CHƯƠNG
V
A-DỤC
VƯƠNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO
I- A-DỤC
VƯƠNG
A-dục
vương (Ashoka) là một nhà bảo trợ có công lớn
đối với đạo Phật. Chính là nhờ những
nỗ lực của ông mà đạo Phật có được
vị trí đă có tại Ấn Độ cũng như ở
nước ngoài.
Theo các
tư liệu của Phật giáo th́ lúc thiếu thời,
A-dục vương là một người tính khí hung bạo,
có tên là Canda Ashoka (A-dục hung bạo). Lúc c̣n là hoàng tử,
ông được đưa đi trấn nhậm vùng
Vidisa (nay là Bhilsa), tại đây ông kết hôn với con gái
một thương gia giàu có, bà này về sau đó đă
sinh ra hoàng tử Mahendra (Ma-sẩn-đà). Khi vừa được
tin cha ḿnh là vua Bindusara (Tần-bà-xa-la) sắp băng hà ông
liền đem binh về kinh đô là Hoa-thị thành
(Pataliputra), chiếm lấy kinh thành và giết hết cả
hoàng tộc, chỉ để lại người em cùng mẹ
của ḿnh. Hành động này đă làm dấy lên sự bất
b́nh trong dân chúng và A-dục đă phải mất bốn
năm trời xoa dịu dân chúng, t́nh h́nh ổn định
rồi mới lên ngôi được yên.
Bai kư thứ
mười ba trên đá của A-dục vương nói rằng
vào cuối năm thứ tám của triều đại
ḿnh, A-dục vương đưa quân đi xâm chiếm xứ
Kalinga, nay là Orissa. Trong cuộc xâm lăng này, nhiều ngh́n
người bị giết chết, nhiều ngh́n người
bị giam cầm và nhiều ngh́n người bị chết
v́ hậu quả của chiến tranh. Mọi người
đều đă biết cuộc tàn sát khủng khiếp
này là một bước ngoặt trong cuộc đời của
A-dục vương. Ông tỏ ra ân hận và quyết định
sẽ không dùng vũ lực nữa. Thay vào đó, ông nghĩ
đến một sự chinh phục bằng đạo
giáo, hay là Pháp thắng (dhammavijaya). Nhà vua muốn truyền
bá một kiểu sống mới cho các thần dân của
ḿnh và cho những người bên ngoài vương quốc của
ḿnh, gieo rắc nơi họ tấm ḷng từ bi, mộ
đạo. Để đạt mục đích này, ông
đă phái các triều thần đi khắp đắt nước
để truyền đạo theo định kỳ.
Do
đó, A-dục vương trở thành một tín đồ
ngoan đạo của Phật giáo và tự đặt ra
cho ḿnh nhiệm vụ làm cho dân chúng biết đến những
lời dạy của Đức Thế tôn. Trong bai kư ở
Bhabra có bảy doạn mà hầu hết đều giống
với những đoạn trong văn hệ Pali. Nhà vua muốn
tất cả dân chúng - cả tu sĩ và thường dân -
được nghe, đọc những đoạn này. Nhà
vua nghĩ rằng sự thấm nhuần giáo lư của Phật
sẽ làm cho dân chúng trở thành những con người tốt.
Nhà vua tỏ ra tôn kính đối với Đức Phật,
đối với Chánh Pháp (Dhamma), đối với giới
luật của Ngài và đối với Tăng đoàn (các
tu sĩ). Nhà vua cho tổ chức các đoàn hành hương
đến các thánh địa của Phật giáo. Vào giai
đoạn cuối của hai mươi năm trị v́
nhà vua đến chiêm bái vườn Lâm-tỳ-ni (Lumbinidevi),
nơi Đức Phật đản sinh. Vua cho dựng một
cột đá tại đây, trên khắc mấy ḍng chữ
nói rằng nhà vua đến viếng nơi này để tỏ
ḷng tôn kính đối với nơi đản sinh Đức
Phật. Ngoài ra, để kỷ niệm sự giá lâm của
ḿnh đến đây, nhà vua đặc miễn sưu thuế
cho dân chúng trong vùng. Tương tự, nhà vua cũng đă
đến viếng Bồ đề Đạo tràng (Bodh
Gaya) và Lộc uyển (Sarnath), nơi Đức Phật
đắc đạo và nơi Ngài có bài thuyết pháp đầu
tiên. Tại địa điểm sau, có một cột
đá, nay dă nát vụn, nói về sự trục xuất ra
khỏi Tăng chúng đối với những kẻ phá vỡ
đoàn kết của Tăng đoàn Phật giáo.
A-dục
vương quan niệm thế nào về Chánh Pháp? Nhà vua nhận
thức được tính chất thiêng liêng của sự
sống và kết tội việc giết mổ súc vật
dù là để cúng tế hay làm ǵ khác. Có một thời, nhà
bếp hoàng gia đă giết một số lớn con vật
nhưng nhà vua đă giảm lượng kia xuống chỉ
c̣n có hai con công và một con hươu. Nhưng rồi nhà
vua lại tuyên bố là ngay cả số con vật này cũng
không được giết trong tương lai nữa. Nhà
vua muốn mọi người trau dồi đạo đức
như ḷng ngay thật, biết kiềm chế, có ḷng từ
bi bác ái, sống thanh tịnh ḥa nhă, vâng lời các bậc
trưởng thượng và thầy dạy, rộng răi với
bạn bè, thân quyến, người quen, thậm chí với
người làm công và nô lệ, như đă nêu rơ trong kinh
Thi-ca-la-việt (Sigalovada-sutta) nổi tiếng của
Trường Bộ kinh (Digha-nikaya). Nhà vua ra lệnh phải
ngăn chận các ư tưởng xấu xa như giận dữ,
hung hăng, tự đắc, ganh tỵ và ngang bướng.
Ông khuyến khích sự dung nạp tất cả mọi hệ
phái, giáo phái, kính trọng những người ngoan đạo
như các Sa môn (Sramanah), Bà la môn (Brahmin), các tu sĩ Ajivika và
Kỳ Na giáo. Sự việc được nhiều người
biết là nhà vua đă tặng những nhà hầm cho các tu sĩ
Ajivika (Định Mệnh phái). Nhà vua muốn tất cả
các giáo phái hăy thôi tự khen tụng và chỉ trích các giáo
phái khác. Các bia kư được chạm vào cuối thời
kỳ trị v́ của vua A-dục cho thấy ông đă hoàn
toàn ngả theo tư tưởng từ bi của Phật
giáo đối với muôn loài. Nhà vua lập ra một bảng
danh sách các sinh vật không được giết mổ.
Ông thấy điều này c̣n phải được áp dụng
đối với chim bồ câu và lợn nái đang nuôi con.
Ông kết tội việc thiến (hoạn) và đóng dấu
sắt nung lên súc vật trong những ngày lễ của
đạo Phật như ngày mồng tám, ngày mười bốn
và ngày rằm, v.v… Thỉnh thoảng ông c̣n có những đợt
ân xá cho tù nhân. Ông muốn cho mọi người đạo
đức, thánh thiện hơn để qua đó giảm
thiểu sự khác biệt giữa thần thánh với con
người.
Như
đă nói trên, A-dục vương phái nhiều viên chức
Phật giáo thuộc nhiều thứ bậc đi về
các tỉnh để giúp cho dân chúng sống theo đạo
hạnh. Nhà vua ra lệnh ghi khắc các chỉ dụ của
ḿnh trên cột đá. Các bia kư này được t́m thấy
ở nhiều nơi tại vùng ngoại biên lănh thổ
mênh mông của ông, c̣n các cột đá th́ dọc theo những
con đường lớn hoặc tại những địa
điểm hành hương có đông người lui tới.
Nhà vua muốn thần dân của ḿnh hành tŕ giới luật
từ bi và chính đức vua cùng hoàng gia cũng hành tŕ giới
luật này. Thay cho những chuyến đi săn, nhà vua thực
hiện nhiều chuyên đi du ngoạn tôn giáo, ông cho rằng
những chuyến đi này giúp ḿnh gặp được
các tu sĩ khổ hạnh cùng các Bà la môn. Từ đó, nhà
vua có thể có những cuộc tranh luận về tôn giáo với
họ và truyền bá cho họ tấm ḷng từ bi, bác ái.
Ông có những hành động ngoan đạo như trồng
cây, đào giếng, mở bệnh viện cho người
và thú vật, ở trên lănh thổ ḿnh và lănh thổ các
nước láng giềng như Cholas và Pandyas, ở Kerala và
những nước xa xôi phía Nam như Tích Lan. Tuy nhiên, không
phải chỉ có bấy nhiêu. Các phái đoàn truyền giáo của
A-dục vương c̣n trên đường đi đến
nhiều nước thật xa.
Là một
tín đồ sùng đạo, nhà vua đă cúng dường
nhiều phẩm vật cho các tu viện Phật giáo. Điều
này hấp dẫn nhiều người không phải là Phật
giáo gia nhập Tăng đoàn để có được
cuộc sống đầy đủ hơn. Kết quả
là Tăng đoàn mất đi sự thanh tịnh, và sự
tuân thủ các chế định thường kỳ của
tôn giáo này cũng bi xao nhăng. Do đó, Tăng đoàn quyết
định mở một Nghị hội tại Hoa-thị
thành để xác định bản chất thật sự
của Chánh Pháp và trục xuất những người
đă không theo Chánh Pháp. Có thể thấy rơ là chỉ sau Nghị
hội này th́ mới có quyết định cử các phái
đoàn truyền giáo đi đến nhiều nước
khác nhau. Qua cá tư liệu Phật giáo, ta được
biết rằng những phái đoàn này đă được
cử đến các vùng đất Yavanas (người Hy Lạp
ở Ionia), Gandhara, Kashmir, và các vùng Hy-mă-lạp sơn, ở
phía Bắc; đến những phần đất phía Tây Ấn
Độ như Aparantaka; các phần phía Nam như Vanavasi và
Mysore; và xa hơn nữa về phía Nam đến các nước
như Tích Lan và Suvarnabhumi, miền đất Vàng (Mă Lai và
Sumatra); đặc biệt là đoàn truyền giáo ở Tích
Lan, nơi mà A-dục vương đă cử con trai ḿnh là
Ma-sẩn-đà (Mahendra) và con gái ḿnh là Tăng-già-mật-đa
(Sanghamitra) đến.
Sự
kiện này đă được khẳng định với
bia kư thứ mười ba của A-dục vương,
trong đó nói rằng nhà vua đă cố gắng truyền
bá đạo Phật không chỉ trong đất nước
ḿnh hoặc trong các đám dân ở miền đất ranh
giới, mà c̣n cả ở các vương quốc của
vua Antiochus ( Antiyoko) II, vua nước Syria và vương quốc
của bốn vị vua khác, c̣n xa hơn nữa như
Ptolemy (Turameya) của Ai Cập, Antigonos (Antakini) của
Macedonia, Alexander (Alikasundara) của Epirus, một quận huyện
trước đây của miền Bắc Hy Lạp, và Magas
của Cyrenia thuộc Bắc Phi. Bia kư cũng có nhắc
đến những địa danh như Yavanas, Kambojas,
Pandyas, Cholas, Andhras, Pulindas, Tích Lan, v.v… Trong bia kư thứ hai,
chúng ta được biết rằng trong hầu như tất
cả các nước này, A-dục vương đă cho lập
các bệnh viện, cả cho người và cho thú vật,
đă cho đào giếng, xây hồ và trồng cây, trồng
dược thảo để chăm lo cho hạnh phúc của
chúng sinh.
Rơ ràng
là các nỗ lực của A-dục vương đă góp phần
to lớn vào việc truyền bá giáo lư đạo Phật ở
bên trong và bên ngoài Ấn Độ. Chính ông đă mở
đường cho các đoàn truyền giáo đạo Phật
- đôi khi với sự hỗ trợ của các vị vua
như Ca-ni-sắc-ca (Kanishka) - đưa đạo Phật
đến các nước Trung Á, Trung Hoa, Nhật Bản,
Tây Tạng ở phía Bắc và Miến Điện, Thái Lan,
Campuchia cùng các nước khác ở phía Nam.
II- SỰ
TIẾN TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO
A. Tại
Ấn Độ
Trong các
thế kỷ thứ nhất và thứ hai sau khi Đức
Phật diệt độ (Nirvana), thật khó mà phân biệt
được đạo Phật với nhiều giáo phái
khổ hạnh khác. Rơ ràng là đến thời kỳ
Maurya, Phật giáo mới nổi lên thành một thứ tôn
giáo riêng biệt với những tiềm năng phát triển
lớn lao. Nhưng cho đến thời kỳ đầu
của giai đoạn này, hoạt động của Phật
giáo cũng chỉ giới hạn ở các nước Ma-kiệt-đà
(Magadha) và Kiều-tất-la (Kosala). Các cộng đồng
tu sĩ nhỏ có thể cũng đă có mặt ở phía
Tây tại Mathura và Ujjayini. Trong thời gian diễn ra Nghị
hội thứ hai tại Tỳ-xá-lị (Vaisali) khoảng một
trăm năm sau Đức Phật, thư mời đă gửi
đến các cộng đồng tu sĩ ở những nơi
xa như Patheya, Avanti, Kausambi, Sankasya và Kanauj. Mathura đă trở
thành một trung tâm Phật giáo quan trọng những năm
đầu của thời kỳ cực thịnh Maurya.
Lịch
sử Giáo hội Phật giáo trong thời kỳ này xét theo
các biểu hiện bề ngoài th́ không phải là một thời
kỳ yên tĩnh. Do sự bành trướng dần dần
của Phật giáo và v́ thiếu thông tin thường xuyên
giữa những cộng đồng xa cách nhau nên Giáo hội
mất dần tính thống nhất. Các ảnh hưởng
tại chỗ từ từ tác động trên cách xử sự
của các cộng đồng, uốn nắn họ theo những
kiểu khác nhau. Điều này cuối cùng đă làm nảy
sinh ra nhiều trường phái khác nhau. Dưới triều
đại A-dục vương Giáo hội hẳn đă bộc
lộ các triệu chứng phân hóa và các bia kư của A-dục
vương cho chúng ta biết là nhà vua đă áp dụng những
biện pháp đặc biệt để cứu văn sự
thống nhất của Giáo hội.
Sự
bảo trợ của A-dục vương tất nhiên
đă góp phần truyền bá đạo Phật không chỉ
trong vương quốc của ông mà c̣n đến tận
những vùng đất xa. Có thể hiểu được
rằng sau sự cải tổ Giáo hội Ma-kiệt-đà
tại Nghị hội thứ ba và với sự hợp tác
của chính nhà vua, đă có những cố gắng truyền
bá đạo Phật đến những quốc gia xa xôi.
Hoạt động truyền giáo ban đầu có thể
không thành công nhiều để gây sự chú ư của nước
ngoài nhưng các điều được ghi khắc lại
cùng các tượng đài Phật giáo trong các thời kỳ
sau A-dục vương đă chứng minh rơ ràng bên trong lănh
thổ của Maurya các hoạt động ấy đă
thành công lớn.
Đến
các đời vua Sunga th́ Phật giáo mất đi sự bảo
trợ. Các tài liệu Phật giáo đều mô tả
Pusyamitra Sunga như là một người ngược
đăi tín đồ Phật giáo. Tuy nhiên, sự phá hoại
Phật giáo nhất thời của Pusyamitra không đạt
hậu quả v́ dân chúng đứng về phía Phật giáo.
Sức mạnh của quần chúng là nguồn gốc của
sự tiến triển lớn lao mà Phật giáo đă thực
hiện được dưới thời Sunga-Kanva. Điều
này được thấy rơ qua số lượng tặng
phẩm to lớn của của các tư nhân dành cho Phật
giáo được ghi chép trên các đài kỷ niệm thời
ấy. Một số công tŕnh Phật giáo nổi tiếng
như bảo tháp Bharhut, hầm Karle và bảo tháp Sanchi
đều thuộc thời kỳ Sunga-Kanva và minh chứng
cho sự phồn thịnh đáng kể mà Phật giáo có
được vào thời ấy. Phật giáo đă phát triển
từ một tôn giáo của chùa chiền thành một tôn giáo
của toàn dân. Phật giáo đă trở thành một tôn giáo
thờ thần mà đối tượng thờ cúng là
Đức Phật cùng xá lợi của Ngài.
Chính vào
thời này, Phật giáo đă được những người
Hy Lạp ở miền Bắc hưởng ứng. Vua
Menander là người vô cùng mộ đạo. Sau khi đặt
kinh đô tại Sakala, ông đă có nhiều hành động
sùng mộ đạo Phật. Kể từ thời vua
Menander, nhiều người Hy Lạp ở Ấn Độ
đă nhận đạo Phật làm tôn giáo của ḿnh và sau
đó, họ đă tham gia cúng dường cho các chùa chiền
Phật giáo. Các văn bản Pali cho thấy người Hy
Lạp c̣n tham gia vào các hoạt động truyền giáo.
Chúng ta được biết rằng sau khi nước
Yavana (Hy Lạp) theo đạo Phật th́ Tôn giả Mục-kiền-liên
Tư-đế-tu (Moggaliputta Tissa) đă đến nước
này và chọn được một trưởng lăo Hy Lạp
là Dharmaraksita cho công việc truyền giáo. Dharmaraksita sau
đó được cử đến nước
Aparantakas, ông thuyết giảng Chánh Pháp thành công tại
đây và ông hóa độ cho hàng ngh́n người kể cả
phụ nữ và các nhà quư tộc. Người Hy Lạp tại
Ấn Độ cũng đă tạo nên một kiểu nghệ
thuật Phật giáo mới mẻ, được gọi
là Indo-Greet (Ấn Độ - Hy Lạp), phát triển chủ
yếu tại Punjab và miền Tây Bắc Ấn Độ.
Sự
phát triển nhanh chóng của Phật giáo dưới thời
A-dục vương đến nhiều vùng đất nước
khác nhau của Ấn Độ đă làm nảy sinh nhiều
hệ phái mới Phật giáo được ghi là lên đến
mười tám hệ phái. Sự phát sinh ra các hệ phái này
phần lớn không phải do sự khác biệt về giáo
lư mà là do yếu tố địa dư. Với sự lan rộng
của đạo Phật, đă có nhiều cộng đồng
được thành lập tại nhiều nơi trong
nước. V́ không có sự tổ chức phối hợp
nên nhiều cộng động đă nghĩ ra những
cách riêng để duy tŕ giáo pháp. Trong vài trường hợp,
sự khác biệt giữa các trường phái thật quan
trọng. Đó là lư do một số trường phái đă
biến mất hoặc ḥa lẫn vào các trường phái
khác chỉ sau một thời gian ngắn. Đại chúng bộ
(Mahasanghika) trong thế kỷ thứ hai sau ngày Đức
Phật nhập diệt đă nảy sinh ra tám trường
phái khác nhau, trong đó nổi bật nhất là các trường
phái Ekavyavaharika (Nhất thuyết bộ), Lokottaravada (thuyết
Xuất thế bộ), Aparasaila (Tây sơn trụ bộ) và
Uttarasaila (Đông sơn trụ bộ). Sự phân chia bắt
đầu trong phái Sthaviravada (Thượng Tọa bộ) một
thế kỷ sau đó. Sự phân phái đầu tiên làm nảy
sinh hai trường phái - Sarvastivada (Nhất thiết hữu
bộ) và Mula-Sthaviravada (c̣n gọi là Haimavata - Tuyết
sơn bộ). Từ khi h́nh thành tại Tỳ-xá-lị,
Đại chúng bộ chỉ giới hạn chủ yếu
ở phía Đông rồi từ đó lan rộng ra, đặc
biệt là về phía Nam. Những tín đồ của trường
phái này có lẽ đă không tạo nên một cộng đồng
lớn ở phía Bắc v́ chỉ được nói đến
trong hai câu ghi khắc mà thôi. Đại chúng bộ tạo
nên một văn hệ riêng và tự cho là đă duy tŕ được
truyền thống đích thực nhất của Phật
giáo ban đầu, coi ḿnh là ḍng dơi của tôn giả Đại-ca-diếp
(Mahakasyapa), người đă triệu tập Nghị hội
Phật giáo thứ nhất, tại đó Giáo điển
đă được kết tập lần đầu tiên
cho truyền thống. Sự hiện hữu của gần
như tất cả các nhánh của Đại chúng bộ tại
vùng Dhanyakataka cho thấy rằng nơi đây đă trở
thành thành lũy quan trọng nhất của Đại chúng
bộ dưới sự bảo trợ của Satavahanas và
những người kế vị ở thung lũng Krishna.
Các trường phái này tiếp tục phồn thịnh cho
đến thế kỷ thứ 3 hoặc thứ 4 sau Công
nguyên. Các trường phái phát sinh từ phái Sthaviravada cũng
đều đă để lại dấu ấn rơ ràng trong
văn học và bia kư từ thời Sunga cho đến thời
Kusana, và có thể nói là đă phát triển từ năm 200
trước Công nguyên cho đến năm 200 sau Công nguyên.
Sarvastivada và các nhánh của phái này dă phát triển mạnh chủ
yếu ở phái Bắc. Trường phái Sarvastivada
được đánh giá cao trong khắp vùng từ Mathura
đến Nagara (hara) và từ Taksasila đến Kashmir.
Triều
đại Ca-nị-sắc-ca (Kanishka) cũng là một cột
mốc quan trọng lịch sử Phật giáo. Nhà vua không
chỉ là một thí chủ lớn của tôn giáo này mà c̣n
được xem như một trong số các nhân vật
quan trọng đă định ra phương hướng
cho Phật giáo trong các thời kỳ về sau. Chính trong
giai đoạn này mà nghệ thuật Phật giáo trường
phái Ấn Độ - Hy Lạp (Indo-Greek) đă có sự
phát triển to lớn nhất. Các tu sĩ Phật giáo từ
Ấn Độ đă đưa đạo Phật đến
vùng Trung Á và Trung Hoa. Phái Đại thừa (Mahayana), một
dạng mới của Phật giáo, với ảnh hưởng
rộng lớn, cũng được h́nh thành vào thời
này. Vua Ca-ni-sắc-ca rơ ràng đă góp phần quan trọng vào
sự phát triển của Phật giáo.
Rồi
đến triều đại Gupta, Phật giáo lại nhận
được một sức đẩy mới. Mặc dù
các vị hoàng đế là người Bhagavata gắn bó với
tín ngưỡng Bà la môn nhưng họ có thiện cảm với
đạo Phật. Theo tài liệu c̣n ghi lại, trong thời
gian từ đầu thế kỷ thứ 5 đến cuối
thế kỷ thứ 6, đă có nhiều sự cúng dường
của các tư nhân trong những vùng Kausambi, Sanchi, Bodh Gaya
và Mathura. Một số lớn tài liệu do những người
hành hương từ Trung Hoa đến Ấn Độ
vào thời kỳ này viết, đă cho thấy rơ t́nh h́nh Phật
giáo ở nước này. Ngoài ra, các công tŕnh nghệ thuật
của Phật giáo với những di tích c̣n lại ở
Mathura, Sarnath, Nalanda, Ajanta, Bagh và Dhanyakataka nói lên một cách
hùng hồn về sự phồn thịnh của đạo
Phật dưới triều đại Gupta. Tôn giả Pháp
Hiển (Fa-hien), người đă đến Ấn Độ
dưới triều đại Chandragupta II, xác nhận t́nh
h́nh phát triển của Phật giáo, đặc biệt là ở
Uddiyana, Gandhara, Mathura, Kanauj, Kosala, Magadha và Tamralipti. Việc
xây dựng các tu viện ở Nalanda cũng nhờ vào sự
bảo trợ của các quan chức thời Gupta.
Từ
giữa thế kỷ thứ 7 trở đi, qua các tư liệu,
chúng ta lại được thấy khá rơ về t́nh trạng
Phật giáo ở Ấn Độ. Phật giáo đă đạt
đến đỉnh cao trong thời kỳ này nhưng cũng
đă cho thấy một vài triệu chứng suy thoái. Mặc
dù thế, một số trung tâm nghiên cứu Phật giáo lớn
như Nalanda và Valabhi vẫn c̣n tỏa sáng rực rỡ.
Vua Harshavardhana trong những ngày cuối đời đă trở
thành tín đồ Phật giáo Đại thừa. Ở phía
Tây, các nhà cầm quyền của triều đại
Maitraka tại Valabhi đă trở thành những người
bảo trợ cho đạo Phật từ giữa thế
kỷ thứ 6. Nhiều di tích Phật giáo được
t́m thấy ở Valabhi xác nhận sự hiện diện của
Phật giáo tại vùng này cho đến tận thế kỷ
thứ 10.
Thế
kỷ theo sau triều đại Harsha chứng kiến một
t́nh trạng hỗn loạn không thuận lợi cho sự
phát triển của một tôn giáo chùa chiền như kiểu
Phật giáo, vốn lệ thuộc quá nhiều vào sự bảo
trợ của nhà cầm quyền. Phật giáo vẫn c̣n tồn
tại ở Kashmir, Thung lũng Swat, Valabhi cùng các nơi khác
ở phía bắc trong t́nh trạng rất sa sút. Tuy nhiên,
trong khi Phật giáo đang biến mất dần dần tại
nhiều nơi của Ấn Độ th́ tôn giáo này lại
có một sự hồi sinh đáng kể tại miền
Đông Ấn Độ với sự bảo trợ của
triều đại Pala. Hầu hết các quan chức của
triều đại này đều là những Phật tử
sùng đạo. Họ là những nhà tài trợ mới cho tu
viện Nalanda và cả cho việc xây dựng những tu viện
mới như Vikramashila, Odantapuri và Somapuri.
Do
đó, có thể kết luận rằng, mặc dù một số
trung tâm nghiên cứu Phật giáo lâu đời đă bị
xem nhẹ trước khi có triều đại Gupta,
nhưng dưới triều đại này, đă có thêm những
trung tâm mới được thiết lập. Số trung
tâm mới này khá nhiều nhưng trong thời kỳ đầu
của triều đại Gupta th́ Kashmir là trung tâm nghiên cứu
Phật giáo nổi bật nhất. Sau đó, khi trung tâm
Nalanda được xây dựng th́ công việc nghiên cứu
được chuyển dần qua Đông Ấn Độ.
Nalanda chiếm ưu thế trong toàn bộ thế giới
Phật giáo suốt gần ba thế kỷ, từ thế
kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 9. Tuy được
sự bảo trợ của các quan chức lớn triều
đại Pala, Nalanda vẫn sớm bị lấn át bởi
hai viện nghiên cứu khác là Vikramashila và Odantapuri, được
thành lập dưới các triều đại Pala. Miền
Đông Ấn Độ, với những viện nghiên cứ
mới thành lập của ḿnh như Viktamashila, Odantapuri,
Jagaddala, Vikramapuri, v.v… gần như đă giữ độc
quyền nền văn hóa Phật giáo từ thế kỷ
thứ 9 đến thế kỷ thứ 12.
B. Tại
các nước phía Bắc.
Trung Á
và Trung Hoa.
Mặc
dù không biết chính xác thời điểm đạo Phật
được đưa vào Trung Á, nhưng gần như
chắc chắn rằng các bộ lạc du mục Sakas và
Kishanas, cũng như các thương nhân Ấn Độ
đă đưa nền văn hóa Ấn Độ cùng với
đạo Phật đến nhiều bang khác nhau của
miền Đông Turkestan ít nhất một thế kỷ trước
kỷ nguyên Thiên Chúa. Ngày nay, người ta có bằng chứng
xác thực cho thấy rằng những khu kiều dân nho nhỏ
người Ấn Độ đă được lập
ra phía Nam của vùng này, từ Khotan đến tận
Labnor, trước kỷ nguyên Thiên Chúa. Một thổ ngữ
Ấn Độ tương tự thổ ngữ của
miền Tây Bắc Ấn Độ, đă là ngôn ngữ
chính thức trong một số bang tại đây. Các thực
dân người Ấn là những người đầu
tiên dưa Phật giáo đến miền này.
Truyền
thuyết lâu đời của xứ Khotan nói rằng một
người con trai của A-dục tên là Kustana đă lập
ra vương quốc này 234 năm sau ngày Đức Phật
nhập diệt, nghĩa là khoảng năm 240 trước
Công nguyên, và người cháu trai (gọi bằng ông) của
ông này là Vijayasambhava đă đưa Phật giáo vào Khotan. Một
học giả Phật giáo tên Arya Vairocana từ Ấn Độ
đến đây và đă trở thành thầy dạy của
nhà vua. Tu viện đầu tiên ở Khotan được
xây vào năm 211 trước Công nguyên. Truyền thuyết
c̣n nói thêm rằng một triều vua Ấn Độ
đă cai trị Khotan suốt 56 đời trong đó Phật
giáo luôn luôn là tôn giáo hàng đầu của miền này. Trong
thời kỳ cực thịnh của ḿnh, Phật giáo
đă có tại Khotan gần bốn ngh́n cơ sở gồm
các tu viện, đến chùa. Các đoàn hành hương
Trung Hoa đến đây như Pháp Hiển (Fa-hien), Tống
Vân (Song Yun) và Huyền Trang (Yuan Chwang) chứng minh cho sự
phồn thịnh của Phật giáo ở Khotan cho đến
khoảng thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên. Khotan là điểm
phát tán đạo Phật đến các bang ở phía Nam
như Niya, Calmadana (Cherchen), Kroraina (Loulan) và cả Cokkula
(Kashgar).
Có bốn
bang quan trọng tại miền Bắc của Turkestan thuộc
Trung Hoa đó là Bharuka (Aksu), Kucha, Agnidesa (Karashahr) và Kao-chang
(Turfan). Kucha là bang mạnh nhất trong bốn bang này và có
vai tṛ chủ yếu trong việc truyền bá đạo Phật
đến các bang miền Bắc cũng như đến
Trung Hoa. Kucha có lẽ đă tiếp nhận đạo Phật
trong thế kỳ thứ nhất sau Công nguyên. Biên niên sử
Trung Hoa về thế kỷ thứ 3 nói rơ rằng có gần
một ngh́n đền chùa và bảo tháp ở Kucha trong thời
kỳ này. Các tu sĩ Phật giáo ở Kucha đă từng
đi đến Trung Hoa trong thời kỳ này và đă tham
gia tích cực trong việc dịch thuật các văn bản
Phật giáo. Các phát hiện của ngành khảo cổ cho thấy
rằng Phật giáo đă là tôn giáo thịnh hành ở miền
Bắc cho đến khoảng thế kỷ thứ 8. Sau sự
suy tàn của các bang này, Phật giáo c̣n được bảo
trợ cho đến thế kỷ thứ 11 bởi Uigur
Turks, triều đại này đặt kinh đô tại
vùng Turfan.
Trung Hoa
tiếp nhận đạo Phật từ những bộ
tuộc du mục của miền Đông Turkestan vào cúôi thế
kỷ thứ 1 trước Công nguyên và chỉ trong một
thế kỷ, tôn giáo này dă được chính thức nh́n
nhận. Các học giả Phật giáo bắt đầu
đến Trung Hoa từ khoảng cuối thế kỷ thứ
1 sau Công nguyên và hoạt động của họ càng ngày
càng mạnh mẽ. Nhưng suốt thời kỳ nhà Hán
(65-220), mặc dù đă có một số học giả đến
Trung Hoa, làm việc với người Trung Hoa và dịch một
số khá nhiều kinh sách sang chữ Hán, Phật giáo vẫn
phải chiến đấu gay go với cả hệ tôn
giáo bản địa. Khổng giáo, với uy tín từ
xưa đối với triều đ́nh và ảnh hưởng
to lớn trong giới thượng lưu, đă xem Phật
giáo như một tôn giáo man di. Trong thời nhà Hán dă có nhiều
cố gắng để những đạo này vẫn có
ít sắc thái tôn giáo hơn là đạo Phật. Đạo
Lăo th́ có tính chất tôn giáo nhiều hơn đạo Khổng
nhưng nền tảng triết lư của nó vẫn kém nhiều
so với đạo Phật. V́ vậy, đạo Phật
có được lợi thế hơn so với các tôn giáo
bản địa.
V́ Phật
giáo phong phú hơn Khổng giáo và có một triết lư cao
siêu hơn Lăo giáo nên đă nhanh chóng thu hút sự chú ư của
người Trung Hoa. Chính các nhà trí thức Trung Hoa cũng
quay lại bênh vực cho đạo Phật. Do đó mà Mâu
tử (Mou-tseu), người sống vào những năm cuối
của triều đại nhà Hán (170-225) đă viết một
luận thuyết so sánh các giáo lư của đạo Phật
với các lời dạy của Khổng tử (Confucius),
Lăo tử (Lao-tseu) và khẳng định tính ưu việt
của Phật giáo.
Các tác
phẩm của những người như Mâu tử đă
dần dần tạo được niềm tin vào Phật
giáo trong tư tưởng những người Trung Hoa trí
thức. Ngoài ra, đời sống thanh tịnh của những
Phật tử Ấn Độ đến Trung Hoa và của
những Phật tử Trung Hoa đă khiến cho người
Trung Hoa thấy thích tôn giáo mới này. Sự bảo trợ
của những triều đại người nước
ngoài tại Trung Hoa cũng tạo một lợi thế cho
Phật giáo tại đây. Nhà Ngụy (Wei) lên cầm quyền
vào thế kỷ thứ 4 có nguồn gốc từ nước
ngoài. Họ là những nhà bảo trợ quan trọng của
Phật giáo và nhờ họ mà có được bước
khởi đầu cho những công tŕnh nghệ thuật vĩ
đại của Phật giáo ở xứ này. Hoàng đế
đầu tiên của triều đại này đă làm cho Phật
giáo trở thành quốc giáo.
Từ
đó, Phật giáo tiếp tục phát triển tại Trung
Hoa cho đến khoảng thế kỷ thứ 11. Các luận
sư từ Ấn Độ đến nối tiếp
nhau giương cao ngọn đuốc. Tuy nhiên, từ thế
kỷ thứ 4, các tu sĩ Trung Hoa đă tự ḿnh đi qua
Ấn Độ để nghiên cứu sâu về đạo
Phật dưới sự hướng dẫn của các vị
thầy Ấn Độ. Một nền văn hóa Phật
giáo rộng lớn, được các học giả Ấn
Độ và Trung Hoa dịch ra từ các tư liệu Ấn
Độ đă giúp cho người Trung Hoa đọc hiểu
được đạo Phật qua các bản dịch. Một
số bản dịch c̣n có giá trị văn hóa lớn lao
và được xem như tác phẩm kinh điển trong
văn học Trung Hoa.
Ảnh
hưởng của Phật giáo trên đời sống và nếp
nghĩ của người Trung Hoa thật là to lớn. Bên
cạnh một số dạng thức tín ngưỡng thần
học, Phật giáo đă đưa vào Trung Hoa thuyết tái
sinh, ư tưởng nhân quả và sự tin tưởng vào quả
báo, phước báo. Triết lư Phật giáo nhất là quan niệm
về thực tại thâm nhiễm vào bản chất vạn
vật và khái niệm về sự vô thường của vạn
vật đă có một ảnh hưởng sâu xa đối
với văn nghệ sĩ và c̣n ảnh hưởng cả
trên quan điểm thẩm mỹ của người Trung
Hoa. Phật giáo cũng đem đến cho người
Trung Hoa một cảm nghĩ tôn giáo sâu xa và một niềm
tin sâu sắc, vốn là nguồn cảm hứng cho những
tuyệt tác nghệ thuật dân tộc như ở Vân
Cương, Hungmen, Đôn Hoàng và các nơi khác.
Triều
tiên và Nhật Bản
Triều
Tiên, một trong những quốc gia Phật giáo quan trọng
ở Viễn Đông được làm quen với Phật
giáo từ thế kỷ thứ 4. Trong những ngày ấy,
bán đảo Triều Tiên được chia thành ba vùng,
đó là Koguryu ở phía bắc, Pakche ở Tây Nam và Silla ở
Đông Nam. Lịch sử Phật giáo trong ba vùng này do đó
không giống nhau. Phật giáo được đưa
đến Koguryu đầu tiên vào năm 372 bởi một
tu sĩ Trung Hoa. Mười hai năm sau, Phật giáo mới
đến Pakche qua trung gian của một tu sĩ người
Trung Á tên là Marananda. Silla là phần đất cuối cùng
đến với Phật giáo gần 30 năm sau so với
Koguryu.
Ư nghĩa
quan trọng nhất của Phật giáo Triều Tiên là nó giữ
vai tṛ trung gian giữa Trung Hoa và Nhật Bản, v́ rằng
dù được sự bảo trợ của hoàng gia gần
như suốt cả quá tŕnh lịch sử có mặt tại
đây nhưng tôn giáo này chẳng có được sự
phát triển đáng kể nào về mặt giáo lư.
Phật
giáo tại Triều Tiên đă đạt đến đỉnh
cao quyền lực vào thế kỷ thứ 11 trong thời
gian trị v́ của triều đại Wang của Triều
Tiên. Trước thời kỳ này, Phật giáo đă được
truyền bá dưới ảnh hưởng của các vị
vua triều đại Silla. Thời đó có nhiều học
giả nổi tiếng đă đến Trung Hoa để
nghiên cứu giáo lư đạo Phật. Trong số nầy,
được biết đến nhiều nhất là Yuan
Ts'o (613-683) của hệ phái Pháp Tướng, Yuan Hiao
(617-670) và Yi Siang (625-702) của hệ phái Hoa Nghiêm. Sau thế
kỷ 11, Phật giáo, cho đến bây giờ vốn là tôn
giáo của tầng lớp quí tộc thuộc triều
đại Silla, đă trở thành một tín ngưỡng của
toàn thể dân chúng, phần lớn là nhờ những nỗ
lực của Yi T’ien, P’u Chao cùng một số các tu sĩ
khác. Yi T’ien, một học giả nổi tiếng v́ bản
chú giải bộ Tam tạng chữ Hán (gọi là Yi T’ien
Lu), đă nghiên cứu Phật giáo ở Trung Hoa rồi sau
đó truyền bá giáo lư của cả hai hệ phái Hoa Nghiêm
và Thiên Thai tại Triều Tiên. Ông ta cũng đă có nhiều
bài viết về Phật giáo bằng tiếng Triều
Tiên. Tuy nhiên P’u Chao mới là người làm cho Triều Tiên
tiếp xúc với Phật giáo Thiền (Zen), môn phái này về
sau đă trở thành một phần quan trọng trong lịch
sử Phật giáo. Trong thời kỳ nhà Nguyên (Yuan) của
đế quốc Mông Cổ đoạt lấy chủ quyền
từ nhà Wang th́ Phật giáo Triều Tiên chịu nhiều ảnh
hưởng của phái Lạt-ma (Lamaism). Sau khi đế
quốc Mông Cổ sụp đổ th́ triều đại
Rhee của Chosen (Triều Tiên) lấy Khổng giáo làm nguyên
tắc chủ đạo cho nền văn hóa của họ,
do đó đă đẩy Phật giáo ra khỏi vị trí
danh dự. Thế nhưng, mặc dù không c̣n có sự bảo
trợ của hoàng gia, Phật giáo tại Triều Tiên vẫn
tiếp tục phát triển như một tôn giáo của quần
chúng.
Thực
ra, Phật giáo ở Triều Tiên ngày nay là một Phật
giáo Thiền, nhuốm đượm niềm tin vào Phật
A-di-đà (Amitabha Buddha) hoặc Di-lặc Bồ tát (Maitreya
Bodhisattva).
Nhật
Bản từng được gọi là vùng đất của
Phật giáo Đại thừa (Mahayana Buddhism). Dạng Phật
giáo này lúc đầu phát triển mạnh ở Trung Hoa rồi
đi dần đến Nhật Bản qua trung gian Triều
Tiên. Sau đó Phật giáo phát triển nhờ sự nổ
lực của các tu sĩ Trung Hoa và Nhật Bản. Các học
giả cho rằng Phật giáo lần đầu tiên xuất
hiện tại Nhật Bản vào năm 552 và đă đến
từ Kudara (Pakche), một trong những vương quốc
của Triều Tiên.
Đối
với chúng ta th́ các thời kỳ lịch sử của Phật
giáo Nhật Bản có thể như sau:
(1) Thời
kỳ du nhập: Thế kỷ 6 đến 7 (Thời kỳ
Asuka và Nara).
(2) Thời
kỳ quốc gia hóa: Thế kỷ 9 đến 14. (Thời
kỳ Heian và Kamakura)
(3) Thời
kỳ tiếp nối: Thế kỷ 15 đến 20 (thời
kỳ Muromachi, Momoyama và Edo, và thời đại ngày nay).
1- Thời
kỳ du nhập:
Tại
Nhật Bản, đạo Phật xuất hiện chủ
yếu qua sự tự thích ứng với Thần đạo
(Shintoism), một dạng tín ngưỡng bản địa
của Nhật Bản. Để đạt được
mục đích này, các tu sĩ Phật giáo chấp nhận
việc thờ cúng tổ tiên, và để cho các vị thần
của Thần đạo được xếp bên cạnh
ảnh Phật, xem đó như những hiện thân của
Đức Phật. Theo cách này, đạo Phật mới
có thể dần dần tự khẳng định giữa
người dân Nhật Bản mà không loại bỏ thẳng
thừng Thần đạo của họ.
Một
lợi thế quan trọng là khi Đức Phật lần
đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản th́
đạo này cũng được giới thiệu đồng
thời với nền văn hóa đă phát triển cao độ
của Trung Hoa. Phần lớn là do đặc thù văn hóa
của ḿnh mà đạo Phật được chấp nhận
bởi giai cấp quí tộc vốn là giai cấp trí thức
ở Nhật Bản vào thời đó. Một khi đă
được giai cấp quí tộc bảo trợ th́ Phật
giáo nhanh chóng lan ra khắp nước. Nhiều hoàng đế
Nhật Bản ngày xưa đă theo đạo Phật và lấy
kinh điển Phật giáo làm nguyên tắc chủ đạo
trong đời sống. Ông hoàng Shotoku (574-621), quan Nhiếp
chính của Nữ hoàng Suiko, đă cống hiến lớn
cho Phật giáo qua việc xây tu viện Horyuji và viết các
luận giải về Tam tạng. Thực vậy, ông ta
đă tạo cho Phật giáo ở Nhật Bản những
ǵ mà A-dục vương đă làm cho đạo này ở Ấn
Độ và những ǵ mà Constantine đă làm cho Cơ đốc
giáo ở Đế quốc La Mă.
Có sáu hệ
phái được đưa từ Trung Hoa vào đây: Kusha
(trường phái Luận Câu Xá – Abhidharma-kosa), Sanron (Tam Luận
Tông của trường phái Trung Luận), Jojitsu (trường
phái Satyasiddhishastra), Kegon (trường phái Avatamsaka), Hosso (trường
phái Dharma-laksana) và Ritsu (trường phái Vinaya). Tuy nhiên, nên gọi
các nhóm này là những tu viện hơn là những giáo phái.
2. Thời
kỳ quốc gia hóa:
Thời
kỳ thứ hai của Phật giáo tại Nhật Bản
bắt đầu với sự thành lập hai giáo phái mới
là giáo phái Tendai (Thiên Thai) bởi Saicho (767-822) và giáo phái
Shingon (Chân Ngôn) bởi Kukai (774-835). Mục đích của họ
là quốc gia hóa các giáo lư của đạo Phật để
làm cho đạo này trở thành một tôn giáo của toàn thể
mọi người. Đồng thời, họ cũng nhằm
đưa vào khuôn phép các tu sĩ Phật giáo trong các tu viện
vốn cứ sống cách biệt với thế giới
thường ngày. Đặc điểm nổi bật của
hai giáo phái này là chú trọng vào sự giải thoát tinh thần,
nhưng cũng chú trọng đến việc áp dụng
giáo lư vào cuộc sống.
Do các nổ
lực liên tục của các tu sĩ Tendai và Shingon mà Phật
giáo đă được quốc gia hóa và dần dần
được mọi người theo. Tuy nhiên, c̣n có một
số vấn đề cần phải giải quyết.
Các giáo lư này vẫn c̣n quá cao siêu, không dễ hiểu đối
với quảng đại quần chúng, những người
này thường chỉ muốn tin vào những điều
mê tín gắn liền với các giáo lư. Hơn thế nữa,
do sự thay đổi của môi trường cùng với
sự phổ biến đạo Phật cho nên nhiều
người đă từ bỏ cuộc sống thường
ngày để t́m sự yên tĩnh tinh thần trong một
thế giới cao xa.
Trong thế
kỷ 10, đă có một phong trào Phật giáo mới nổi
lên dưới dạng đức tin vào Phật A-di-dà
(Amitabha Buddha). Nhiều người đă ngả theo đức
tin này và họ chỉ việc tụng niệm tên Phật
A-di-đà với mục đích tái sinh miền Tịnh
Độ (Pure Land). Phong trào này đă làm nảy sinh nhiều
hệ phái mới biệt lập cũng đặt nặng
vào đức tin vào Phật A-di-đà. Các hệ phái mới
xuất hiện trong thế kỷ 12 và 13 gồm:
Yuzunenbutsu, do Ryonin (1072-1132) sáng lập, Jodo-shin, Jodo, do Honen
(1133-1212) sáng lập, Jodo-shin, do Shinran (1173-1289) sáng lập và
Ji, do Ippen (1239-1289) sáng lập. Đặc điểm chung của
các hệ phái này được biểu hiện trong định
nghĩa về đời sống thế tục, trong những
cố gắng để thuần khiết và đơn giản
hóa cả về giáo lư lẫn thực hành. Nhờ các đặc
điểm trên mà các hệ phái này có khả năng thu hút
được nhiều tín đồ trong số những
tá điền, nông dân và quân nhân.
Thời
kỳ Kamakura, thời kỳ nảy sinh các hệ phái này,
trùng hợp với sự thịnh vượng của chế
độ phong kiến ở Nhật Bản, có sự xuất
hiện của hai hệ phái mới. Một là phái Thiền
(Zen) do Eisai (1141-1215) và Dogen (1200-1253) đề xướng,
và phái kia là Nichiren, do Nichiren (1222-1282) lập ra. Hai phái này có
chung đặc điểm với các phái Tịnh độ
(Pure Land) đă nói trước đây, dù rằng có sự
mâu thuẫn đáng kể trong các nguyên tắc của họ.
Một bên th́ tin vào sự giải thoát qua sự tin tưởng
vào các quyền lực bên ngoài vồn là triết lư cơ bản
của Phật giáo Tịnh Độ tông, c̣n bên kia th́ tin
vào sự giải thoát qua sự giác ngộ của chính ḿnh,
vốn là nền tảng của phái Thiền và phái Nichiren.
Phật giáo Thiền nhận được sự gắn
bó chủ yếu của các quân nhân và có ảnh hưởng
đáng kể trên nền văn hóa Nhật Bản.
Sự
xuất hiện của các hệ phái này giúp cho Phật giáo
được quảng đại quần chúng hoàn toàn chấp
nhận. Các giai đoạn khác nhau của quá tŕnh này được
phân biệt rơ rệt cho nên những từ như “quốc
gia hóa”, “quần chúng hóa” có ư nghĩa như những dấu
mốc mở đầu một kỷ nguyên trong lịch sử
Phật giáo ở Nhật Bản. V́ lư do này mà các học giả
Nhật Bản ngày nay thường muốn người ta
đặc biệt chú ư đến thời kỳ Kamakudra là
thời kỳ mà Phật giáo đă được Nhật
Bản hoàn toàn hấp thụ.
3. Thời
kỳ tiếp nối:
Sau thời
kỳ Kamakura th́ Phật giáo ở Nhật Bản không có sự
phát triển nào đáng kể ngoài sự mở rộng của
các hệ phái.
Trong thời
kỳ Edo (1603-1867), Phật giáo có đủ tính chất của
một quốc gia Phật giáo ở Nhật Bản dưới
sự che chở của chế độ Tướng quân
(Shôgun) Tokugawa. Lư do chính là nhà nước muốn dùng Phật
giáo để triệt hạ ảnh hưởng của
Cơ Đốc giáo trong đời sống người
dân Nhật. Trong thời kỳ này, Phật giáo trở thành
phổ biến trong toàn dân đến nỗi vào cuối kỷ
nguyên này th́ các hoạt động của Phật giáo diễn
ra dưới dạng những nghiên cứu bác học,
đặt nền móng cho các nghiên cứu Phật giáo ngày
nay.
Sau thời
kỳ Phục hưng của Minh Trị (Meiji) vào năm
1868, Phật giáo không c̣n được che chở và phải
đối diện với nguy cơ mất đi sự hậu
thuẫn của dân chúng do sự đố kỵ của Thần
đạo đầy tính chất dân tộc. Cũng may là
nguy cơ này đă không diễn ra nhờ những nỗ lực
của cả các tu sĩ và tín đồ. Hơn nữa,
chính phủ Nhật đảm bảo tự do tín ngưỡng
theo Hiến pháp. Đồng thời, các tu sĩ từng
nghiên cứu giáo lư đạo Phật đă bằng quan
điểm khoa học cố gắng t́m ra một ư nghĩa
mới cho các giáo lư xưa. Nên biết là đă có những
đoàn truyền giáo đi đến tận châu Mỹ,
Hawaii cùng các xứ khác để truyền bá đạo Phật
theo tinh thần của những nghiên cứu mới này về
đạo Phật.
Tây Tạng
(miền Trung) và Ladakh
Có lẽ
không ở nơi nào mà đạo Phật được tiếp
nhận, lại có thể dấy lên một ư thức lịch
sử mới mẻ và mănh liệt trong ḷng người dân
như ở Tây Tạng. Giống như lịch sử Ấn
Độ bắt đầu được ghi bằng chữ
viết từ thời vị đại đế hâm mộ
đạo Phật là A-dục vương, lịch sử
Tây Tạng cũng bắt đầu được viết
ra từ triều đại vị hoàng đế tài hoa
Sron-btsan-sgam-po (sinh năm 617), người đầu tiên có
ư tưởng đưa ngôn ngữ nói của Tây Tạng
vào một hệ thống văn viết sử dụng các
chữ cái nhằm giúp cho Phật giáo từ Ấn Độ
dễ dàng đi vào đất nước của ông. Tuy
nhiên, những tiếp xúc về mặt văn hóa giữa
Tây Tạng với thế giới Phật giáo xung quanh
như Ấn Độ, Khotan, Mông Cổ, Trung Hoa, Miến
Điện có lẽ đă có từ ít ra là hai thế kỷ
trước đó. Chẳng hạn, theo một truyền
thuyết có thể tin được của Tây Tạng th́
một số phái đoàn truyền bá đạo Phật từ
Ấn Độ đến đă gặp vua Tây Tạng là
Tho-tho-ri để dâng tặng những cuốn sách về
Phật giáo nhưng đă thất bại quay về v́ chẳng
một ai trong triều hiểu được sách đó nói
ǵ. Tây Tạng khi ấy không biết đọc các văn bản
bằng chữ cái. Vị minh quân trẻ tuổi Sron-btsan
đau ḷng trước sự cô lập và thua kém của
đất nước ḿnh, thấy cấp thiết phải
cải thiện sự lạc hậu của dân tộc
ḿnh, v́ khi lên ngôi ông đă quyết tâm nâng cao thanh thế quân
sự của ḿnh đến nỗi vua Amsuvarman nước
Nepal ở phía Nam và hoàng đế Đại Đường
(T’aitsung) nước Trung Hoa ở phía Bắc đều thấy
tốt nhất là nên liên minh với ông ta và thể theo lời
cầu hôn nồng nhiệt của ông ta mà đem gả công
chúa nước ḿnh cho ông. Hai công chúa này, Bhrukuti của Nepal
và Wen-Ch’eng của Trung Hoa, mang theo về Lhasa những bước
tượng Phật Bất Động (Aksobhya), Phật
Di-lặc (Maitreya) vaf Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni) như những
tặng vật quí báu của quê nhà, chính điều đó
đă gây trợ giúp đắc lực cho nhà vua thực hiện
ước vọng đưa dân tộc ḿnh đi tới
văn minh qua việc truyền bá đạo Phật vào
nước Tây Tạng. Thực ra, trước khi tiến
hành các cuộc hôn nhân này, nhà vua đă có những bước
chuẩn bị cho tương xứng với một sự
phối ngẫu cao sang như thế. Nhà vua đă chọn
ra một nhân vật xuất sắc trong đám triều thần
của ḿnh tên là Thon-mi Sambho-ta cùng mười sáu người
được đề bạt khác, đi đến các
địa điểm văn hóa ở miền Nam Ấn
Độ và nghiên cứu văn học chạm khắc, ngữ
âm và văn phạm Ấn Độ. Sau khi nắm
được các vấn đề này, họ sẽ nghĩ
ra cách ghi mẫu tự dùng cho tiếng Tây Tạng cùng với
cấu trúc văn phạm của nó. Thon-mi hoàn thành nhiệm
vụ được giao một cách tuyệt vời đến
nỗi ngoài việc thảo ra tám bản luận văn giá
trị về cách viết và văn phạm tiếng Tây Tạng,
ông c̣n thực hiện một số bản dịch đầu
tiên bằng tiếng Tây Tạng các tác phẩm Phật giáo bằng
tiếng Phạn (Sanskrit), do đó, cho đến ngày nay, ông
vẫn được xem như là cha đẻ của vah
học Tây Tạng. Trong đời ḿnh, Sron-btsan đă ban
hành các luật lệ cho phù hợp với Thập Giới
(Ten Virtues) của đạo Phật. Ông cho xây các ngôi chùa nổi
tiếng Ramoche và Jokhang ở Lhasa, và công tŕnh kiến trúc vĩ
đại là lâu đài mười một tầng có tên là
Potala, vẫn c̣n duy tŕ đến ngày nay những di tích của
cấu trúc ban đầu. Như thế, đạo Phật
với các lợi thế về văn hóa đă được
đưa vào Tây Tạng để thay thế tín ngưỡng
Phon và đạo thờ vật linh cổ sơ. Một kỷ
nguyên Phật giáo mới mẻ trong lịch sử Tây Tạng
đă đến với quốc vương vĩ đại
của Tây Tạng, Sron-btsan-sgam-po, vị vua đồng thời
với Muhammad, gnvf sáng lập ra đạo Hồi, hoàng
đế Harsa của Kanauj và học giả hành
hương nổi tiếng Huyền Trang (Yuan Chwang) của
Trung Hoa.
Mặc
dù Phật giáo đă đến Tây Tạng dưới sự
che chở thuận lợi như thế, nhưng nó đă
không mọc rễ được trên vùng đất lạ
này một cách dễ dàng và mau chóng như mong muốn của
vua Sron-btsan. Đạo này đă phải bước vào một
cuộc chiến không khoan nhượng trong khoảng ba thế
kỷ với các tín ngưỡng Phon của người bản
xứ. Đạo Phật phải đánh tan những
điều mê tín dị đoan, phải có những thỏa
hiệp, phải thích nghi giáo lư của ḿnh với những
cổ tục kỳ lạ đă được lưu truyền
từ thuở xa xưa và phải chấp nhận những
thất bại, măi cho đến tận triều đại
vua Atisa vào thế kỷ thứ 11, cuối cùng Phật giáo
có thể nói là đă trở thành quốc giáo Tây Tạng.
Sau thời
Sron-btsan, việc nh́n nhận Phật giáo là một quốc
giáo là chỉ xảy ra vào triều đại của người
kế vị thứ năm của ông là Khri-sron-ide-btsan
(775-797). Ông này, mặc dù các triều thần quyền thế
thuộc tín ngưỡng Phon kịch liệt phản đối,
đă mời được nhà thông thái Santaraksita của Viện
Đại học Nalanda qua Tây Tạng để truyền
giảng giáo lư đích thực của Phật giáo Ấn
Độ cho dân chúng ḿnh. Tuy nhiên, các buổi thuyết pháp
hùng hồn của Santaraksita về Thập Giới (the ten
Virtues) và về Nhân Quả (the Chain of Causal Phenomena) đă vấp
phải những trở lực lớn. Một số thiên
tai như mưa băo và bệnh dịch nổi lên vào thời
buổi ấy được các phe chống đối lợi
dụng qui gán là hậu quả của những buổi thuyết
pháp ngang ngược của ông, khiến nhà vua phải
khuyên ông hăy rời Tây Tạng một thời gian để
tránh cơn thịnh nộ và định kiến của dân
chúng. Vị luận sư Ấn Độ có đủ khôn
ngoan để thấy rằng chỉ cần có một người
thành thạo phương pháp Mật tông là có thể gây một
ấn tượng cho đám dân chúng vốn đă nhiễm
nặng những chuyện phù phép thời xưa. Do đó,
ông ta khuyên nhà vua nên mời cho được Padmasambhava, vị
đạo sĩ đầy quyền năng Mật tông
(Tantrism) từ Urgyan ở Thung lũng Swat đến để
đối phó với bọn người chống đối
cho đến khi ông có thể trở lại Tây Tạng hoàn
thành sứ mệnh phục hồi niềm tin vào chánh pháp của
Đức Phật, và sự sùng bái của người dân
Tây Tạng ngày này khi nhắc đến Padmasambhava (mà họ
gọi là Đạo sư Riponche) là một bằng chứng
về sự thành công của ông tại đây. Trong số
các sự kiện nổi bật của triều đại
Khri-sron-ide-btsan có thể kể đến chiến thắng
của ông trước đạo quân Trung Hoa được
ghi khắc trên cột đá đặt trước lâu
đài Potala, và việc xây dựng tu viện Tây Tạng vĩ
đại lần đầu tiên tại Bsam-yas theo kiểu
tu viện Udyantapuri ở Bihar. Một sự kiện khác nữa
là việc chuẩn bị bản danh mục đầu tiên
các cuốn sách Phật giáo được dịch ra trong
lâu đài Ldandkar và sự phục hồi hoạt động
dịch thuật dưới sự dẫn dắt của
Santaraksita sau khi ông này trở lại Tây Tạng và đă từ
trần tại đây vào cuối thế kỷ thứ 8 sau
một thời gian dài phục vụ xuất sắc cho công
tác truyền đạo. Sau ngày tạ thế của
Santaraksita, một người luôn luôn chú trọng đến
khía cạnh xây dựng của đạo Phật, th́ tính
cách hư vô của triết học Phật giáo do một số
tu sĩ Trung Hoa truyền sang có vẻ như đă lấn
lướt ở Tây Tạng. Để đối phó với
họ, nhà vua đă mời một luận sư và cũng
là học tṛ xuất sắc của Santaraksita là Kamalasila từ
Nalanda sang. Một cuộc tranh luận giữa hai bên đă
được tất cả với sự hiện diện
của nhà vua và Kamalasila đă được tuên bố là
thắng cuộc. Tuy nhiên, cảm giác thất bại của
các tu sĩ triết gia Trung Hoa quá cay đắng nên họ tổ
chức ám sát học giả người Ấn Độ.
Thi thể ông được ướp kỹ và con lưu
giữ trong một tu viện ở miền Bắc Lhasa. Vua
Khri-sron-ide-btsan, người được thần dân xem
như một hiện thân của Manjusri (Bồ tát
Văn-thù-sư-lị) v́ sự dũng cảm và thông thái của
ông, đă băng hà không lâu sau đó v́ quá đau ḷng, để
lại cho vương quốc Phật giáo cường thịnh
cho người con trai đa cảm và thiên về lư tưởng
của ḿnh là Mu-ne-btsan-po. Giáo lư về từ bi và b́nh đẳng
của đạo Phật đă gây xúc động sâu xa
trong ḷng vị vua đa cảm này đến nỗi khi vừa
lên ngôi, ông ta đă ra lệnh phân phát của cải đồng
đều cho các thần dân. Chương tŕnh của ông
không đem lại kết quả như ư v́ không xem trọng
giá trị của sự lao động. Và rồi sự
không b́nh đẳng lại vẫn xảy ra. Sau một thời
gian cai trị v́ không được ḷng dân, ông đă bị
người thân của ḿnh đầu độc và đưa
người em ông là Khri-Ide-sron-btsan lên ngôi. Ông được
xem là người tạo thêm một lực đẩy mới
cho công việc dịch thuật các tác phẩm từ tiếng
Ấn Độ sang tiếng Tây Tạng, qua việc bảo
trợ cho việc soạn thảo và ấn hành cuốn từ
điển tiếng Phạn-Tây Tạng đầu tiên có
tên là Mahavyutpatti (vào khoảng năm 814)
Khri-Ide-sron-btsan
chỉ định người con trai nhỏ tuổi của
ḿnh, Ral-pa-chen (816-838) kế vị ḿnh chứ không chọn
người con trai trưởng là Glan-dar-ma. Người
dân Tây Tạng c̣n nhắc đến Ral-pa-chen như một
ông vua bảo trợ Phật giáo vĩ đại thứ ba
trong thời hoàng kim của tôn giáo này. Ông ta sùng đạo
đến nỗi cho con trai út của ḿnh đi tu, ban nhiều
đặc quyền và quyền hạn hành chánh cho giới
tu sĩ, thậm chí ông c̣n cho phép sử dụng mớ tóc
dài của ông làm nệm cho các tu viện trưởng ngồi
bên cạnh ông mà thuyết pháp. Vua Ral-pa-chen mở rộng
biên giới vương quốc và cuốn lịch sử
đầu tiên của Tây Tạng được viết
dưới sự bảo trợ của ông.
Sự
trị v́ của vua chúa Tây Tạng cũng như uy tín của
Phật giáo cho đến lúc này đă từng góp phần to
lớn vào sự thịnh vượng của đạo
này, bỗng gặp phải một trợ lực vào ngày
Ral-pa-chen bị sát hại bởi những người ủng
hộ người anh từng bị thất sủng của
ông là Glan-dar-ma. Ông này sau đó lên ngôi và tỏ ra là một kẻ
thù công khai của Phật giáo. Các tượng Phật bị
đem chôn, các tu viện bị đóng cửa, các lễ
nghi tôn giáo bị ngăn cấm và các tu sĩ bị buộc
phải hoàn tục nếu không có thể bị trục xuất
khỏi nước. Những hành động quá đáng
như thế đă gây nên phẫn uất, một ngày kia quả
báo đă đến: một tu sĩ lặng lẽ phóng ngựa
về phía nhà vua và giết chết ông bằng một mũi
lao trúng đích (năm 841).
Việc
triệt hạ đạo Phật một cách tàn nhẫn của
Glan-dar-ma, vốn gây nên sự bùng nổ dữ dội của
t́nh cảm quần chúng, đă đánh dấu một thời
kỳ quyết định trong lịch sử chính trị
của Tây Tạng, v́ nó gióng lên một hồi chuông báo tử
đối với nền quân chủ nước này. Giới
tăng lữ bị trục xuất quay về miền
Trung Tây Tạng và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ
hết. Những người kế vị bạc nhược
của Glan-dar-ma không chế ngự được các
nước chư hầu và sự tan ră đă bắt đầu.
Người con trai của vị vua cuối cùng của
Lhasa là Dpal-hkhor-btsan (906-923) từ giă kinh đô để di
chuyển về miền Tây Tây Tạng, tại đây, ông ta
tự phong làm một vị vua độc lập. Ông gom ba
quận Ladakh, Spurang và Guge dưới quyền cai trị của
ḿnh và sau đó phân chia ba quận này cho ba người con
trai ông. Trong số những người kế vị ba
nhánh hoàng gia này, người ta thấy có những nhà cầm
quyền lỗi lạc, giữ được sự tỏa
rạng của ánh sáng Phật giáo tại miền Tây Tây Tạng
bằng cách bảo trợ cho các tu sĩ trí thức, cử
các học giả Tây Tạng đến Kashmir nghiên cứu
những phát triển mới nhất của giáo lư đạo
Phật và đẩy mạnh việc dịch thuật các
văn bản Phật giáo quan trọng từ tiếng Phạn
ra tiếng Tây Tạng. Người đặc biệt nhất
trong các vị này là Hkhor-Ide (c̣n có tên là Jnanaprabha). Ông này
đă nhường lại ngai vàng cho em trai ḿnh để trở
thành một tu sĩ cùng với hai con trai và đă có công lớn
trong việc thuyết phục đại sư Acarya Atisa
(c̣n gọi là Dipankara Srijnana) của tu viện Vikramasila ở
Bihar qua sống và làm giảng sư Phật giáo tại Tây Tạng.
Trong thế kỷ thứ 11, có thể nói là Atisa đă mang từ
Ấn Độ sang một sức đẩy tinh thần
to lớn, giúp cho Phật giáo bắt rễ sâu sắc trên
đất Tây Tạng rồi từ đó phát triển thành
một nếp nghĩ đạo giáo và triết lư của bản
xứ. Những người kế vị của các vua Tây
Tạng tiếp tục cai trị tại miền Tây Tây Tạng
qua bao nhiêu thăng trầm của phần đất này, và
các hậu duệ trực tiếp của hoàng đế
Sron-btsan-sgam-po vĩ đại vẫn c̣n sống tại
Ladakh.
Cuộc
sống và công việc của Atisa tại Tây Tạng rất
quan trọng không thể nói qua loa và sẽ được
tŕnh bày riêng (xem Chương IX). Từ khi ông đến Tây
Tạng th́ Phật giáo nước này đă phát triển
thành nhiều trường phái bản địa khác nhau.
Trong số này h́nh thức Phật giáo hỗn tạp và
chưa cải cách ban đầu được gọi là
Rnin-ma-pa hay là Trường phái Cũ với bốn tiểu
phái chính. Các tín đồ của trường phái này thờ
cúng Padmasambhava, xem đây là người sáng lập và là
đạo sư của họ, tin tưởng vào sự ứng
nghiệm của thần linh và ma quỷ, họ thường
được nhận biết qua chiếc mũ màu đỏ.
Các giáo lư cải cách của Atisa, dựa trên truyền thống
Yogacara do Maitreya và Asanga lập nên, dẫn đến sự
h́nh thành trường phái Bkah-gdams-pa bởi đệ tử
người Tây Tạng của ông là Hbrom-ston. Trường
phái này có quan điểm tổng hợp của cả Tiểu
thừa (Hinayana) và Đại thừa (Mahayana), buộc các
tu sĩ phải sống độc thân và không khuyến
khích chuyện phù phép. Chính là trên cơ sở quyền lực
của giáo lư này mà nhà cải cách vĩ đại Tây Tạng,
Tson-kha-pa vào thế kỷ 14 đă lập nên trường
phái Dge-lugs-pa (lúc đầu gọi là Dgah-Idan-pa), qua sự gạn
lọc những nghi thức cầu kỳ của
Bkah-gdams-pa và đang chiếm ưu thế trong Phật giáo
Tây Tạng ngày nay cả về mặt thế tục lẫn
tâm linh, qua sự kế vị của các Đạt-lai Lạt-ma
(Dalai Lamas) mà người thứ mười bốn hiện
đang đứng đầu thể chế thần quyền
này.
Hai
trường phái khác, liên hệ gần gũi với
Bkah-gdams-pa nhưng ít khổ hạnh hơn, đă được
thành lập vào nửa sau thế kỷ 11 có tên là Bkah-rgyud-pa
và Sa-skya-pa.
Trường
phái Bkah-rgyud-pa (Chủ nghĩa Truyền thống bằng lời)
được thành lập bởi Lạt-ma Mar-pa, người
Tây Tạng, đạo hữu của Atisa và là môn đệ
của đạo sư Mật tông người Ấn
Độ tên Naropa thuộc Viện Đại học
Nalanda. Trường phái này có nhiều tương đồng
với trường phái Thiền (Dhyana), trường phái của
hầu hết những Phật tử ở Nhật Bản
và Trung Hoa hiện nay. Trong số những người đại
diện nổi bật của trường phái này có
Mi-la-ras-pa, nhà thơ ẩn sĩ vĩ đại của
Tây Tạng, người được chính Marpa khai tâm về
những bí mật của phép thần thông. Bkah-rgyud-pa về
sau tự phân chia ra làm nhiều tiểu phái mà hai trong đó,
Karma-pa và Hbrug-pa là đáng nói hơn cả. Vị lănh đạo
thứ ba của tiểu phái Karma-pa tên Ran-byun-rdo-rje, từ
lúc sinh ra đă được công nhận là người kế
thừa cho vị lănh đạo thứ hai của môn phái là
Karma-bak-si đă chết hai năm trước đó. Từ
khi có sự kiện này th́ tục lệ kế vị tinh thần
đă trở nên thịnh hành. Như vậy, trong việc lựa
chọn Đạt-lai Lạt-ma, Panchan Lạt-ma và những
vị khác th́ một hiện thân được công nhận
sẽ là người kế vị để lănh đạo
chứ không phải là một người nối dơi ông cha
hay một môn đệ. Phái Karma-pa rất mạnh thế ở
Sikkim và những tín đồ của đạo này ở
Nepal được gọi là Karmika. Tiểu phái thứ bai
Hbrug-pa (hay Thần Sấm), truyền bá giáo lư của ḿnh tại
Bhutan mạnh mẽ đến nỗi nước này đă
dùng cái tên Tây Tạng của tiểu phái để gọi
dân chúng nước họ.
Trường
phái thứ hai, Sa-skya-pa, lấy cái tên “Đất xám” từ
màu đất ở nơi tu viện đầu tiên của
trường phái trước đây xây dựng vào năm
1071, hiện nay là Sa-skya. Phái Sa-skya-pa lại càng gần gũi
với trường phái Cổ Rnin-ma-pa hơn là Bkah-rgyud-pa,
các tu sĩ của giáo phái này không c̣n độc thân nữa.
Giáo phái này là sự tổng hợp giữa Mật tông cũ
và mới, trên cơ sở triết lư Trung Luận của
Nagarjuna và đă phát triển thành một hệ cấp mạnh
mẽ trước khi có sự nổi lên của trường
phái lớn Tson-kha-pa.
Rất
say mê học hỏi, những người Sa-skya đă tỏ
ra là những nhà hoằng pháp tài ba khi họ có dịp tiếp
xúc với các hoàng đế Mông Cổ trong thế kỷ
13. Một trong những đạo sư tài giỏi của
Sa-skya, tên là Hphags-pa, đă trở thành người bảo
trợ tinh thần cho hoàng tử Khubilai nước Mông Cổ.
Ông hoàng này khi lên ngôi hoàng đế Trung Hoa đă trao chủ
quyền của miền Trung Tây Tạng cho vị Đại
Tăng của Sa-skya (1270). Đây là sự mở đầu
cho một kỷ nguyên cai trị bằng thần quyền ở
Tây Tạng. Trường phái Sa-skya-pa sản sinh ra nhiều
học giả Tây Tạng xuất chúng, trong số đó, học
giả lừng danh Bu-ston (1290-1364) được xếp ở
vị trí trọng vọng. Ông ta không chỉ là một nhà
b́nh giải nổi tiếng đối với các luận
thư cơ bản của Phật giáo, một sử gia uy
tín mà c̣n la một nhà sưu tập đầu tiên các bản
dịch Tây Tạng về những tác phẩm Phật học.
Ông sắp xếp các tác phẩm này một cách có hệ thống
thành hai nhóm bao quát gọi là Bkah-hygur (Lời của Đức
Phật) gồm 100 cuốn và Bstan-hygur (Luận thuyết) gồm
225 cuốn. Đây là một bộ kinh điển Phật
giáo Tây Tạng c̣n lưu lại cho chúng ta đến ngày
nay. Taranatha (sinh năm 1573) sử gia và là tác giả Tây Tạng,
cũng thuộc về một hệ phái có tên là Jonang vốn
là chi nhánh của phái Sa-skya-pa. Với sự xuất hiện
của nhà cải cách vĩ đại Tson-kha-pa, sinh năm
1358 tại tỉnh Amdo, có thể nói là một kỷ nguyên mới
của Phật giáo Tây Tạng đă bắt đầu. Với
tài tổ chức xuất sắc và trí thông minh tuyệt vời,
ông tự đặt cho ḿnh nhiệm vụ xóa bỏ tất
cả mọi điều lệch lạc và mê tín dị
đoan, xây dựng nên một Tăng đoàn mạnh mẽ,
dựa trên một tri thức vững vàng, giới luật
và sự độc thân, những người này đă
được mang tên là Dge-lugs-pa (“Trường phái Đạo
Đức”, theo cách gọi của dân chúng là Mũ Vàng).
Năm 1408, ông dựng lập tu viện Ganden ở không xa
Lhasa, ông làm viẹc tại đây vài năm và qua đời
năm 1419. Hai tu viện lớn khác Depung và Sera, ở gần
Lhasa, cùng với tu viện Tashi-lhumpo tại tỉnh Tsang
đều có quyền lực và uy tín to lớn về mặt
tôn giáo. Các tu viện này được các môn đệ của
ông xây dựng trong ṿng năm mươi năm tiếp
đó. Các trung tâm kiến thức này tiếp tục công việc
truyền đạo tại Mông Cổ và Xi-bê-ria một cách
tài t́nh và hăng say đến nỗi sau khi quyền uy phái
Sa-skya-pa tiên phong đă suy giảm do những hận thù và
đối địch nội bộ th́ hệ phái Dge-lugs-pa
vẫn được các tù trưởng quyền thế
Mông Cổ quư trọng, xem như những vị lănh đạo
tinh thần, và sau đó, như là những viên chức cầm
quyền thế tục của Tây Tạng. Khi vua Mông Cổ
là Altan Khan gặp người đứng đầu thứ
ba của giáo phái này là Bsod-nams-rgya-mtso (1546-1587) th́ nhà vua tin
chắc rằng cả hai người họ vốn đă
từng là đạo sư Hphags-pa và đệ tử của
ông là hoàng đế vĩ đại Khubilai Khan, theo thứ
tự, trong kiếp trước, nên nhà vua đă lập tức
thừa nhận Bsod-nams-rgya-mtso đích thực là là vị
Đạt-lai. Từ đó về sau, tất cả các vị
đứng đầu giáo phái này đều được
công nhận là Đạt-lai-Lạt-ma. Vị xuất chúng
nhất trong số họ là Đạt-Lai Lạt-ma Đệ
Ngũ vĩ đại (1615-1680), người được
vua Mông Cổ Gusri Khan trao trọn chủ quyền cả nước.
Vị này sau đó đă quét sạch mọi sự chống
đối ra khỏi tỉnh Tsang cùng các tỉnh khác của
Tây Tạng. Sau một thời gian khoảng bảy
mươi năm mà các Đại tăng phái Sa-skya
được quyền cai trị như những ông vua chỉ
trên phần nhỏ đất nước, th́ việc thừa
nhận quyền hành tṛn vẹn và thiêng liêng của Đạt-Lai
Lạt-ma trên toàn bộ lănh thổ Tây Tạng phải được
xem như một bước ngoặt trong lịch sử
Tây Tạng. Các cuốn sách tiếng Phạn về văn phạm,
y khoa và vác vấn đề khác tiếp tục được
dịch ra tiếng Tây Tạng dưới sự trị v́
của vị Đạt-Lai Lạt-ma tài năng và đi nhiều
biết rộng này. Vị Bộ trưởng hàng đầu
của ông Sans-rgyas-rgya-mtso, đă khôn khéo dấu kín được
cái chết của ông trong nhiều năm trời để
không ảnh hưởng đến sự an vui của công
chúng và đă điều hành việc nước bằng
danh nghĩa của ông một cách hiệu quả đến
nỗi mọi người vẫn nhắc đến ông ta
như một chính trị gia tài t́nh của Tây Tạng. Vị
Đạt-Lai Lạt-ma thứ bảy (1708-1758) được
nhiều người biết đến v́ kiến thức
uyên thâm và sự khoan dung, khổ hạnh của ông được
đánh dấu bằng sự thăm viếng của các
phái đoàn truyền giáo ḍng Frăng-xit và ḍng Tên đến
Lhasa, nhưng các mối liên hệ tôn giáo và văn hóa với
Ấn Độ có vẻ bị rơi vào quên lăng trong thời
gian này, chủ yếu là do sự thống trị của
nước ngoài và sự biến mất hiển nhiên của
lớp Tăng đoàn ngày trước ngay tại Ấn
Độ. Kể từ đấy, lịch sử Tây Tạng
trải qua một thời kỳ cô lập và mưu đồ
chính trị với những vị Đạt-Lai Lạt-ma
không thọ được lâu cho đến giai đoạn
tỉnh thức ngày nay của châu Á với nền độc
lập của Ấn Độ và sự đánh giá lại
các lư tưởng ngày xưa của Phật giáo vốn
đă từng nuôi dưỡng các bản năng sinh tồn
của Tây Tạng qua bao nhiêu thăng trầm của nước
này suốt mười ba thế kỷ.
Nepal
Nepal chiếm
một vị trí đặc biệt trong số các quốc
gia Phật giáo. Thái tử Cồ-đàm (Gautami), con trai của
quốc vương ḍng họ Thích-ca (Shakya), được
sinh ra (năm 544 trước Công nguyên) tại vườn
Lâm-t́-ni (Lumbini), nước Nepal ngày nay, cách xa kinh thành của
phụ vương ở Ca-t́-la-vệ (Kapilavastu) khoảng
15 dặm. Từ khi c̣n trẻ, Ngài đă rời bỏ
vương quốc của vua cha để đi t́m Chân lư.
Sau khi thành đạo tại Bodh Gaya Ngài có buổi thuyết
pháp đầu tiên ở Lộc uyển (Sarnath) rồi sau
đó quay trở về nhà công bố sự giác ngộ của
ḿnh với họ hàng thân thích, trong số này, cậu con trai
của Ngài là La-hầu-la (Rahula), đă trở thành một
trong những tín đồ xuất gia đầu tiên của
Ngài. Nhân nói về Nepal tưởng cũng nên nhắc lại,
vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, vua A-dục
khi c̣n là hoàng tử được kể lại là đă dẹp
yên cuộc nổi loạn ở một trong các chủng tộc
của Nepal để tái lập thái b́nh và trật tự.
Cuộc viếng thăm Lâm-t́-ni sau đó của nhà vua và việc
dựng một cột đá khắc chữ tại đây
để làm kỷ niệm thánh tích đản sinh của
Đức Phật là một dấu mốc quan trọng
trong lịch sử Ấn Độ. Sau đó, công chúa
Carumati con ngài, theo lời kể lại đă kết hôn với
một nhà quí tộc Nepal và xây nhiều bảo tháp, tu viện
tại Nepal, một số đến nay vẫn c̣n di tích.
Trong các thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên
Thiên Chúa, các giới luật áp dụng cho tu sĩ thuộc
trường phái Mula-sarvastivala của Phật giáo tại
Nepal đă có một vài nhân nhượng đặc biệt
do các điều kiện về khí hậu khắc nghiệt
của vùng này, điều này cho thấy sự thịnh
hành của đời sống tu hành theo Phật giáo ở
nước này. Triết gia Phật giáo nổi tiếng của
thế kỷ thứ 4, Acarya Vasubandhu, được biết
cũng đă đến viếng Nepal để truyền
bá chủ thuyết của ông.
Nepal dường
như đă thực sự trở thành một nước
hỗ trợ và tuyên truyền mạnh mẽ cho đạo
Phật kể từ thời vua Amsuvarman ở thế kỷ
thứ 7. Nhà vua đă gả con gái ḿnh cho ông vua quyền uy
đầu tiên của Nepal là Sronbtsam-sgam-po, và trong số các
nhà tiên phong đảm trách công việc dịch thuật các
cuốn sách Phật giáo bằng tiếng Nepal dưới thời
vua Sron-btsam-sgam-po, người ta đă nhắc đến
tên của Silamanju, một học giả (pandita) Nepal. Trong
thời đại Santaraksita (thế kỷ 8 và 9 sau Công
nguyên) dường như đă có những sự gắn bó
chặt chẽ về mặt tôn giáo và văn hóa giữa hai
nước. Trong các thế kỷ tiếp theo, khi người
Hồi giáo xâm chiếm Bihar và Bengal th́ các tu sĩ Phật
giáo đă đến lánh nạn tại Nepal. Họ mang theo
một số lớn các bản thảo có giá trị, một
trong số các bản thảo này cũng đă được
đưa qua các tu viện ở Tây Tạng, giữ ǵn cẩn
thận cho đến ngày nay. Trong các thế kỷ trước
đó, Nepal đă có lẽ tạo được những mối
quan hệ văn hóa và cả chính trị chặt chẽ
hơn với các phần phía Tây của Tây Tạng, nhưng
giai đoạn lịch sử này chưa được
nghiên cứu kỹ. Trong nhiều thế kỷ, Nepal đă
từng là cầu nối văn hóa cho các vùng đất nằm
hai bên phần giữa Hi-mă-lạp sơn (Himalaya). Cho đến
gần đây, con đường liên lạc thông
thương giữa Ấn Độ và Tây Tạng vẫn
đi ngang Nepal xuyên qua Kyirong.
Sau khi
Phật giáo bị thu hẹp ở Ấn Độ th́ dạng
Phật giáo thông thường ở Nepal đă dần dần
mất đi một số đặc điểm cơ bản
của nó như sự sống trong tu viện, sự chống
phân biệt giai cấp, sự bài bác mọi điều huyền
bí về tôn giáo, do đó, không c̣n là một sức mạnh
tinh thần đáng kể nữa. Cho đến gần
đây, có bốn hệ phái triết học Phật giáo
chính (mỗi hệ phái có nhiều phái nhánh), đă được
thấy rơ, đó là (1) Svabhavika, nhấn mạnh rằng mọi
thứ trên thế gian đều có những đặc tính
cơ bản của chúng, được bộc lộ theo
hai cách: có chuyển biến (pravrtti) và không chuyển biến
(nivrtti); (2) Ais-varika, đặt niềm tin vào linh hồn tự
hữu (linh thể), vốn là hoàn hảo và vô biên; (3) Karmika
(nghiệp), tin tưởng vào một sự nỗ lực
đạo đức có ư thức, v́ cho rằng các hiện
tượng thế gian mà có là do ở vô minh (avidya); và (4)
Yatrika, tin vào sự hiện hữu của yếu tố nhận
thức và tự nguyện. Điều này cho thấy một
sự ḥa nhập hoàn toàn của các khuynh hướng tíêt học
khác nhau phát sinh tại Ấn Độ và Tây Tạng dưới
ảnh hưởng của cả Ấn Độ giáo
(Hinduism) và Phật giáo.
Do
đó, Nepal nằm dưới bóng của những đỉnh
núi cao nhất Hi-mă-lạp-sơn đă tự coi ḿnh là nguồn
cảm hứng tinh thần vĩ đại và đă xem sự
phóng khoáng bao dung là trên hết mọi thứ.
C- Tại
các nước phía Nam
Tích Lan
(Ceylon)
Theo tuyền
thuyết c̣n ghi lại trong Biên niên sử Tích Lan th́ đại
đế A-dục (273-236 trước Công nguyên)(1) đă tổ
chức một mạng truyền giáo để đi thuyết
giảng đạo Phật tại Ấn Độ và bên
ngoài Ấn Độ. Nhà vua đă cử con trai ḿnh là
Trưởng lăo Ma-sẩn-đà cùng với bốn người
khác đến Lanka hay Tích Lan và họ đă thuyết giảng
giáo lư của Đức Phật Cồ-đàm cho vua
Devanampiyatissa (247-207 trước công nguyên) cùng các thuộc hạ
của nhà vua. Nhà vua và dân chúng Tích Lan cảm kích sâu xa trước
giáo lư mới này và chấp nhận đạo Phật.
Đại này đă phát triển một cách hiếm thấy
tại đây. Hàng trăm ngh́n người cả nam lẫn
nữ theo tôn giáo mới này, hàng ngh́n người gia nhập
Tăng đoàn, sống cuộc sống của các tu sĩ
khổ hạnh. Các tu viện mọc lên khắp nơi, có
nhiều sự cúng dường hậu hỉ, dùng vào việc
tu sửa chúng. Nữ hoàng Anula cùng nhiều phụ nữ
khác bày tỏ ḷng mong muốn được xuất gia
(pabbajja) và gia nhập Tăng đoàn. Nhưng không chư
Tăng nào được phép giải quyết việc này,
họ phải cho người báo lại cho A-dục
vương để nhà vua cử các tôn ni cao cấp đến
giúp họ. Do đó mà Tăng-già-mật-đa (Sanghamitra) là
em gái Ma-sẩn-đà, người đă thọ giới,
được cử đến Tích Lan.
Hai sự
kiện lớn trong thời gian đầu lịch sử
Phật giáo Tích Lan đă để lại dấu ấn sâu
đậm, vẫn c̣n gợi lại trong tâm khảm hàng triệu
tín đồ sự say sưa nồng nhiệt. Thứ nhất,
việc đem trồng tại Tích Lan một chồi cây Bồ
đề lấy từ nơi Sa môn Cồ-đàm đắc
đạo là một ư tưởng đẹp của A-dục
vương. Đây là nguồn cảm hứng đối với
những người mới theo đạo Phật gần
đây. Thứ hai và việc đem từ Ấn Độ
đến Tích Lan một chiếc răng của đạo
Phật đă hơn 5 thế kỷ sau khi Ngài mất.
Chỉ
trong một thời gian ngắn, toàn bộ đảo Tích
Lan đă trở thành một thành tŕ Phật giáo, một vai
tṛ mà đảo này vẫn duy tŕ được sau một
thời gian dài hơn hai ngh́n năm.
Đại
Bảo tháp được xây dựng vào triều đại
vua Dutthagamani (101-77 trước Công nguyên) và được
tôn phong trước một đại hội lớn các tu
sĩ Phật giáo đến các tu viện nổi tiếng
của Ấn Độ. Bảng danh sách cùng các chi tiết
khác đă được ghi trong Đại sử Tích Lan
(Mahavamsa).
Triều
đại Vattagamani (khoảng 29-17 trước Công nguyên) là
một cột mốc quan trọng trong lịch sử Phật
giáo Tích Lan. Cho đến thời gian này, các kinh sách Phật
giáo qua lời truyền giảng ban đầu của tôn giả
Ma-sẩn-đà, chỉ được phó thác cho trí nhớ
và chỉ được lưu giữ dưới dạng
truyền khẩu. Đến triều đại Vattagamani,
bắt đầu sắp xếp lại để viết
kinh thành sách, để thực hiện việc này cần sử
dụng đến năm trăm người kể và
người viết. Bộ Tam tạng (Tripitaka) bằng tiếng
Pali, kết quả lao động của họ, hiện
c̣n được lưu giữ như một kinh điển
thiêng liêng trong khi bản gốc tại Ấn Độ
đă mất từ lâu không c̣n một dấu tích nào.
Tuy không
thể cho là đă đánh giá quá cao ảnh hưởng của
Phật giáo tại Tích Lan, song trên thực tế th́ toàn bộ
nền văn hóa và văn minh của Tích Lan đều từ
đó mà ra. Tiếng Pali đă trở thành ngôn ngữ và
văn học của Tích Lan và cho đến ngày nay vẫn
không thay đổi. Văn học Tích Lan là một hệ
nhánh của văn học Ấn Độ, và nghệ thuật
kiến trúc, điêu khắc, hội họa của Tích Lan
đều bắt nguồn từ Ấn Độ. Các mẫu
tự của Tích Lan cũng lấy từ mẫu tự Ấn
Độ.
Mặt
khác, thế giới Phật giáo cũng mang ơn Tích Lan rất
nhiều. Như đă nói, bộ giáo điển bằng tiếng
Pali đă được giữ lại nguyên vẹn trên mảnh
đất này, và Phật giáo Tích Lan đă có một ảnh
hưởng lớn đối với Miến Điện,
Campuchia, Thái Lan và Lào. Tuy nhiên, Tích Lan không phải chỉ là một
nơi lưu giữ, mà hơn thế, nó c̣n có công phát triển
đạo Phật qua các cuốn luận giải nữa.
Miến
điện (Burma)
Theo Biên
niên sử Tích Lan th́ có hai tu sĩ Phật giáo tên là Sona và
Utttara đă được A-dục vương cử
đi thuyết giảng đạo Phật tại
Suvarna-bhumi là nơi nhiều người cho là Miến
Điện ngày nay. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng
đáng tin cậy nào cho thấy rằng Sona và Uttura
được A-dục vương phái đến đây với
nhiệm vụ truyền giáo, và vị trí của Suvarna-bhumi
cũng c̣n đang được tranh căi. V́ trong khi một
số người cho đó là Miến Điện th́ một
số khác lại đặt nơi này là Thái Lan hoặc dùng
địa danh này để chỉ toàn bộ Đông Dương.
Ngoài câu
chuyện Sona và Uttara th́ không c̣n có bằng chứng nào khác về
sự phát triển của Phật giáo tại Miến
Điện trước thế kỷ thứ 5. Xét về sự
tiếp giáp giữa Miến Điện với Ấn Độ
và sự có sẵn những con đường bộ không
khó đi lắm giữa hai nước này ngay cả trước
Công nguyên, không thể loại trừ khả năng là Phật
giáo đă t́m ra con đường để đến Miến
Điện từ trước thế kỷ thứ 5, cũng
có thể trước đó rất lâu nữa. Nhưng từ
thời kỳ này trở về sau, có những tài liệu
chắc chắn cho thấy không chỉ sự hiện hữu
mà cả sự thịnh hành của Phật giáo Nguyên thủy
(Theravada Buddhism) tại vương quốc Pyus xưa, có tên
là Sriksetra với kinh đô ở gần Prome mà những tàn
tích vẫn c̣n ở tại Hmawza ngày nay.
Các di
tích khảo cổ học tại Hmawza, cách Prome khoảng
năm dặm và các tài liệu mô tả của người
Trung Hoa, cho ta thấy chắc chắn rằng h́nh thức
Phật giáo Nguyên thủy với các kinh điển bằng
tiếng Pali đă được đưa đến khu
vực xung quanh Prome không sau thế kỷ thứ 5 bởi
các nhà truyền giáo Ấn Độ đến đây từ
mạn Đông cao nguyên Deccan và miền Nam Ấn Độ.
Nhưng, đồng thời, người ta cũng t́m thấy
những dấu vết của hệ phái Mula-sarvastivada và
phái Đại thừa (Mahayanism) có lẽ đă từ
Đông Ấn Độ đến đây.
Có cơ
sở chắc chắn để giả thiết rằng
Phật giáo Nguyên thủy cũng đă thịnh hành trong số
những người Mons hay Talaings theo Ấn Độ giáo
định cư tại Pegu (Hamsavati), Thaton (Sudhammavati) và
các vùng lân cận khác được gọi chung là
Ramannadesa. Trước thế kỷ thứ 5 ít lâu, Thaton
đă trở thành một trung tâm rát lớn của tôn giáo
này. Trước đó, những người Mramma, một bộ
tộc Tây Tạng - Dravidan, đă lập nên một
vương quốc hùng mạnh, kinh đô đặt tại
Pagan và họ đă lấy tên của ḿnh đặt cho toàn
bộ xứ này. Người Mramma là một dân tộc cổ
sơ, không có chữ viết và đă có một dạng Phật
giáo Mật tông lệch lạc, thịnh hành. Năm 1044, một
ông vua, Anawratha (Aniruddha), mới lên ngôi tại Pagan, được
hóa độ theo Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) bởi
một tu sĩ Talaing ở Thaton, có tên là Arhan (và cũng
được gọi là Dharma-darsi). Đức vua này, với
sự giúp sức của Arhan và một số tu sĩ khác từ
Thaton tới, đă tảo thanh các hệ phái lệch lạc
để thiết lập Phật giáo Nguyên thủy trên một
nền tảng vững chắc. Tuy nhiên, họ rất thiếu
kinh sách pháp điển. Anirudddha cử các sứ giả
đến gặp Manuha, vua của nước Thaton, để
xin các phó bản đầy đủ của bộ Tam tạng.
Manuha từ chối, Aniruddha bèn cất quân chiếm lấy
Thaton. Aniruddha chiến thắng trở về, mang theo không
chỉ vua Manuha bị bắt mà c̣n tất cả các tu sĩ
và kinh sách, di vật của Phật giáo, chở đầy
trên ba mươi hai thớt voi. Chưa bao giờ một kẻ
chiến thắng lại bị chinh phục hoàn toàn bởi
nền văn minh của kẻ bại trận như thế.
Những người dân Miến Điện ở Pagan
đă rập theo tôn giáo, ngôn ngữ, văn học và kinh
sách của các tu sĩ. Vua Anirudddha và những người kế
vị trở thành những người nhiệt t́nh ủng
hộ Phật giáo Nguyên thủy, và được sự bảo
trợ của họ, đạo này đă phát triển khắp
nước Miến Điện. Đạo Bà la môn trước
đă thịnh hành tại đây phải nhường chỗ
dần dần cho đạo Phật.
Với
sự nhiệt t́nh của một tín đồ mới,
Aniruddha đă cho xây nhiều đền chùa và tu viện. Những
người kế vị cũng noi gương ông. Nhà vua
c̣n cho mang những bản sao đầy đủ của bộ
Tam tạng lấy từ Tích Lan về cho Arhan đối với
chiếu các bản lấy từ Thaton. Kyanzittha, con trai của
Aniruddha, theo gương cha ḿnh xây dựng ngôi đền
Ananda nổi tiếng ở Pagan.
Một
sự quan trọng trong lịch sử Phật giáo tại
Miến Điện là sự thành lập Tăng đoàn
Simhala (Tích Lan) vào năm 1181-1182 bởi Capata, người
đă được thọ giới tại Tích Lan. Các tu sĩ
Tích Lan không xem sự thọ giới của các tu sĩ Miến
Điện là có giá trị, và đây cũng là ư nghĩ của
Capata cùng các môn đẹ của ông. Sự đối địch
giữa Tăng đoàn Simhala (Tích Lan) và Tăng đoàn Mramma
cứ tiếp diễn suốt ba thế kỷ và đă kết
thúc bằng chiến thắng cuối cùng của phe Simhala
(Tích Lan).
Bán
đảo Mă Lai.
Một
số lớn các tài liệu ghi khắc t́m thấy tại
nhiều nơi khác nhau của bán đảo Mă Lai được
viết khác nhau của bán đảo Mă Lai được
viết bằng tiếng Phạn và mẫu tự Ấn
Độ của thế kỷ thứ 4 hoặc thứ 5.
Có ít nhất là ba tài liệu có nói đến Phật giáo một
cách rơ ràng, qua đó chứng tỏ đă có sự truyền
bá đạo Phật đến vùng này. Nhưng di tích quan
trọng nhất được t́m thấy ở Nakhon Sri
Tammarat (Ligor). Chính một nhóm di dân Phật giáo đă xây nên
ngọn tháp cao nhất, hiện vẫn c̣n tồn tại
nơi đây. Một phần trong số năm mươi
ngôi đền xung quanh ngọn tháp có lẽ cũng thuộc
về một thời kỳ rất xưa.
Phật
giáo Đại thừa đă thịnh hành trong vùng này vào khoảng
thế kỷ thứ 6, nếu không phải là sớm
hơn. Điều này được chứng minh qua một
phiến đất sét có khắc chữ được t́m
thấy gần Keddah mà người ta cho là có thể thuộc
thế kỷ thứ 6, qua việc nghêin cứu cổ tự.
Phiến đất sét này chứa đựng những câu kệ
tiếng Phạn thể hiện một số chủ thuyết
triết học của hệ phái Đại thừa. Hai
trong ba bài kệ này đă được t́m thấy lại
trong bản dịch chữ Hán của các đoạn thuộc
Trung luận tông (Madhyamika), và cả ba bài đều cùng
được t́m thấy trong bản dịch chữ Hán của
bộ Sagaramatipariprccha (Nanjio 976).
Phật
giáo Đại thừa tiếp tục thịnh hành ở
vùng này cho đến thế kỷ thứ 8 và có thể c̣n
lâu hơn. Một bản chữ khắc t́m thấy ở
Ligor nói đến việc xây dựng ba ngôi đền bằng
gạch để thờ các vị thần Phật giáo và
năm ngọn bảo tháp do nhà vua cung các tu sĩ thực hiện.
Các bảo tháp được xây dựng vào năm 697 theo lịch
sử Saka (năm 755 sau Công nguyên).
Xiêm la
(Thái Lan)
Phật
giáo phát triển tại Xiêm La từ một thời kỳ
rất sớm, khoảng thế kỷ thứ 1 hoặc thứ
2 sau Công nguyên, nếu không phải sớm hơn. Điều
này được chứng minh bởi các phát hiện khảo
cổ học tại Pong Tuk và Phra Pathom. Phra Pathom cách Bangkok
30 dặm về phía Tây, c̣n Pong Tuk nằm xa hơn về
phía Tây 20 dặm nữa. Các di tích về cấu trúc tôn giáo,
các tượng Phật, các đồ đất nung có khắc
chữ và những biểu tượng rơ ràng của đạo
Phật, có lẽ thuộc thế kỷ thứ 1 hoặc
thứ 2, đă được t́m thấy ở các nơi
này.
Một
số lớn đền đài đổ nát và các tác phẩm
điêu khắc mang nặng ảnh hưởng thời
Gupta thuộc về một giai đoạn sau đó ít lâu.
Những thứ này được xem là thuộc trường
phái Dvaravati. Dvaravati là một vương quốc phồn thịnh
vào thời gian của Huyền Trang (Yuan Chwang), nghĩa là
vào nửa đầu thế kỷ thứ 7.
Trong khoảng
thế kỷ thứ 8 hoặc thứ chín, cả Xiêm La, Lào
là một phần của Kampuja (Kampuchia) về mặt chính
trị, và đều chịu ảnh hưởng của
nước này về mặt tôn giáo. Có thể thấy cả
đạo Bà la môn và đạo Phật cùng phát triển bên
nhau tại các vùng đất này. Khoảng giữa thế kỷ
thứ 13 th́ người Thái nắm lấy chủ quyền
của nước Xiêm La và các nước Lào, chấm dứt
ưu thế chính trị của người Campuchia đối
với họ. Dưới ảnh hưởng của các
vua Thái, Phật giáo thuộc trường phái Nguyên thủy
(Theravada school) và ngôn ngữ Pali thịnh hành khắp Xiêm la
và Lào. Vua Thái là Sri Suryavama Rama Maha-Dharmikarajadhiraja không chỉ
là một nhà bảo trợ lớn cho đạo Phật mà
chính ông cũng sống cuộc đời của một tu
sĩ Phật giáo và đi thuyết giảng đạo Phật
ở khắp mọi nơi của vương quốc
ḿnh. Vào năm 1361, ông cử một số Tỳ kheo và học
giả uyên bác qua Tích Lan để mời đại
tăng Mahasami Sangharaja đến Xiêm. Với sự gợi
ư của vị đại tăng cùng những nỗ lực
của nhà vua, Phật giáo và văn học Pali không chỉ
có được một nền tảng vững chắc mà
c̣n được lan sang một số nước nhỏ Ấn
Độ giáo trên vùng đất mà ngày nay là nước Lào,
như Alavirastra, Khmerrastra, Suvarnagrama, Unmarga-sila, Yonakarastra, và
Haripunjaya. Phần lớn những nơi này hiện c̣n giữ
biên niên sử địa phương viết bằng tiếng
Pali. Từ đó trở đi, Phật giáo đă thịnh
hành ở Xiêm La và các vùng lân cận, c̣n đạo Bà la môn
(Brahmanism) th́ đă sa sút cho đến gần như biến
mất, chỉ c̣n lưu lại một ít dấu vết
trong các nghi lễ và phong tục của quần chúng(2)
Kampuja
(Campuchia)
Nhiều
phát hiện khảo cổ học và Biên niên sử Trung Hoa
cho thấy rằng từ cuối thế kỷ thứ 5,
Phật giáo đă phát triển tại Cao Miên, dù rằng
chưa chiếm được một địa vị nổi
bật v́ ít được biết đến hơn so với
một số hệ phái Bà la môn, như đạo Saiva
(Saivism). Đại đế Yasovarman trị v́ vào cuối
thế kỷ thứ 9 đă cho xây một Saugatasrama dành
riêng cho các tu sĩ Phật giáo và ban hành những qui định
tỉ mỉ về việc điều hành tịnh thất
(asrama) này.
Vua
Jayavarman VII (1181- khoảng 1220) là một Phật tử sùng
đạo và đă được truy phong danh hiệu
Mahaparamasaugata sau khi qua đời. Tài liệu ghi chép về
triều đại của ông thể hiện một cách
đẹp đẽ nhân sinh quan điển h́nh của
đạo Phật. Sự đóng góp của ông trong việc
xây dựng các công tŕnh tôn giáo vô cùng to lớn.
Một
tài liệu ghi khắc bằng tiếng Phạn về
Jayavarman VII cho ta thông tin thú vị về tâm đạo của
vợ ông. Theo lời kể lại th́ khi Jayavarman lần
đầu tiên đi đến Campa (Champa - Chiêm Thành) hoàng
hâu là Jayarajadevi đă tỏ ḷng chung thủy của ḿnh bằng
cách trải qua nhiều khổ hạnh dài ngày. Bà liền
được chị của ḿnh khai tâm đạo Phật.
Theo lời kể lại th́ bà đă cử hành một buổi
lễ, qua đó bà có thể nh́n thấy h́nh ảnh chồng
ḿnh (vắng mặt) hiện ra trước mắt. Đến
khi nhà vua trở về, bà càng gia tăng các công việc từ
thiện và ḷng mộ đạo.
Phật
giáo tiếp tục phát triển ở Cao Miên trong thế kỷ
thứ 13. Tuy nhiên, cần nhớ rằng măi cho đến
thời điểm đó, đạo Phật mặc dù có
điều kiện thuận lợi để phát triển
nhưng vẫn không trở thành quốc giáo và thậm chí cũng
không là một tôn giáo chiếm ưu thế tại đất
nước này. Không có thông tin đích xác là Phật giáo
đă đạt tới địa vị này vào lúc nào.
Nhưng sự thay đổi này chắc chắn là do ảnh
hưởng của những người Thái vốn là những
tín đồ Phật giáo cuồng nhiệt như ta đă
thấy và họ đă xâm chiếm phần lớn đất
đai của Cao Miên. Trong khi vào lúc đầu, Xiêm La chịu
ảnh hưởng tôn giáo của Cao Miên th́ nay vai tṛ đă
đảo ngược, và Cao Miên dưới ảnh hưởng
của người Thái đă chuyển tín ngưỡng gần
như toàn bộ theo đạo Phật. Ngay cả các vị
thần trong các đền lớn như Đế Thiên -
Đế Thích (Angkor Vat) cũng được thay thế
bằng những tượng Phật. Chúng ta không thể
t́m chính xác các giai đoạn của sự chuyển đạo
này, nhưng Phật giáo đă dần dần trở thành một
tôn giáo chiếm ưu thế ở Cao Miên và ngày nay khó nhận
thấy một dấu viết nào của đạo Bà la
môn trên đất nước này, ngoại trừ một số
hoạt động lễ hội của người dân.
Việt
Nam
Phần
phía Nam của vùng đất nằm trên bờ biển phía
Đông của bán đảo Đông Dương gọi là
An-nam, ngày nay thuộc Việt Nam, trước đây là
đất nước Champa (Chiêm Thành), tên này rơ ràng là do những
người thực dân Hindu đặt cho vùng này, Việc
Phật giáo đă đặt được nền tảng
trên đất nước này trước thế kỷ thứ
3 có lẽ được suy ra từ việc t́m thấy một
bức tượng đồng tinh xảo của Đức
Phật thuộc trường phái Amaravati vốn có thể
đă có từ thời kỳ ấy. Đọc Biên niên sử
Trung Hoa, chúng ta được biết rằng khi người
Trung Hoa chiếm thủ đô của Champa vào năm 605, họ
đă mang đi 1.350 tác phẩm của Phật giáo. Từ lời
xác nhận quan trọng này, có thể suy ra rằng Phật
giáo hẳn đă phát triển trên đất nước này
trong một thời gian dài cho đến thế kỷ thứ
7. Tôn giả Nghĩa Tịnh (I-tsing) nhận xét rằng ở
Champa, các tín đồ Phật giáo thường thuộc trường
phái Hữu Lượng bộ (Aryasammitiya) và cũng có một
ít tín đồ của trường phái Hữu bộ
(Sarvastivada). Điều này cho thấy sự lấn át của
trường phái Sravakayana (Thanh văn thừa) nhưng qua
các tài liệu ghi khắc ở thế kỷ 8 hoặc khoảng
đó th́ hầu như phái Đại thừa của Phật
giáo đang thịnh hành ở Champa và có thể là cả các
nhóm Mật tông, cành rễ sau đó của Đại thừa,
cũng lấn át ở đây. Đôi khi Phật giáo lại
có được sự bảo trợ của các vua chúa hay
quan chức cao cấp và chúng ta c̣n t́m thấy các tàn tích của
một công tŕnh xây cất vĩ đại của Phật
giáo tại một địa điểm gọi là Đồng
Dương, gồm một ngôi đền và một tu viện
do vua Jaya Indravarman cho xây vào năm 875.
Phật
giáo Đại thừa tiếp tục thịnh hành ở
Champa cho đến thế kỷ 15, khi người Việt
từ miền Bắc tràn vào. Do đó, trường phái Phật
giáo Trung Hoa và cùng đi theo đó, là đạo Hồi,
đă thay thế cho tôn giáo trước đây ở Champa.
Inđônêxia
Phật
giáo có rất ít ảnh hưởng đến người
dân đảo Java vào đầu thế kỷ thứ 5. Tôn
giả Pháp Hiển (Fa-hien) khi đến đảo này (khoảng
năm 414) nhận xét rằng trong khi các tôn giáo khác, đặc
biệt là Bà la môn, phát triển mạnh trên mảnh đất
này th́ “Phật giáo phát triển không đáng kể”. Nhưng
do sự tận tụy truyền giáo Ganavarman (một tu sĩ
Ấn Độ)(3), Phật giáo không những đă được
đưa vào mà c̣n có một chỗ đứng vững chắc
trên ḥn đảo này chỉ không đầy một phần
tư thế kỷ sau lần đến đây của tôn
giả Pháp Hiển.
Phật
giáo cũng sớm được du nhập vào ḥn đảo
Sumatra, đặc biệt là trên vương quốc
Sri-vijaya, được xem là Palembang ngày nay. Qua một vài
tài liệu ghi khắc t́m được trong vùng này th́ dường
như vị vua cai trị Sri-vijaya vào năm 683-684 là một
tín đồ Phật giáo. Một du khách Trung Hoa nổi tiếng
là Nghĩa Tịnh (I-tsing), đă đến viếng Ấn
Độ vào cuối thế kỷ thứ 7, nói rằng vua
nước Sri-vijaya cũng như các vua nước láng giềng,
rất yêu chuộng đạo Phật, và Sri-vijaya là một
trung tâm nghiên cứu Phật giáo rất lớn trong các ḥn
đảo ở vùng Nam Á. Số tu sĩ Phật giáo ở
Sri-vijaya lên đến hơn một ngh́n người và họ
nghiên cứu tất cả các vấn đề như ở
Madhyadesa (Ấn Độ) vậy. Tôn giả Nghĩa Tịnh
ở lại Sri-vijaya một thời gian để nghiên cứu
các kinh sách Phật giáo và ông đă để lại một
bản tường thuật rất đáng chú ư về tính
phổ cập của Phật giáo trên các ḥn đảo ở
Nam Hải gồm hơn mười nước. Ông lập
một danh sách mười nước này và nói rằng: “tất
cả các đảo này và các đảo nhỏ hơn đều
theo đạo Phật, hầu hết đều thuộc
phái Tiểu thừa (Hinayana), ngoại trừ ở Malayu
(Sri-vijaya) nơi có một ít theo Đại thừa
(Mahayana)”.
Inđônêxia
được xem là một trung tâm Phật giáo quan trọng
từ thế kỷ thứ 7 cho đến thế kỷ
thứ 11. Điều này c̣n được chứng minh qua
các sự kiện khác. Dharmapala, một giáo sư nổi tiếng
của Viện Đại học Nalanda, đă đến
thăm Suvarna-dvipa, tên thường gọi của
Inđônêxia, vào thế kỷ thứ 7. Tu sĩ và học giả
lừng danh Atisa Dipankara (thế kỷ thứ 11), người
sau này là Viện trưởng Viện Đại học
Vikramasila và đă mở ra một thời kỳ Phật
giáo thứ hai ở Tây Tạng, khi c̣n trẻ đă đến
Inđônêxia để nghiên cứu Phật giáo dưới sự
hướng dẫn của Đại Tăng Candrakirti. Phái
Đại thừa đă được sự hỗ trợ
mạnh mẽ của triều đại Sailendra, ông vua này
cai trị khắp bán đảo Mă Lai và phần lớn
Inđônêxia. Các ông vua thuộc ḍng dơi Sailendra đều là những
nhà bảo trợ lớn cho dạng Phật giáo này và đă
dựng nhiều tượng đài kỷ niệm như
các tượng đài Borobudur, Kalasan và Mendut ở Java. Qua
các tài liệu ghi khắc th́ dường như một trong
các ông vua Sailendra đă có một guru (đạo sư) từ
xứ Gauda (Bengal) đến. Chắc chắn rằng các vị
vua Pala ở Bengal và Chola ở phía Nam đă có ảnh hưởng
lớn đến Java về các vấn đề tôn giáo
trong thời kỳ Sailendra. Các vị vua Sailendra đă dựng
nên các tu viện Nalanda và Nagapattinam, c̣n các hoàng đế Pala
và Chola đă ban cấp cho nhiều làng xă để bảo
dưỡng các tu viện này. Dưới ảnh hưởng
của các vua Sailendra, Phật giáo Đại thừa đă
thịnh hành tại Java và Sumatra suốt một thời gian
dài. Nhưng ảnh hưởng của Bengal dường
như đă gây ra sự du nhập các dạng Phật giáo Mật
tông lệch lạc ở cả Java và Sumatra. Chúng ta có được
bản mô tả khá chi tiết về một số vị
vua sau đó của cả hai nước đă đi theo những
hệ phái này, như Sang hyang Kamahayanan Mantranaya và Sang hyang
Kamahayanikan(4), cho ta sự hiểu biết đúng đắn
về các quan niệm chủ đạo của phái Đại
thừa tại Java.
Ngoài
Sumatra và Java, c̣n có bằng chứng chắc chắn về sự
du nhập của đạo Phật vào các ḥn đảo của
Mă Lai, nhất là Bali và Borneo. Tuy nhiên, tại đây đă có
sự lấn át của đạo Bà la môn và Phật giáo
đă dần dần biến mất.
(1) Khoảng
tháng ba – tư Âm lịch - ND
(2) Chữ
khắc tại Bodh Gaya ghi thời điểm Đại
bát niết bàn, là năm 544 trước Công nguyên.
(3) Theo
kinh sách hiện nay th́ ở đây c̣n thiếu một
trường hợp thứ tư (gặp một tử thi
śnh thối khiến cho Thái tử mới nghĩ đến
chuyện chết chóc, và có lẽ cần thêm vào như thế
cho phù hợp với bốn lần ra khỏi cửa thành của
Ngài –ND.
(4) Mă
Minh, Phật sở hạnh tán, V, 17.
(5) Mă
Minh, Phật sở hạnh tán, XI,59.
(6)
Đọc thêm Áo nghĩa thư Taittiriya, II, 4: “nơi mà ngôn
từ và tâm trí phải quay trở lại v́ không đến
được”. Trong Taittiriya Brahmins th́ nói: “Ta đă có
trước khi chư Thiên xuất hiện”, II, 8, 8.
(7) Trung
Bộ kinh, XXIX.
(8) Trung
Bộ kinh, XXIX.
(9)
Tăng Chi Bộ kinh, IV.35; Trung Bộ kinh. XX.
(10)
rudraksam tulasi-kastham, tripundram bhasma-dharanam
yatrah
snanani homas ca japah va devadarsanam
na ete
punanti manujam yatha bhuta-hite-ratih
(11) Phật
sở hạnh tán, XI, 64.
(1) Do Viện
nghiên cứu Đông phương Bhandarkar xuất bản,
324, 10.
(1) Chỉ
có hai phó bản của cuốn sách này c̣n được lưu
giữ tại Thư viện Quốc gia Thái Lan tại
Bankok. Sách được in vào năm 2466 Phật lịch
(1923) do một chiếu chỉ của vua Rama IV nhân kỷ
niệm lễ hỏa táng ông hoàng Chudhadhajadhartiloka Kromkhum
Bejboon Indrajaya, một người con trai của vua Rama V.
(1) Không
có sự thống nhất giữa các học giả về
niên đại của các ông vua nói đến trong phần
này. Các niên đại sử dụng ở đây được
lấy từ bộ “Lịch sử và văn hóa dân tộc Ấn
Độ” (History and Culture of the Indian People), cuốn II-IV
(Bombay), trong đó có bàn về các quan điểm khác nhau và
lư do chọn các niên đại.
(2)
Điều này nên biết ở đay là mặc dù Xiêm La chịu
ảnh hưởng sâu nặng của Tích Lan về tôn giáo
của nước họ, nhưng họ cũng đă trả
món nợ này một phần khi vào năm 1750, vua Tích Lan cử
một sứ giả đến gặp vua Xiêm La và vua Xiêm
đă gửi qua Tích Lan nhiều vàng bạc, tượng Phật,
các bản sao thánh điển, cùng một số tu sĩ. Rơ
ràng là vào thời ấy, Tích Lan đă nhận thấy Xiêm La
là một nước có đạo Phật phát triển ở
dạng thuần khiết hơn.
(3)
Gunavarman là một người thuộc hoàng gia Ấn Độ,
sống đời tu sĩ, đă đến đảo
Java. Lúc đầu, Thái hậu đi theo đạo Phật,
rồi dần dần đến nhà vua và dân chúng đều
chọn tôn giáo này. Theo kể lại th́ trong một dịp
Java bị nước ngoài tấn công, nhà vua hỏi
Gunavarman xem nếu mở cuộc giao tranh th́ có vi phạm
các giới luật của đạo Phật hay không.
Gunavarman trả lời rằng bổn phận của nhà
vua là phải đánh đuổi quân thù. Sau đó, Phật
giáo lan rộng khắp vương quốc này.
(4) Tác
phẩm thứ nhất là phần thi kệ tiếng Phạn
với một bản dịch ra tiếng Java, c̣n tác phẩm
thứ hai là một bản dịch có phần phóng khoáng bản
gốc tiếng Phạn, cùng với một số bài kệ
tiếng Phạn nguyên gốc. Trong văn bản thứ hai
có sự tŕnh bày chi tiết các nguyên tắc thiêng liêng của
Đại thừa, trong văn bản thứ nhất mô tả
về một dạng Đại thừa phổ biến hơn
nhưng đă biến chất. Tựa đề Mantranaya có
lẽ một dạng khác của Mantrayana (Mật chú thừa).
Dù sao, đây là một bản mô tả về Mật tông
(Tantrayana) hay Kim Cương thừa (Vajrayana), cả về
khía cạnh lư thuyết và thực hành, và nói rơ về năm
loại dục lạc (kama-pancakan), rơ ràng là để chỉ
ngũ dục (panca-makara). Có một đoạn giới thiệu
chi tiết về vua Krtanagara của Java (1254-1292) vốn là
tín đồ cuồng n