......... |
. |
VÒNG LUÂN HỒI
"THE WHEEL OF BIRTH AND DEATH"
Nguyên tác Bhikkh Khantipalo (1970)
Việt dịch Phạm Kim Khánh dịch (1994)
---o0o---
Chương 3
THE LATER HISTORY OF THE TRADITION
Tibetan legend says that Lord Buddha outlined the Wheel with grains of rice while walking with bhikkhus in a rice field. However this may be, in India, at least in all the Sarvastivada monasteries, this painting will have adorned the gateways, arousing deep emotions in the hearts of those who knew its meaning, and curiosity in others. It is a measure of how great was the destruction of the Buddhist religion in India that not a single example survives anywhere, since no gateways to temples are known to have survived. A solitary painting in Ajanta cave number seventeen may perhaps be some form of this wheel.
In the translation above, the pictures for representing the twelve links of Dependent Arising were not given and it is said that these were supplied from the scriptures by Nagarjuna, a great Buddhist Teacher (some of whose verses are quoted below). From India the pattern of this wheel was taken to Samye, the first Tibetan monastery, by Bande Yeshe and there it was the Sarvastivada lineage of ordination which was established. The tradition of painting this wheel thus passed to Tibet, where, due to climatic conditions, it was painted in the vestibule of the temple, there to strike the eyes of all who entered.
Tibetan tradition speaks of two kinds of Wheel: the old-style and the new-style. The old-style is based upon the text translated above, while the new-style introduces new features. The great reformer, Je Tsongkhapa (b. 1357 C.E.), founder of the Gelugpa (the Virtuous Ones, the school of which H.H. the Dalai Lama is the head), gave authority for the division of the Wheel into six instead of five, and for drawing the Bodhisattva Avalokitesvara in the guise of a Buddha in each of the five non-human realms. Both these features may be seen upon the drawing of the Tibetan-style Wheel. The sixth realm is that of the titans (asura) who war against the gods of the sensual-sphere heavens. These troublesome and demonic characters are included in a separate part of the world of the gods in my drawing. The introduction of a Buddha-figure into each realm illustrates the universal quality of a Buddha's great compassion, for Avalokitesvara it the embodiment of enlightened compassion. The writer has preferred to retain the old-style representation according to the text as it agrees perfectly with Theravada teachings.
The terrors and violence of samsara, which are with us all the time, may be seen plainly in the ravishment of Tibet by the Chinese invaders. Tibetan artists have kept this tradition alive to the present day and still paint under difficulties as refugees in India. But this ancient way of presenting Dhamma deserves to be more widely known and appreciated. Buddhist shrines could well be equipped with representations of it in the present day, to remind devotees of the nature of this whirling wheel of birth and death.
|
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA TẬP TỤC
Truyền thuyết Tây Tạng kể rằng Đức Thế Tôn lấy hột lúa sắp ra những nét đại cương của bánh xe, khi Ngài đi qua một cánh đồng. Dầu sự thật là như thế nào chăng nữa, ở Ấn Độ, ít ra tại chùa Sarvàstivàda, bánh xe trang trí bên trong cổng chùa đã gây cảm xúc mạnh mẽ trong tâm người hiểu biết ý nghĩa và gợi tánh tò mò cho những người khác.
Sự tàn phá các di tích Phật Giáo ở Ấn Độ rộng rãi đến độ không còn tìm được ở đâu những cánh cổng chùa có vẽ hình bánh xe luân hồi. Chỉ còn vỏn vẹn một bức họa đơn độc ở động Ajanta, hang số 17, có lẽ còn cái gì có hình thù tương tợ như bánh xe. Trong bản dịch được ghi nhận ở phần trên không thấy nhắc đến hình ảnh gì để diễn tả mười hai vòng khoen của giáo lý Phát-Sanh-Tùy-Thuộc, và người ta nói rằng về sau chính Ngài Nàgàrjuna (Long Thọ), một nhà truyền giáo vĩ đại của đạo Phật mà nhiều câu thơ sẽ được trích đăng ở phần sau – sẽ bổ túc. Từ Ấn Độ, cái mẫu bánh xe được Ngài Bande Yeshe đem đến Samye, ngôi chùa đầu tiên ở Tây Tạng, và từ đó chính nhờ hệ phái Sarvàstivàda (Nhứt Thiết Hữu Bộ) kiên cố bảo trì cho đến ngày nay. Do đó tập tục về bánh xe được vẽ ngay phía trong tiền đình, đập vào mắt của tất cả những ai bước chân vào ngôi chùa.
Truyền thuyết Tây Tạng đề cập đến hai loại bánh xe, loại xưa và loại nay. Loại vẽ theo xưa căn cứ trên bản văn kiện được dịch ở phần trên. Loại nay thì có thêm vào đó vài điểm mới. Nhà cải cách tôn giáo trứ danh Je Tsong-khapa (1357), người sáng lập trường phái Gelupgpa (Những Bậc Đức Hạnh, tức Hoàng Giáo Tây Tạng, mà Ngài Dalai Lama là người đứng đầu) đã cho phép phân bánh xe ra làm sáu phần, thay vì năm, và vẽ hình Bồ Tát Avalokitesvara (Đức Quán Thế Âm) thế vào hình một vị Phật trong mỗi phần không phải cảnh người. Cả hai loại bánh xe này đều có trong lối vẽ ở Tây Tạng. Cảnh thứ sáu mô tả hạng Asura (A Tu La) đang gây chiến tranh với những vị Trời Dục Giới. Trong bản vẽ của tôi (Đại Đức Khantipalo), tánh cách ma quỷ và lộn xộn ấy nằm trong một phần riêng biệt của cảnh Trời. Sự kiện đưa vào cảnh giới một nhân vật tượng trưng cho Đức Phật là để nêu cao đức từ bi vô lượng vô biên của Ngài, vì Đức Avalokitesvara là hiện thân của tâm bi mẫn sáng suốt. Người viết (Đại Đức Khantipalo) chọn lối diễn đạt xưa, hợp với bản văn được dịch trên, vì nó hoàn toàn thích hợp với Giáo Lý Nguyên Thủy.
Tánh cách khủng khiếp và hung bạo của vòng luân hồi – luôn luôn ở với ta trong mọi thời đại – đã được nhận thấy một cách phũ phàng trong sự cướp đoạt xứ Tây Tạng của người Trung Hoa xâm lăng. Các họa sĩ Tây Tạng còn giữ được nguyên vẹn tập tục cổ truyền cho đến ngày nay và vẫn còn thực hiện những bức vẽ, trong hoàn cảnh khó khăn của người tỵ nạn ở Ấn Độ. Tuy nhiên, đường lối trình bày Giáo Pháp cổ kính này đáng được truyền bá rộng rãi hơn. Nơi tôn nghiêm thờ phượng của người Phật tử nên có một bức tượng như vầy để nhắc nhở cho mình bản chất quay tròn của bánh xe sanh tử triền miên luân chuyển này. [^]
|
THE SYMBOLISM AND ITS PRACTICAL MEANING
THE HUB
We now turn to the pictures of the Bhava-cakka accompanying this book. One is from a Tibetan original after Waddell. The second is a modern version executed by the author, in which the scenes and figures have been given a contemporary coloring.
The hub of this painting is the central point for us who live in the realm of samsara, so it is the best point to start a description of the symbolism. In this center circle, a cock, a snake and a hog wheel around, each having in its mouth the tail of the animal in front. These three, representing Greed, Aversion and Delusion which are the three roots of all evil, are depicted in the center because they are the root causes for experience in the wandering on. When they are present in our hearts then we live afflicted in the transitory world of birth and death but when they are not there, having been destroyed by wisdom or pañña, developed in Dhamma-practice, then we find rest, the unshakable peace of Nibbana. It is notable that Tibetan paintings show these creatures against a blue ground, showing that even these afflictions of mind, although powerful, have no real substance and are void, as are all the other elements of our experience.
The cock of fiery yellow-red represents greed (lobha). This greed includes every desire for all kinds of "I wish, I want, I must have, I will have" and extends from the violent passion for gross physical form, through attachments to views and ideas, all the way to the subtle clinging to spiritual pleasures experienced by meditators. The color of the cock, a fiery red, is symbolic of the fact that the passions burn those who indulge in them. Passions and desires are hot and restless, just like tongues of flame, and never allow the heart to experience the cool peace of non-attachment. The cock is chosen as a symbol of greed because as an animal it is observed to be full of lust and vanity.
In the cock's beak there is the tail of a green snake indicating that people who are not able to "satisfy" their ocean-like greeds and lusts tend to become angry. Aversion (dosa) of any form springs up when we do not get what we want, or when we get what we do not want. This also can be very subtle, from aversion to mental states ranging through hostile thoughts against other beings, to expressions of inward resentment finding their way out in untruthful, malicious or angry words, or as physical violence. The greenness of the snake indicates the coldness, the lack of sympathy with others, while the snake itself is an animal killing other beings by poison and strangulation, which is exactly what aversion does to those who let it grow in their hearts. Our lives can be corrupted by this venomous beast unless we take very good care to remove it.
At the bottom of the picture there is a heavy hog, the tail of which is chewed by aversion's snake, while in turn it champs upon the tail feathers of greed's cock. This heavy hog is black in color and represents delusion (moha). This black hog, like its brethren everywhere, likes to sleep for long, to root for food in filth and generally to take no care at all over cleanliness. It is a good symbol for delusion which prevents one from understanding what is advantageous and what is deleterious to oneself. Its heaviness is that sluggishness of mind and body which it induces in people, called variously stupidity, dullness, boredom; but worry and distraction with skeptical doubt also arise from this delusion-root. One who is overwhelmed by delusion does not know why he should restrain himself from evil, for he can see neither his own benefit with wisdom, nor the benefit of others by compassion — all is blanketed by delusion. He does not know, or does not believe that kamma (intentional actions) have results according to kind. Or he has wrong views which lead him astray from the highway of Dhamma. When people do not get what they want either using greed or aversion, then they turn dull and the pain of their desire is dulled by delusion. From this black hog are born the fiery cock and the cold green snake.
These three beasts, none more dangerous anywhere, are shown each biting the tail of the other, meaning that really they are inseparable, so that one cannot have, say, greed, without the other monsters lurking in its train. Even characters which are rooted predominantly in one of these three, have the other two present, while most people called "normal" have a sort of unhealthy balance of these three in their hearts, ever ready to influence their actions when a suitable situation occurs. These three beasts revolve endlessly in the heart of the ordinary-man (puthujjana) and ensure that he experiences plenty of dukkha. One should know for one-self whether these beasts control one's own heart, or not.
|
BIỂU TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA BÁNH XE
CÁI TRỤC CỦA BÁNH XE
Bây giờ chúng ta hãy ghé mắt nhìn sang bức họa "Pháp Luân" kèm theo quyển sách nhỏ này. Bức này do tác giả (Đại Đức Khantipalo) thực hiện, dựa theo một bức hình vẽ thuần túy Tây Tạng của Waddel. Trong bức này cảnh vật và người đã được hiện đại hóa phần nào.
Phần nồng cốt của bức hình vẽ là trung tâm điểm, đối với những ai còn mãi mãi sống trong vòng luân hồi. Như vậy, đó cũng là nơi tốt nhất để bắt đầu diễn tả biểu tượng này. Ngay giữa bức họa có một con gà, một con rắn, và một con heo, con này cắn đuôi con kia, tiếp nối nhau chạy vòng quanh. Đó là ba con vật tượng trưng cho lòng tham ái, sân hận và si mê. Được vẽ ngay trung tâm vì đó là căn cội, là nguyên nhân, của tất cả những nghiệp bất thiện và do đó, cũng là căn nguyên của mọi thọ cảm trong vòng luân hồi. Ngày nào mà còn tham, sân, si, hiện hữu trong tâm thì ta còn bị thế gian vô thường chuyển biến chi phối. Khi nó không còn nữa. Khi mà, nhờ thực hành Giáo Pháp, trí tuệ đã được khai triển và đã tận diệt tham, sân, si, chừng ấy ta sẽ tìm thấy an nghỉ, trạng thái vắng lặng, tịch tịnh không lay chuyển của Niết Bàn. Nên ghi nhận rằng trong những bức họa của người Tây Tạng, ba con thú ấy được vẽ trên nền xanh dương, có nghĩa là ba tệ hại này của tâm, mặc dầu có năng lực hùng mạnh, nhưng quả thật là không có thể chất, hư vô, cũng như tất cả những thành phần khác mà chúng ta thọ cảm.
Con gà màu đỏ chói lọi tượng trưng lòng tham (lobha). Cái tham này nằm trong tất cả mọi ý muốn, dưới mọi hình thức 'tôi muốn', 'tôi ước mong', 'tôi hy vọng', 'tôi phải có', 'tôi sẽ có', từ hình thức thô kịch của lòng tham ái, bám níu vào những thể vật chất, xuyên qua sự luyến ái đeo níu vào những quan kiến, những ý niệm, dài dài đến những hình thức tế nhị như các ấn chứng, phỉ lạc của người hành thiền. Màu sắc đỏ chói của con gà biểu hiệu sự thiêu đốt của dục vọng. Dục vọng thật nóng và không ở yên, như ngọn lửa, không bao giờ cho phép tâm của người ôm ấp nó kinh nghiệm tình trạng vắng lặng, an tĩnh, thanh bình mát mẻ của trạng thái buông bỏ. Con gà trống được chọn để tượng trưng cho lòng tham vì theo sự quan sát chung, nó là con vật đầy tham ái và tự phụ. Mỏ con gà gặm đuôi con rắn màu xanh lá cây, hàm ý rằng người không "thỏa mãn" được lòng tham muốn và ái dục mênh mông như biển cả của mình có khuynh hướng nổi giận. Tâm sân (dosa) phát sanh dưới nhiều hình thức khác nhau, khi ta không thành đạt những gì mong muốn, hay khi những gì ta không muốn lại đến với ta. Loại tâm này cũng thật rất tế nhị ở nhiều mức độ, từ căm hờn oán giận thô sơ, xuyên qua những trạng thái tâm thù nghịch đối với người nào, đến sự phật lòng nghịch ý bên trong, bộc lộ ra ngoài bằng những lời lẽ gian dối, tinh ranh, hay giận dỗi hơn nữa là bằng những cử chỉ hung bạo. Màu xanh lá cây của con rắn diễn tả tánh cách lạnh lùng, lãnh đạm, thiếu thiện cảm, đối với kẻ khác. Còn con rắn, là một loài thú sát hại chúng sanh khác bằng chất độc hay bằng cách siết chặt lại, và đó đúng là cái gì mà trạng thái sân gây nên cho người dung dưỡng, bảo trì nó trong tâm. Cuộc sống của chúng ta có thể nhiễm chất độc của con thú tai hại ấy nếu ta không biết thận trọng tiêu trừ nó.
Phía dưới vòng trung tâm ấy là con heo nặng nề, mỏ gặm đuôi con gà tham ái, còn đuôi của chính nó thì bị con rắn sân hận cắn. Con heo màu đen, tượng trưng tâm si (moha). Cũng như các bạn đồng loại của nó, con heo này ở khắp nơi, thích ngủ nhiều, ăn uống hàm hồ và thường không quan tâm đến việc sạch sẽ chút nào hết. Đây là một biểu tượng rất đúng cho tâm si, vì tâm si ngăn cản, không để chúng ta hiểu biết chân chánh điều nào có lợi và điều nào làm cho ta sụp đổ. Tình trạng nặng nề của heo gợi cho ta ý niệm hôn trầm của thân và tâm, được gọi bằng những danh từ khác nhau như đần độn, ngớ ngẩn, dã dượi, những lo âu và phóng dật với hoài nghi cũng phát sanh từ căn si. Người bị tâm si tràn ngập không biết được tại sao phải giữ mình không làm điều ác vì người ấy không có tâm sáng suốt để thấy được những gì lợi ích cho chính mình mà cũng không có tâm bi mẫn để thấy những gì lợi ích cho kẻ khác. Tất cả đều bị bao trùm dưới lớp si mê, hay ảo tưởng. Người ấy không biết hay không tin tưởng rằng hành động có tác ý (nghiệp) sẽ đem lại hậu quả tương xứng cùng một loại. Hoặc nữa, người ấy bị quan kiến sai lầm của mình dẫn dắt tách rời ra ngoài con đường của Giáo Pháp. Khi người ta không thành đạt những gì mà mình mong muốn – xuyên qua tâm tham hay tâm sân – thì lấy làm buồn, và sự đau khổ vì tham dục ấy là đau khổ vì si mê, vì bị tâm si làm mờ ám, mê muội, không nhận ra bản chất vô thường của vạn pháp. Từ con heo đen tối sanh ra con gà đỏ chói lọi và con rắn màu xanh lá cây.
Trong bức họa, ba con thú vào bậc nhất ấy được trình bày con này cắn đuôi con kia, hàm ý rằng chúng quả thật mật thiết dính liền với nhau, không thể tách rời ra được. Chẳng hạn như không thể có con quỷ tham ái mà không có những con quái kia kín đáo bám sát theo đuôi. Khi có con gà tức phía sau đuôi ẩn tàng có rắn và có heo. Chí đến bên trong những nhân vật chỉ có một trong ba căn cội ấy phát triển nổi bật, hai con kia vẫn kín đáo ẩn tàng hiện hữu, trong khi phần đông những người gọi là "bình thường" vẫn có một loại quân bình không lành mạnh của ba con thú ấy trong tâm, luôn luôn sẵn sàng gieo ảnh hưởng mỗi khi có cơ hội thuận lợi. Ba con thú ấy không ngừng hoạt động trong tâm của những ai còn là phàm nhân (puthujjana), và luôn luôn gây mầm cho chúng ta thọ nhiều cảnh khổ. Chính ta phải tự quán chiếu, nhận thức xem các con thú ấy có kiểm soát tâm mình hay không.
|
THE FIRST RING
Out from the innermost circle, the first ring is divided into two (not shown at all upon the Tibetan version illustrated here), one half with a white background and the other having a black background. In the former, four people are seen ascending: the bhikkhu holding a Dhamma-light goes on in front, being followed by a white-robed nun (upasika), after which come a man and a woman in present day dress. The four of them represent the Buddhist Community made up of monks, nuns, laymen and laywomen. They are representative of anyone practicing the path of good conduct in mind, speech and body. They represent as well two classes of persons: "going from dark to light" and "going from light to light." In the first case, they are born in poor circumstances and have few opportunities due to past evil kamma but in spite of this, they make every effort to practice Dhamma for their own good and others' happiness. Thus they go towards the light, for the fruit of their present kamma will be pleasant and enjoyable. The latter class, "going from light to light," are those people who have attained many benefits with plentiful opportunities in their present life, due to having done much good kamma in the past. In the present they continue with their upward course devoting themselves to further practice of Dhamma in their lives.
What is this Dhamma-practice? There are two lists both of ten factors which could be explained here but the space required would be too great for more than a summary. The first list is called the ten Skilled Kamma-paths,7 three of which pertain to bodily action, four to speech and three to mental action. "Paths" here means "ways of action" and "skillful" means "neither for the deterioration of one's own mind nor for the harm of others." The bodily actions which one refrains from are: destroying living creatures, taking what is not given, and wrong conduct in sexual desires. In speech, the four actions which should be avoided are: false speech, slanderous speech, harsh speech and foolish chatter. The three actions of mind which should be avoided are: covetousness, ill-will, and wrong views. Anyone who restrains himself from these ten, practices a skillful path, a white path which accords with the first steps of training in Dhamma.
The other ten factors are called the Ten Ways of making Puñña8 (meaning actions purifying the heart). They have a different range from the first list of ten, being divided into three basic ways and seven secondary ones. The basic factors are giving (dana), moral conduct (sila), and mind development (bhavana), while the remaining seven are counted as aspects of these three: reverence, helpfulness, dedicating one's puñña to others, rejoicing in other's puñña, listening to Dhamma, teaching Dhamma, and straightening out one's views. These actions lead to uprightness, skillful conduct and to the growth in Dhamma of oneself, as well as the benefit of others.
Those who tread upon this white path going toward the light are able to be born in two bourns: either as men, or as "shining-ones" — the gods in the three sorts of heavens of sensuality, subtle form, and formlessness. A life of good practice is thus usually followed by a life in one of these two bourns, called sugati or the good bourns. But Lord Buddha does not declare that everyone who has led such a life is necessarily born there. This depends not only upon the intensity of their Dhamma-practice but also upon the vision which arises at the time of death. Through negligence at the last moment, one can slip into the three evil bourns difficult to get out of. The round of Samsara is very dangerous, even for those who lead almost blameless lives. More of this below. To be born in the two good bourns is the fruiting of puñña or skillful kamma and the more purified one's heart, the higher and more pleasant will be one's environment.
In the dark half of the ring, naked beings are tumbling downwards in disorder. Their nakedness symbolizes lack of shame in doing evil and their disorder shows the characteristic of evil to cause disintegration and confusion. "Downwards" means that they are falling, by the commission of sub-human actions, to sub-human states of existence. In some Tibetan versions they are chained together and pulled downwards by a female demon who squats at the bottom. This demoness is craving of tanha (a noun of female gender). This craving is, of course, not outside those who follow the path of evil but in their own hearts. On this path there are two sorts of persons, those "going, from light to dark" and those "going from dark to dark." The former have good opportunities in this life but do not make use of them, or else use them for evil ends without laying up any further store. Instead, they prefer from delusion to store up evil now for fear and distress in future. Those who go from dark to dark do not have even the advantages of the former group for they are born in conditions of deprivation due to past evil kamma and then, driven on by the fruit of suffering received by them, they commit more evil.
The Ten Unskillful Kamma-paths are the ways along which they walk: destroying living creatures, taking what is not given, wrong conduct in sexual desires; false speech, slanderous speech, harsh speech, foolish chatter; covetousness, ill-will and wrong-views. They do not delight in making puñña but are by nature, mean, immoral, undeveloped in mind, proud, selfish, grasp at possessions, envious, never listen to Dhamma and certainly never teach it, while their hearts are ridden with confused and contradictory views and ideas.
For their pains, having pursued evil, these beings upon their death, already having destroyed "humanness" in themselves, fall down to the three lower states which are called the Evil Bourns (duggati). These are, in order of deterioration and increase of suffering: the hungry ghosts, the animals, and the hell-wraiths. Truly a case of:
do good, good fruit
do bad, bad fruit
as the Thai proverb says. These two half-circles are also an illustration of the refrain which closes every one of the Avadana stories: "Thus bhikkhus, completely black kamma bears completely evil effects; completely white kamma bears completely good effects; and composite kamma bears composite effects. Therefore, bhikkhus, abstain from doing completely black kamma and composite kamma; strive to do kamma completely white. Thus, O bhikkhus, must you train yourselves."
|
VÒNG TRUNG TÂM
Từ trung tâm của bức tượng, vòng tròn đầu tiên chia ra làm hai phần (không thấy trong bổn của người Tây Tạng), một phần nền trắng và một phần nền đen. Trong phần nền trắng có bốn người đang đi lên: một thầy tỳ khưu tay cầm đèn (ánh sáng của Pháp Bảo) soi đường đi trước. Theo sau đó có một nữ tu sĩ đắp y trắng, và sau nữa là một người đàn ông và một người đàn bà, mặc thường phục theo thời bấy giờ. Bốn nhân vật ấy tượng trưng hàng tứ chúng – đoàn thể Phật Giáo – gồm có Tăng, Ni, Thiện Nam và Tín Nữ. Đó là hình ảnh của những ai thực hành chân chánh con đường tạo thiện nghiệp bằng thân, khẩu, ý. Bốn nhân vật ấy tượng trưng cho hai hạng người, "những người đi từ tăm tối đến ánh sáng" và "những người đi từ sáng đến sáng". Hạng trước là những người có nghiệp xấu trong quá khứ, sanh ra trong cảnh nghèo khổ, khó khăn, tuy có ít cơ hội, nhưng tận lực cố gắng thực hành Giáo Pháp, vì lợi ích cho chính mình và cho kẻ khác. Vậy, từ cảnh ngộ tối tăm, những người này đi đến nơi sáng lạn vì hậu quả của nghiệp hiện tại sẽ tốt đẹp, vui vẽ, hạnh phúc. Hạng thứ nhì, "đi từ sáng đến sáng" là những người đã thành đạt khá nhiều lợi ích và có nhiều cơ hội trong kiếp sống hiện tại nhờ nghiệp tốt đã tạo trong quá khứ. Trong hiện tại, những người này tiếp tục con đường đi lên bằng cách gia công thêm, thực hành Giáo Pháp.
Thực hành Giáo Pháp là thế nào? Có hai danh sách, mỗi bên gồm mười yếu tố đáng lẽ phải được giải thích nơi đây, nhưng vì khuôn khổ một quyển sách nhỏ chỉ cho phép trình bày tóm lược những nét đại cương. Danh sách thứ nhất gọi là "Mười Con Đường Tạo Thiện Nghiệp (5) ", trong ấy ba liên quan đến thân, bốn đến khẩu, và ba đến ý. "Con Đường" ở đây có nghĩa là "đường lối hành động", và "thiện" có nghĩa "không làm suy sụp tâm của chính mình và tổn hại đến tâm của người khác". Những hành động mà ta phải tránh không nên làm là giết hại sanh linh, lấy của không được cho và phẩm hạnh không trong sạch về tình dục. Trong lời nói, bốn hành động phải tránh là nói dối, nói đâm thọc, nói thô lỗ và nói nhảm nhí. Ba hành động của ý phải tránh là tham ái, sân hận và tà kiến. Người tránh được mười điều trên là thực hành thập thiện nghiệp, con đường chân chánh, con đường thiện, con đường trắng, đúng theo những giai đoạn tu tập đầu tiên trong Giáo Pháp.
Mười yếu tố thứ nhì được gọi là "Mười Lối Tạo Phước Báu (6) " Puñña, công đức, hay phước báu, là những hành động có khả năng thanh lọc tâm. Danh sách mười yếu tố này không đi song song với danh sách trước. Ba yếu tố đầu là đường lối căn bản và ba phần sau là phần phụ thuộc. Ba yếu tố căn bản là bố thí (dàna), trì giới (sìla) và phát triển tâm hay hành thiền (bhàvana), và bảy yếu tố còn lại được xem là những khía cạnh khác nhau của phần trước, gồm hành động tôn kính bậc trưởng thượng, phục vụ, hồi hướng phước báu đến người khác, nghe Pháp, dạy Pháp và củng cố chánh kiến. Đó là những hành động dẫn đi lên, đi đến thiện hạnh và đến mức trưởng thành trong Giáo Pháp, cho ta mà cũng vì lợi ích của kẻ khác.
Những ai đi trên con đường ấy ắt hướng bước tiến về ánh sáng, có thể tái sanh vào hai cảnh giới, hoặc người hoặc cảnh những chúng sanh "sáng ngời rực rỡ" – chư Thiên trong tam giới: Dục, Sắc và Vô Sắc. Một đời sống có thực hành chân chánh và tốt đẹp thường tạo nghiệp đưa vào hai cảnh ấy, gọi là sugati, cảnh hữu phước. Nhưng Đức Thế Tôn không có tuyên bố rằng mỗi ai có một nếp sống như thế nào nhất định phải tái sanh vào cảnh kia. Điều ấy không phải chỉ tùy thuộc ở mức độ thực hành Giáo Pháp mà còn tùy thuộc nơi cảnh tượng phát hiện trước mắt khi sắp lâm chung. Vào phút cuối cùng, nếu lơ đễnh lãng quên ta cũng có thể lọt vào ba cảnh bất hạnh và rất khó thoát ra. Vòng luân hồi quả thật nguy hiểm, cho đến những người có cuộc sống hầu như trong sạch cũng phải hết lòng thận trọng. Được sanh vào hai cảnh hữu phước là quả lành của thiện nghiệp, hay puñña, phước báu. Và tâm càng trong sạch cảnh giới được sanh vào càng thanh cao và hữu hạnh.
Trong phần đen của vòng tròn, chúng sanh trần truồng, ngả nghiêng ngã ngửa một cách hỗn độn, vô trật tự. Trạng thái trần truồng tượng trưng cho tánh không biết hổ thẹn khi làm điều bất thiện, và trạng thái vô trật tự hàm ý điều ác luôn luôn đưa đến trạng huống tan rã, hỗn độn. Ngả nghiêng có nghĩa là những người ấy đang ngã té và đang đi xuống vì đã có hành động thấp kém hơn loài người. Những người này hướng về trạng thái thích ứng với hành động của họ, nghĩa là thấp kém hơn loài người. Trong nhiều bức họa của Tây Tạng, những người này bị cột trói chum lại với nhau và trong một góc có con quỷ cái đang xô họ xuống. Con quỷ cái ấy chính là ái dục (taņhà, một danh từ thuộc về giống cái). Lẽ dĩ nhiên, ái dục không ở bên ngoài người đi trên con đường ác mà chính ở trong tâm họ. Trên con đường này có hai hạng người. Hạng đi từ "ánh sáng vào bóng tối", và những người đi từ "bóng tối đến bóng tối". Hạng người trước có cơ hội tốt trong đời nhưng không biết cách xử dụng, hoặc nữa, họ đã lợi dụng những cơ hội tốt đẹp ấy để làm điều bất thiện, và như thế, họ đã hoang phí những quả phúc đã tạo trong tiền kiếp mà không tạo thêm được gì trong hiện tại để tích trữ cho tương lai. Thay vì tạo nghiệp tốt, do tâm si, họ lại chọn đường lối tích trữ nghiệp xấu ở hiện tại để rồi sẽ phải gặt hái lo sợ và sầu muộn trong tương lai. Những người đi từ "đen tối đến đen tối" không có được những ưu điểm của hạng người trước. Họ sanh ra trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ mọi mặt do nghiệp xấu quá khứ, và chính quả dữ ấy đưa đẩy họ vào những cảnh khổ, và trong cảnh bất hạnh họ càng tạo thêm nghiệp xấu.
Hai hạng người này đi dài theo con đường của Mười Ác Nghiệp, thường được gọi là thập bất thiện nghiệp, gồm: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói đâm thọc, nói thô lỗ cộc cằn, nói nhảm nhí, tâm tham ái, tâm sân hận và tà kiến. Những người ấy không thỏa thích trong việc tạo phước báu, trái lại, bẩm tánh của họ là bỏn xẻn, không giới hạnh, tâm buông lung không trau giồi, không phát triển, ngã mạn, ích kỷ, luyến ái vào sở hữu, tham lam, không bao giờ nghe Pháp và chắc chắn là không bao giờ nói Pháp. Trong lúc ấy thì tâm của họ ở trong tình trạng hỗn độn với những quan kiến và ý niệm trái ngược nhau.
Trong đời sống, những người ấy mải miết theo đuổi hành động bất thiện. Đến lúc lâm chung "tánh chất người" bên trong họ đã bị tiêu diệt hầu hết, nên họ phải rơi vào ba trạng thái thấp kém gọi là cảnh giới bất hạnh, duggati. Kể theo thứ tự của mức độ suy sụp của họ và tăng trưởng đau khổ mà họ phải chịu, ba cảnh giới ấy là cảnh ngạ quỷ, cảnh thú và cảnh địa ngục. Quả đúng thật như trường hợp: "Hành thiện, quả lành. Hành ác, quả dữ" – theo một tục ngữ của người Thái. Hai phần của vòng đầu tiên này cũng là sự diễn đạt một đoạn được lập đi lập lại mỗi khi chấm dứt một tích truyện Avadàna:
"Vậy, này chư Tỳ Khưu, nghiệp hoàn toàn đen mang quả hoàn toàn dữ. Nghiệp hoàn toàn trắng mang quả hoàn toàn lành. Và nghiệp hỗn hợp mang quả hỗn hợp. Do đó, hãy tránh tạo những nghiệp hoàn toàn đen và nghiệp hỗn hợp. Hãy gia công cố gắng tạo nghiệp hoàn toàn trắng. Vậy, này chư Tỳ Khưu, phải tự mình tu tập."
|
___________
Ghi chú:
(9)
^^^^^
|