhắm mắt lại và chú tâm
nghe Đức Phật thuyết pháp làm như
không thấy Đức vua đi
đến, sau khi dứt thời
pháp Đức vua Ba Tư
Nặc mới mời anh thiện
nam lại và Đức vua
hỏi cái thái độ khi năy là
thái độ thế nào, th́ anh thiện
nam đó trả lời cho Đức vua
nghe, Đức vua rất hoan
hỷ .
Như vậy trong trường hợp này chỉ là
chuyện nhỏ như thế đó chúng ta
dùng trí tuệ được để chúng ta suy xét, nếu
gặp trường
hợp cả hai thiện pháp có cùng
một lúc th́ chúng ta
phải từ chối một thiện pháp để chúng ta thực hiện
một thiện pháp có giá
trị hơn có lợi ích
hơn th́ trong trường hợp đó không phải là ác pháp.
Sự từ chối một thiện pháp nếu như sự từ chối một thiện pháp bằng trạng thái tâm bất thiện,
thí dụ như có ngừơi
đi đến họ xin chúng
ta một bữa ăn v.v... mà chúng
ta v́ cái
tâm bỏn xẻn cho nên
chúng ta từ chối không bố thí như vậy
sự từ chối thiện pháp này mới
đồng nghĩa với ác pháp,
c̣n nếu như từ chối một thiện pháp v́ rằng ḿnh
đang thực hành một thiện pháp khác tốt đẹp hơn thánh thiện hơn th́ sự
từ chối thiện pháp nhỏ này không
phải là ác pháp, chúng
ta cần phải hiểu như vậy và một điều
chúng tôi xin khẳng định thêm một khía cạnh khác ngược lại khi mà chúng
ta từ chối một ác pháp không
làm th́ đó
đồng nghĩa với thiện pháp, bởi v́ từ chối
ác pháp luôn
luôn phải dùng đến tâm thiện mới có thể
từ chối ác pháp được
, đó là câu hỏi mà
chúng tôi trả lời .
Minh Hạnh biên soạn