2500LichSu_Chuong12
Các Thánh Địa Của Phật Giáo
A. Ở Miền Bắc Ấn
Đức Phật Cồ-đam đã lưu lại dấu chân Ngài trên đất Ấn Độ và hình ảnh Ngài trong tâm hồn nhân loại. Bậc thầy của nhân loại này đã che khuất cả chư thiên trên trời và những nơi trở thành thiêng liêng vì sự hiện diện của Ngài đã được vô cùng kính một. Trước khi nhập niết bàn, Đức Phật có nói đến bốn nơi mà một tín đồ sùng đạo nên chiêm bài với lòng tin tưởng và sùng kính. Đó là Lâm-tì-ni (Lumbinivana) nơi Như Lai (tathagata) đản sinh, Gaya (Bodh Gaya) nơi Ngài đắc đạo (Giác Ngộ), Vườn Nai (Lộc Uyển) ở Isipatana (Sarnath) nơi Ngài thuyết pháp lần đầu tiên và Câu-thi-na (Kusinagara) nơi Ngài nhập Niết-bàn.
Trong sự hiểu biết Phật Giáo, còn có bốn nơi khác nữa cùng với bốn nơi kể trên hợp thành tám điểm thánh tích (atthamahathanani hoặc astamahasthanani). Các nơi này là những nơi đã diễn ra các phép thần thông lớn được nói là do Đức Thế Tôn thực hiện. Tại Xá-vệ (Sravasti), kinh đô nước Kiều-tất-la (Kosala,) Đức Phật đã thi thố phép thần thông để đánh bại kẻ cầm đầu giáo phái Tirthika. Sau nữa, theo như thông lệ của các Đức Phật trước đó, Ngài đã lên cõi trời Tam Thập Tam Thiên để thuyết giảng A-Tỳ-ĐạtMa (Abhidhamma) cho thân mẫu quá cố và trở xuống đất tại Sankasya. Vương-xá (Rajagrha), kinh đô của nước Ma-Kiệt-Đà (Magadha), là nơi diễn ra một phép thần thông khác, trong đó Đức Phật đã điều phục con voi dữ Nalagiri do Đề-bà-đạt-đa (Devadatta), người em họ của ngài, thả ra để giết hại Ngài. Trong một vườn xoài ở Tỳ-xá-li (Vaisali), một bầy khỉ đã dâng chén mật cho Ngài. Các thành phố lớn của Ấn Độ vào thời đó vì thế trở thành thiêng liêng vì có liên quan với đạo pháp của Đức Phật.
Các thánh địa này trở nên những trung tâm thu hút mạnh mẽ đối với các tín đồ sùng mộ và nhiều đoàn hành hương đã đến đây. Vua A-dục (Ashokar) gọi những cuộc hành hương này là dhammayata (dharmayatra) hay những chuyến đi hiếu đạo. Nhiều nơi khác nữa cũng trở thành quan trọng theo sự truyền lan của ảnh hưởng Phật giáo. Những nơi có ý nghĩa Phật giáo rất nhiều trên xứ Phật, và trong những ngày còn vàng son thì tính thiêng liêng cũng như vẻ huy hoàng tráng lệ của chúng đã từng thu hút du khách từ khắp mọi nơi.
Lâm-tì-ni (Lumbini)
Trong số các thánh địa của Phật giáo thì Lâm-tì-ni, nơi Đức Thế Tôn đản sinh, tất nhiên phải được xếp hàng đầu. Địa danh này đã được xác định tại Rummindei trong vùng Terai thuộc Nepal. Vì là nơi đản sinh của Đức Phật nên địa diểm này càng ngày càng trở nên thiêng liêng và quan trọng. Nhiều công trình kiến trúc đã xuất hiện tại đây, nhưng ngày nay chẳng còn được bao nhiêu. Tất nhiên, là vẫn còn lại tại đây cây trụ đá khắc chữ kỷ niệm chuyến hành hương vĩ đại của vua A-dục đã đến đây 20 năm sau khi lên ngôi. "Đây là nơi Đức Phật đản sinh", đó là lời của A-dục vương, và câu nói này chứng minh tông tích của thánh địa một cách chắc chắn nhất. Ngoài trụ đá ra, còn có một điện thờ cũ kỹ với hình ảnh đản sinh Đức Phật, dựa theo lời miêu tả trong kinh sách.
Bodh Gaya
Bodh Gaya (Bồ-đề Đạo tràng hay Giác thành), nơi Đức Phật đạt đến tuệ giác tối thượng, nằm cách Gaya (điểm hành hương của Ấn Độ giáo) sáu dặm về phía Nam. Đối với một Phật tử sùng đạo thì không có nơi nào đáng chú ý và thiêng liêng hơn nơi Đức Phật thành đạo (1). Nhiều đền đài và tu viện nguy nga đã mọc lên khắp nơi xung quanh; tập ký sự của nhà hành hương Trung Hoa, Huyền Trang, đã cho chúng ta một cái nhìn lướt qua về sư huy hoàng trước đây của thánh địa này.
Huyền Trang cho rằng ngôi đền Bồ Đề (Bodhi) ban đầu là do vua A-dục dựng nên. Theo một trong những bia ký của mình, A-dục vương đã đến chiêm bái nơi này, mà tên gọi trong bia ký là Sambodhi, khi nhà vua lên ngôi được mười năm, và có rất nhiều khả năng là nhà vua đã cho dựng một ngôi đền trên thánh địa này. Tuy nhiên, ngày nay không thể tìm ra một dấu tích gì của ngôi đền này nữa. Theo ý kiến các nhà nghiên cứu thì ngôi đền Bồ đề trên hình chạm nổi ở Bharhut (khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên) có thể là hình ảnh ngôi đền do A-dục vương dựng lên. Ngôi đền này trông như gồm một hành lang có lan can bọc quanh cây Bồ đề, phía trước có một cây cột thuộc loại trụ có bia ký của A-dục vương. Các lan can lúc đầu dường như làm bằng gỗ, về sau đổi bằng đá. Cấu trúc uy nghi mà chúng ta được thấy ngày nay là được xây dựng về sau. Ngôi đền này đã được phục hồi và tân tạo nhiều lần. Qua sự mô tạ của Huyền Trang thì ngôi đền, chủ yếu là qua hình dạng và bề ngoài hiện nay của nó, đã có từ thế kỷ 17. Đền Đại Bồ đề (Mahabodhi) ở Miến Điện là một nguyên mẫu của ngôi đền lớn này.
Theo như được thấy hiện nay thì đền Mahabodhi ở Bodh Gaya cao gần 50 mét và gồm một thân thẳng hình kim tự tháp, trên có một ngọn tháp với một khoang harmika và một chóp đỉnh có phần chân tạo rãnh sâu. Đền có nhiều tầng khác nhau. Cửa vào, rõ ràng là được làm sau khi có đền, ở về phía Đông. Mỗi mặt của bốn mặt tháp phô bày nhiều dãy hốc, còn mặt trước có một khe hở hình mũi giáo dài để cho ánh sáng chiếu vào chính điện. Dưới đáy tháp, tại mỗi góc nhô lên một tháp nhỏ, phiên bản của tháp chính trên cao.
Đền này có một tượng lớn mạ vàng của Đức Thế Tôn đang chạm vào mặt đất để tượng trưng cho sự kiện thành đạo thiêng liêng. Dọc theo bề mặt phía Bắc của ngôi đền có một khoảng hẹp sân lát đá, cao hơn mặt đất khoảng một mét, gọi tên là "đoạn đường thiêng liêng" hay con đường đi dạo của Đức Phật (cankama). Theo lời kể lại thì sau khi đắc đạo, Đức Bổn sư đã đi đi lại lại suốt một tuần lể trên quãng đường này với sự trầm tư sâu xa. Tại những chỗ ngài từng đặt chân tới, đều có những sự trang hoàng điêu khắc để tượng trưng cho những đoá hoa rộ nở trên dấu chân ngài, theo lời kể lại. Đi dọc con đường này về phía Tây ngôi đền, ta gặp một cây Bồ đề và địa điểm thiêng liêng nơi Đức Phật đắc đạo (giác ngộ), ngày nay được đánh dấu bằng một phiến sa thạch đỏ, tượng trưung cho Kim Cương tòa (Vajrasana) trên đó Đức Bổn sư đã ngồi khi đạt đến trí huệ tối thượng. Đền Đại Bồ đề (Mahabodhi) ban đầu như được thấy trên các bản khắc chạm thời trước, bọc quanh thánh tích này kể cả cây Bồ đề. Ý tưởng dựng một ngôi đền với ngọn tháp cao ngất khiến cho phải dựng ngôi đền hơi lệch về phía Đông của thánh tích một chút, làm cho thánh tích và cây Bồ đề ngày nay đứng ở phía sau ngôi đền.
Xung quanh ngôi đền này hiện nay còn lại vô số di tích mà trong đó quan trọng nhất là những đoạn lan can bằng đá đại diện cho hai thời kỳ xây dựng khác nhau, thời kỳ đầu vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên và thời kỳ sau vào đầu triều đại Gupta. Trên các trụ lan can còn có thể thấy những hình chạm trổ lạ mắt. Trong số đó có hình Thiên Chủ (Indra) dưới dạng Santi, hình Surya và Thần Mặt trời ngồi trên xe tứ mã là đáng chú ý nhất. Các công trình điêu khắc mỹ miều, những bảo tháp dâng cúng được trang hoàng lộng lẫy nằm rải rác xung quanh vẫn còn thu hút sự ngưỡngmộ của khách hành hương cùng các du khách. Nhà ở của Mahanta, người đã một thời gian dài cai quản vòng bao ngôi đền, nằm ngay cạnh đền, và cũng giống như nhữngcông trình kiến trúccòn sót lại, đã trở t hành kho chứa những tác phẩm điêu khắc mỹ miều cùng các di tích khác đã một thời điểm to cho thánh tích này. Trongvùng kế cận có bảy thánh địa khác mà theo truyền thuyêt là những nơi Đức Thế Tôn đã trải qua bốn mươi chín ngày tĩnh tịch sau khi chứng đắc Phật quả.
Sarnath.
Sarnath (Lộc Uyển, Vườn Nai) là nơi đánh dấu sự ra đời của đạo Phật. Do đó, nơi đây trở thành một trung tâm lớn của các hoạt động Phật giáo và vẫn còn như thế suốt hơn một nghìn năm trăm năm. Các dòng chữ khắc gọi nơi này là "Tu viện Sơ Chuyển Pháp Luân" (Saddharmacakra-pravartana vihara), đây là cái tên mà các nhà văn Phật giáo thời xưa vẫn thường sử dụng. Dù rằng người ta không được biết nhiều về lịch sử Vườn Nai (Lộc Uyển) trong các thế kỷ đầu tiên của Phật giáo, nhưng địa danh này đã trở thành nổi tiếng, giống như các thánh địa Phật giáo khác, từ thời vua A-dục. Ông vua thánh thiện này đã dựng lên một loại tu viện kể cả một trụ đá có ghi khắc một chỉ dụ cấm các tăng ni gây chia rẽ trong Giáo hội. Các nhà hành hương Trung Hoa, Pháp Hiển và Huyền Trang đã đến chiêm bái nơi này lần lượt vào thê ếỷ thứ 5 và thứ 7, họ đã để lại cho chúng ta các thông tin giá trị về địa điểm quan trọng này. Trong các thời kỳ sau đó, nơi này cũng đã được mở rộng và càng thêm thịn hvượng, các bia ký cùng các bằng chứng khác cho thấy có sự xây cất them nhiều đền chùa cùng sự tân tạo các chùa cũ, mà chùa mới đây nhất là chùa Pháp Luân (Temple of the Whêel), do Kumaradevi, một trong các bà vợ của vua Govindacandra nước Kanauj, đã xây nên trong nửa đầu thế kỷ thứ 12.
Các di tích của Sarnath trải ra trên một diện tích rộng. Cục khảo cô đã thực hiện nhiều cuộc khai quật tại đây và một số công trình kiến trúc, điêu khắc kỳ công tuyệt mỹ đã được đưa ra ánh sáng. Trên đường đến đây tù Banaras (Ba-la-nại), điểm mốc đập vào mắt người ta trước tiên là một gò cao xây bằnggạch, tên địa phương là Chaukhandi, trên chóp có một ngọn tháp bát giác. Đây là di tích của một ngọn tháp đặt trên một bệ cao, dựng lên để ghi dấu nơi Đức Phật trên đường từ Gaya đến Isipatana, đã gặp lại năm bạn tu khổ hạnh cũ và những người này sau đó đãđược hoá độ để theo Chánh Pháp.
Cách nửa dặm về phía Bắc là cảnh Vườn Nai, nơi hẳn đã có nhiều công trình kiến trúc nguy nga trong những ngày cực thịnh xa xưa. Tất cả bây giờ chỉ là đổ nát, ngoại trừ ngôi tháp biến dạng Dhamekh đang vươn cao đỉnh nhọn lên khỏi vùng xung quanh gần 45 mét. Các di tích này đã được bày ra dưới lưỡi mai của những nhà khảo cổ, và cho ta thấy rằng, các đền đài, các ngôi tháp đã chiếm một vị trí trung tâm, với những tu viện xung quanh. Các công trình kiến trúc này được thực hiện vào các thời đại khác nhau, công trình sớm nhất đã có từ thời vua A-dục. Các dấu vết trùng tu và tân tạo cũng được thấy rõ ở một số công trình quan trọng.
Ngọn tháp của vua A-dục mà Huyền Trang nhìn thấy được xác định vị trí ở một đống đổ nát của một ngôi tháp lớn bằng gạch, thường được mọi người gọi là tháp Jagat Singh, tên một bộ trưởng (Diwan) của vua Raia Chait Singh, nước Banaras. Ông ta đã cho đập phá tháp này vào năm 1794 để lấy gạch xây một cái chợ ở Banaras. Vị trí của tháp có lẽ ghi dấu nơi Đức Phật đã có bài thuyết pháp đầu tiên, và qua đó đã "xoay chuyển bánh xe Chánh Pháp". Xa hơn một chút về phía Bắc còn trơ lại khúc thân đã gãy của trụ đá của vua A-dục. Phần đầu hình sư tử uy nghi của trụ đá này ngày nay có thể được thấy trong một Viện BẢo tàng khảo cổ gần đấy. Về phía Đông, có thể nhìn thấy các đống đổ nát của một ngôi đền được xem là chính điện, mà niên đại có lẽ thuộc thời kỳ Gupta, nếu không muốn nói là sớm hơn.
Xung quanh chính điện (main shrine) có một cái sân lát đá với một con đường cũng lát đá đi đến từ hướng Đông. Trong sân này, người ta tìm thấy di tích của nhiều ngôi tháp với những hình dạng khác nhau, và đôi khi có cả những miếu thờ, dấu tích sùng mộ của những khách hành hương tụ tập về nơi thánh địa này. Phía Bắc và phía Nam là những toà nhà tu viện xếp thành hàng lớp.
Trong số các di tích tại Sarnath thì bề thế nhất tất nhiên là tháp Dhamekh nằm ở góc đông nam của nơi này. Dù đã bị biến dạng nhưng tháp còn có độ cao 42 mét tính từ đáy. Đây quả thực là một kiến trúc kiên cố, xây bằng những tảng đá lớn ở tầng dưới, và bằng gạch có lẽ bọc ngoài bằng đá ở tầng trên. Tháp này có hình lăng trụ, ở phần dưới có tám chỗ xây lồi ra, mỗi chỗ lòi là một khám thờ lớn thuở xưa, với một pho tượng bên trong. Phần dưới này có một đai rộng những hình trang trí chạm trổ theo kiểu kỷ hà rắc rối, với những đường lượn hình cỏ cây bên trên và bên dưới. Tên "Dhamekh" của tháp, có lẽ được lấy từ chữ Phạn "dharmeksa" có nghĩa là "sự suy tưởng Chánh Pháp", và bởivì tháp đứng ngang hàng với tháp Dharmarajika của vua A-dục ở đúng hướng Tây của nó nên tháp này hẳn đãtừng là một công trình kiến trúc quan trọng. Kiến trúc ban đầu của thánh tích này có lẽ cũng có niên đại từ thời vua A-dục.
Ngoài những cảnh đổ nát và di tích của quá khứ ra, còn có một địa điểm đáng chú ý ngày nay, đó là nơi được Hội Đại Bồ Đề (Mahabodhi Society) xây cất để trang bị cho Tu viện Mulagandhakuti nhằm mục đích thờ các xá lợi Phật tìm thấy ở Taksasila (Taxila), Nagarjunakonda và Mipurkhas tại vùng Sindh.
Cho đến nay, các cổ vật được tìm thấy tại các di tích này rất nhiều và gồm các tác phẩm điêu khắc, các hình chạm nỗi, các đoạn lan can, những hình đất nung, những ấn tín, các bia ký, đồ gốm cùng các vật dụng khác. Ngoại trừ một số rất ít trường hợp, các thứ trên đều thuộc về Phật giáo và trải dài trong một thời gian xấp xỉ 1.500, từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên cho đến thế kỷ thứ 12 sau Công nguyên. Các thứ này được chứa cất trong một Viện Bảo tàng nho nhỏ và một trại cổ vật điêu khắc ở gần khu di tích để thuận tiện cho khách đến thăm. Hình sư tử trên đầu trụ đácủa vua A-dục ngày nay chiếm một vị trí danh dự trong Viện Bảo tàng. Hình này gồm bốn sư tử đâu lưng vào nhau, đứng trên một đầu cốt, phía dước có đế hình vuông. Tựơng đầu trụ này ban đầu có gắng một bánh xe, một phần bánh xe này đã được tìm thấy trong đống gạch. Là biểu tượng cho thông điệp hoà bình của Thiên chủ và sự chúc lành cho thế giới, hình đầu trụ này đưọoc dùng làm quốc huy của Ấn Độ.
Một trong những công trình điêu khắc hàng đầu của Viện Bảo tàng này là bức tượng Giáo chủ bằng sa thạch trong tư thế chuyển pháp luân (dharmacakra-pravartanamudra) vốn là một tuyệt tác của nghệ thuật tạo hình Ấn-Độ.
Câu-thi-na
Câu-thi-na (Kusinagara hay Kusinara) có ý nghĩa thiêng liêng đối với Phật tử vì đây là nơi mà dưới rừng cây sala, Đức Thế Tôn đã nhập niết bàn ở tuổi tám mươi. Địa điểm này đã được xác định tại Kasia trong quận Gorakhpur của Uttar Pradesh.
Giống như các thánh địa khác có liên quan với cuộc đời đầy những sự kiện quan trọng của Đức Thế Tôn, Câu-thi-na từng là một điểm hành hương đong đúc, và trong thời gian trước, tại đây đã từng mọc lên nhiều điện thờ cùng các tu viện. Tuy nhiên, vì những lý do không được biết, nơi này đã sớm trở thành hoang phế và cả Pháp Hiển, Huyền Trang đều đã ghi nhận sự đổ nát và cô tịch hoàn toàn của địa điểm đã một thời quan trọng này. Những di tích bị phơi bày một phần do sự khai quật đào xới này chỉ còn lại rất rời rạc nhưng địa điểm của nơi nhập Niết bàn đã được xác định chắc chắn qua sự tìm thấy những dòng chữ khắc nói về Tánh điện Parinirvana. Còn ngôi tháp parinirvana mà người ta nói là do vua A-dục xây cất vẫn chưa được tìm thấy. Thánh điện Parinirvana mà các bản chữ khắc nói đến có niên đại vào thời Gupta, và có thể rằng, ngọn tháp của vua A-dục đã bị chôn vuì bên dưới công trình xây cất sau này. Trong số các đền đài thiêng liêng khác còn tồn tại có thể kể đến Matha Kunwar Ka Koti, nơi này có một tượng Phật nằm thật lớn trong trạng thái nhập niết bàn. Bức tượng này đã bị vụn nát khi được tìm thấy và đã được ngài Carlleye phục hồi một cách khéo léo. Ngọn tháp lớn dựng lên tại địa điểm thi hài Đức Thế Tôn được hoả thiêu và nơi xá lợi của ngài được chia làm tám phần bằng nhau ngày nay có lẽ đưọoc thấy là một gò đất lớn mà dân địa phương gọi là Ramabhar. Gò đất này chỉ mới được nghiên cứu một phần và cần có sự khảo sát một cách có hệ thống để có thể đưa ra ánh sáng những thông tin quan trọng liên quan đến lịch sử thánh địa này.
Xá-vệ
Xá-vệ (Sravasti, ngày nay là Saheth-Maheth ở Uttar Pradesh), kinh đô của vương quốc Kiều-tất-la (Kosala) ngày trước, là địa điểm thiêng liêng đối với Phật tử vì đây là nơi mà Đức Giáo chủ, theo thông lệ của các vị Phật trước đó, đã thi thố phép thần thông lớn nhất của mình. Tại đây, Đức Phật đã tham dự một cuộc tranh tài thần thông với những người Tirthika trước sự chứng kiến của nhà vua Prasehajit nước Kiều-tất-la và một đám khán giả đông đúc. Đức Phật ngồi trên đóa hoa sen nghìn cánh và biến hoá qua nhiều phép thần thông lên đến tầng trời cao nhất. Các đạo sư dị giáo bối rối trước phép lạ này, không dám thi thố tài phép của mình và cuối ccùng bị đánh bại bởi một trận cuồng phong khiến phải bỏ chạy đi hết. Vị trí tối cao của Giáo chủ như vậy là đã đượcchứng minh và ngài đã giảng Chánh Pháp trước đám đông dân chúng tụ tập để xem phép thần thông. Câu chuyện ở Xá-vệ này đã là đề tài yêu chuộng của nghệ thuật Phật giáo từ rất xa xưa.
Cả trong những ngày Đức Phật còn tại thế, Xá-vệ đã là một trung tâm Phật giáo sôi động, và đây al2 nơi thương gia Cấp-cô-độc (Anathapindika) đã cho xây một tu viện lớn trong khu vườn mua lại của Thái tử Jeta bằng số vàng với cái giá thần thoại, để đón tiếp Giáo chủ. Câu chuyện mua lấy khu vườn và dâng tặng cho Đức Phật đã là một đề tại được yêu chuộng trong nghệ thuật Phật giáo thời trước. Sau đó, nhiều đền đài, tu viện đã được cất lên tại thánh địa này và nơi đây vẫn tiếp tục là một trung tâm phồn thịnh của Phật giáo trong một thời gian dài.
Saheth-Maheth gồm hai địa điểm khác nhau. Maheth, địa điểm lớn hơn, trải rộng trên 400 mẫu Anh (1 mẫu Anh bằng khoảng 0.3 hecta) và được xác định qua các di tích của chính thành phố này. Saheth có diện tích khoảng 32 mẫu Anh và nằm bề phía Tây Nam, cách đó khoảng một phần tư dặm, là nơi có tu viện Kỳ Hoàn (Jetavana). Những cuộc khai quật tại địa điểm trước cho thấy di tích những cổng lớn của thành phố và những cấu trúc khác nói lên sự thịnh vượng của nơi này ngày xưa. Địa điểm sau mang tính chất thiêng liêng vì có liên quan với Đức Giáo chủ, đã trở thành một điểm hành hương quan trọng; nhiều đền, tháp và tu viện đã được xây cất tại đây. Các di tích được đưa ra ánh sáng cho đến ngày nay có niên đại vào khoảng từ thời kỳ Maurya cho đến thời kỳ sa sút của Phật giáo trong thế kỷ thứ 12. Một trong những tháp xây sớm nhất mà phần nền đã có từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, nếu không phải là sớm hơn, có giữ những xá lợi xương, có lẽ là xá lợi của chính Đức Phật. Tại đây có một bức tượng khổng lồ của Giáo chủ. Một trong những thí chủ sau cùng của thánh tích này là Kumaradevi, vợ vua Govindachandra dòng dõi Gadhavala nước Kanauj, bà đã ban cấp một số đất đai để duy trì tu viện Jetavana trong các năm 1128-29.
Sankasya
Một thánh địa khác có liên quan đến cuộc đời Đức Phật là Sankasya (Sankisa-Basantapur, quận Etah, Uttar Pradesh), tại đây, theo lời kể lại, Đức Phật đã trở xuống trần gian từ cung trời Đạo-lợi (Trayastrimsa) hay Tam thập tam thiên, sau khi Ngài đã lên để giảng A-tì-đạt-ma (Abhidharma) cho thân mẫu ngài củng chư thánh khác. Theo lời kể lại thì sự kiện này xảy ra sau khi ngài thi thố phép Đại Thần thông (the Great Miracle) tại Xá-vệ, vì theo luật lễ đã có thì tất cả các Đức Phật sau khi thi thố phép thần thông cao nhất của mình đều phải đi về cõi Tam Thập tam thiên. Theo truyền thuyết của Phật giáo, Đức Thế Tôn đã bước xuống trần bằng một chiếc thang ba bậc, có Chư thiên, Phạm thiên (Brahma) và thên Đế Thích (Sakra) đi kèm. Sự kiện này trở thành một đề tài yêu thích trong nghệ thuật Phật giáo. Do có liên quan với câu chuyện thiêng liêng này nên Sankasya trở thành một điểm hành hương quan trọng và nhiều đền, tháp, tu viện lớn đã được cât lên tại đây trong thời cực thịnh của Phật giáo.
Cả Pháp Hiểu và Huyền Trang đều đã đến chiêm bái nơi này và đã để lại những mô tả kỹ càng các công trình kiến trúc quan trọng. Tuy nhiên, do bị bỏ phế lâu ngày, cho nên tất cả đều đang sụp đổ, mục nát. Các bản mô tả của các nhà hành hương Trung Hoa cũng quá sơ sài nên không giúp xác định được phạm vi của các di tích. Ngôi làng hiện nay bám cheo leo trên một đồi cao, dân địa phương gọi là pháp đài, có chiều cao khoảng 12 mét và có diện tích 500 mét x 300 mét. Về phía Nam một phần tư dặm là một gò cao khác xây bằng gạch, bên trên có ngôi đền thờ thần Bisari. Có thể thấy rải rác quanh đó những gò đống khác bằng gạch vụn và có cả những di tích của một thành lũy bằng đất với chu vi trên ba dặm rưỡi. Những cuộc đào bới thăm dò do Cunningham thực hiện trước đây đã lâu cho thấy tình trạng vô cùng vụn nát của các di tích ở đây và sự cấp thiết của các công cuộc khảo sát có hệ thống hơn. Tượng voi trên đầu cột một thời là một di tích quan trọng của thời đại A-dục, và cần có thêm nhiều cuộc khảo sát nữa để làm sáng tỏ thêm những thông tin quan trọng cho biết về lịch sử của thánh địa này.
Vương-xá
Vương-xá (Rajagrha, hiện nay là Rajgir trong quận Patna thuộc Bihar) một thời là kinh đô của nước Ma-kiệt-đà hùng mạnh, có ý nghĩa thiêng liêng đối với Phật tử vì nhiều lý do. Không những Đức Giáo chủ đã nhiều lần đến an cư tại thành phố danh tiếng này, mà đây còn là nơi Đề-bà-đạt-đa (Devadatta), người anh em họ độc ác của ngài, đã có nhiều âm mưu sát hại ngài. Hơn thế nữa, tại thanh phố này, trong hang Sattapanni (Saptaparni) trên đồi Vaibhara đã diễn ra Nghị hội thứ nhất của Phật giáo (Sangiti) ngay sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn.
Các di tích của thành phố cổ không còn nhiều. Nơi này có vẻ như đã chịu nhiều tàn phá của thời gian. Những cảnh đổ nát cho ta thấy rằng đã có nhiều tín đồ của các tôn giáo khác nhau sinh sống tại đây. Các di tích của Phật giáo, ngoại trừ những bức tượng lạc chỗ và đơn độc, rất ít ỏi, và không pải là không thể thấy rằng các công trình kiến trúc ở đây đã bị cướp phá một phần là do sự hận thù tôn giáo. Thậm chí việc xád định vị trí cũa hang Sattapanni, nơi tổ chức Nghị hội Phật giáo đầu tiên, cũng không phải là chắc chắn. Theo kinh sách thì hang này nằm ở ven bìa phía Bắc của đồi Vaibhara. Stein có thể đã nói đúng khi ông xác định vị trí hang này tại một thềm đất rộng với một nhóm phòng phía sau một dãi đá hình bán nguyệ ở triên phía Bắc. Một công trình kiến trúc đáng chú ý, có tên là Jarasandha ki Baithak trên sườn phía đông của đồi Vaibhara với những ngăn không đều nhau tại bốn phía đã được một số người cho là hang Pippala. Một số kinh sách tiếng Pali mô tả hang Pippala là nơi ở của Đại-ca-diếp (Mahakasyapa), người đã triệu tẫp Nghị hội thứ nhất. Tuy nhiên, xét về khối xây đồ sộ tương tự như khối xây ở các bờ tường thành phố và các ô cửa theo kiểu thành lũy, thì công trình xây dừng này trông có tính chất quân sự hơn là dân sự hay tôn giáo. Một mô đất cao ở phía Tây của thành lũy này, thường có liên quan với một ngọn tháp, mà theo Pháp Hiển thì được xây dựng bởi vua A-xà-thế (Ajatasatru), còn theo Huyền Trang thì do A-dục vương. Thế nhưng, những cuộc đào bới thử nghiệm trên gò này đã phơi bày nhiều tầng vỉa mà trong số này, chẳng có tầng nào đưọoc xem là thuộc thời kỳ truớc Công nguyên. Cái hang mang tên Sonbhandar ở bờ dốc phía Nam của đồi Vaibhara có thể là một sự đào bới của Phật giáo, dù rằng không thể loại trừ khả năng đây là một công trình xây dựng của Kỳ Na giáo. Núi Linh-thứu (Gradhrakuta), nơi Đức Phật thường đến ở, không xa thành phố này.
Vương-xá cũng là một trung tâm hoạt động mạnh mẽ của Kỳ Na giáo trong thời xưa cũng như hiện nay, và hiện còn có những di tích quan trọng của các điện thờ và công trình điều khắc Kỳ Na giáo. Có thể nhận ra một đài kỷ niệm kỳ lạ nơi một điện thờ hình lăng trụ bằng gạch, gần như ở ngay trung tâm thành phố cổ. Ngôi điện này có tên là Maniya Matha và theo truyền thuyết địa phương thì được dành cho việc thờ cúng Maninaga, vị thần bảo hộ của thành Vương-xá.
Tỳ-xá-lị
Thành phố Tỳ-xá-lị (Vaisali, nay là Basarh trong quận Muzaffarpur, thuộc Bihar), kinh đô của nước Lê-xa (Licchavi_ hùng mạnh, từng là một thành trì của Phật tgiáo trong những ngày đầu. Theo kể lại thì Đức Phật Cồ-đàm đã đến viếng nơi này ba lần khi Ngài còn tại thế. Cũng theo lời kể lại thì trong một lần đến đây, Ngài đã được bầy khỉ dâng một chén mật, sự kiện được cho là một trong tám sự kiện lớntrong cuộc đời Đức Phật. Cũng tại nơi đây, Đức Phật đã loan báo ngày diệt độ sắp đến của mình và sau khi Ngài nhập niết bàn, người Lê-xa (Licchavi) đã dựng một bảo tháp trên phần chia xá lọi của Đức Phật. Hơn một trăm năm sau ngày diệt độ của Đức Phật, Nghị hội Phật giáo thứ hai đã diễn ra tại đây. Đối với người Kỳ Na giáo, Tỳ-xá-lị cũng là nơi thiêng liêng vì là nơi sinh ra của Mahavira, vị Tirthankara Kỳ Na giáo thứ hai mươi bốn.
Raja Bisal ka Gadh được xem là thành lũy của Ty-xa-li. Đây là một gò đất lớn được lát bằng gạch, cao khoảng 2,5 mét trên mặt bằng xung quanh và có chu vi gần một dặm. Lúc đầu được bọc quanh bởi một con mương, thành này có lối ra vào ở phía Nam là một con đường đắp đất cao. Các cuộc đào bới thử nghiệm đã làm lộ ra phần nền của những toà nhà nằm trên một mặt bằng không đều đặn, có thể có niên đại từ thời Gupta. Tất cả các toà nhà này đều có tính chất thế tục thuần túy. Các phát hiện đáng kể nhất là một số lớn những con dấu bằng đất sét, cả công và tư, những con dấu tư nhân thì mang tên hay phường hội của các thương gia, chủ ngân hàng. Các con dấu công cho thấy Tỳ-xá-lị vốn là một đầu não hành chính quan trọng trong thời kỳ Gupta và một con dấu đáng chú ý, khắc chữ thời Maurya, thuộc về một tiền đồn tuần tra ở Tỳ-xá-lị.
Các nhà hành hương Trung Hoa, Pháp Hiển và Huyền Trang, trên đường đi qua đã ghé lại Tỳ-xá-li. Huyền Trang mô tả thành phố này trải rộng trên một diện tích 10 -12 dặm vuông. Ông viết rằng, bên trong, bên ngoài và khắp nơi xung quanh thành phố Tỳ-xá-li, số đền chùa nhiều đến nỗi không sao kể hết. Thiếc thay, trên vùng đất này, hiện nay gần như không còn nhìn thấy một di tích đền chùa nào cả.
Tại Kolhua, cách Raja, Bisal Ka Gadh hai dặm về phía Tây Bắc, có một trụ đá nguyên khối (dân địa phương gọi là trụ Bhimsen) bằng sa thạch mài thật láng, bên trên có một đầu trụ hình chuông nâng đỡ một tượng sư tử đứng trên bệ vuông. Trụ này cao hơn mặt đất hiện nay khoảng 7 mét, một đoạn trụ dài đã bị chôn vuì dưới đất qua thời gian. Nhìn kiểu dáng thì giống các trụ đá của vua A-dục, nhưng đào bới xung quanh thân trụ chẳng thấy một dòng chữ khắc nào của A-dục vương cả. Tuy thế, có thể xác định đây al2 một trong các trụ đá của vua A-dục mà Huyền trang đã nói đến tại Tỳ-xá-lị ngày xưa. Dãy dài các câu trụ thuộc quận Champaran và quận Muzaffarpur - tại Ramapurva, Lauriya Araraj, Lauriya Nandagadh và Kolhua - được xem là đã đánh dấu các chặng trên con đường vua A-dục đi từ Hoa-thị thành (Pataliputra) đến Lâm-tni khi ông lên ngôi được 20 năm. Cách một quãngngắn về phía Nam có một hồ nước nhỏ có tên là Rama-kunda, đã được Cunningham xác định là hồ Markata-hrada (hồ khỉ) ngày xưa, và người ta cho rằng hồ này do một bầy khỉ đào để lấy nước cho Đức Phật dùng. Về phía Tây Bắc có một gò đống đổ nát, nay chỉ còn cao độ 5 mét và dưới đáy có đường kính độ 20 mét, được xác định là những gì còn lại của ngôi tháp A-dục vương mà Huyền Trang đã nói đến. Trên đỉnh gò này có một ngôi đền bằng gạch kiểu mới bên trong có một tượng Phật thời Trung Cổ.
Ở đây cũng nên nhắc đ61n những địa điểm đáng nhớ khác của Phẫt giáo, những địa điể mcó những đền đài, bảo tháp và tu viện được tôn kính. Trong quá trình truyền lan của Phật giáo tại Ấn Độ, những địa điểm như thế, mặc dù không đặc biệt liên quan với cuộc đời và truyền thuyết về Đức Phật, nhưng đã trở nên quan trọng do các công trình kiến trúc nguy nga đã mọc lên tại đây và các vùng xung quanh. Trong số các địa điểm này, Sanchi ở băng Bhopal ngày trước được xem là quan trọng vì là nơi có nhưũng ngọn tháp xưa nhất, và sau đó đã trở thành một trung tâm lớn của các đền đài Phật giáo. Taksasila (này là Taxila) thuộc Tây Pa-kix-tăng ngày nay, cũng được xem là địa điểm rất qua ntrọng trong thời gian trước. Kausambi (Kiều-thường-di), thủ đô của vương quốc Vatsa, trước là một trung tâm Phật giáo, nơi đây từng có tu viện Ghositarama nổi tiếng. Các di tích của tu viện này đã được phơi bày trong cuộc khai quật mới đây ở Kosam, địa điểm của Kausambi ngày trước. Còn vào thời Trung cổ thì các tu viện Nalanda ở Bihar đã nổi tiếng khắp thế giới Phật giáo. Trong những ngày Phật giá ocòn phồn thịnh thì có nhiều địa điểm khác cũng trở thành những địa điểm quan trọng của Chánh Pháp.
Sanchi
Sanchi (cách Bombay 549 dặm) là nơi có những di tích Phật giáo to lớn nhất được biết đến ngày nay tại Ấn Độ. Địa điểm này có lẽ không có liên quan nhiều với lịch sử truyền thuyết về Đức Phật Cồ-Đàm, và ít khi được nhăc đến trong văn học Phật giáo. Thậm chí, trong ký sự của các nhà hành hương Trụng-Hoa, vốn chứa rất nhiều thông tin về các trung tâm Phật giáo ngày xưa, cũng chẳng nói gì đến địa điểm này. Do đó, thật ngạc nhiên là các công trình kiến trúc tại Sanchi lại tạo nên những kiểu mẫu huy hoàng và hoàn hảo nhất của nghệ thuật Phật giáo trước đây tại Ấn Độ. Sanchi có liên quan với việc vua A-dục kết hôn với con gái của một thương gia ở thị trấn Vidisa cách Sanchi vài dặm, và việc dựng một tu viện trên đồi. Theo kể lại, Ma-Sẩn-đà (Mahendra), con trai của A-dục-vương với bà hoàn này, đã nghỉ tại đây trong chuyến đi truyền giáo đến Tịch Lan. Dù chuyện này có thực hay không, nhưng quả đúng là các công trình kiến trúc đầu tiên tại Sanchi đã có niên đại từ thời vua A-dục và không phải là không có thể nói rằng chính sự bảo trợ của ông vua mộ đạo này đãlàm cho Sanchi trở thành một trung tâm Phật giáo nhộn nhịp và tạo nên sự huy hoàng cho địa điểm này trong những ngày trước đây.
Phần lớn các công trình kiến trúc đều nằm trên một mặt phẳng trên đỉnh đồi với bờ tường bằng đá bao bọc xung quanh. Trong số các tháp, có nhiều tháp có niên đại từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Các tháp có kích thước rất khác nhau, từ Đại Tháp (Great Stup) có đường kính đáy 30 mét và một vòm rộng, bề thế, cao gần 15 mét cho đến những tháp con nho nhỏ không cao quá 0.3 mét.
Lúc đầu xây bằng gạch trong thời đại A-dục, Đại Tháp đã được mở rộng gần gấp đôi kích thước ban đầu và được lát đá ngoài mặt, có lẽ một thế kỷ sau, khi tháp được xây thêm một lan can đồ sộ và bốn cổng vào hùng vĩ. Bốn cổng quay ra bốn hướng chính, với những trang trí chạm trổ chằng chịt, tạo nên sự tương phản thấy rõ với sự giản dị của công trình kiến trúc đằng sau. Cả bốn cổng đều có thiết kế giống nhau và kỹ thuật tạo cho thấy đây là những công trình thợ mộc hơn là thợ hồ. Các cổng, với nhiều trụ cột và kiến trúc thượng tầng, được khắc chạm nhiều hình nổi minh hoạ các câu chuyện Bổn Sanh (Jataka), các cảnh trong đời Đức Phật và những sự kiện quan trọng của lịch sử Phật giáo sau đó. Có thể kể đến một bản chạm nổi hiếm thấy trên khuôn cửa một cổng vào, mô tả sự chiêm bái của vua A-dục trước cây Bồ đề tại Bodh Gaya. Vị đại thí chủ của Phật giáo này vốn không được thấy vẽ hình trên bất cứ một công trình điêu khắc nào khác tại Ấn Độ. Chân dung này của nhà vua có thể không phải là đích thực, nhưng thể hiện một trong những khuôn mặt lớn của lịch sử Ấn Độ hẳn phải là điều mong ước của mọi người dân nước này.
Trong số khá nhiều tháp ở đây, có ba tháp đặc biệt đáng chú ý. Một là tháp số 3 ở phía Đông Bắc của Đại Tháp, và mặc dù nhỏ bé hơn nhưng có cùng một kiểu thiết kế. Trong phòng di vật của tháp này, Cunningham đã tìm thấy xá lợi của Xá-LợiPhất (Sariputta) và Đại Mục-Kiền-liên (Mahamoggallana), hai đại đệ tử của Đức Phật, mới được mang từ Luân Đôn về để thờ trong một điện mới ở Sanchi. Một tháp nhỏ khác ở gần chân đồi mạn sườn phía Tây có các xá lợi của Kasyapa và Moggaliputta, hai nhà lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng trong thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.
Trong vùng xung quanh, các nhóm tháp nằm rải rác, và trong số này có một ít tháp được tôn thờ đặc biệt vì bên trong có xá lợi.
Có nhiều giá trị lịch sử hơn là các di tích đổ nát của cây trụ đá vua A-dục, với đầu trụ hình bốn con sư tử đấu lưng vào nhau. Trụ này ở gần cổng phía Nam của Đại Tháp tại Sanchi. Trên thân trụ bị gãy vẫn còn thấy được các dòng chữ khắc, trong đó nhà vua ngăn cấm nghiêm nhặc mọ sự chia rẽ trong Giáo hội. Sự trơn tru bóng lạng và kiểu mẫu của trụ này khiến nó được xếp vào sổ những trụ đá sắc chỉ của vua A-dục.
Sự quyến rủ lớn nhất của Sanchi rõ ràng là ở các ngôi tháp cổ uy nghi này, không những chỉ vì tính chất thiêng liêng mà còn vì những công trình tạc chạm phong phú và tinh xảo của chúng. Sự quyến rũ này còn được tăng thêm bởi những miếu đền và tu viện chen chúc quanh tháp, tạo nên một hình ảnh sinh động về cuộc sống đạo hạnh trên đỉnh đồi tĩnh lặng này. Trong số các công trình, đáng kể nhất là Đại Sảnh của Thánh điện (đền số 18), ở đối diện ngay cổng phía Nam của Đại Tháp, và đặc biệt đáng chú ý vì là một trong số ít các kiểu mẫu của loại công trình kiến trúc này.
Một kiến trúc khác giống kiểu các đền Huy Lạp cổ điển có thể được thấy trong một điện thờ nho nhỏ khiêm tốn (đền số 17) gồm chỉ một phòng vuôn mái phẳng giản dị với một hàng hiên có cột ở phía trước. Dù rằng kích thước khiêm tốn nhưng các đặc điểm cấu trúc, sự đối xứng và cân đối, cách phân bố mặt bằng và sự chừng mực về trang trí của nó có thể sánh với những tác phẩm kiến trúc đẹp nhất của Hy Lạp cổ điển.
Trong số các tu viện ở Danchi, có năm kiểu mẫu và các kiểu này có niên đại từ thế kỷ thứ 4 đến 12. Các tu viện lâu đời nhất đã từng có mặt ở đây được làm bằng gỗ và đã bị mục nát hay chôn vùi bên dưới nền móng của những kiến trúc về sau. Các tu viện còn sót lại, được thấy ngày nay là những tu viện được cất theo kiểu mẫu thông thường với một khoảng sân tứ giác trống trải, xung quanh là những dãy nhà hai tầng.
Các công trình kiến trúc vô song ở Sanchi đã được cứu thoát khỏi sự lãng quên ngay từ năm 1818 và một số đông các nhà nghiên cứu, khảo cổ đã cố gắng làm sống lại một địa điểm đáng nhớ này trong quá khứ. Một phần lớn công việc khảo sát và phục hồi được thực hiện nhờ công lao của ngài John Marshall, nguyên Tổng Giám Đốc Viện Khảo Cổ Ấn Độ, ông này không chỉ khai quật được nhiều di tích mà còn tái tạo được nhiều công trình kiến trúc.
Nalanda
Các cơ sở tu viện lừng danh tại Nalanda (Bargaon, ở cạnh Rajgir hay Vương-xá) có tầm quan trọng rất lớn trong lịch sử Phật giáo thời gian sau này. Theo truyền thuyết thì nơi này đã được Đức Phật đến thăm và lịch sử của các kiến trúc tu viện ở đây có thể bắt đầu từ thời vua A-dục. Nhưng những công cuộc khai quật vẫn chưa cho ta một bằng chứng nào chứng tỏ rằng nơi này đã có người ở trước thời đại Gupta, và các chữ khắc, con dấu cùng những di tích khác kết hợp với những sự đề cập trong văn học, giúp cho ta được thấy thoáng qua tình trạng phồn thịnh của địa điểm tu học này trong khoảng từ thế kỷ thứ 5 đến cuối thế kỷ thứ 12. Nhà hành hương Trung Hoa Huyền Trang đã ở lại đây một thời gian. Ông đã mô tả kỹ càng và sinh động các cơ sở khác nhau của tu viện với số người nội trú lên đến 10.000, các điều giới luật và hành trì của họ. Ông còn nhắc đến vua Harsa và các vị vua tiền nhiệm như những nhà bảo trợ đắc lực cho tu viện này. Nghĩa Tịnh, một nhà hành hương Trung Hoa khác, cũng đã để lại cho chúng ta một bản mô tả cuộc sống của các tu sĩ Nalanda, tu viện này được duy trì bằng số tiền thu được từ 200 ngôi làng được các đời vua ban cấp cho tu viện. Vào thời ấy, Nalanda nổi tiếng trong thế giới Phật giáo vì có những giáo sư tài giỏi, uyên bác và những tên tuổi như Đạo sư Giới Hiền (Silabhadra), Tịnh Hộ (Santaraksita), A-đề-xa (Atisa) hay Dipankara, những ngôi sao sáng giữa thiên hà những ngôi sao khác, đủ gợi lên hình ảnh cao trọng của Đại Tu Viện Nalanda trong suốt thời kỳ phồn thịnh của nó.
Các di tích của tu viện Nalanda trải ra trên một vùng rộng lớn. Các công trình xây dựng được thấy ngày nay chỉ là một phần của một cơ ngơi đồ sộ và là dấu tích của các tu viện, đền, tháp. Các công trình kiến trúc chạy dài theo chiều Nam-Bắc, các tu viện bên sườn phía Đông, còn các đền, tháp bên sườn phía Tây. Các tu viện được xây cất theo cùng một kiểu, với những dãy phòng phía trước có một hành lang bao gquanh, một sân giữa và một điện thờ xây áp vào bờ tường, đối diện với cửa vào Nhiều lớp nền chồng chất lên nhau được thấy rõ và cho ta biết về những lần sửa sang, tân tạo tiếp theo nhau. Cũng có bằng chứng cho thấy rằng các tu viện này vốn là những toà nhà nhiều tầng và ngay trong những đổ nát ngày nay, chúng vẫn còn gợi cho ta sự hoài niệm về một quá khứ đường bệ và vinh quang.
Tháp số 3 là dấu vết của một công trình kiến trúc đồ sộ đứng giữa một khoảng đất trên mạn Tây Nam, với những ngọn tháp dâng cúng nho nhỏ vây quanh.
Về phía Bắc của tháp và xếp thành hàng thẳng với tháp có những kiến trúc được phơi bày, mỗi công trình là một ngôi đền được dựng trực tiếp lên trên những đổ nát của ngôi đền trước đó.
Trong Viện Bảo tàng cạnh đấy có trưng bày nhiều tác phẩm điêu khắc cùng các cổ vật khác tìm được trong các cuộc khai quật. Những thứ này, do sự đa dạng rất lớn và sự tinh tế về mặt nghệ thuật của chúng, đã gây nhiều ấn tượng đối với người xem.
Di sản chữ khắc cũng nói lên nhiều điều. Di sản này gồm các lá đồng, các bia ký bằng đá, các chữ khắc trên gạch và các con dấu bằng đất nung. Trong số các con dấu, chúng ta có con dấu thuộc cộng đồng tu sĩ khả kính của Đại Tu Viện.
Phật giáo được hành trì tại Nalanda cùng các tu viện đương thời tại Bengal và Bihar không còn là Phật giáo Tiểu Thừa đơn thuần, cũng chẳng phải là Phật giáo Đại Thừa trong những ngày đầu. Đạo Phật ở đây bị thâm nhiễm nặng các tư tưởng của Bà la môn giáo Mật tông.
Xem Tiếp Trang Sau: B. Ở Miền Tây Ấn