Contents

Mục Lục


The Fangs of Unawareness  

An excerpt from a talk given July 16, 1982

...This state of mind with its unawareness is a magnificent mind, bold and daring — not only radiant, but also bold and daring as well, and reckless because of its daring, in thinking that it's smart. It's not reckless in the ordinary way. It's reckless in line with its nature as a state of mind of this sort. This is called the nine forms of mana, or conceit. The nine forms of conceit lie right here. The Buddha explains this in the five higher fetters (sanyojana): passion for form, passion for formlessness, conceit, restlessness, and unawareness. Conceit means to assume — to assume that the state of mind blended into one with unawareness is one's self, that it's 'me' or 'mine', and then taking it to make comparisons: 'How is it with those people or these people? Are their minds on a par with mine? Higher than mine? Lower than mine?' This is why there are nine forms of conceit. In other words, three times three is nine. For example, our mind is lower than theirs, and we assume it to be lower than theirs, higher than theirs, or on a par. Our mind is on a par with theirs, and we assume it to be lower than theirs, higher than theirs, or on a par. Our mind is higher than theirs, and we assume it to be lower than theirs, higher than theirs, or on a par.

The refined level of defilement takes this state of mind out to make the comparison — because it's in the phase where it has fangs. Its fangs are growing sharp. The fangs of unawareness: They're called conceit, or self-assumption. Once this state is dissolved, what is there to assume? What is there to be radiant? To be defiled? To be bold and daring? To be afraid? There isn't anything, once that nature dissolves through the power of investigation.


Nanh Vuốt của Vô Ý Thức  

Trích đoạn từ bài thuyết pháp ngày 16 tháng 7, năm 1982

...Trạng thái của tâm với vô ý thức của nó là một tâm sáng lạng đẹp đẽ, mạnh dạn và táo bạo — không phải chỉ tỏa sáng mà còn mạnh dạn và táo bạo, và liều lĩnh vì sự dạn dĩ của nó, vì nghĩ rằng nó thông minh. Nó không phải là liều lĩnh theo cách thông thường. Nó liều lĩnh phù hợp với bản tánh của nó như là một trạng thái tâm của loại này. Đây được gọi là chín hình thức của mana, hay tự phụ. Chín hình thức tự phụ nằm ngay đây. Đức Phật giải thích điều này trong năm xiềng xích cao hơn (sanyojana): đam mê sắc, đam mê vô sắc, tự phụ, bồn chồn, và vô ý thức. Tự phụ có nghĩa là giả định — giả định rằng trạng thái của tâm hòa nhập làm một với vô ý thức là cái ngã của một người, rằng nó là 'tôi' hay 'của tôi', và sau đó lấy nó để so sánh: 'Những người này hay người kia như thế nào? Tâm trí của họ ngang bằng với của tôi? Cao hơn của tôi? Thấp hơn của tôi? Đây là lý do tại sao có chín hình thức tự phụ. Nói cách khác, ba lần ba là chín. Ví dụ, tâm của chúng ta thấp hơn tâm của họ, và chúng ta giả định nó thấp hơn của họ, cao hơn của họ, hay ngang bằng. Tâm của chúng ta bằng với tâm của họ, và chúng ta giả định nó thấp hơn của họ, cao hơn của họ, hay ngang bằng. Tâm của chúng ta cao hơn tâm của họ, và chúng ta giả định nó thấp hơn của họ, cao hơn của họ, hay ngang bằng.

Mức độ tinh vi của phiền não ô trược lấy trạng thái tâm này ra để so sánh — bởi vì nó ở trong giai đoạn có nanh vuốt. Nanh vuốt của nó trở nên sắc bén. Nanh vuốt của vô ý thức: Chúng được gọi là tự phụ, hay tự-giả định. Một khi trạng thái này tan biến, còn lại gì ở đó để giả định? Có gì ở đó để tỏa sáng? Để bị ô nhiễm? Để mạnh dạn và táo bạo? Để sợ hãi? Không có gì hết, một khi cái bản tánh đó tan biến qua sức mạnh của sự quan sát.

These things, you know, are phenomena that create problems in line with their level. Their level is subtle, so they manage to create subtle problems. Blatant defilements create blatant problems. Subtle defilements create subtle problems. When the defilements are gone, there's nothing to create any problems. There are no more problems in any way, no more conditions for conventional reality to make further connections. All that remains is absolute purity, which is why there are no more problems.

Absolute purity is a condition for what? What problems does it create? The Buddha says that we run out of problems. This is where they run out. However many levels of becoming and birth there may be in the mind, it has known them step by step until it reaches the converging point, leaving just the seeds of these things that get planted here and there as birth. So we burn them up with tapas, the fire of our effort, until they are completely eradicated. So now are there any levels of becoming and birth to make further connections? Whom do we have to ask? Even if the Buddha were sitting right in front of us, we wouldn't ask him, because the truth is the same for us as it is for him. There's nothing different enough for us to ask. This is why the Dhamma is said to be sanditthiko: We know it and see it ourself. Paccattam veditabbo viññuhi: Those who know it, know it for themselves alone. This means that only those who know it from the practice can know it. It can't be made available to anyone else.

Những thứ này, bạn biết không, là những hiện tượng tạo ra các vấn đề phù hợp với mức độ của chúng. Mức độ của chúng là vi tế, vì vậy chúng biết cách tạo ra những vân đề vi tế. Phiền não ô trược thô thiển tạo ra vấn đề thô thiển. Phiền não ô trược vi tế tạo ra vấn đề vi tế. Khi phiền não ô trược biến mất, không còn gì để tạo ra vấn đề. Không còn vấn đề bằng bất cứ cách nào, không còn điều kiện để cho thực thể thông thường tạo ra các kết nối khác. Chỉ còn lại sự tinh khiết tuyệt đối, đó là lý do tại sao không còn vấn đề nào.

Sự tinh khiết tuyệt đối là điều kiện cho cái gì? Nó tạo ra những vấn đề gì? Đức Phật nói rằng chúng ta không còn vấn đề. Đây là nơi chúng tan biến. Bất kể là có thể có nhiều mức độ trở thành và sinh ra trong tâm như thế nào, nó đã biết chúng từng bước một cho đến khi nó đạt đến điểm hội tụ, chỉ để lại hạt giống của những thứ này mà sẽ được trồng ở đây và ở đó như là sinh ra. Vì vậy chúng ta thiêu đốt chúng với tapas, lửa nỗ lực của chúng ta, cho đến khi chúng hoàn toàn bị tiêu diệt. Thế thì bây giờ có còn mức độ nào của việc trở thành và sinh ra để làm kết nối nữa không? Chúng ta phải hỏi ai đây? Ngay cả nếu Đức Phật đang ngồi ngay trước mặt chúng ta, chúng ta sẽ không hỏi ngài, bởi vì sự thật thì giống nhau đối với chúng ta cũng như đối với ngài. Không có gì khác biệt đủ để cho chúng ta hỏi. Đây là lý do tại sao Pháp được gọi là sanditthiko: Chúng ta biết nó và tự nhìn thấy nó. Paccattam veditabbo viññuhi: Những ai biết nó, biết nó cho riêng họ mà thôi. Điều này có nghĩa là chỉ những ai biết nó từ việc thực hành mới có thể biết được. Nó không thể được cung cấp cho bất cứ ai khác.

This is what the Buddha calls vusitam brahmacariyam: It's the end of the job. The earth-shattering job is done — earth-shattering because becoming and birth build themselves up with earth, water, wind, and fire; or because any level of becoming and birth is a matter of convention, which is now overturned. This is why we say it's earth-shattering. So what is there to move in and take up residence in the mind?

Now we can watch defilement. Once we have completely killed defilement in this mind, then how can defilement be kept hidden from us when it displays itself in anyone else's mind or actions? This mind can't help but know it every time. As they say, defilement ordinarily rules us completely without our knowing it, but how can the Buddha and the arahants have any trouble seeing? They see in the flash of an eye and they're already disgusted. Those who know, know to the point where they're disgusted: What do you say to that? As for us, we're the blind living with the blind. We don't know our own affairs or those of anyone else. Neither side knows, but each side thinks that it knows, assumes that it knows, assumes that it's right — and so both sides argue and bite each other like dogs because their inner eyes don't see. They don't have the eye of discernment like the Buddha and the Noble Disciples. This is the way it is with defilement: It has to assume itself and exalt itself. The more vile it is, the more it assumes itself to be good. This is the way defilement is. It has never submitted to the truth of the Dhamma from time immemorial.

Đây là điều mà Đức Phật gọi là vusitam brahmacariyam: Sự kết thúc của công việc. Việc làm chấn động trái đất đã hoàn tất, bởi vì sự trở thành và sinh ra kết cấu với đất, nước, gió và lửa để tự hình thành; hay bởi vì bất cứ mức độ trở thành và sinh ra nào là vấn đề của quy ước, mà bây giờ đã bị lật đổ. Đây là lý do tại sao chúng ta nói đó là việc làm chấn động trái đất. Vì vậy có gì ở đó để dọn vào và trú ngụ trong tâm?

Bây giờ chúng ta có thể xem phiền não ô trược. Một khi chúng ta tận diệt phiền não ô trược trong tâm này, thì làm thế nào phiền não có thể che dấu được chúng ta khi nó thể hiện chính nó trong tâm hay trong hành động của ai khác? Cái tâm này không thể không biết nó mọi lúc. Như người ta nói, thông thường phiền não ô trược điều khiển chúng ta hoàn toàn mà chúng ta không hay biết, nhưng tại sao Đức Phật và các bậc a-la-hán không có bất kỳ trở ngại nào trong việc nhìn thấy? Họ nhìn thấy trong chớp mắt và họ cảm thấy ghê tởm rồi. Những ai biết, biết đến mức mà họ thấy ghê tởm: Bạn nói gì về điều đó? Còn đối với chúng ta, chúng ta là người mù sống với người mù. Chúng ta không biết vấn đề của chính mình hay của ai khác. Cả hai bên đều không biết, nhưng mỗi bên nghĩ rằng nó biết, giả định rằng nó biết, giả định rằng nó đúng — và vì thế cả hai bên đều tranh cải và cắn nhau như chó bởi vì con mắt nội tâm của họ không nhìn thấy. Họ không có con mắt nhận thức phân biệt như Đức Phật và chư Thánh Tăng. Đây là cách phiền não ô trược là: Nó phải giả định chính nó và tôn sùng chính nó. Nó càng tồi tệ bao nhiêu, thì nó càng giả định là nó tốt bấy nhiêu. Đây là cách phiền não ô trược là. Nó vốn không bao giờ chấp nhận chân lý của Pháp từ thời xa xưa.

For this reason, we practice to stamp out these things. Don't let them linger in the heart. Stamp them out till they're completely scattered and smashed, and then you can be at your ease: the mind completely open and yet a reservoir for the quality of purity, without an inkling of convention passing in. If we were to make a comparison with conventional reality, it's an outer space mind, but that's just a manner of speaking.

Vì lý do này, chúng ta thực hành để đập tan những thứ này. Đừng để chúng nán lại trong tim. Đập cho đến khi chúng hoàn toàn tan vỡ, và sau đó bạn có thể được bình an: tâm hoàn toàn cởi mở và thành hồ chứa phẩm chất tinh khiết, không cần biết đến quy ước đi qua. Nếu chúng ta so sánh với thực thể thông thường, đó là không gian bên ngoài của tâm, nhưng đó chỉ là một cách nói.


The Outer Space of the Mind  

August 24, 1982

People who practice in earnestness, trying to develop and improve the qualities in their hearts step by step, beginning with virtue, the stages of concentration, and the levels of discernment, are — to make a comparison — like the people who build a rocket or a satellite to travel in outer space. They have to put their vehicle into good shape. Otherwise it won't get off the ground — because the things that can act as obstacles to their vehicle are many. The object that's going to travel in space has to be developed in order to be completely suited to its environment in every way. Before they can get it safely past its obstacles, they need to have made ample calculations. Even then, there are times when mishaps occur. But once the vehicle has been thoroughly developed, it can travel easily in outer space without any mishaps of any sort. This is an analogy for the minds of those who practice, who have developed their inner qualities and put them in to shape.

The heart is what will step out beyond the realm of conventional realities that exert a gravitational pull on it, into the outer space beyond convention: to vimutti, or release. The things that act as obstacles, preventing it from stepping out, are the various kinds of defilement.


Không Gian Bên Ngoài của Tâm  

Ngày 24 tháng 8, năm 1982

Những người hết lòng thực hành, cố gắng phát triễn và cải tiến các phẩm chất trong tim họ từng bước một, bắt đầu với đức hạnh, các giai đoạn của định, và mức độ của nhận thức phân biệt, thì — nếu so sánh — giống như người kiến tạo hỏa tiễn hay vệ tinh để du hành ngoài không gian. Họ phải làm cho phi thuyền của họ hoàn hảo. Nếu không nó sẽ không cất cánh — bởi vì những thứ mà có thể là trở ngại cho phi thuyền của họ thì rất nhiều. Chiếc phi thuyền du hành ngoài không gian phải được phát triễn để hoàn toàn phù hợp với môi trường của nó theo mọi cách. Trước khi họ có thể làm cho nó vượt qua những trở ngại của nó, họ cần phải tính toán dự phòng. Ngay cả khi đó, cũng có những lúc tai nạn xảy ra. Nhưng một khi chiếc phi thuyền đã được kiến tạo kỹ lưỡng, nó có thể du hành đến không gian bên ngoài mà không có bất kỳ rủi ro nào. Đây là một phép so sánh tâm của những người thực hành, đã phát triễn các phẩm chất bên trong và đem chúng vào khuôn.

Tim là cái mà sẽ vượt ra ngoài phạm vi của những thực thể thông thường, luôn kéo nó vào vòng ảnh hưởng, đến không gian bên ngoài quy ước: đến vimutti, hay giải thoát. Những thứ hành động như chướng ngại, ngăn không cho nó bước ra, là những loại khác nhau của phiền não ô trược.

For this reason, we have to make a very great effort. The defilements have various levels of crudeness and subtlety, so in developing the heart so as to pass through the crudeness and subtlety of the various levels of conventional reality — and of the defilements in particular — we must try to make it just right. We must use whatever qualities are needed to get the mind past the crudeness of conventional realities or defilement, stage by stage, by means of our practice, by means of our efforts to improve and develop it. Our persistence has to be strong. Our efforts, our endeavors in all ways have to be strong. Mindfulness and discernment are the important factors that will take the heart beyond the various obstacles thwarting it step by step. All of the techniques and strategies taught by the Buddha in the area of meditation are means for developing the heart so that it will be suited to transcending the realm of conventional reality and reaching outer space: nibbana.

What is it like, the outer space of the Dhamma? They no longer doubt about whether the outer space of the world exists or not. The things that lie within conventional reality are known to exist. Outer space beyond our atmosphere is another level of conventional reality. Outer space: What is it like? Does it exist? How does our world in the atmosphere differ from the things outside the world of our atmosphere called outer space? Both of these levels exist.

Vì lý do này, chúng ta phải nỗ lực rất nhiều. Phiền não ô trược có những mức độ thô và vi tế khác nhau, vì vậy trong việc mài dũa trái tim để vượt qua sự thô thiễn và tinh tế của những mức độ khác nhau của thực thể thông thường — và cụ thể là của phiền não ô trược — chúng ta phải cố gắng làm cho nó đúng. Chúng ta phải sử dụng bất cứ phẩm chất nào cần thiết để cho tâm vượt qua sự thô thiển của thực thể thông thường hay phiền não ô trược, từng giai đoạn một, bằng phương tiện thực hành của chúng ta, bằng nỗ lực của chúng ta để cải tiến và phát triễn nó. Sự kiên trì của chúng ta phải mạnh mẽ. Nỗ lực của chúng ta, cố gắng của chúng ta trong mọi cách phải mạnh mẽ. Chánh niệm và nhận thức phân biệt là những yếu tố quan trọng sẽ đem trái tim vượt qua những chướng ngại khác nhau đang cản trở nó từng bước một. Tất cả những kỹ thuật và chiến lược dạy bởi Đức Phật trong lĩnh vực thiền định là phương tiện cho việc phát triễn trái tim để nó sẽ có khả năng vượt qua địa hạt của thực thể thông thường và đạt đến không gian bên ngoài: nibbana - niết bàn.

Không gian bên ngoài của Pháp là như thế nào? Họ không còn ngi nghờ về việc liệu không gian bên ngoài của thế giới có hiện hữu hay không. Những thứ nằm trong thực thể thông thường được biết là hiện hữu. Không gia bên ngoài bầu khí quyển của chúng ta là một mức độ khác của thực thể thông thường. Không gian bên ngoài: Nó như thế nào? Liệu nó tồn tại? Thế giới của chúng ta trong bầu khí quyển so với những thứ bên ngoài bầu khí quyển của chúng ta, gọi là không gian bên ngoài, khác như thế nào? Cả hai cõi giới đều hiện hữu.

The mind that lies in the realm of conventional reality — surrounded and controlled — is like the various objects in the world trapped by the pull of gravity at all times. The mind is trapped by the pull of defilement in just the same way. It can't escape, which is why it must develop its strength to escape from the world of this gravitational pull. This gravitational pull is something the Buddha has already explained. In brief, there is craving for sensuality, craving for becoming, and craving for no becoming. The details — the branches and offshoots — are more than can be numbered. They fill this world of conventional realities. They are all factors that make the mind attached and entangled — loving, hating, and resenting different things, different beings, different people. All these factors can be adversaries to the heart and come from the preoccupations of the heart itself that labels things and misinterprets them.

For this reason, the principles of the Dhamma that the Buddha taught in the area of meditation for developing and modifying the heart are very appropriate for helping us as meditators to escape from all the things in our hearts that exert a pull on us or weigh us down. These things are hard to remove, hard to remedy, hard to sever, which is why we need a Teacher to guide us. If we had no Teacher, the living beings in the three realms of the cosmos — no matter how many thousands or millions of forms and levels there are — would all be as if deaf and blind. Not one of them would be able to escape from this darkness and blindness. This is why we should have a heartfelt sense of the awesomeness of the arising of a Buddha, who leads living beings to escape from this gravitational pull, from this oppressiveness, safely and in large numbers — to the point where no one else can compare — beginning with each Buddha's foremost disciples and on to the end of his dispensation, when his teachings no longer exist in the hearts of living beings, which is the final point in his work of ferrying living beings from all sorts of blindness, darkness, suffering, and stress.

Tâm nằm trong phạm vi của thực thể thông thường — bị bao vây và kiểm soát — giống như các vật thể khác nhau trong thế giới bị kẹt bởi lực hấp dẫn của trái đất khắp mọi lúc. Tâm bị kẹt bởi lực hút của phiền não ô trược theo cùng một cách. Nó không thể trốn thoát, đó là tại sao nó phải phát triễn sức mạnh của nó để thoát khỏi thế giới của lực hấp dẫn này. Lực hấp dẫn này là điều mà Đức Phật đã giải thích. Tóm lại, đó là ham muốn dục lạc, khao khát trở thành, và khát vọng không trở thành. Nếu kể chi tiết —cành nhánh — thì nhiều vô số. Chúng lấp đầy thế giới của thực thể thông thường này. Chúng là tất cả mọi yếu tố làm cho tâm gắn bó và vướng mắc — yêu, ghét, và phẫn nộ những thứ khác nhau, những chúng sinh khác nhau, những người khác nhau. Tất cả những yếu tố này có thể là kẻ thù của trái tim và đến từ những mối bận tâm của chính trái tim mà đặt khái niệm mọi thứ và hiểu lầm chúng.

Vì lý do này, các nguyên tắc của Pháp mà Đức Phật dạy trong lĩnh vực thiền định để phát triễn và sửa đổi trái tim thì rất thích hợp cho việc giúp chúng ta, là thiền giả, thoát khỏi tất cả mọi thứ trong trái tim của chúng ta đang lôi kéo hay dìm chúng ta xuống. Những thứ này khó loại bỏ, khó chữa trị, khó cắt đứt, đó là lý do tại sao chúng ta cần một vị Thầy để hướng dẫn chúng ta. Nếu chúng ta không có Thầy, chúng sinh của ba cõi giới của vũ trụ — bất kể hàng ngàn hay hàng triệu hình dạng hay mức độ nào — tất cả như thể bị điếc và mù. Không một ai trong số đó có thể thoát khỏi sự đen tối và đui mù này. Đây là tại sao chúng ta nên cảm thấy vô cùng vui sướng với sự xuất hiện của một vị Phật, dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi lực hấp dẫn này, thoát khỏi sự áp bức này, một cách an toàn và với số lượng lớn — đến độ mà không một ai khác có thể so sánh — bắt đầu với các vị đại đệ tử của mỗi vị Phật và tiếp tục đến tận cùng của tăng đoàn của ngài, khi lời dạy của ngài không còn tồn tại trong tim chúng sinh, đó là điểm cuối cùng của công việc của ngài để đem chúng sinh qua bờ giác, thoát khỏi mọi loại đui mù, đen tối, đau khổ và căng thẳng.

Our present Buddha performed these duties with the full mindfulness and discernment of his great mercy and compassion, beginning with the day of his Awakening. It's as if he took a large ship and cast anchor in the middle of the ocean in order to gather the living beings of various kinds and strengths adrift in the water on the verge of death and bring them on board stage by stage. Those who take an interest in the Dhamma are like beings who struggle to get on board the Buddha's ship that has cast anchor in the middle of the sea. They keep climbing on board, climbing on board, until the day when the beings of the world have no more belief in the teachings of the religion. That's when the ship will no longer have any function. Those who are still left in the sea will have to stay there adrift, with no more way of escape. They are the ones who are to become food for the fishes and turtles.

Those who have come on board, though, are the various stages of those who have been able to escape, as mentioned in the four types of individuals, beginning with the ugghatitaññu, vipacitaññu and neyya. These are the ones who have come on board. How high or low they are able to go depends on their individual capabilities. There are those who escape completely — those free of defilement; there are those on the verge of escape — the non-returners (anagami); those in the middle — the once-returners (sakidagami); and then the stream-winners (sotapanna); and finally ordinary good people. Here we're referring to the Buddha's ship in its general sense. He uses it to salvage living beings, beginning from the day of his Awakening until the point when the teachings of the religion have no more meaning in the world's sensibilities. That's the final point. Those who remain are the diseased who can find no medicine or physician to treat their illnesses and are simply awaiting their day to die.

Đức Phật hiện tại của chúng ta đã thực hiện những nhiệm vụ này với đầy đủ chánh niệm và nhận thức phân biệt và lòng từ bi bao la của ngài, bắt đầu từ ngày ngài Giác Ngộ. Như thể ngài đem một chiếc thuyền lớn ra neo giữa biển để cứu vớt đủ loại chúng sinh lênh đênh trên biển sắp chết và lần lượt mang họ lên thuyền. Những ai quan tâm đến Pháp thì giống như người đang gắng sức leo lên chiếc thuyền của Đức Phật đang neo ngoài biển khơi. Họ tiếp tục leo lên thuyền, leo lên thuyền, cho đến khi chúng sinh trên cõi đời này không còn niềm tin vào giáo lý của đạo Phật. Đó là khi con thuyền sẽ không còn nhiệm vụ nào nữa. Những người còn lại trên biển sẽ phải lênh đênh trên sóng nước, không còn lối thoát nào nữa. Họ sẽ trở thành thức ăn cho các loài cá và rùa.

Tuy nhiên, những ai đã lên thuyền là những người có thể thoát khỏi vào những giai đoạn khác nhau, như được đề cập đến trong bốn loại người, bắt đầu với ugghatitaññu, vipacitaññuneyya. Đây là những người đã lên thuyền. Họ có thể đi được bao xa tùy thuộc vào khả năng riêng rẽ của họ. Có những người đã hoàn toàn thoát khỏi — không còn phiền não ô trược; có những người cận kề bờ giải thoát — người không trở lại, bất lai (anagami); người ở giai đoạn giữa — trở lại một lần, nhất lai (sakidagami); rồi đến người nhập lưu (sotapanna); và cuối cùng là những người bình thường với tấm lòng tốt. Ở đây chúng ta đang đề cập đến con thuyền của Đức Phật theo ý nghĩa tổng quát. Ngài sử dụng nó để cứu vớt chúng sinh, bắt đầu từ ngày ngài Giác Ngộ cho đến khi giáo lý của ngài không còn được nồng nhiệt đón nhận trên thế giới. Đó là điểm cuối cùng. Những người còn lại là người bệnh mà không thể tìm ra thuốc hay y sĩ để chữa trị căn bệnh của họ và chỉ còn chờ ngày chết.

So now we are swimming and struggling toward the Buddha's large ship by making the effort of the practice. In particular, now that we have ordained in the Buddha's religion and have developed a feel for his teaching, this makes us even more moved, even more convinced of all the truths that he taught rightly about good and evil, right and wrong, hell, heaven, the Brahma worlds, and nibbana, all of which are realities that actually exist.

We have followed the principles of the Buddha's Dhamma, and in particular the practice of meditation. Try to build up your strength and ability without flagging, so as to resist and remove all the things that coerce or exert a gravitational pull on the heart. Don't let yourself become accustomed to their pull. They pull you to disaster, not to anything else. They're not forces that will pull you to what is auspicious. They'll pull you to what's inauspicious, step by step, depending on how much you believe, give in, and are overcome by their pull. Suffering will then appear in proportion to how much you unconsciously agree, give in, and are overcome by their pull. Even though there are the teachings of the religion to pull you back, the mind tends to take the lower path more than the path of the religion, which is why it is set adrift. But we're not the type to be set adrift. We're the type who are swimming to release using the full power of our intelligence and abilities.

Vì vậy giờ đây chúng ta đang bơi và gắng sức tiến tới chiếc thuyền lớn của Đức Phật bằng cách nỗ lực thực hành. Nhất là bây giờ chúng ta đã xuất gia theo tôn giáo của Đức Phật và đã cảm nhận giáo lý của ngài, điều này làm cho chúng ta tiến nhiều hơn, tin tưởng nhiều hơn vào tất cả sự thật mà ngài đã dạy một cách đúng đắn về thiện và ác, đúng và sai, địa ngục, thiên đàng, các cõi Phạm Thiên, và niết bàn, tất cả đều là những thực thể mà thật sự hiện hữu.

Chúng ta đã tuân theo các nguyên tắc của Phật Pháp, và đặc biệt là việc thực hành thiền định. Hảy cố gắng vun bồi sức mạnh và khả năng của bạn không mệt mỏị, để chống cự và loại bỏ tất cả những thứ khống chế hay lôi kéo trái tim. Đừng để bản thân bạn trở nên quen với sức hút của chúng. Chúng kéo bạn vào thảm họa, mà không là gì khác. Chúng không phải là lực mà sẽ kéo bạn vào những gì tốt lành. Chúng sẽ kéo bạn vào nơi bất hạnh, từng bước một, tùy thuộc vào sự tin tưởng của bạn lớn bao nhiêu, nhượng bộ bao nhiêu, và chịu thua sức hút của chúng. Sau đó đau khổ sẽ xuất hiện tương ứng với việc bạn vô tình chấp thuận, nhượng bộ, và chịu thua sức hút của chúng bao nhiêu. Mặc dù có những giáo lý để kéo bạn trở lại, tâm thường có khuynh hướng chọn con đường thấp hơn là đường đạo, đó là lý do tại sao nó để trôi lênh đênh. Nhưng chúng ta không phải là loại người buông xuôi. Chúng ta là loại người đang bơi đễ giải thoát bằng cách sử dụng trọn vẹn sức mạnh của trí thông minh và khả năng của chúng ta.

Wherever you are, whatever you do, always be on the alert with mindfulness. Don't regard the effort of the practice as tiring, as something wearisome, difficult to do, difficult to get right, difficult to contend with. Struggle and effort: These are the path for those who are to gain release from all stress and danger, not the path of those headed downward to the depths of hell, blind and in the dark by day and by night, their minds consumed by all things lowly and vile.

The Noble Ones in the time of the Buddha practiced in earnest. With the words, 'I go to the Buddha for refuge,' or 'I go to the Sangha for refuge,' we should reflect on their Dhamma, investigating and unraveling it so as to see the profundity and subtlety of their practice. At the same time, we should take their realizations into our hearts as good examples to follow, so that we can conduct ourselves in the footsteps of their practices and realizations.

'I go to the Buddha for refuge.' We all know how difficult it was for him to become the Buddha. We should engrave it in our hearts. Our Teacher was the first pioneer in our age to the good destination for the sake of all living beings. Things were never made easy for him. From the day of his renunciation to the day of his Awakening, it was as if he were in hell — there's no need to compare it to being in prison — because he had been very delicately brought up in his royal home. When he renounced the household life, he faced great difficulties in terms of the four necessities. In addition, there were many, many defilements in his heart related to his treasury and to the nation filled with his royal subjects. It weighed heavily on his heart at all times that he had to leave these things behind. He found no comfort or peace at all, except when he was sound asleep.

Dù bạn ở đâu, dù bạn làm gì, hảy luôn cảnh giác với chánh niệm. Đừng xem nỗ lực thực hành là mệt mỏi, chán ngán, khó làm, khó thực hiện đúng, khó chịu đựng. Phấn đấu và nỗ lực. Đây là con đường cho những ai sẽ đạt được giải thoát khỏi mọi đau khổ và nguy hiểm, không phải con đường của những ai hướng đến vực thẳm của địa ngục, mù quáng và tăm tối ngày đêm, tâm của họ bị tiêu hao bởi tất cả những thứ thấp kém và ghê tởm.

Các bậc Thánh Tăng trong thời Đức Phật đã thực hành hết lòng. Với câu nói, 'Con xin qui y Phật,' hay 'Con xin qui y Tăng,' chúng ta nên suy nghĩ về Pháp của họ, quan sát và làm sáng tỏ nó để nhìn thấy sự uyên thâm và tinh tế của việc thực hành của họ. Đồng thời, chúng ta nên đem những chứng ngộ của họ vào trong tim như gương tốt để noi theo, để chúng ta có thể tự hành xử theo bước chân của sự thực hành và chứng ngộ của họ.

'Con xin qui y Phật.' Chúng ta đều biết khó khăn như thế nào để ngài trở thành Phật. Chúng ta nên ghi khắc nó trong tim mình. Thầy của chúng ta là nhà tiên phong đầu tiên trong thời đại chúng ta đến đích tốt lành vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Không có điều gì dễ dàng cho ngài. Từ ngày ngài xuất gia cho đến ngày ngài Giác Ngộ, như thể ngài ở trong địa ngục — không cần phải so sánh với việc ở trong tù — bởi vì ngài vốn được nuôi dưỡng cẩn thận trong hoàng cung. Khi ngài từ giã đời sống gia đình, ngài đã đối diện với rất nhiều khó khăn về bốn nhu cầu thiết yếu. Thêm vào đó, đã có rất nhiều phiền não trong tim ngài liên quan đến tài sản và quốc gia với vô số quần thần của ngài. Nó đè nặng trái tim ngài khắp mọi lúc đến nỗi ngài phải bỏ những thứ này lại đằng sau. Ngài đã không có thoải mái hay bình an chút nào, ngoại trừ khi ngài ngủ say.

As for us, we don't have a following, don't have subjects, have never been kings. We became ordained far more easily than the Buddha. And when we make the effort of the practice, we have his teachings, correct in their every aspect, as our guide. Our practice isn't really difficult like that of the Buddha, who had to struggle on his own with no one to guide him. On this point, we're very different. We have a much lighter burden in the effort of the practice than the Buddha, who was of royal birth.

Food, wherever we go, is full to overflowing, thanks to the faith of those who are already convinced of the Buddha's teachings and are not lacking in interest and faith for those who practice rightly. For this reason, monks — wherever they go — are not lacking in the four necessities of life, which is very different from the case of the Buddha.

All of the Noble Disciples who followed in the Buddha's footsteps were second to him in terms of the difficulties they faced. They had a much easier time as regards the four necessities of life, because people by and large had already begun to have faith and conviction in the teachings. But even so, the disciples didn't take pleasure in the four necessities more than in the Dhamma, in making the single-minded effort to gain release from suffering and stress. This is something very pleasing, something very worthy to be taken as an example. They gave their hearts, their lives — every part of themselves — in homage to the Buddha and Dhamma, to the point where they all became homage to the Sangha within themselves. In doing so, they all encountered difficulties, every one of them.

Còn chúng ta, thì không có người theo, không có quần thần, chưa bao giờ là vua. Chúng ta xuất gia quá dễ dàng so với Đức Phật. Và khi chúng ta nỗ lực thực hành, chúng ta có những lời dạy của ngài, đúng trong mọi khía cạnh, như hướng dẫn của chúng ta. Việc thực hành của chúng ta không thật sự khó như của Đức Phật, ngài đã tự phấn đấu mà không có ai hướng dẫn. Về điểm này, chúng ta rất khác. Chúng ta có rất ít gánh nặng trong nỗ lực thực hành so với Đức Phật, vốn là dòng dõi hoàng tộc.

Thực phẩm, bất cứ nơi nào chúng ta đi, thì có vô số, nhờ niềm tin của những người đã được thuyết phục bởi giáo lý của Đức Phật và không thiếu sự quan tâm và niềm tin đối với những ai thực hành đúng. Vì lý do này, chư tăng — bất cứ nơi nào họ đi — không bị thiếu thốn bốn nhu cầu thiết yếu, điều đó rất khác biệt so với trường hợp của Đức Phật.

Tất cả các vị Đại Đệ Tử đi theo dấu chân Đức Phật chỉ là hạng nhì so với ngài về mặt khó khăn mà họ đã đối diện. Họ có đời sống dễ dàng hơn nhiều trên phương diện bốn như cầu thiết yếu, bởi vì đa số quần chúng đã bắt đầu tin tưởng vào giáo lý. Thế nhưng các vị đệ tử đã không vui hưởng bốn nhu cầu thiết yếu hơn là Pháp, trong việc nhất tâm nỗ lực để đạt được giải thoát khỏi đau khổ và căng thẳng. Đây là điều rất vui mừng, rất xứng đáng để làm gương. Họ hiến dâng trái tim, cuộc đời mình — mọi phần của họ — đảnh lễ Đức Phật và Pháp, đến độ họ đều trở nên tôn kính Tăng Đoàn trong chính họ. Khi làm như vậy, họ đều trực diện khó khăn, mỗi người trong số họ.

Because the Dhamma is something superior and superlative, whoever meets it has to develop and prosper through its power day by day, step by step, to a state of superlative excellence. As for the defilements, there is no type of defilement that can take anyone to peace, security, or excellence of any kind.

The defilements know this. They know that the Dhamma far excels them, so they disguise themselves thoroughly to keep us from knowing their tricks and deceits. In everything we do, they have to lie behind the scenes, showing only their tactics and strategies, which are nothing but means of fooling living beings into falling for them and staying attached to them. This is very ingenious on their part.

For this reason, those who make the effort of the practice are constantly bending under their gravitational pull. Whether we are doing sitting meditation, walking meditation — whatever our posture — we keep bending and leaning under their pull. They pull us toward laziness and lethargy. They pull us toward discouragement and weakness. They pull us into believing that our mindfulness and discernment are too meager for the teachings of the religion. They pull us into believing that our capacities are too meager to deserve the Dhamma, to deserve the paths, fruitions, and nibbana, or to deserve the Buddha's teachings. All of these things are the tactics of the pull of defilement to draw us solely into failure, away from the Dhamma. If we don't practice the Dhamma so as to get above these things, we won't have any sense at all that they are all deceits of defilement. When we have practiced so as to get beyond them step by step, though, they won't be able to remain hidden. No matter how sharp and ingenious the various kinds of defilement may be, they don't lie beyond the power of mindfulness and discernment. This is why the Buddha saw causes and effects, benefits and harm, in a way that went straight to his heart, because of his intelligence that transcended defilement.

Bởi vì Pháp là một cái gì đó siêu việt và tối thượng, bất cứ ai gặp nó đều phải phát triễn và thành tựu thông qua năng lực của nó từng ngày, từng bước, đến trạng thái ưu tú nhất. Còn đối với phiền não ô trược, không có loại phiền não ô trược nào có thể đem người ta đến hòa bình, an toàn, hay tuyệt vời nào cả.

Phiền não ô trược biết điều này. Chúng biết rằng Pháp vượt xa chúng, vì vậy chúng ngụy trang kỹ lưỡng để cho chúng ta không biết thủ đoạn và lừa dối của chúng. Trong mọi thứ chúng ta làm, chúng phải núp trong hậu trường, chỉ thể hiện chiến thuật và chiến lược của chúng, vốn chẳng là gì ngoài việc dẫn dụ chúng sinh ưa thích chúng và gắn bó với chúng. Đây là sự khôn khéo của chúng.

Vì lý do này, những ai nỗ lực thực hành liên tục bị cuốn theo lực hấp dẫn của chúng. Dù chúng ta đang ngồi thiền, hành thiền — bất cứ tư thế nào — chúng ta luôn bị uốn và nghiêng về lực kéo của chúng. Chúng kéo chúng ta về phía lười biếng và dã dượi. Chúng kéo chúng ta về phía chán nản và yếu đuối. Chúng kéo chúng ta vào việc tin rằng chánh niệm và nhận thức phân biệt của chúng ta quá ít ỏi để nắm vững giáo lý. Chúng kéo chúng ta vào việc tin rằng khả năng của chúng ta quá ít ỏi để xứng đáng với Pháp, xứng đáng để nhận lãnh đạo, quả, và niết bàn, hay nhận lãnh giáo lý của Đức Phật. Tất cả những thứ này là thủ đoạn của phiền não ô trược để lôi kéo chúng ta vào sự thất bại, xa rời Pháp. Nếu chúng ta không thực hành Pháp để vượt qua những thứ này, chúng ta sẽ không ý thức được rằng tất cả đều là lừa dối của phiền não ô trược. Tuy nhiên, khi chúng ta đã thực hành để vượt qua chúng từng bước một, chúng sẽ không thể lẫn trốn được nữa. Bất kể các loại phiền não ô trược sắc bén và khôn khéo như thế nào, chúng không nằm bên ngoài tầm kiểm soát của chánh niệm và nhận thức phân biệt. Đây là lý do tại sao Đức Phật nhìn thấy nguyên nhân và hậu quả, lợi ích và nguy hại, theo một cách đi thẳng vào trái tim của ngài, bởi vì trí thông minh của ngài vượt qua phiền não ô trược.

For this reason, when he taught the Dhamma to the world, he did so with full compassion so that living beings could truly escape from danger, from the depths of the world so full of suffering. He wanted the beings of the world to see the marvelousness, the awesomeness of the Dhamma that had had such an impact within his heart, so that they too would actually see as he did. This is why his proclamation of the Dhamma was done in full measure, for it was based on his benevolence. He didn't proclaim it with empty pronouncements or as empty ceremony. That sort of thing didn't exist in the Buddha. Instead, he was truly filled with benevolence for the living beings of the world.

His activities as Buddha — the five duties of the Buddha we are always hearing about — he never abandoned, except for the few times he occasionally set them aside in line with events. But even though he set them aside, it wasn't because he had set his benevolence aside. He set them aside in keeping with events and circumstances. For example, when he spent the rains alone in the Prileyya Forest, he had no following, and none of the monks entered the forest to receive instruction from him, which meant that this activity was set aside. Other than that, though, he performed his duties to the full because of his benevolence, with nothing lacking in any way.

Vì lý do này, khi ngài dạy Pháp cho thế giới, ngài đã làm với trọn vẹn lòng từ bi để cho chúng sinh có thể thật sự thoát khỏi nguy hiểm, khỏi vực sâu chứa đầy đau khổ của thế giới. Ngài muốn chúng sinh nhìn thấy sự kỳ diệu, sự tuyệt vời của Pháp mà đã tạo ảnh hưởng sâu xa trong tim ngài, để họ cũng sẽ thật sự nhìn thấy như ngài đã thấy. Đây là lý do tại sao sự tuyên bố của ngài về Pháp đã được thực hiện đầy đủ, vì nó được dựa trên lòng từ bi của ngài. Ngài đã không tuyên bố nó với một bản tuyên ngôn trống rỗng hay như một nghi thức trống rỗng. Loại đó đều không có trong Đức Phật. Trái lại, ngài thật sự đầy lòng từ bi đối với chúng sinh trên thế giới.

̣ Sinh hoạt Phật sự của ngài — năm nhiệm vụ của Đức Phật mà chúng ta luôn nghe nói đến — ngài không bao giờ bỏ rơi, ngoại trừ vài lần ngài để chúng qua một bên vì hoàn cảnh. Nhưng mặc dù ngài để chúng qua một bên, nó không phải vì ngài để lòng từ bi của ngài qua một bên. Ngài để qua một bên cho phù hợp với sự kiện và hoàn cảnh. Ví dụ, khi ngài sống một mình vào mùa mưa ở Prileyya Forest, ngài không có người theo, và không một nhà sư nào đi vào rừng để nhận hướng dẫn của ngài, điều này có nghĩa là sinh hoạt này được để sang một bên. Ngoài điều đó ra, ngài đã thực hiện nhiệm vụ của ngài đầy đủ vì lòng nhân từ của ngài, không chút suy xuyển.

This is a matter of his having seen things clearly in his heart: the harm of all things dangerous, and the benefits of all things beneficial. The Buddha had touched and known them in every way, which is why he had nothing to doubt. His teaching of the Dhamma regarding harms and benefits was thus done in full measure. He analyzed harm into all its branches. He analyzed benefits into all their branches and completely revealed the differing degrees of benefits they gave. The beings of the world who had lived drearily with suffering and stress for untold aeons and were capable of learning of the excellence of the Dhamma from the Buddha: How could they remain complacent? Once they had heard the teachings of the religion truly resonating in their very own ears and hearts — because of the truth, the honesty, the genuine compassion of the Buddha — they had to wake up. The beings of the world had to wake up. They had to accept the truth.

That truth is of two kinds. The truth on the side of harm is one kind of truth: It really is stressful, and the origin of stress really creates stress to burn the hearts of living beings. As for the path, it really creates ease and happiness for living beings. Those who listened to these truths, listened with all their hearts. This being the case, the strength of will they developed, their conviction, and their clear vision of both harm and benefits all gathered to become a strength permeating the one heart of each person. So why shouldn't these things reveal their full strength and manifest themselves as persistence, effort, earnestness, and determination in every activity for the sake of gaining release from all dangers and adversity by means of the Dhamma?

Đây là vấn đề ngài nhìn thấy mọi thứ rõ ràng trong tim: tai hại của tất cả những thứ nguy hiểm, và lợi ích của tất cả những thứ có lợi. Đức Phật đã nắm và biết chúng theo mọi cách, đó là lý do tại sao ngài không có gì để nghi ngờ. Lời dạy của ngài về Pháp liên quan đến tai hại và lợi ích vì thế đã được thực hiện đầy đủ. Ngài phân tích tai hại vào sâu trong chi tiết. Ngài phân tích lợi ích vào sâu trong chi tiết và chỉ ra toàn bộ các khía cạnh khác nhau của những lợi ích chúng cho. Chúng sinh trên thế giới đã sống một cách buồn bã với đau khổ và căng thẳng trong thời gian dài vô tận và đã có thể học được sự tuyệt diệu của Pháp từ Đức Phật. Làm sao họ có thể vẫn tự mãn? Một khi họ đã nghe giáo lý thật sự vang vọng trong chính đôi tai và trái tim của họ — vì sự thật, tánh thành thật, lòng từ bi chân chính của Đức Phật — họ phải thức tỉnh. Chúng sinh trên thế giới phải thức tỉnh. Họ đã phải chấp nhận sự thật.

Sự thật đó có hai loại. Sự thật về phía tai hại là một loại sự thật: Nó thật sự căng thẳng, và nguyên nhân của căng thẳng thật sự gây căng thẳng để thiêu đốt trái tim của chúng sinh. Còn về phía đạo, nó thật sự tạo ra bình an và hạnh phúc cho chúng sinh. Những ai lắng nghe sự thật này, lắng nghe hết lòng̣. Đây là trường hợp, sức mạnh của ý chí họ đã phát triễn, niềm tin của họ, và cái nhìn rõ ràng của họ về cả tai hại và lợi ích cùng hội nhập để trở nên một sức mạnh thâm nhập trái tim của từng người. Vì vậy tại sao những điều này lại không thể hiện toàn bộ sức mạnh của chúng và tự biểu hiện như là sự kiên trì, nỗ lực, tận tâm, và cương quyết trong mọi sinh hoạt vì lợi ích của việc đạt giải thoát khỏi mọi nguy hiểm và khó khăn bằng phương tiện của Pháp?

This is why the disciples who heard the Dhamma from the Buddha, from the mouth of the foremost Teacher, felt inspired and convinced. Many of them even came to see the Dhamma and gain release from suffering and stress, step by step to the point of absolute release, right there in the Buddha's presence. As we've seen the texts say: When the Buddha was explaining the Dhamma for the sake of those who could be taught, his followers — such as the monks — attained the Dhamma to ultimate release, nibbana, in no small numbers. This is what happens when truth meets with truth. They fit together easily with no difficulty at all. Those who listened did so by really seeing the benefits and harm, really convinced by the reasons of the Dhamma taught by the Buddha, which is why they gained clear results right then and there.

The Dhamma — both the harm and benefits that the Buddha explained in his day and age, and that existed in the hearts of his listeners in that day and age: In what way is it different from the truths existing in our hearts at present? They're all the same nature of truth, the same Noble Truths. They don't lie beyond the four Noble Truths, either in the Buddha's time or in the present.

Đây là lý do tại sao các vị đệ tử nghe Pháp từ Đức Phật, từ miệng của bậc Thầy vĩ đại nhất, đã cảm thấy hứng khởi và tin tưởng. Nhiều người trong số họ thậm chí đã nhìn thấy Pháp và đạt giải thoát khỏi đau khổ và căng thẳng, từng bước một đến điểm giải thoát tuyệt đối, ngay trước sự hiện diện của Đức Phật. Như chúng ta đã thấy kinh sách tường thuật: Khi Đức Phật giảng giải Pháp vì lợi ích của những ai mà có thể giảng dạy được, những người theo ngài — chẳng hạn như chư tăng — đã đạt được Pháp đến giải thoát tối thượng, niết bàn, với số lượng không nhỏ. Đây là những gì xảy ra khi sự thật gặp sự thật. Chúng ăn khớp với nhau dễ dàng, không chút khó khăn. Những ai lắng nghe đã làm như vậy bằng cách thật sự nhìn thấy lợi ích và tai hại, thật sự được thuyết phục bởi những lý lẽ của Pháp dạy bởi Đức Phật, đó là lý do tại sao họ đạt được kết quả rõ ràng ngay lúc đó.

Pháp — cả tai hại và lợi ích mà Đức Phật giải thích vào thời của ngài, và hiện hữu trong trái tim của những người nghe ngài vào thời đó. Nó có gì khác biệt với những sự thật hiện hữu trong trái tim chúng ta ở thời hiện tại? Chúng đều là cùng một tánh thật, đều là Chân Lý Cao Thượng - Tứ Diệu Đế. Chúng không nằm ngoài Tứ Diệu Đế, dù là ở thời Đức Phật hay ở hiện tại.

The Buddha's instructions were the truth of the path, teaching people to have virtue, concentration, and discernment so that they could truly understand the affairs of stress straight to the heart and remove the cause of stress, which is a thorn or a spear stabbing the heart of living beings, creating suffering and stress that go straight to the heart as well. The truth of stress exists in our bodies and minds. The truth of the origin of stress reveals itself blatantly in our hearts in our every activity. What can reveal itself only intermittently, or not at all, is the path — even though we are listening to it right now.

What is the path? Mindfulness and discernment. Right View and Right Attitude: These things refer to the levels of discernment. If we add Right Mindfulness, then when we have these three qualities nourishing the heart, Right Concentration will arise because of our right activities. Right Activity, for those who are to extricate themselves from stress, refers primarily to the work of removing defilement — for example, the work of sitting and walking meditation, the work of guarding the heart with mindfulness, using mindfulness and discernment continually to investigate and contemplate the different kinds of good and bad things making contact with us at all times. This is called building the path within the heart.

When we bring the path out to contend with our adversary — the origin of stress — what facet is the adversary displaying? The facet of love? What does it love? What exactly is the object it loves? Here we focus mindfulness and discernment in on unraveling the object that's loved. What is the object in actuality? Unravel it so as to see it through and through, being really intent in line with the principles of mindfulness and discernment. Reflect back and forth, again and again, so as to see it clearly. The object that's loved or lovable will fade away of its own accord because of our discernment. Mindfulness and discernment wash away all the artifice, all that is counterfeit in that so-called love step by step until it is all gone. This is the discernment we build up in the heart to wash away all the artifices, all the filth with which the defilements plaster things inside and out.

Những hướng dẫn của Đức Phật là sự thật của đạo, dạy người ta có đức hạnh, định và nhận thức phân biệt để họ có thể thật sự hiểu những vấn đề của đau khổ ngay từ trái tim và loại bỏ nguyên nhân của khổ, là gai nhọn hay mủi giáo đâm vào tim của chúng sinh, gây ra đau khổ và căng thẳng mà cũng đi thẳng vào tim. Sự thật của đau khổ hiện hữu trong thân và tâm của chúng ta. Sự thật về nguồn gốc của khổ hé lộ chính nó một cách trắng trợn trong tim chúng ta trong mọi hoạt động của chúng ta. Cái mà có thể hé lộ chính nó một cách gián đoạn, hay không gì cả, là đạo — mặc dù chúng ta đang lắng nghe nó ngay bây giờ.

Đạo là gì? Chánh niệm và nhận thức phân biệt. Chánh KiếnChánh Tư Duy: Những điều này đề cập đến các mức độ của nhận thức phân biệt. Nếu chúng ta thêm Chánh Niệm, thì khi chúng ta có ba phẩm chất này nuôi dưỡng trái tim, Chánh Định sẽ phát sinh bởi vì những hoạt động đúng của chúng ta. Chánh Nghiệp, cho những ai giải thoát chính họ khỏi đau khổ, chủ yếu đề cập đến việc loại bỏ phiền não ô trược — ví dụ, việc ngồi thiền và hành thiền, việc canh giữ trái tim với chánh niệm, sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt liên tục để quan sát và quán chiếu các loại khác nhau của thiện và ác đang tiếp xúc với chúng ta khắp mọi lúc. Đây được gọi là xây dựng đạo bên trong tim.

Khi chúng ta mang đạo ra chiến đấu với kẻ thù của chúng ta — nguyên nhân của khổ — kẻ thù sẽ thể hiện bộ mặt nào? Mặt yêu thương? Nó yêu cái gì? Đối tượng nó yêu chính xác là gì? Ở đây chúng ta chú trọng vào chánh niệm và nhận thức phân biệt trong việc làm sáng tỏ đối tượng được yêu. Đối tượng trong thực tế là gì? Làm sáng tỏ nó để nhìn thấy nó thấu đáo, thật sự kiên định phù hợp với các nguyên tắc của chánh niệm và nhận thức phân biệt. Nghĩ đi nghĩ lại nhiều lần để thấy nó rõ ràng. Đối tượng được yêu và đáng yêu sẽ phai mờ đi vì sự nhận thức phân biệt của chúng ta. Chánh niệm và nhận thức phân biệt quét sạch mọi mưu kế, tất cả giả dối trong cái gọi là yêu thương từng bước một cho đến khi nó biến mất hết. Đây là nhận thức phân biệt chúng ta xây dựng trong tim để quét sạch mọi giả dối, mọi dơ bẩn mà phiền não ô trược dán vào bên trong và ngoài.

Outside, they plaster these things on sights, sounds, smells, tastes, and tactile sensations. Inside, they plaster them on labels — sañña — that go out our eyes... They plaster things beginning with our eyes, ears, nose, tongue, and body, stage by stage. There's nothing but the plaster of defilement. When we meet with these things, seeing them or hearing them, sañña — labels and interpretations — and sankhara — thought-formations — appear in the mind. These continue plastering layer on layer.

For this reason, we must use discernment to investigate. Whatever is plastered outside, wash that plastering away. Then turn around to wash away the plastering inside. When we have seen these things clearly with discernment, how can discernment help but turn to find the important culprit, the deceiver inside? It has to turn inside. In using mindfulness and discernment, this is how we must use them. When we investigate, this is how we investigate — and we do it earnestly. This is Right Activity in the area of the practice.

Bên ngoài, chúng dán những thứ này vào hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, cảm giác xúc giác. Bên trong, chúng dán vào khái niệm — sañña - tưởng uẩn— mà đi ra mắt của chúng ta... Chúng dán mọi thứ bắt đầu với mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân của chúng ta, từng giai đoạn một. Không có gì ngoài lớp thạch cao của phiền não ô trược. Khi chúng ta gặp những thứ này, nhìn chúng hay nghe chúng, sañña - tưởng uẩn — khái niệm và diễn giải — và sankhara - hành uẩn — tư tưởng hình thành — xuất hiện trong tâm. Những thứ này tiếp tục dán từng lớp một.

Vì lý do này, chúng ta phải dùng nhận thức phân biệt để xem xét. Bất cứ cái gì bị dán bên ngoài, rửa lớp dán đó đi. Rồi quay vào trong để rửa lớp dán bên trong. Khi chúng ta đã nhìn thấy những thứ này rõ ràng với nhận thức phân biệt, làm thế nào nhận thức phân biệt có thể giúp nếu không phải là quay vào tìm kiếm thủ phạm chính yếu, kẻ lừa dối ở bên trong? Nó phải quay vào trong. Bằng việc sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt, đây là cách chúng ta phải sử dụng chúng. Khi chúng ta xem xét, đây là cách chúng ta xem xét — và chúng ta làm nó một cách nghiêm túc. Đây là Chánh Nghiệp trong lĩnh vực thực hành.

Right Speech: As I've said before, we speak in line with the ten topics of effacement (sallekha-dhamma). We don't bring matters of the world, politics, commerce, matters of women and men, matters of defilement and craving to converse among ourselves so as to become distracted and conceited, piling on more defilement and stress, in line with the things we discuss. With the topics of effacement — that's what the Buddha called them — we speak of things that will strengthen our will to make persistent effort, making us convinced and inspired with the Dhamma. At the same time, these topics are warnings against heedlessness and means of washing away the various kinds of defilement when we hear them from one another. This is Right Speech in the area of the practice.

Right Livelihood: Feed your heart with Dhamma. Don't bring in poison — greed, anger, delusion, or lust — to feed the heart, for these things will be toxic, burning the heart and making it far more troubled than any poisonous substances could. Try to guard your heart well with mindfulness and discernment. The savor of the Dhamma, beginning with concentration as its basis, will appear as peace and calm within the heart in proportion to the levels of concentration. Then use discernment to unravel the various things that the mind labels and interprets, so as to see them clearly step by step. This is called Right Livelihood — guarding the heart rightly, feeding it correctly with the nourishment of the Dhamma, and not with the various kinds of defilement, craving, and mental effluents that are like poisons burning the heart. Reduce matters to these terms, meditators. This is called Right Livelihood in the practice of meditation.

Chánh Ngữ: Như tôi đã nói trước đây, khi chúng ta nói chuyện cần phải để ý đến mười đề tài dễ gây xáo trộn (sallekha-dhamma). Chúng ta không đem những vấn đề của thế giới, chính trị, thương mại, vấn đề của nam nữ, vấn đề của phiền não ô trược và ham muốn vào cuộc luận đàm giữa chúng ta để không trở nên bận tâm và kiêu ngạo, chồng chất thêm nhiều phiền não và căng thẳng, phù hợp với những điều chúng ta thảo luận. Với những đề tài gây xáo trộn — đó là tên gọi bởi Đức Phật — chúng ta nói về những điều mà sẽ củng cố ý chí của chúng ta để luôn kiên trì nỗ lực, làm chúng ta tin tưởng và hứng khởi với Pháp. Đồng thời, các đề tài này là những lời cảnh báo chống lại sự lơ đểnh và là phương tiện để dọn sạch các loại phiền não ô trược khi chúng ta nghe về chúng từ nhau. Đây là Chánh Ngữ trong lĩnh vực thực hành.

Chánh Mạng: Nuôi dưỡng trái tim của bạn bằng Pháp. Đừng mang chất độc vào — tham, sân, si, hay dục vọng — để nuôi trái tim, vì những thứ này sẽ độc hại, thiêu đốt trái tim và làm cho nó bị trở ngại nhiều hơn là bất cứ chất độc nào khác. Cố gắng bảo vệ tốt trái tim của bạn với chánh niệm và nhận thức phân biệt. Hương vị của Pháp, bắt đầu với định như là căn bản của nó, sẽ xuất hiện như bình an và tĩnh lặng trong tim cân xứng với mức độ của định. Sau đó sử dụng nhận thức phân biệt để làm sáng tỏ những thứ khác nhau mà tâm đặt khái niệm và diễn giải, để nhìn thấy chúng rõ ràng từng bước một. Đây gọi là Chánh Mạng — bảo vệ trái tim đúng, nuôi nó đàng hoàng với chất dinh dưỡng của Pháp, chứ không phải với các loại phiền não ô trược, ham muốn, và bợn nhơ tinh thần vốn giống như độc tố thiêu đốt trái tim. Giảm dây dưa với những trạng huống này, hởi các thiền giả. Đây được gọi là Chánh Mạng trong lĩnh vực thiền định.

Right Effort, as I've said before, means persistence in abandoning all forms of evil. This covers everything we've said so far. The Buddha defines this as persistence in four areas, or of four sorts, [4] but since I've already explained this many times, I'll pass over it here.

Right Mindfulness: What does the Buddha have us keep in mind? All the things that will remove defilement. For example, he has us keep the four frames of reference in mind: being mindful as we investigate the body; being mindful as we investigate feelings; being mindful as we investigate the mind; being mindful as we investigate phenomena that involve the mind, arise in the mind, arise and then vanish, vanish and then arise, matters of past and future appearing in the present all the time. We keep investigating in this way. If we investigate so as to make the mind progress in tranquillity meditation, Right Mindfulness means using mindfulness to supervise our mental repetition. From there it turns into Right Concentration within the heart. This is called building the Dhamma, building tools for clearing our way, loosening the things that bind and constrict the heart so that we can make easy progress, so that we aren't obstructed and blocked by the force of the things I have mentioned.

Chánh Tinh Tấn, như tôi đã nói, có nghĩa là kiên trì từ bỏ mọi hình thức của ác. Điều này bao gồm tất cả mọi thứ chúng ta đã nói cho đến giờ. Đức Phật định nghĩa đó là kiên trì trong bốn lĩnh vực, hay bốn loại, [4] nhưng vì tôi đã giải thích điều này nhiều lần, tôi sẽ không nói về nó nữa.

Chánh Niệm: Đức Phật khuyên chúng ta giữ gì trong tâm? Tất cả những thứ mà sẽ loại bỏ phiền não ô trược. Ví dụ, ngài khuyên chúng ta giữ bốn khung tham khảo trong tâm: chánh niệm khi chúng ta quan sát thân; chánh niệm khi chúng ta quan sát cảm giác; chánh niệm khi chúng ta quan sát tâm, chánh niệm khi chúng ta quan sát hiện tượng liên quan đến tâm, nảy sinh trong tâm, nảy sinh và rồi biến mất, biến mất và rồi nảy sinh, những vấn đề của quá khứ và tương lai xuất hiện trong hiện tại khắp mọi lúc. Chúng ta tiếp tục quan sát theo cách này. Nếu chúng ta quan sát để cho tâm tiến bộ trong thiền tĩnh lặng, Chánh Niệm có nghĩa là sử dụng chánh niệm để giám sát sự lập lại trong tâm trí chúng ta. Từ đó nó trở thành Chánh Định trong tim. Đây được gọi là xây dựng Pháp, xây dựng công cụ để làm sạch con đường của chúng ta, nới lỏng những thứ ràng buộc và siết chặc trái tim để chúng ta có thể tiến bộ dễ dàng, để chúng ta không bị cản trở và bị chặn bởi sức mạnh của những thứ tôi đã đề cập.

Only the religion, or only the Dhamma, can remove and scatter all the things that have bound us for countless aeons, clearing them away so that we can make easy progress. When the mind is centered in concentration, then confusion and turmoil are far away. The mind is still and dwells in comfort and ease. When the mind develops discernment from investigating and contemplating the things that obstruct it, it makes easy progress. The sharper its discernment, the wider the path it can clear for itself. Its going is smooth. Easy. It advances by seeing and knowing the truth, without being deluded or deceiving itself. Genuine discernment doesn't deceive itself, but instead makes smooth progress. It unravels all the things that obstruct it — our various attachments and misconstruings — so as to see them thoroughly, as if it were slashing away the obstacles in its path so that it can progress step by step as I've already explained to you.

The most important basis for its investigation is the body. Bodies outside or the body inside, investigate them carefully and thoroughly, for they're all Noble Truths. They're all the path, both inside and out. Investigate and unravel them so as to see them clearly — and while you're investigating them, don't concern yourself with any other work more than with the work of investigation. Use discernment to investigate in order really to know, really to see these things as they are, and uproot the counterfeit labels and assumptions that say that they're pretty and beautiful, lovely and attractive. Investigate so as to penetrate to the truth that there is nothing at all beautiful or attractive about them. They're thoroughly filthy and repulsive: your body and the bodies of others, all without exception. They're all filled with filthy and repulsive things. If you look in line with the principles of the truth, that's how they are. Discernment investigates, peering inward so as to see clear through — from the skin outside on into the inside, which is putrid with all kinds of filth — for the sake of seeing clearly exactly what is pretty, what is beautiful, what is lovely and attractive. There's nothing of the sort in any body. There are only the lying defilements that have planted these notions there.

Chỉ có tôn giáo, hay chỉ có Pháp, mới có thể loại bỏ và làm tiêu tan tất cả những thứ đã ràng buộc chúng ta trong một thời gian dài vô kể, quét sạch chúng để chúng ta có thể tiến bộ dễ dàng. Khi tâm tập trung trong định, thì sự nhầm lẫn và hỗn loạn biến mất. Tâm tĩnh lặng và trú trong thoải mái và bình an. Khi tâm phát triễn nhận thức phân biệt từ việc xem xét và quán chiếu những thứ cản trở nó, nó tiến bộ dễ dàng. Nhận thức phân biệt của nó càng sâu sắc, nó càng có thể mở rộng con đường của mình. Đường đi của nó trơn tru. Dễ dàng. Nó tiến bộ bằng cách nhìn và biết sự thật, không bị lừa dối hay tự phỉnh gạt mình. Nhận thức phân biệt chân chính không phỉnh gạt chính nó, thay vào đó nó làm cho tiến bộ được trơn tru. Nó làm sáng tỏ tất cả những thứ cản trở nó — những luyến aí và nhầm lẫn của chúng ta — để nhìn thấy chúng triệt để, như thể nó đang đập tan những chướng ngại trên đường đi để nó có thể tiến bộ từng bước một như tôi đã giải thích cho bạn.

Nền tảng quan trọng nhất cho việc quan sát của nó là thân thể. Thân ở ngoài hay thân ở trong, quan sát chúng cẩn thận và triệt để, vì chúng đều là những Chân lý Cao thượng hay Tứ Diệu Đế. Chúng đều là con đường, cả trong lẫn ngoài. Quan sát và làm sáng tỏ chúng để nhìn thấy chúng rõ ràng — và trong khi bạn quan sát chúng, đừng quan tâm đến công việc nào khác hơn là việc quan sát. Dùng nhận thức phân biệt quan sát để thật sự biết, thật sự nhìn thấy những thứ này như chúng là, và nhổ bỏ các khái niệm giả mạo và giả định nói rằng chúng xinh đẹp, đáng yêu và hấp dẫn. Quan sát để nhìn thấu sự thật rằng không có gì đẹp đẽ hay hấp dẫn về chúng hết cả. Chúng hoàn toàn dơ bẩn và ghê tởm: thân của bạn và thân của những người khác, không ngoại lệ. Chúng đều chứa đựng những thứ dơ bẩn và ghê tởm. Nếu bạn nhìn phù hợp với các nguyên tắc của sự thật, thì chúng là như thế. Nhận thức phân biệt quan sát, nhìn thẳng vào trong để thấy xuyên thấu — từ lớp da ở bên ngoài cho đến bên trong, vốn có đủ loại dơ bẩn hôi thối — vì mục đích của việc nhìn thấy rõ ràng chính xác cái gì xinh đẹp, cái gì đáng yêu và hấp dẫn. Không có gì như vậy trong bất cứ thân thể nào. Chỉ có phiền não ô trược dối trá đã cấy những ý tưởng này ở đó.

When we have really investigated on in, we see that these notions are all false. The genuine truth is that these bodies aren't pretty or beautiful. They're nothing but repulsive. When they fall apart, what are they? When they fall apart, earth is earth — because earth is what it already was when it was still in the body. The properties of water, wind, and fire were already water, wind, and fire when they were in the body. When the body falls apart, where do these things ever become gods and Brahmas, heaven and nibbana? They have to be earth, water, wind, and fire in line with their nature. This is how discernment investigates and analyzes so as to see clearly. This is how we use clear-seeing discernment to clear away the things obstructing and distorting our vision. Now there's no more such thing as being constricted or blocked. Our discernment, if we use it, has to be discernment all the day long.

Wherever discernment penetrates, it sees clearly, clears away its doubts, and lets go, step by step, until it lets go once and for all from having known thoroughly. Once it has investigated blatant things so as to know them clearly, where will the mind then go? Once it has investigated blatant things and known them clearly, it's as if it has completely uprooted the blatant defilements that have planted thorns in different objects, such as our own body. So now where will the defilements go? Will they fly away? They can only shrink inward to find a hiding place when they are chased inside and attacked by mindfulness and discernment.

Khi chúng ta thật sự quan sát vào, chúng ta thấy rằng các ý tưởng này hoàn toàn sai. Sự thật chính là những thân thể này không xinh đẹp. Chúng không là gì ngoại trừ ghê tởm. Khi chúng tan rã, chúng là gì? Khi chúng tan rã, đất là đất — bởi vì đất vốn là như thế khi nó còn ở trong thân. Các đặc tính của nước, gió, và lửa vốn là nước, gió, và lửa khi chúng ở trong thân. Khi thân tan rã, những thứ này trở thành chư thiên và Phạm thiên ở đâu, thiên đường và niết bàn? Chúng phải là đất, nước, gió, và lửa phù hợp với bản tánh của chúng. Đây là cách nhận thức phân biệt quan sát và phân tích để nhìn thấy rõ ràng. Đây là cách chúng ta sử dụng minh sát tuệ để dọn sạch những thứ cản trở và làm sai lệch tri kiến của chúng ta. Bây giờ không còn những điều như vậy siết chặc hay ngăn cản. Nhận thức phân biệt của chúng ta, nếu chúng ta sử dụng nó, phải là nhận thức phân biệt suốt cả ngày.

Bất cứ nơi nào nhận thức phân biệt thâm nhập, nó nhìn thấy rõ ràng, xóa tan những nghi ngờ của nó, và buông ra, từng bước một, cho đến khi nó buông ra hết vì đã hiểu biết thấu đáo. Một khi nó đã quan sát những điều thô bỉ trắng trợn và biết chúng rõ ràng, thì tâm sẽ đi đâu? Một khi nó đã quan sát những điều thô bỉ trắng trợn và biết chúng rõ ràng, thể như nó đã hoàn toàn nhổ bỏ những phiền não ô trược trắng trợn mà đã cấy gai vào các vật thể khác, chẳng hạn như thân thể của chúng ta. Vì vậy phiền não ô trược sẽ đi đâu bây giờ? Chúng sẽ bay đi không? Chúng chỉ có thể co rúm vào trong để tìm nơi ẩn náu khi chúng bị đuổi và bị tấn công bởi chánh niệm và nhận thức phân biệt.

Feelings, labels, thought-formations, and cognizance: These are simply individual conditions by their nature, but they are under the control of defilement. Defilement is the basis from which they spring, so it has to regard itself as being in charge. It uses labels to make them defilement. It forms thought-formations so as to make them defilement. It cognizes and takes note so as to make these things defilement. However many feelings arise, it makes them all defilement. Defilement can't make things into Dhamma. It has to be defilement all the day long. This is how it builds itself in its various branches.

So. Investigate on in. Slash on in. Feelings of pleasure and pain: They exist both in the body and in the mind. Feeling isn't defilement. If we look in line with the principles of nature, it's simply a reality. The assumption that 'I'm pained' or 'I'm pleased' — delusion with pain, delusion with pleasure, delusion with feelings of indifference in the body and mind: These things are defilement. The assumptions and delusions are defilement. When we really investigate inward, the various feelings aren't defilement; these four mental phenomena aren't defilement.

Cảm giác, khái niệm, tư tưởng hình thành, và ý thức: đây chỉ đơn giản là những điều kiện riêng biệt do bản tánh của chúng, nhưng chúng nằm dưới sự kiểm soát của phiền não ô trược. Phiền não ô trược là nền tảng cho chúng nảy sinh, vì vậy nó phải xem mình là chủ. Nó sử dụng khái niệm để làm cho chúng trở nên phiền não ô trược. Nó cấu tạo tư tưởng hình thành để làm cho chúng trở nên phiền não ô trược. Nó ý thức và ghi nhận để làm cho những thứ này trở nên phiền não ô trược. Cảm giác nảy sinh nhiều bao nhiêu, nó đều làm cho chúng thành phiền não ô trược. Phiền não ô trược không thể làm cho mọi thứ trở thành Pháp. Nó phải là phiền não ô trược suốt cả ngày. Đây là cách nó xây dựng chính nó trong các nhánh khác nhau của nó.

Vì vậy, hảy quan sát vào trong. Rạch sâu vào. Những cảm giác vui sướng và đau khổ: Chúng hiện hữu trong cả thân và tâm. Cảm giác không phải là phiền não ô trược. Nếu chúng ta nhìn phù hợp với các nguyên tắc tự nhiên, nó chỉ là một thực thể. Cái giả định cho rằng 'tôi đau khổ' hay 'tôi vui sướng' — ảo tưởng về đau khổ, ảo tưởng về vui sướng, ảo tưởng về cảm giác thờ ơ trong thân và tâm: Những thứ này là phiền não ô trược. Giả định và ảo tưởng là phiền não ô trược. Khi chúng ta thật sự quan sát vào trong, những cảm giác khác nhau không phải là phiền não ô trược; bốn hiện tượng tinh thần này không phải là phiền não ô trược.

Once we've spotted our assumptions and construings, they retreat inward. The feelings that still exist in the body and mind, even though they aren't yet thoroughly understood, are still greatly lightened. We begin to gain an inkling of their ways, step by step. We're not deluded to the point of complete blindness as we were before we investigated. Whichever aspects of feeling are blatant and associated with the body, we know clearly. We can let go of bodily feelings. We can understand them. As for feelings remaining in the mind, for the most part they're refined feelings of pleasure. We know and let go of them in the same way when the path gains power. These feelings of pleasure are like fish in a trap: No matter what, there's no way they can escape getting cooked. They can't swim down into large ponds and lakes as they used to. They can only sit waiting for their dying day. The same holds true for the refined feeling of pleasure — which is a conventional reality — within the heart. It can only wait for the day it will be disbanded as a convention when the ultimate ease, which is not a convention, comes to rule the heart through the complete penetration of mindfulness and discernment. So investigate on in until you understand, reaching the point of letting go with no more concerns.

What is sañña labeling? Labeling this, labeling that, making assumptions about this and that: These are all affairs of defilement using sañña. When cognizance (viññana) takes note, it too is turned into defilement. So we investigate these things, using discernment in the same way as when we investigate feelings. We then understand. When we understand, these things become simply cognizance taking note, simply sañña labeling, without labeling so as to be defilement, without taking note so as to be defilement. Defilement then retreats further and further inward.

Một khi chúng ta đã phát hiện ra các giả định và suy luận, chúng rút lui vào trong. Cảm giác vẫn tồn tại trong thân và tâm, mặc dù chúng chưa được hiểu thấu triệt, vẫn được làm sáng tỏ hơn nhiều. Chúng ta bắt đầu hiểu biết phương cách của chúng, từng bước một. Chúng ta không lầm tưởng đến độ hoàn toàn mù quáng như trước khi chúng ta quan sát. Bất cứ khía cạnh nào của cảm giác trắng trợn và liên hệ với thân, chúng ta biết rõ ràng. Chúng ta có thể buông bỏ những cảm giác của thân. Chúng ta có thể hiểu chúng. Đối với cảm giác còn lại trong tâm, phần lớn chúng là những cảm giác vui sướng tinh tế. Chúng ta biết và buông bỏ chúng trong cùng một cách khi đạo có được năng lực. Những cảm giác vui sướng này giống như cá trong rọ. Bất kể là gì, không cách nào chúng có thể thoát khỏi bị nấu. Chúng không thể bơi vào ao hồ lớn như trước kia. Chúng chỉ có thể ngồi chờ ngày chết. Tương tự như vậy đối với cảm giác vui sướng tinh tế — vốn là một thực thể thông thường — ở trong tim. Nó chỉ có thể đợi ngày nó sẽ bị giải tán như một quy ước khi sự bình an tối thượng, không phải là quy ước, đến cai trị trái tim qua sự thâm nhập trọn vẹn của chánh niệm và nhận thức phân biệt. Vì vậy hảy tiếp tục quan sát cho đến khi bạn hiểu, đạt đến mức buông bỏ mà không chút quan tâm.

Sañña - tưởng uẩn đặt khái niệm gì? Đặt khái niệm này, khái niệm kia, giả định về điều này và điều nọ: Đây đều là những công việc của phiền não ô trược sử dụng sañña - tưởng uẩn. Khi ý thức (viññana) ghi nhận, nó cũng trở thành phiền não ô trược. Vì vậy chúng ta quan sát những thứ này, sử dụng nhận thức phân biệt trong cùng một cách như khi chúng ta quan sát cảm giác. Rồi chúng ta hiểu. Khi chúng ta hiểu, những thứ này trở thành ý thức đơn giản ghi nhận, sañña - tưởng uẩn đơn giản đặt khái niệm, không phải đặt khái niệm để trở thành phiền não ô trược, không phải ghi nhận để trở thành phiền não ô trược. Thế là phiền não ô trược rút lui xa hơn và sâu hơn vào trong.

Ultimately, these five issues — namely, the physical khandha, our body; the vedana khandha, feelings in the body (as for feelings in the mind, let's save those for the moment); the sañña khandha, the sankhara khandha, and the viññana khandha — are all clearly known in the heart, with no more doubts. The defilements gather inward, converge inward. They can't go out roaming, because they'll get slashed to bits by mindfulness and discernment. So they have to withdraw inward to find a hiding place. This, in actuality, is what the investigation is like, and not otherwise.

In our investigation as meditators, when discernment reaches any particular level, we'll know for ourselves, step by step. Both defilement and discernment: We'll know both sides at the same time. When discernment is very strong, defilement grows weaker. Mindfulness and discernment become even more courageous and unflinching. The words laziness and lethargy, which are affairs of defilement, disappear. We keep moving in with persistence day and night. This is the way it is when the path gains strength. As meditators you should take note of this and practice so as to know it and see it, so as to make it your own treasure arising in your heart. Your doubts will then be ended in every way.

Cuối cùng, năm vấn đề này — cụ thể là, sắc uẩn, thân thể chúng ta, vedana khandha - thọ uẩn, cảm giác trong thân (còn đối với cảm giác trong tâm, hảy tạm gác lại); sañña khandha - tưởng uẩn, sankhara khandha - hành uẩn,viññana khandha - thức uẩn — đều được biết rõ ràng trong tim, không còn nghi ngờ gì nữa. Phiền não ô trược gom góp lại, hội tụ vào trong. Chúng không thể đi lang thang, bởi vì chúng sẽ bị đập tan nát bởi chánh niệm và nhận thức phân biệt. Vì vậy chúng phải rút lui vào trong để tìm nơi ẩn núp. Đây thật sự là điều mà quan sát ưa thích, và không gì khác.

Trong việc quan sát như là thiền giả, khi nhận thức phân biệt đạt tới một mức độ nào đó, chúng ta sẽ tự mình biết, từng bước một. Cả phiền não ô trược và nhận thức phân biệt. Chúng ta sẽ biết cả hai phía cùng một lúc. Khi nhận thức phân biệt thật mạnh mẽ, phiền não ô trược trở nên yếu đi. Chánh niệm và nhận thức phân biệt trở nên can đảm hơn và không nản lòng. Từ ngữ lười biếng và dã dượi, là vấn đề của phiền não ô trược, biến mất. Chúng ta tiếp tục kiên trì ngày và đêm. Đây là cách nó là khi đạo đạt được sức mạnh. Là thiền giả, bạn nên để ý điều này và thực hành để biết nó và thấy nó, để làm cho nó thành tài sản của riêng bạn phát sinh trong tim. Nghi ngờ của bạn rồi sẽ kết thúc trong mọi cách.

We now take this atomic mindfulness and discernment and shoot it into the central point of conventional reality, the point that causes living beings to founder in the wheel of the cycle (vatta) so that they can't find their way out, don't know the way out, don't know the ways of birth, don't know who has been born as what, where they have died, what burdens of suffering and stress they have carried. Mindfulness and discernment go crashing down into that point until it is scattered to pieces. And so now how can we not know what it is that has caused us to take birth and die? There is only defilement that is the important seed causing us to take birth and die, causing us to suffer pain and stress. The true Dhamma hasn't caused us to suffer. It has brought us nothing but pleasure and ease in line with its levels, in line with the levels of what is noble and good. The things that give rise to major and minor sufferings are all affairs of defilement. We can see this clearly. We can know this clearly. Especially when defilement has been completely scattered from the heart, it's as if the earth and sky collapse. How can this not send a tremor through the three levels of the cosmos? — because this thing is what has wandered throughout the three levels of the cosmos. When it has been made to collapse within the heart, what is the heart like now? How does the outer space of the Dhamma differ from the outer space of the world? Now we know clearly. The outer space of this purified mind: Is it annihilation? The outer space of the world isn't annihilation. If it were annihilation, they wouldn't call it outer space. It's a nature that exists in line with the principles of its nature as outer space.

The outer space of the mind released from all forms of gravitational pull, i.e., conventional reality: What is it like? Even though we've never known it before, when we come to know it, we won't have any doubts. Even though we've never seen it before, when we come to see it, we won't have any doubts. Even though we've never experienced it before, when we come to experience it, we won't have any doubts. We won't have to search for witnesses to confirm it, the way we do with conventions in general. It's sanditthiko — immediately apparent — and only this fits perfectly with our heart and that outer space mind.

Bây giờ chúng ta lấy nguyên tử chánh niệm và nhận thức phân biệt và bắn nó vào tâm điểm của thực thể thông thường, điểm mà làm cho chúng sinh đắm chìm trong vòng luân hồi (vatta) để chúng không thể tìm thấy đường ra, không biết đường ra, không biết các con đường tái sinh, không biết ai được sinh như là gì, họ chết ở đâu, những gánh nặng đau khổ và căng thẳng nào họ phải mang theo. Chánh niệm và nhận thức phân biệt lao xuống điểm đó cho đến khi nó bị tan vỡ thành từng mảnh. Vậy thì bây giờ làm thế nào mà chúng ta không thể biết nó là cái gì đã khiến cho chúng ta phải đi vào sinh và tử? Chỉ có phiền não ô trược là hạt giống quan trọng khiến cho chúng ta đi vào sinh và tử, khiến cho chúng ta hứng chịu đau khổ và căng thẳng. Pháp chân chánh không khiến cho chúng ta đau khổ. Nó đã mang lại cho chúng ta không gì ngoài hạnh phúc và bình an phù hợp với các mức độ của nó, phù hợp với các mức độ của những gì cao thượng và tốt đẹp. Những thứ làm phát sinh đau khổ lớn và nhỏ đều là công việc của phiền não ô trược. Chúng ta có thể thấy điều này rõ ràng. Chúng ta có thể biết điều này rõ ràng. Nhất là khi phiền não ô trược đã hoàn toàn bị tan rã khỏi trái tim, như thể trái đất và bầu trời sụp đổ. Làm sao mà điều này lại không gây chấn động khắp ba cõi giới của vũ trụ? — bởi vì điều này là những gì đã đi lang thang khắp ba cõi giới của vũ trụ. Khi nó bị làm cho sụp đổ trong tim, trái tim giống gì bây giờ? Không gian bên ngoài của Pháp khác với không gian bên ngoài của thế giới như thế nào? Bây giờ chúng ta biết rõ. Không gian bên ngoài của cái tâm thanh tịnh này: Nó có bị hủy diệt không? Không gian bên ngoài của thế giới không bị hủy diệt. Nếu nó bị hủy diệt, họ sẽ không gọi nó là không gian bên ngoài. Nó là một bản tánh hiện hữu phù hợp với các nguyên tắc tự nhiên của nó như là không gian bên ngoài.

Không gian bên ngoài của tâm thoát khỏi mọi hình thức của lực hấp dẫn, nghĩa là thực thể thông thường: Nó như thế nào? Mặc dù chúng ta chưa từng biết nó, khi chúng ta biết nó, chúng ta sẽ không có nghi ngờ nào. Mặc dù chúng ta chưa từng thấy nó, khi chúng ta trông thấy nó, chúng ta sẽ không có nghi ngờ nào. Mặc dù chúng ta chưa từng kinh nghiệm nó, khi chúng ta có kinh nghiệm về nó, chúng ta sẽ không có nghi ngờ nào. Chúng ta không phải tìm kiếm nhân chứng để xác nhận nó, như cách chúng ta làm với các quy ước nói chung. Nó là sanditthiko — thấy ngay lập tức — và chỉ có điều này hoàn toàn phù hợp với tim của chúng ta và không gian bên ngoài của tâm.

This is what we referred to at the beginning when we talked about the outer space of the world and the outer space of the mind. The outer space of the mind — the mind of nibbana — is like that. Just where is it annihilated? Who experiences the outer space of the mind? If it were annihilation, who could experience it? As for where it will or won't be reborn, we already know that there's no way for it to be reborn. We know this clearly. We've removed every defilement or conventional reality that would lead to rebirth. Conventional reality is the same thing as defilement. All things — no matter how subtle — that have been dangers to the heart for such a long time have been completely destroyed. All that remains is the pure outer space of the mind: the mind that is pure. You can call it outer space, you can call it anything at all, because the world has its conventions, so we have to make differentiations to use in line with the conventions of the world so as not to conflict.

When we reach the level of the outer space mind, how does it feel for the mind to have been coerced, oppressed, and subject to the pull of all things base and vile, full of stress and great sufferings for aeons and aeons? We don't have to reflect on how many lifetimes it's been. We can take the principle of the present as our evidence. Now the mind is released. We've seen how much suffering there has been and now we've abandoned it once and for all. We've absolutely destroyed its seeds, beginning with 'avijja-paccaya sankhara' — 'With unawareness as condition there occur mental formations.' All that remains is 'avijjayatveva asesa-viraga-nirodha' sankhara-nirodho' — 'Simply with the disbanding of unawareness, with no remaining passion, thought-formations disband.' That's the outer space of the mind.

Đây là điều chúng ta đã đề cập ở phần đầu khi chúng ta nói về không gian bên ngoài của thế giới và không gian bên ngoài của tâm.. Không gian bên ngoài của tâm — tâm niết bàn — là như thế. Nó bị hủy diệt nơi đâu? Ai kinh nghiệm không gian bên ngoài của tâm? Nếu nó bị hủy diệt, ai có thể kinh nghiệm nó? Đối với việc nó sẽ hay sẽ không tái sinh, chúng ta đã biết rằng không có cách nào cho nó tái sinh. Chúng ta biết điều này rõ ràng. Chúng ta đã loại bỏ mọi phiền não ô trược hay thực thể thông thường mà sẽ dẫn đến tái sinh. Thực thể thông thường cũng giống như phiền não ô trược. Tất cả mọi thứ — bất kể vi tế như thế nào — mà đã gây nguy hiểm cho trái tim trong một thời gian dài, nay đã hoàn toàn bị phá hủy. Tất cả những gì còn lại là không gian thanh tịnh bên ngoài của tâm: tâm thanh tịnh. Bạn có thể gọi nó là không gian bên ngoài, bạn có thể gọi nó là bất cứ cái gì, bởi vì thế giới có các quy ước của nó, vì vậy chúng ta phải phân biệt để sử dụng phù hợp với các quy ước của thế giới để không gây xung đột.

Khi chúng ta đạt đến mức độ không gian bên ngoài của tâm, cảm thấy như thế nào về việc tâm đã bị cưỡng bách, áp bức, và lôi kéo bởi tất cả những thứ hèn hạ và đê tiện, đầy căng thẳng và đau khổ trong suốt thời gian dài vô tận? Chúng ta không phải suy nghĩ xem nó đã trải qua bao nhiêu kiếp sống. Chúng ta có thể lấy nguyên tắc của hiện tại làm bằng chứng của chúng ta. Bây giờ tâm được giải thoát. Chúng ta đã thấy đau khổ nhiều như thế nào và bây giờ chúng ta từ bỏ nó một lần và cho tất cả. Chúng ta đã hoàn toàn phá hủy các hạt giống của nó, bắt đầu với 'avijja-paccaya sankhara' — 'Với vô minh là điều kiện, tư tưởng hình thành.' Những gì còn lại là 'avijjayatveva asesa-viraga-nirodha' sankhara-nirodho' — 'Chỉ cần vô minh tan rã, và không còn đam mê, sự hình thành tư tưởng tan rã.' Đó là không gian bên ngoài của tâm.

The mind released from all gravitational forces: Even though it's still alive and directing the khandhas, there's nothing to bar its thoughts, its vision, its knowledge. There's nothing to obstruct it, nothing to make it worried or relieved, nothing to make it brave, nothing to make it afraid. It is simply its own nature by itself, always independent in that way.

For this reason, knowledge of all truths has to be completely open to this unobstructed and unoppressed mind. It can know and see. If we speak of matters related to the body and khandhas, we can speak in every way without faltering, because there's nothing to hinder us. Only the defilements are what kept us from seeing what we saw and from describing the things we should have been able to describe, because we didn't know, we didn't see. What we knew was bits and pieces. We didn't know the full truth of these various things. When this was the case, how could we know clearly? How could we speak clearly? All we knew was bits and pieces, so when we spoke, it had to be bits and pieces as well.

But once we've shed these things, everything is wide open. The mind is free, vast, and empty, without limits, without bounds. There's nothing to enclose or obscure it. When we know, we really know the truth. When we see, we really see the truth. When we speak, we can speak the truth. You can call the mind brave or not-brave as you like, because we speak in line with what we experience, what we know and see, so why can't we speak? We can know, we can see, so why can't we speak? — for these things exist as they have from the beginning. When the Buddha proclaimed the Dhamma to the world, he took the things that existed and that he saw in line with what he had known — everything of every sort — and proclaimed them to the world. Think of how broad it was, the knowledge of the Buddha, how subtle and profound — because nothing was concealed or mysterious to him. Everything was completely opened to him. This is why he's called lokavidu — one who knows the world clearly — through the vastness of his mind that had nothing to enclose or conceal it at all.

Tâm thoát khỏi mọi lực hấp dẫn: Mặc dù nó vẫn sống và điều khiển ngũ uẩn, không có gì ngăn cản tư tưởng của nó, cái nhìn của nó, kiến thức của nó. Không có gì cản trở nó, không có gì làm cho nó lo lắng hay nhẹ nhỏm, không có gì làm cho nó can đảm, không có gì làm cho nó sợ hãi. Nó chỉ đơn giản là bản tánh tự nhiên của nó, luôn độc lập theo cách đó.

Vì lý do này, kiến thức về tất cả các sự thật phải được mở trọn vẹn cho cái tâm không bị cản trở và không bị áp bức này. Nó có thể biết và thấy. Nếu chúng ta nói về các vấn đề liên quan đến thân và ngũ uẩn, chúng ta có thể nói theo mọi cách không chút do dự, bởi vì không có gì cản trở chúng ta. Chỉ có phiền não ô trược là những gì khiến chúng ta không nhìn thấy những gì chúng ta thấy và không diễn tả những điều mà chúng ta có thể diễn tả, bởi vì chúng ta không biết, chúng ta không thấy. Những gì chúng ta biết chỉ là những mảnh vụn. Chúng ta không biết đầy đủ sự thật của những thứ khác nhau này. Khi đây là trường hợp, làm thế nào chúng ta có thể biết rõ ràng? Làm thế nào chúng ta có thể nói rõ ràng? Tất cả những gì chúng ta biết chỉ là những mảnh vụn, vì vậy khi chúng ta nói, nó cũng phải là những mảnh vụn.

Nhưng một khi chúng ta lột bỏ những điều này, mọi thứ đều rộng mở. Tâm được tự do, bao la, và trống không, vô tận, vô biên. Không có gì để bao bọc hay che khuất nó. Khi chúng ta biết, chúng ta thật sự biết sự thật. Khi chúng ta thấy, chúng ta thật sự thấy sự thật. Khi chúng ta nói, chúng ta có thể nói sự thật. Bạn có thể nói tâm can đảm hay không can đảm tùy thích, bởi vì chúng ta nói phù hợp với những gì chúng ta kinh nghiệm, những gì chúng ta biết và thấy, vậy tại sao chúng ta không thể nói? Chúng ta có thể biết, chúng ta có thể thấy, vậy tại sao chúng ta không thể nói? — vì những điều này hiện hữu như vậy ngay từ đầu. Khi Đức Phật tuyên bố Pháp cho thế giới, ngài lấy những thứ hiện hữu và ngài thấy phù hợp với những gì ngài biết — tất cả mọi thứ mọi loại — và tuyên bố cho thế giới. Nghĩ xem nó bao la như thế nào, kiến thức của Đức Phật, tinh tế và uyên thâm làm sao — bởi vì không có gì bị che dấu hay bí ẩn đối với ngài. Tất cả mọi thứ hoàn toàn được mở ra đối với ngài. Đây là lý do tại sao ngài được gọi là lokavidu - thế gian giải — người biết thế giới rõ ràng — qua tâm trí bao la của ngài mà không có gì bao bọc hay che giấu được nó cả.

Aloko udapadi: 'Brightness arose.' His mind was bright toward the truth both by day and by night. This is how the Buddha knew. The Noble Disciples all knew in the same way, except that his range and theirs differed in breadth. But as for knowing the truth, it was the same for them all.

Here we've described both the benefits and the harm of the things involved with the mind — in other words, both the Dhamma and the defilements — for you as meditators to listen to and contemplate in earnestness.

So. Let's try to develop our minds so as to shoot out beyond this world of conventional realities to see what it's like. Then we won't have to ask where the Buddha is, how many Buddhas there have been, whether the Noble Disciples really exist or how many they are — because the one truth that we know and see clearly in our hearts resonates to all the Buddhas, all the Noble Disciples, and all the Dhamma that exists. We won't have any doubts, because the nature that knows and exists within us contains them all: all the Buddhas, the community of Noble Disciples, and all the Dhamma that exists. It's a nature just right in its every aspect, with nothing for us to doubt.

This is the place — if we speak in terms of place — where we run out of doubts about everything of every sort. We oversee the khandhas, which are simply conventions of the world, just as all the Noble Disciples do while they are still living. As for the mind, it has gained release and remains released in that way. As we have said, even though it remains in the midst of the world of conventions, this nature is its own nature, and those other things are their own affairs. Each is a separate reality that doesn't mingle, join, or have an effect on the others. When we say release from the world, this is what we mean.

Aloko udapadi: 'Ánh sáng khởi sinh.' Tâm của ngài soi sáng sự thật cả ngày lẫn đêm. Đây là cách Đức Phật biết. Các bậc Thánh Tăng đều biết theo cùng một cách, ngoại trừ phạm vi của ngài và của họ khác nhau xa. Nhưng việc hiểu biết sự thật thì giống nhau.

Ở đây chúng ta miêu tả lợi ích và tác hại của những thứ liên quan đến tâm — nói cách khác, cả Pháp và phiền não ô trược — để cho các bạn là thiền giả lắng nghe và quán chiếu một cách nghiêm túc.

Vì vậy, hảy cố gắng phát triễn tâm của chúng ta để vượt qua những thực thể thông thường của thế giới này để xem nó như thế nào. Rồi chúng ta sẽ không phải hỏi Đức Phật ở đâu, có bao nhiêu vị Phật, liệu các Thánh Tăng có thật sự hiện hữu hay là có bao nhiêu vị — bởi vì chân lý mà chúng ta biết và thấy rõ ràng trong tim chúng ta vang dội với tất cả chư Phật, tất cả chư Thánh Tăng, và tất cả các Pháp đang hiện hữu. Chúng ta sẽ không có nghi ngờ nào, bởi vì cái bản tánh mà biết và hiện hữu bên trong chúng ta chứa đựng tất cả họ: tất cả chư Phật, tăng đoàn của các bậc Thánh Tăng, và tất cả các Pháp đang hiện hữu. Đó là một bản tánh đúng trong mọi khía cạnh của nó, không có gì để nghi ngờ.

Đây là nơi — nếu chúng ta nói về nơi chốn — chúng ta không còn nghi ngờ về mọi thứ mọi loại. Chúng ta giám sát ngũ uẩn, vốn chỉ là các quy ước của thế giới, giống như tất cả chư Thánh Tăng làm khi họ vẫn còn sống. Còn đối với tâm, nó đã đạt được giải thoát và tiếp tục như thế. Như chúng ta đã nói, mặc dù nó tồn tại ở giữa thế giới của các quy ước, bản tánh này là bản tánh của riêng nó, và những thứ khác là việc của riêng chúng. Mỗi cái là một thực thể riêng biệt, không pha trộn, kết nối, hay ảnh hưởng đến những cái khác. Khi chúng ta nói giải thoát khỏi thế giới này, đây là điều chúng ta muốn nói.

All of the Dhammas I have mentioned here: When do they exist? And when don't they exist? The Dhamma exists at all times and in all places. It's akaliko, timeless. So I ask that you penetrate into the Dhamma of these four Noble Truths. You'll be right on target with the results of the Buddha and the Noble Disciples; and there's no doubt but that you'll be right on target with the results of the Buddha's and the Noble Disciples' work. Their workplace is in these four Noble Truths, and the results that come from the work are the paths, fruitions, and nibbana. They arise right here. They're located right here. When we have practiced and reached them fully and completely, there will be nothing for us to question.

This is why there won't be any reason to doubt the time of the Buddha as compared to our own time, as to whether the Dhamma of the Buddha was different because the defilements are now different from what they were then. The defilements then and now are all of the same sort. The Dhamma is all of the same sort. If we cure defilement in the same way, we're bound to gain release in the same way. There is no other way to gain release, no matter what the day and age. There is only this one way: following the way of the path, beginning with virtue, concentration, and discernment, to eliminate defilement, the cause of stress — in particular, craving for sensuality, craving for becoming, and craving for no becoming — completely from the heart. As for nirodha, the cessation of stress: When defilement is disbanded, from where will any more suffering or stress arise? When defilement and stress are disbanded for good, that's the outer space of the mind. As for the Noble Truths, they're activities, or our workplace. The result that comes from these four Noble Truths is something else entirely. As I've always been telling you: What is it that knows that stress and the cause of stress disband? When the path has performed its duties to the full and has completely wiped out the cause of stress, then nirodha — the cessation of stress — appears in full measure, after which it disbands as well, because it too is a conventional reality. As for the one who knows that the cause of stress has disbanded by being eradicated through the path so as to give rise to the cessation of stress: The one who knows this is the pure one — the outer space of the mind — and that's the end of the matter.

Tất cả Pháp tôi đã đề cập ở đây: Chúng có từ khi nào? Và khi nào chúng không tồn tại nữa? Pháp tồn tại khắp mọi thời và ở khắp mọi nơi. Nó là akaliko, vô tận. Vì vậy tôi yêu cầu bạn tập trung vào Pháp của Tứ Diệu Đế này. Bạn sẽ đúng mục tiêu với những kết quả như của Đức Phật và chư Thánh Tăng, và chắc chắn là bạn sẽ đúng mục tiêu với kết quả như công việc của Đức Phật và chư Thánh Tăng. Nơi làm việc của họ là Tứ Diệu Đế, và kết quả từ việc làm đó là đạo, quả, và niết bàn. Chúng phát sinh ngay tại đây. Chúng nằm ngay tại đây. Khi chúng ta thực hành và đạt được chúng đầy đủ và trọn vẹn, chúng ta sẽ không có gì để thắc mắc.

Đây là lý do tại sao không có lý do gì để nghi ngờ thời của Đức Phật khi so sánh với thời của chúng ta, còn việc liệu Pháp của Đức Phật khác vì phiền não ô trược thời bây giờ khác với thời đó chăng. Phiền não ô trược thời đó và bây giờ đều cùng một loại. Pháp đều cùng một loại. Nếu chúng ta chữa trị phiền não ô trược theo cùng một cách, chúng ta sẽ đạt được giải thoát theo cùng một cách. Không có cách nào khác để đạt được giải thoát, bất kể thời gian và tuổi tác. Chỉ có cách này: theo cách của đạo, bắt đầu với đức hạnh, định, và nhận thức phân biệt, để tiêu diệt phiền não ô trược, nguyên nhân của khổ — cụ thể là, tham dục, ham muốn trở thành, khát vọng không trở thành — hoàn toàn khỏi trái tim. Đối với nirodha, sự chấm dứt khổ: Khi phiền não ô trược tan rã, sẽ có thêm đau khổ hay căng thẳng từ đâu? Khi phiền não ô trược và căng thẳng bị tan rã vĩnh viễn, đó là không gian bên ngoài của tâm. Đối với Tứ Diệu Đế, chúng là những hoạt động, hay nơi làm việc của chúng ta. Kết quả đến từ Tứ Diệu Đế là một cái gì đó khác hoàn toàn. Như tôi luôn nói với bạn: Cái gì mà biết rằng khổ và nguyên nhân của khổ tan rã? Khi đạo đã thực hiện nhiệm vụ của nó đầy đủ và hoàn toàn loại bỏ nguyên nhân của khổ, thì nirodha — sự chấm dứt khổ — xuất hiện với đầy đủ biện pháp, sau đó nó cũng tan rã, bởi vì nó cũng là một thực thể thông thường. Đối với người nào biết rằng nguyên nhân của khổ đã tan rã bằng việc diệt trừ thông qua đạo để làm phát sinh sự chấm dứt của khổ: Người biết điều này là người thanh tịnh — không gian bên ngoài của tâm — và đó là kết thúc của vấn đề.

So investigate carefully. Listen carefully when you listen to the Dhamma while putting it to use. When we work, we can't let go of our tools. For instance, if we're working with an ax, the ax has to be at hand. If we're working with a knife, the knife has to be at hand. If we're working with a chisel, the chisel has to be at hand. But when we've finished our work, we let go of our chisel, we let go of our various tools. So here the virtue, concentration, and discernment that are called the path are our tools in the work of eliminating defilement. We have to keep them right at hand while we are working. When we have eliminated defilement until it's completely defeated and nothing is left, these tools are phenomena that let go of themselves of their own accord, without our having to force them.

As I've always been saying, the teachings on inconstancy, stress, and not-self are our path. We can't let go of them. We have to investigate things with mindfulness and discernment so as to see them clearly in line with the principles of inconstancy, stress, and not-self. Once we're ready and we've run the full course, we let go of these principles in line with the truth. We don't call anything not-self. Each thing is a separate reality, with no quarreling. This is the Dhamma: It has many stages, many levels, so those who listen have to make distinctions, because in this talk I've discussed many stages on many levels, back and forth, so as to make things plain for those listening.

Vì thế hảy quan sát cẩn thận. Lắng nghe cẩn thận khi bạn nghe Pháp trong khi đem nó vào sử dụng. Khi chúng ta làm việc, chúng ta không thể buông bỏ công cụ của chúng ta. Ví dụ, nếu chúng ta làm việc với cái búa, cái búa phải nằm trong tay. Nếu chúng ta làm việc với con dao, con dao phải nằm trong tay. Nếu chúng ta làm việc với cái đục, cái đục phải nằm trong tay. Nhưng khi chúng ta hoàn tất công việc của mình, chúng ta buông cái đục ra, chúng ta buông các dụng cụ của chúng ta ra. Vì vậy, đây là đức hạnh, định, và nhận thức phân biệt được gọi là con đường, là dụng cụ của chúng ta trong việc tiêu diệt phiền não ô trược. Chúng ta phải giữ chúng trong tay khi chúng ta đang làm việc. Khi chúng ta tiêu diệt phiền não ô trược cho đến khi nó bị đánh bại hoàn toàn và không gì còn sót lại, những dụng cụ này là hiện tượng mà tự buông rơi theo cách riêng của chúng, ta không cần phải cưỡng ép chúng.

Như tôi luôn nói, giáo lý về vô thường, khổ, và vô ngã là con đường của chúng ta. Chúng ta không thể buông chúng ra. Chúng ta phải quan sát mọi thứ với chánh niệm và nhận thức phân biệt để nhìn thấy chúng rõ ràng, phù hợp với các nguyên tắc của vô thường, khổ, và vô ngã. Một khi chúng ta sẵn sàng và chúng ta đã hoàn tất nhiệm vụ, chúng ta buông rơi các nguyên tắc này phù hợp với sự thật. Chúng ta không gọi bất cứ cái gì là vô ngã. Mỗi thứ là một thực thể riêng biệt, không tranh cãi. Đây là Pháp. Nó có nhiều giai đoạn, nhiều mức độ, vì vậy những ai lắng nghe phải biết phân biệt, bởi vì trong buổi nói chuyện này, tôi đã thảo luận nhiều giai đoạn trên nhiều mức độ, nói đi nói lại, để làm cho mọi thứ rõ ràng cho những ai lắng nghe.

To summarize: The marketplace of the paths, fruitions, and nibbana is located in the Noble Truths. It isn't located anywhere else. So, whatever else, make sure that you attain them. Accelerate your efforts to the full extent of your ability. Use all the mindfulness and discernment you have to contemplate and investigate things in order to see them clearly. See what it's like to set them spinning as a wheel of Dhamma, which the Buddha has described as super-mindfulness and super-discernment. When we start out practicing, how can they immediately become super-mindfulness and super-discernment? When children are born, they don't immediately become adults. They have to be nourished and guarded and cared for. Think of how much it takes, how much it costs, for each child to become an adult as we all have. Mindfulness and discernment need to be nourished and guarded in just the same way. When we nourish and guard them unceasingly, unflaggingly, they grow bold and capable until they become super-mindfulness and super-discernment. Then they attack the defilements — no matter what the sort — until the defilements are slashed to pieces with nothing left, so that we attain purity — release and nibbana — within our own heart, which will then have the highest value. Whether or not anyone else confers titles on it, we ourselves don't confer titles. We've reached sufficiency, so what is there to gain by conferring titles? All that's left is the gentleness and tenderness of purity, blended into one with benevolence. The entire mind is filled with benevolence.

The Buddha taught the beings of the world through his benevolence. His mind was completely gentle toward every living being in the three levels of the cosmos. He didn't exalt or demean any of them at all. 'Sabbe satta' — 'May all living beings who are fellows in suffering, birth, aging, illness, and death' — 'avera hontu' — 'be free from enmity'... all the way to 'sukhi attanam pariharantu' — 'may they maintain themselves with ease.' [5] That was his benevolence. He gave equality to all living beings. He didn't lean, because his mind didn't have anything to lean. It didn't have any defilements infiltrating it that could make it lean. The things leaning this way and that are all affairs of defilement. When there's pure Dhamma, the mind keeps its balance with pure fairness, so there's no leaning. It's a principle of nature that stays as it is.

Tóm tắt: Nơi làm việc của đạo, quả, và niết bàn là Tứ Diệu Đế. Nó không ở nơi nào khác. Vì vậy, hảy chắc chắn là bạn đạt được chúng. Gia tăng nỗ lực đến tận cùng khả năng của bạn. Sử dụng tất cả chánh niệm và nhận thức phân biệt bạn có để quán chiếu và xem xét mọi thứ để nhìn thấy chúng rõ ràng. Nhìn thấy đó là gì để làm cho chúng chuyển Pháp luân, mà Đức Phật đã diễn tả như là siêu-chánh-niệm và siêu-nhận-thức-phân-biệt. Khi chúng ta bắt đầu thực hành, làm sao chúng có thể ngay lập tức trở thành siêu-chánh-niệm và siêu-nhận-thức-phân-biệt? Khi trẻ em được sinh ra, chúng không ngay lập tức trở thành người lớn. Chúng phải được nuôi dưỡng, hướng dẫn và chăm sóc. Nghĩ xem nó mất bao lâu, tốn bao nhiêu, để mỗi em bé trở thành người lớn như tất cả chúng ta. Chánh niệm và nhận thức phân biệt cần phải được nuôi dưỡng và hướng dẫn theo cùng một cách. Khi chúng ta nuôi dưỡng và hướng dẫn chúng không ngừng, không mệt mỏi, chúng phát triễn mạnh và có năng lực cho đến khi chúng trở thành siêu-chánh-niệm và siêu-nhận-thức-phân-biệt. Rồi sau đó chúng tấn công phiền não ô trược — bất kể loại nào — cho đến khi phiền não ô trược bị tan nát không còn lại gì, để chúng ta đạt được thanh tịnh — giải thoát và niết bàn — trong chính trái tim của chúng ta, mà sau đó sẽ có giá trị cao nhất. Cho dù ai khác đặt danh hiệu cho nó, bản thân chúng ta không đặt danh hiệu. Chúng ta đã đạt được đầy đủ, vậy thì có gì ở đó để đạt được bằng cách đặt danh hiệu? Tất cả còn lại là sự dịu dàng và mềm mại của thanh tịnh, quyện làm một với lòng từ bi. Toàn thể tâm chan chứa tình thương yêu bi mẫn.

Đức Phật dạy chúng sinh trên thế gian qua lòng từ bi của ngài. Tâm của ngài hoàn toàn dịu dàng với mọi chúng sinh trong ba cõi giới của vũ trụ. Ngài không tán dương hay chê bai bất cứ ai hết. 'Sabbe satta' — 'Mong cho tất cả chúng sinh đang chịu đựng khổ, sinh, lão, bệnh, và tử' — 'avera hontu' — 'được thoát khỏi thù hận'... cho đến 'sukhi attanam pariharantu' — 'mong họ luôn được bình an.' [5] Đó là lòng từ bi của ngài. Ngài đối xử công bằng với tất cả chúng sinh. Ngài không nghiêng về phía nào, vì tâm của ngài không có gì để nghiêng. Nó không có bất cứ phiền não ô trược nào xâm nhập vào để có thể làm cho nó nghiêng. Những thứ nghiêng theo cách này và nọ đều là vấn đề của phiền não ô trược. Khi chỉ có Pháp thuần khiết, tâm giữ quân bình của nó với tính công bằng thuần khiết, vì vậy không có nghiêng. Nó là một nguyên tắc tự nhiên vốn giữ như nó là.

So I ask that you all take this and earnestly put it into practice. Gain release so as to see it clearly in your heart. How do they compare: this heart as it's currently coerced and oppressed, and the heart when it has attained release from coercion and oppression. How do they differ in value? Come to see this clearly in your own heart. You won't see it anywhere else. Sanditthiko: It's immediately apparent within the person who practices.

So then. This seems to be enough explanation for now.

Vì vậy tôi yêu cầu các bạn lấy điều này và hết lòng đem nó vào thực hành. Đạt được giải thoát để nhìn thấy nó rõ ràng trong tim bạn. Người ta so sánh như thế nào: trái tim đang bị cưỡng bách và áp bức với trái tim khi nó đạt được giải thoát khỏi sự cưỡng bách và áp bức. Chúng có giá trị khác nhau như thế nào? Hảy nhìn điều này rõ ràng trong chính trái tim của bạn. Bạn sẽ không thấy nó ở đâu khác. Sanditthiko: Nó rõ ràng hiển nhiên ngay trong người thực hành.

Thôi nhé, đến đây có vẻ là giải thích đủ rồi.


To Be an Inner Millionaire  

September 10, 1962

The search for inner wealth is much the same as the search for outer wealth. In searching for outer wealth, intelligent people have no problems: They can find it easily. But stupid people have lots of difficulties. Look around and you'll see that poor people are many, while rich people are few. This shows that stupid people are many, while intelligent people are few, which is why there are more poor people than rich people.

In the search for inner wealth — virtue and goodness — the same holds true: It depends more on ingenuity than on any other factor. If we're stupid, then even if we sit right at the hem of the Buddha's robe or the robe of one of his Noble Disciples, the only result we'll get will be our own stupidity. To gain ingenuity or virtue from the Buddha or his Noble Disciples is very difficult for a stupid person, because inner wealth depends on ingenuity and intelligence. If we have no ingenuity, we won't be able to find any inner wealth to provide happiness and ease for the heart.


Là Triệu Phú Bên Trong  

Ngày 10 tháng 9, năm 1962

Việc tìm kiếm sự giàu có bên trong cũng giống như tìm kiếm sự giàu có bên ngoài. Trong việc tìm kiếm tài sản bên ngoài, người thông minh không có trở ngại. Họ có thể tìm thấy nó dễ dàng. Nhưng người ngu có rất nhiều khó khăn. Nhìn chung quanh bạn và bạn sẽ thấy rằng người nghèo rất nhiều, trong khi người giàu rất ít. Điều này cho thấy người ngu thì nhiều mà người khôn thì ít, đó là lý do tại sao có nhiều người nghèo hơn là người giàu.

Trong việc đi tìm tài sản bên trong — đức hạnh và điều thiện — cũng giống như vậy. Nó tùy thuộc vào sự khôn khéo nhiều hơn là bất cứ yếu tố nào khác. Nếu chúng ta ngu, thì ngay cả khi chúng ta ngồi ngay bên cạnh Đức Phật hay một trong các Đại Đệ Tử của ngài, kết quả duy nhất mà chúng ta sẽ có được chỉ là sự ngu ngốc của chính mình. Để có được sự khôn khéo hay đức hạnh từ Đức Phật hay các Đại Đệ Tử của ngài thì rất khó cho một người ngu, bởi vì sự giàu có bên trong phụ thuộc vào sự khôn khéo và thông minh. Nếu chúng ta không có trí khôn, chúng ta sẽ không thể tìm thấy bất cứ tài sản bên trong nào để đem lại hạnh phúc và bình an cho trái tim.

External wealth is something we're all familiar with. Money, material goods, living things, and things without life: All of these things are counted as wealth. They are said to belong to whoever has rights over them. The same holds true with the virtue and goodness we call merit. If unintelligent people search for merit and try to develop virtue and goodness like the people around them, the results will depend on their ingenuity and stupidity. If they have little ingenuity, they'll gain little merit.

As for those of us who have ordained in the Buddha's religion, our aim is to develop ourselves so as to gain release from suffering and stress, just like a person who aims single-mindedly at being a millionaire.

Tài sản bên ngoài là điều mà tất cả chúng ta đều biết. Tiền, của cải, sinh vật, và vật chất. Tất cả những thứ này được xem là tài sản. Chúng được cho là thuộc về những người sở hữu chúng. Tương tự như vậy đối với đức hạnh và điều thiện mà chúng ta gọi là công đức. Nếu người không thông minh đi tìm công đức và cố gắng phát triễn đức hạnh và điều thiện giống như những người chung quanh họ, kết quả sẽ tùy thuộc vào sự khôn khéo và ngu ngốc của họ. Nếu họ có ít khôn khéo, họ sẽ đạt được ít công đức.

Đối với những ai trong chúng ta đã xuất gia theo Đạo Phật, mục đích của chúng ta là phát triễn bản thân để thoát khỏi đau khổ và căng thẳng, giống như người chỉ nhắm đến việc trở thành triệu phú.

People in the world have basically three sorts of attitudes. The first sort: Some people are born in the midst of poverty and deprivation because their parents are ignorant, with no wealth at their disposal. They make their living by begging. When they wake up in the morning, they go begging from house to house, street to street, sometimes getting enough to eat, sometimes not. Their children fall into the same 'kamma current'. That's the kind of potential they've developed, so they have to be born to impoverished parents of that sort. They just don't have it in them to think of being millionaires like those in the world of the wealthy. The parents to whom they are born act as a mould, so they are lazy and ignorant like their parents. They live in suffering with their parents and go out begging with them, sometimes eating their fill, sometimes not.

Loài người trên thế giới căn bản có ba loại thái độ. Loại thứ nhất: Một số người sinh ra trong nghèo khó và thiếu thốn bởi vì cha mẹ của họ ngu dốt, không có của cải. Họ sống bằng cách xin ăn. Khi thức dậy vào buổi sáng, họ đi xin ăn từ nhà này qua nhà khác, phố này qua phố khác, đôi khi có đủ ăn, đôi khi không. Con của họ rơi vào cùng một 'nghiệp hiện tại'. Đó là loại tiềm lực mà họ đã phát triễn, vì vậy họ phải sinh ra từ cha mẹ nghèo khó như thế. Họ không có màng nghĩ đến việc trở thành triệu phú như những người sống trong thế giới giàu có. Cha mẹ của họ đóng vai trò như một cái khuôn, vì vậy họ lười biếng và ngu dốt như cha mẹ của họ. Họ sống trong khốn khổ với cha mẹ và đi xin ăn với họ, đôi khi ăn no, đôi khi không.

But this is still better than other sorts of people. Some parents are not only poor, but also earn their living by thievery and robbery. Whatever they get to feed their children, they tell their children what it is and where it came from. The children get this sort of education from their parents and grow up nourished by impure things — things gained through dishonesty, thievery, and robbery — so when they grow up, they don't have to think of looking for work or for any education at the age when they should be looking for learning, because they've already received their education from their parents: education in stealing, cheating, thievery and robbery, laziness and crookedness. This is because their parents have acted as blackboards covered with writing: their actions and the manners of their every movement. Every child born to them receives training in how to act, to speak, and to think. Everything is thus an education from the parents, because the writing and teachings are all there on the blackboard of the parents. Laziness, dishonesty, deceit, thievery: Every branch of evil is there in the writing on the blackboard. The children learn to read, to draw, to write, all from their parents, and fill themselves with the sort of knowledge that has the world up in flames. As they begin to grow up, they take over their parents' duties by pilfering this and that, until they gradually become hoodlums, creating trouble for society at large. This is one of the major fires burning away at society without stop. The reasons that people can be so destructive on a large scale like this can come either from their parents, from their own innate character, or from associating with evil, dishonest people. This is the sort of attitude found in people of one sort.

Nhưng điều này vẫn còn tốt hơn so với hạng người khác. Một số cha mẹ chẳng những nghèo mà còn kiếm sống bằng cách trộm cướp. Bất cứ thứ gì họ lấy được để nuôi nấng con cái, họ nói cho chúng biết nó là gì và đến từ đâu. Trẻ con nhận được loại giáo dục này từ cha mẹ chúng và lớn lên bằng những thứ bất hảo — những thứ có được qua gian dối, trộm cắp, và cướp bóc — vì vậy khi họ lớn lên, họ không nghĩ đến chuyện đi tìm việc làm hay bất cứ sự giáo dục nào vào cái tuổi mà họ cần phải học hỏi, bởi vì họ đã nhận được sự giáo dục từ cha mẹ của họ: học cách trộm cắp, gian dối, cướp bóc, lười biếng và lừa đảo. Đây là bởi vì cha mẹ của họ đã đóng vai trò như những tấm bảng đen với chi chít chữ viết: hành vi và phong cách trong mọi hoạt động của họ. Mỗi đứa con sinh ra được huấn luyện về cách hành xử, nói năng và suy nghĩ. Mọi thứ vì thế là sự giáo dục từ cha mẹ, bởi vì những lời viết và chỉ bảo đều có trên tấm bảng đen của cha mẹ. Lười biếng, gian dối, lừa đảo, trộm cướp: Mọi nhánh của tội ác có ở đó trong những lời viết trên bảng đen. Trẻ con học cách đọc, vẽ, viết, tất cả từ cha mẹ của chúng, và chất chứa trong chúng với loại kiến thức làm thiêu đốt thế giới. Khi chúng bắt đầu lớn lên, chúng đảm nhận nhiệm vụ của cha mẹ chúng bằng cách cướp cái này cái kia cho đến khi chúng dần dần trở thành côn đồ, gây trở ngại cho xã hội nói chung. Đây là một trong những ngọn lửa chính thiêu đốt xã hội không ngừng. Lý do mà người ta có thể phá hoại với tầm mức lớn như vậy có thể đến từ cha mẹ, từ cá tính bẩm sinh của họ, hay từ việc liên hệ với những người ác và gian xảo. Đây là loại thái độ được tìm thấy trong một loại người.

The second sort of people have the attitude that even though they won't be millionaires, they will still have enough to eat and to use like people in general, and that they will be good citizens like the rest of society so that they can maintain a decent reputation. People of this sort are relatively hard-working and rarely lazy. They have enough possessions to get by on a level with the general run of good citizens. When they have children, the children take their parents as examples, as writing on the blackboard from which they learn their work, their behavior, and all their manners. Once they gain this knowledge from their parents, they put it to use and become good citizens themselves, with enough wealth to get by without hardships, able to keep up with the world so that they don't lose face or cause their families any shame. They can relate to the rest of society with confidence and without being a disgrace to their relatives or to society in general. They behave in line with their ideals until they become good citizens with enough wealth to keep themselves out of poverty. These are the attitudes of the second sort of people.

Loại người thứ nhì có thái độ mà dù rằng họ sẽ không là triệu phú, họ vẫn sẽ có đủ ăn đủ mặc như mọi người nói chung, và họ sẽ là công dân tốt như phần còn lại của xã hội để họ có thể duy trì uy tín đúng đắn. Loại người này tương đối chăm chỉ làm việc và hiếm khi lười biếng. Họ có đủ tài sản để sinh sống cùng mức độ với đại đa số công dân tốt . Khi họ có con, các con xem cha mẹ như tấm gương noi theo, như viết trên bảng mà từ đó con cái học công việc, hành xử và phong cách của họ. Một khi họ có được kiến thức này từ cha mẹ, họ đem nó ra xử dụng và trở thành công dân tốt, với đủ tài sản để vượt qua mọi khó khăn, có khả năng theo kịp thế giới để họ không bị mất mặt hay làm cho gia đình của họ xấu hổ. Họ có thể liên hệ với phần còn lại của xã hội với sự tự tin và không là nhục nhã cho thân quyến của họ hay cho xã hội nói chung. Họ hành xử phù hợp với lý tưởng của họ cho đến khi họ trở thành công dân tốt với đầy đủ tài sản để không sa vào nghèo khó. Đây là thái độ của loại người thứ nhì.

The third sort of people have attitudes that differ from those of the first two sorts in that they're determined, no matter what, to possess more wealth than anyone else in the world. They are headed in this direction from the very beginning because they have earned the opportunity to be born in families rich in virtue and material wealth. They learn ingenuity and industriousness from their parents, because their parents work hard at commerce and devote themselves fully to all their business activities. Whatever the parents do, the children will have to see. Whatever the parents say with regard to their work inside or outside the home, near or far, the children — who are students by nature — will have to listen and take it to heart, because the children are not only students, but also their parents' closest and most trusted helpers. The parents can't overlook them. Eventually they become the supervisors of the parents' workers inside and outside the home and in all the businesses set up by their parents. In all of the activities for which the parents are responsible, the children will have to be students and workers, at the same time keeping an eye and an ear out to observe and contemplate what is going on around them. All activities, whether in the area of the world, such as commerce, or in the area of the Dhamma — such as maintaining the precepts, chanting, and meditating — are things the children will have to study and pick up from their parents.

Thus parents shouldn't be complacent in their good and bad activities, acting as they like and thinking that the children won't be able to pick things up from them. This sort of attitude is not at all fitting, because the way people treat and mistreat the religion and the nation's institutions comes from what they learn as children. Don't think that it comes from anywhere else, for no one has ever put old people in school.

Loại người thứ ba có thái độ khác với hai loại người trước ở chỗ là họ cương quyết, cho dù thế nào, để sở hữu nhiều tài sản hơn bất kỳ ai khác trên thế giới. Họ nhắm hướng này ngay từ đầu bởi vì họ đã có được cơ hội để được sinh ra trong gia đình có nhiều đức hạnh và tài sản. Họ học sự khôn khéo và siêng năng từ cha mẹ, bởi vì cha mẹ của họ làm việc cần mẩn trong thương nghiệp và cống hiến hết mình trong các hoạt động kinh doanh của họ. Bất cứ điều gì cha mẹ làm, con cái sẽ phải thấy. Bất cứ điều gì cha mẹ nói liên quan đến công việc của họ ở trong nhà hay bên ngoài, gần hay xa, con cái — đương nhiên là học sinh — sẽ phải lắng nghe và ghi nhớ vào tâm khảm bởi vì con cái không chỉ là học sinh mà còn là những phụ tá gần gũi nhất và đáng tin cậy nhất. Cha mẹ không cần phải coi chừng họ. Cuối cùng họ trở thành người cai quản các nhân viên của cha mẹ bên trong và bên ngoài nhà và trong mọi dịch vụ thương mại gầy dựng bởi cha mẹ của họ. Trong tất cả các hoạt động mà cha mẹ chịu trách nhiệm, con cái sẽ phải là học sinh và nhân viên, đồng thời mở to mắt và tai để quan sát và suy ngẫm về những gì đang xảy ra chung quanh họ. Tất cả mọi hoạt động, dù là trong lĩnh vực thế giới, chẳng hạn như thương mại, hay trong lĩnh vực Pháp — chẳng hạn như duy trì giới luật, tụng niệm, và thiền định — là những thứ mà các con sẽ phải học hỏi và nhận từ cha mẹ của họ.

Vì vậy cha mẹ không nên tự mãn về những hoạt động tốt và xấu của mìnḥ, hành động theo ý thích và nghĩ rằng con cái sẽ không thể bắt chước mọi hành vi của họ. Loại thái độ này không phù hợp chút nào, bởi vì cách người ta đối xử và ngược đãi tôn giáo và các học viện quốc gia đến từ những gì họ học khi còn nhỏ. Đừng nghĩ rằng nó đến từ bất cứ̀ nơi nào khác, vì không ai bắt người lớn tuổi đi học.

We should thus realize that children begin learning the principles of nature step by step from the day they are born until their parents send them for formal schooling. The principles of nature are everywhere, so that anyone who is interested — child or adult — can study them at any time, unlike formal studies and book learning, which come into being at some times and change or disappear at others. For this reason, parents are the most influential mould for their children in the way they look after them, give them love and affection, and provide their education, both in the principles of nature and in the basic subjects that the children should pick up from them. This is because all children come ready to learn from the adults and the other children around them. Whether they will be good children or bad depends on the knowledge they pick up from around them. When this is stored up in their hearts, it will exert pressure on their behavior, making it good or bad, as we see all around us. This comes mainly from what they learn of the principles of nature, which are rarely taught in school, but which people pick up more quickly than anything that school-teachers teach.

Thus parents and teachers should give special attention to every child for whom they are responsible. Even when parents put their children to work, helping with the buying and selling at home, the children are learning the livelihood of buying and selling from their parents — picking up, along the way, their parents' strong and weak points. We can see this from the way children pick up the parents' religion. However good or bad, right or wrong the religion may be — even if it's worshipping spirits — the children are bound to pick up their parents' beliefs and practices. If the parents cherish moral virtue, the children will follow their example, cherishing moral virtue and following the practices of their parents.

This third sort of person is thus very industrious and hard-working, and so reaps better and more outstanding results than the other two sorts.

Do đó chúng ta nên nhận ra rằng trẻ con bắt đầu học các nguyên tắc tự nhiên từng bước một kể từ ngày chúng sinh ra cho đến ngày cha mẹ chính thức đưa vào trường học. Các nguyên tắc tự nhiên ở khắp nơi, vì vậy bất cứ ai quan tâm đến — trẻ nhỏ hay người lớn — có thể học hỏi nó bất cứ lúc nào, không giống như việc học hỏi chính thức và học từ sách, vốn đến lúc này rồi thay đổi hay ra đi lúc khác. Vì lý do này, cha mẹ là khuôn đúc có ảnh hưởng nhất cho con cái của họ bằng cách chăm sóc chúng, thương yêu chúng, và cung cấp sự giáo dục, cả về các nguyên tắc tự nhiên lẫn những bài học căn bản mà con cái nên lảnh hội từ họ. Đây là bởi vì tất cả trẻ em sẳn sàng học hỏi từ người lớn và những đứa trẻ khác chung quanh chúng. Liệu chúng sẽ là trẻ tốt hay xấu tùy thuộc vào kiến thức chúng lấy được chung quanh chúng. Khi điều này được lưu giữ trong tim chúng, nó sẽ gây sức ép trên hành vi của chúng, làm cho nó tốt hay xấu như chúng ta nhìn thấy khắp nơi quanh chúng ta. Nó chủ yếu đến từ những gì chúng học được từ các nguyên tắc tự nhiên, hiếm khi được dạy trong trường, mà người ta học được nhanh hơn là bất cứ điều gì thầy giáo dạy.

Vì vậy cha mẹ và thầy giáo nên đặc biệt chú ý đến mỗi đứa con mà họ có trách nhiệm. Ngay cả khi cha mẹ cho con họ làm việc, giúp đỡ việc mua bán ở nhà, các con học cách kiếm sống bằng việc mua bán từ cha mẹ của chúng — đồng thời nhận được những điểm mạnh và yếu của cha mẹ. Chúng ta có thể thấy điều này từ cách các con đón nhận tôn giáo của cha mẹ. Tuy nhiên, tôn giáo có thể tốt hay xấu, đúng hay sai như thế nào — ngay cả khi đó là việc thờ cúng thần linh — con cái có khuynh hướng đón nhận niềm tin và thực hành của cha mẹ. Nếu cha mẹ trân trọng phẩm hạnh đạo đức, các con sẽ noi theo gương của họ, trân trọng đức hạnh và tuân theo các thực hành của cha mẹ.

Do đó loại người thứ ba rất siêng năng và tận tụy làm việc, và vì vậy gặt hái kết quả tốt hơn và nổi bật hơn hai loại người kia.

When we classify people in this way, we can see that people of the first sort are the laziest and most ignorant. At the same time, they make themselves disreputable and objects of the scorn of good people in general. People of the second sort are fairly hard-working and fairly well-off, while those of the third sort are determined to be wealthier than the rest of the world and at the same time are very hard-working because, since they have set their sights high, they can't just sit around doing nothing. They are very persevering and very persistent in their work, going all out to find ways to earn wealth, devoting themselves to their efforts and to being ingenious, circumspect, and uncomplacent in all their activities. People of this sort, even if they don't become millionaires, are important and deserve to be set up as good examples for the people of the nation at large.

We monks fall into the same three sorts. The first sort includes those who are ordained only in name, only as a ceremony, who don't aim for the Dhamma, for reasonability, or for what's good or right. They aim simply at living an easy life because they don't have to work hard like lay people. Once ordained, they become very lazy and very well-known for quarreling with their fellow monks. Instead of gaining merit from being ordained, as most people might think, they end up filling themselves and those around them with suffering and evil.

Khi phân loại người theo cách này, chúng ta có thể thấy rằng loại người đầu tiên lười nhất và ngu dốt nhất. Đồng thời họ tự hạ phẩm cách và là đối tượng của sự khinh miệt của người tốt nói chung. Loại người thứ nhì tương đối chăm chỉ làm việc và tương đối khá giả, trong khi loại người thứ ba khẳng định là giàu có hơn phần còn lại của thế giới và đồng thời rất siêng năng làm việc bởi vì, họ có tầm nhìn cao vì thế họ không thể chỉ ngồi mà không làm gì cả. Họ rất nhẫn nại và kiên trì trong công việc, dồn hết sức để tìm cách tạo dựng tài sản, tận tâm nỗ lực và khôn khéo, thận trọng, và không tự mãn trong mọi hoạt động của họ. Loại người này, ngay cả khi họ không trở thành triệu phú, rất quan trọng và xứng đáng được xem như tấm gương tốt cho dân chúng nói chung.

Chư tăng chúng ta cũng rơi vào ba loại này. Loại thứ nhất bao gồm những ai chỉ thọ giới trên danh nghĩa, chỉ như một buổi lễ, không nhắm đến Pháp vì lý lẽ hay vì điều tốt và đúng. Họ chỉ nhắm đến một cuộc sống dễ dàng bởi vì họ không phải làm việc cực nhọc như cư sĩ. Một khi thọ giới, họ trở nên rất lười và nổi tiếng vì tranh cải với các sư đồng liêu. Thay vì có được công đức từ việc thọ giới, như hầu hết mọi người nghĩ, họ rốt cuộc làm cho mìnḥ và những người chung quanh đầy đau khổ và gian ác.

The second sort of monk aims at what is reasonable. If he can manage to gain release from suffering, that's what he wants. He believes that there is merit and so he wants it. He believes that there is evil, so he wants really to understand good and evil. He is fairly hard-working and intelligent. He follows the teachings of the Dhamma and Vinaya well and so doesn't offend his fellow monks. He is interested in studying and diligently practicing the threefold training of virtue, concentration, and discernment. He takes instruction easily, has faith in the principles of the Dhamma and Vinaya, is intent on his duties, and believes in what is reasonable.

The third sort of monk becomes ordained out of a true sense of faith and conviction. Even if he may not have had much of an education from any teachers in the beginning, once he has become ordained and gains instruction from his teachers or from the texts that give a variety of reasons showing how to act so as to head toward evil and how to strive so as to head toward the good, he immediately takes it as a lesson for training himself. The more he studies from his teachers, the stronger his faith and conviction grow, to the point where he develops a firm, single-minded determination to gain release from suffering and stress. Whether sitting, standing, walking, or lying down, he doesn't flag in his determination. He is always firmly intent on gaining release from suffering and stress. He's very persistent and hard-working. Whatever he does, he does with his full heart, aiming at reason, aiming at the Dhamma.

Loại sư thứ nhì nhắm đến những gì hợp lý. Nếu ông có thể đạt được sự giải thoát khỏi đau khổ, đó là điều ông muốn. Ông tin rằng có công đức và vì thế ông muốn có nó. Ông tin rằng có điều ác, vì vậy ông thật sự muốn hiểu điều thiện và ác. Ông ấy khá chăm chỉ và thông minh. Ông tuân theo những giảng dạy của Pháp và Giới Luật tốt và do đó không xúc phạm các sư đồng liêu. Ông quan tâm đến việc học và siêng năng thực hành ba lớp huấn luyện về đức hạnh, định, và nhận thức phân biệt. Ông nhận giáo huấn dễ dàng, có niềm tin vào các nguyên tắc của Pháp và Giới Luật, kiên định làm nhiệm vụ của mình, và tin vào những gì hợp lý.

Loại sư thứ ba thật sự xuất gia vì đức tin và niềm xác tín. Thậm chí nếu ông ấy có thể không được dạy dỗ từ bất cứ vị thầy nào vào lúc bắt đầu, nhưng một khi ông được thọ giới và nhận được sự chỉ dẫn từ thầy của ông hay từ kinh văn vạch ra một số lý do chỉ cho cách hành động để đối đầu với điều ác và cách chiến đấu để tiến tới điều thiện, ông ngay lập tức lấy nó làm bài học để tự rèn luyện. Ông càng học được từ thầy của ông bao nhiêu, đức tin và niềm xác tín của ông càng gia tăng bấy nhiêu, đến mức ông phát triễn được sự nhất tâm trong việc thoát khỏi đau khổ và căng thẳng. Dù là ngồi, đứng, đi, hay nằm xuống, ông không lay chuyển. Ông luôn luôn kiên định trong việc thoát khỏi đau khổ và căng thẳng. Ông rất kiên trì và chăm chỉ. Khi làm bất cứ việc gì, ông làm hết lòng, nhắm đến lý lẽ, nhắm đến Pháp.

This third sort of monk is the uncomplacent sort. He observes the precepts for the sake of real purity and observes them with great care. He is uncomplacent both in training his mind in concentration and in giving rise to discernment. He is intent on training the basic mindfulness and discernment he already has as an ordinary run-of-the-mill person, so that they become more and more capable, step by step, making them the sort of mindfulness and discernment that can keep abreast of his every action until they become super-mindfulness and super-discernment, capable of shedding all defilements and mental effluents from the heart. He thus becomes one of the amazing people of the religion, earning the homage and respect of people at large.

In the area of the world there are three sorts of people, and in the area of the Dhamma there are three sorts of monks. Which of the three are we going to choose to be? When we come right down to it, each of these three types refers to each of us, because we can make ourselves into any of them, making them appear within us — because these three types are simply for the purpose of comparison. When we refer them to ourselves, we can be any of the three. We can be the type who makes himself vile and lazy, with no interest in the practice of the Dhamma, with no value at all; or we can make ourselves into the second or third sort. It all depends on how our likes and desires will affect our attitudes in our thoughts, words, and deeds. Whichever type we want to be, we should adapt our thoughts, words, and deeds to fit the type. The affairs of that sort of person will then become our own affairs, because none of these sorts lies beyond us. We can change our behavior to fit in with any of the three. If we are going to be the third sort of person, then no matter what, we are sure to release ourselves from suffering and stress someday in the future or in this very lifetime.

Loại sư thứ ba này là loại không tự mãn. Ông tuân thủ giới luật vì mục đích giữ thanh tịnh thật sự và tuân theo rất cẩn thận. Ông không tự mãn trong việc luyện tập tâm định và phát triễn nhận thức phân biệt. Ông kiên quyết trong việc rèn luyện chánh niệm căn bản và nhận thức phân biệt mà ông đã có như một người bình thường, để chúng càng trở nên có năng lực hơn, từng bước một, làm chúng thành loại chánh niệm và nhận thức phân biệt có thể theo sát mọi hoạt động của ông cho đến khi chúng trở thành siêu-chánh-niệm và siêu-nhận-thức-phân-biệt, có khả năng loại bỏ tất cả những phiền não ô trược và cặn bã tinh thần ra khỏi trái tim. Do đó ông trở thành một trong những người tuyệt vời của tôn giáo, xứng đáng nhận được sự tôn kính và quý trọng của quần chúng.

Trong lĩnh vực thế gian có ba loại người, và trong lĩnh vực Pháp có ba loại sư. Chúng ta sẽ chọn trở thành loại nào trong ba loại? Khi chúng ta nhìn thẳng vào điều này, mỗi một trong ba loại này ám chỉ mỗi người trong chúng ta, bởi vì chúng ta có thể biến mình thành một trong ba loại đó, làm chúng xuất hiện trong chúng ta — bởi vì ba loại này chỉ đơn giản là vì mục đích so sánh. Khi chúng ta ám chỉ chúng với chính mình, chúng ta có thể là bất cứ loại nào trong ba loại. Chúng ta có thể là loại người đê tiện và lười biếng, không quan tâm đến việc thực hành Pháp, không có giá trị gì cả; hoặc chúng ta có thể là loại người thứ nhì hoặc thứ ba. Nó đều phụ thuộc vào sự ưa thích và mong muốn của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến thái độ của chúng ta trong tư tưởng, lời nói và việc làm của mình như thế nào. Bất cứ loại nào chúng ta muốn, chúng ta nên điều chỉnh tư tưởng, lời nói và việc làm của mình cho phù hợp với loại đó. Công việc của loại người đó rồi sẽ trở thành công việc của chúng ta, bởi vì không có loại nào trong ba loại này nằm ngoài chúng ta. Chúng ta có thể thay đổi hành vi của mình cho phù hợp với bất cứ một trong ba. Nếu chúng ta sẽ là loại người thứ ba, thì dù thế nào đi nữa, chúng ta chắc chắn sẽ giải thoát bản thân khỏi đau khổ và căng thẳng một ngày nào đó trong tương lai hay ngay trong chính cuộc đời này.

So be uncomplacent in all your activities, mindful of your efforts and actions, and discerning with regard to your affairs at all times. Don't let the activities of your thoughts, words, and deeds go straying down the wrong path. Try to train your mindfulness and discernment to stay involved with your activities at all times. To safeguard these sorts of things isn't as difficult as safeguarding external wealth, because inner wealth stays with us, which makes it possible to safeguard it.

As a monk, you have only one duty. When sitting, be aware that you're sitting. Whatever issue you think about, know that you're thinking. Don't assume that any issue comes from anywhere other than from a lapse of mindfulness in your own heart, which makes wrong issues — from minor ones to major ones — start spreading to your own detriment. All of this comes from your own lack of watchfulness and restraint. It doesn't come from anything else. If you want to gain release from suffering and stress in this lifetime, then see the dangers of your own errors, your complacency, and your lack of mindfulness. See them as your enemies. If, in your eyes, the currents of the mind that spin to give rise to the cravings and mental effluents termed the origin of stress are something good, then you're sure to go under. Be quick to shed these things immediately. Don't let them lie fermenting in your heart.

Vì vậy đừng tự mãn trong tất cả các hoạt động của bạn, chú ý đến nỗ lực và hành động của bạn, và luôn luôn nhận biết rõ công việc của bạn. Đừng để những hoạt động của tư tưởng, lời nói, và việc làm của bạn đi sai đường. Cố gắng rèn luyện chánh niệm và nhận thức phân biệt của bạn luôn tham gia vào các hoạt động của mình mọi lúc. Giữ gìn những thứ này không khó khăn như giữ gìn tài sản bên ngoài, bởi vì tài sản bên trong ở lại với chúng ta nên có thể bảo vệ được nó.

Là nhà sư, bạn chỉ có một nhiệm vụ. Khi ngồi, biết là bạn đang ngồi. Bất cứ vấn đề gì bạn suy nghĩ, biết là bạn đang suy nghĩ. Đừng giả định rằng bất cứ vấn đề nào đến từ một nơi nào khác chứ không phải từ sự lơ đểnh chánh niệm trong chính trái tim của bạn, rồi làm những điều sai trái — từ nhỏ đến lớn — bắt đầu mang đến tổn hại cho bạn. Tất cả điều này đến từ việc bạn thiếu sót chánh niệm và thận trọng. Nó không đến từ cái gì khác. Nếu bạn muốn thoát khỏi đau khổ và căng thẳng trong cuộc đời này, thì hảy nhìn thấy nguy hiểm của những lỗi lầm của chính bạn, sự tự mãn của bạn, và sự thiếu chánh niệm của bạn. Xem chúng như kẻ thù của bạn. Nếu trong mắt bạn, dòng tư tưởng quay cuồng làm phát sinh tham muốn và bợn nhơ tinh thần được gọi là nguồn gốc của khổ là một cái gì tốt, thì chắc chắn là bạn đi vào sa đọa. Hảy nhanh chóng loại bỏ những thứ này ngay lập tức. Đừng để chúng gây xáo trộn trong tim bạn.

Those who see danger in the round of rebirth must see the danger as lying in the accumulation of defilement. Your duties in the practice are like the fence and walls of a house that protect you stage by stage from danger. In performing your duties that constitute the effort of the practice, you have to keep your mindfulness with those duties and not let it lapse. Nourish your mindfulness and discernment so that they are always circumspect in all your affairs. Don't let them flow away on the habitual urges of the heart. You can then be sure that the affairs of the mind will not in any way lie beyond the power of your effort and control.

So I ask that each of you be mindful — and don't let your mindfulness conjecture ahead or behind with thoughts of the past or future. Always keep it aware of your activities, and you will be able to go beyond this mass of suffering and stress. Even if your mind hasn't yet attained stillness, it will begin to be still through the power of mindfulness. There is no need to doubt this, for the mind can't lie beyond the power of mindfulness and discernment coupled with persistent effort.

Những ai nhìn thấy nguy hiểm trong luân hồi tái sinh phải thấy nguy hiểm như nằm trong sự tích lũy phiền não ô trược. Nhiệm vụ của bạn trong việc thực hành giống như hàng rào và vách tường của căn nhà để bảo vệ bạn qua giai đoạn nguy hiểm. Trong việc thực hiện nhiệm vụ của bạn là thiết lập nỗ lực thực hành, bạn phải chuyên chú với các nhiệm vụ đó và không lơ đễnh. Nuôi dưỡng chánh niệm và nhận thức phân biệt của bạn để chúng luôn thận trọng trong mọi công việc của bạn. Đừng để chúng trôi đi vì thói quen thúc giục của trái tim. Sau đó bạn có thể biết chắc là các vấn đề của tâm sẽ không nằm ngoài sức mạnh của nỗ lực và kiểm soát của bạn.

Vì vậy tôi yêu cầu mỗi bạn hảy chú ý — và đừng để chánh niệm của bạn phỏng đoán về phía trước hay sau với những suy nghĩ của quá khứ hay tương lai. Luôn luôn giữ cho nó nhận thức được các hoạt động của bạn, và bạn sẽ có thể vượt qua khối đau khổ và căng thẳng này. Ngay cả khi tâm của bạn vẫn chưa đạt được tĩnh lặng, nó sẽ bắt đầu tĩnh lặng qua sức mạnh của chánh niệm. Không cần phải nghi ngờ điều này, vì tâm không thể nằm ngoài sức mạnh của chánh niệm và nhận thức phân biệt cùng với kiên trì nỗ lực.

Of the famous meditation masters of our present era, Ven. Acariya Mun is the one I admire and respect the most. In my opinion, he is the most outstanding teacher of our day and age. Living and studying with him, I never saw him act in any way at odds with the Dhamma and Vinaya. His behavior was in such harmony with the Dhamma and Vinaya that it was never a cause for doubt among those who studied with him. From my experience in living with him, I'd say that he was right in line with the path of those who practice rightly, straightly, methodically, and nobly. He never strayed from this path at all.

When he would tell us about the beginning stages of his practice, he'd talk about how he had tried to develop mindfulness. He liked to live alone. If others were living with him, they would get in the way of his meditation. If he could get away on his own, he'd find that mindfulness and discernment were coupled with his efforts at all times. He would stay with his efforts both day and night. It was as if his hand was never free from its work. Mindfulness converged with his mind so that they were never willing to leave their endeavors.

Trong số các thiền sư nổi tiếng của thời đại chúng ta, Hòa thượng Acariya Mun là người tôi ngưỡng mộ và kính trọng nhất. Theo quan điểm của tôi, ngài là bậc thầy nổi tiếng nhất của thời hiện đại. Sống và học với thầy, tôi không bao giờ thấy ngài hành động trái ngược với Pháp và Giởi Luật. Hành xử của ngài hòa hợp với Pháp và Giới Luật đến độ nó không bao giờ là nguyên nhân cho sự nghi ngờ giữa những ai theo học với ngài. Từ kinh nghiệm của tôi trong việc sống với ngài, tôi thấy rằng ngài sống đúng với con đường của những ai thực hành một cách đúng đắn, ngay thẳng, có phương pháp, và cao thượng. Ngài không bao giờ đi lạc khỏi con đường này hết cả.

Khi ngài nói cho chúng ta biết về các giai đoạn đầu của việc thực hành của mình, ngài sẽ nói về việc ngài đã cố gắng phát triễn chánh niệm như thế nào. Ngài thích sống một mình. Nếu người khác ở với ngài, họ sẽ làm vướng bận việc thiền định của ngài. Nếu ngài có thể hành thiền một mình, ngài sẽ thấy rằng chánh niệm và nhận thức phân biệt kết hợp với nỗ lực của ngài mọi lúc. Ngài sẽ giữ nỗ lực cả ngày lẫn đêm. Như thể tay ngài không bao giờ ngưng làm việc. Chánh niệm hội tụ với tâm của ngài để chúng không bao giờ muốn rời nỗ lực của chúng.

He had resolved never to return to this world of continual death and rebirth. No matter what, he would have to gain release from suffering and stress in this lifetime and never ask to be reborn again. Even being born into this present lifetime had him disgusted enough, but when he also saw the birth, aging, illness, and death of human beings and living beings in general, day and night, together with the blatant sufferings caused by the oppression and cruelties of the strong over the weak, it made him feel even greater dismay, which is why he asked not to be reborn ever again. The way he asked not to be reborn was to take the effort of the practice as the witness within his heart. Wherever he lived, he asked to live with the effort of the practice. He didn't want anything else that would delay his release from suffering. This is what he would tell us when the opportunity arose.

Whatever knowledge or understanding he had gained in the various places he had lived, he wouldn't keep from us. When he lived there, his mind was like that; when he lived here, his mind was like this. He even told us about the time his mind realized the land of its hopes.

The way each person's mind progresses is purely an individual matter. It's not something we can imitate from one another. Even the various realizations we have and the means of expression we use in teaching ourselves, our fellow meditators, and people in general, have to be a matter of our own individual wealth, in line with our habits and capabilities, just as a millionaire with lots of wealth uses his own millionaire's wealth, while a poor person with little wealth makes use of his own wealth. Each person, no matter how rich or poor, makes use of the wealth he or she has been able to accumulate.

Ngài đã quyết định không bao giờ trở lại thế giới của luân hồi sinh tử này. Cho dù thế nào, ngài sẽ phải đạt được giải thoát khỏi đau khổ và căng thẳng trong cuộc đời này và không bao giờ muốn tái sinh nữa. Ngay cả việc được sinh ra trong kiếp sống hiện tại đã đủ làm cho ngài chán ghét, nhưng khi ngài cũng nhìn thấy sinh, lão, bệnh, và tử của loài người và chúng sinh nói chung, ngày và đêm, cùng với những đau khổ hiển nhiên gây ra bởi sự áp bức và tàn ác của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, nó làm cho ngài còn cảm thấy khiếp đảm hơn, đó là lý do tại sao ngài không bao giờ muốn tái sinh nữa. Cách ngài nguyện không tái sinh là làm nỗ lực thực hành như là bằng chứng trong tim ngài. Bất cứ nơi nào ngài sống, ngài muốn sống với nỗ lực thực hành. Ngài không muốn bất cứ điều gì khác mà sẽ làm trì hoãn sự giải thoát khỏi đau khổ của ngài. Đây là những gì ngài sẽ nói cho chúng ta biết khi có cơ hội.

Bất cứ kiến thức hay hiểu biết nào ngài có được từ một số nơi ngài đã sống, ngài sẽ không dấu chúng ta. Khi ngài sống ở đó, tâm của ngài là như thế đó; khi ngài sống ở đây, tâm của ngài là như thế này. Ngài thậm chí còn nói cho chúng ta biết về thời gian tâm của ngài nhận ra vùng đất của niềm hi vọng của nó.

Cách tâm của mỗi người tiến triễn hoàn toàn là vấn đề cá nhân. Nó không phải là cái mà chúng ta có thể bắt chước lẫn nhau. Ngay cả một số thực chứng mà chúng ta có và phương tiện diễn tả mà chúng ta sử dụng trong việc dạy chính mình, các thiền giả đồng liêu, và người dân nói chung, phải là vấn đề tài sản của riêng cá nhân chúng ta, phù hợp với thói quen và khả năng của chúng ta, giống như một triệu phú với rất nhiều của cải sử dụng tài sản bạc triệu của riêng mình, trong khi một người nghèo với ít của cải sử dụng tài sản của riêng họ. Mỗi người, bất kể giàu hay nghèo như thế nào, sử dụng tài sản mà họ có thể tích lũy.

In the area of habits and capabilities, how much we may possess depends entirely on ourselves. These aren't things we can borrow from one another. We have to depend on the capabilities we develop from within. This is why our habits, manners, and conversation, our knowledge and intelligence, our shallowness and depth differ from person to person in line with our capabilities. Even though I studied with Ven. Acariya Mun for a long time, I can't guarantee that I could take his Dhamma as my own and teach it to others. All I can say is that I depend on however much my own knowledge and capabilities may be, in line with my own strengths, which is just right for me and doesn't overstep the bounds of what is fitting for me.

As for Ven. Acariya Mun, he was very astute at teaching. For example, he wouldn't talk about the major points. He'd talk only about how to get there. As soon as he'd get to the major points, he'd detour around them and reappear further on ahead. This is the way it would be every time. He was never willing to open up about the major points. At first I didn't understand what his intentions were in acting this way, and it was only later that I understood. Whether I'm right or wrong, I have to ask your forgiveness, for he was very astute, in keeping with the fact that he had taught so many students.

Trong lĩnh vực thói quen và khả năng, chúng ta có thể sở hữu bao nhiêu phụ thuộc hoàn toàn vào chính chúng ta. Đây không phải là những thứ mà chúng ta có thể vay mượn lẫn nhau. Chúng ta phải phụ thuộc vào khả năng chúng ta phát triễn từ bên trong. Đây là lý do tại sao thói quen, cách cư xử và trò chuyện của chúng ta, kiến thức và trí thông minh của chúng ta, sự nông cạn hay chiều sâu của chúng ta khác biệt từ người này qua người kia phù hợp với khả năng của chúng ta. Mặc dù tôi đã theo học với Hòa thượng Acariya Mun một thời gia dài, tôi không thể bảo đảm rằng tôi có thể lấy Pháp của ngài như là của tôi và dạy nó cho người khác. Điều mà tôi có thể nói là tôi dựa vào kiến thức và khả năng mà tôi có thể có bao nhiêu, phù hợp với sức mạnh của riêng tôi, vốn vừa đúng cho tôi và không vượt quá giới hạn của những gì thích hợp với tôi.

Đối với Hòa thượng Acariya Mun, ngài rất sâu sắc trong việc giảng dạy. Ví dụ, ngài sẽ không nói về những điểm chính. Ngài chỉ nói về việc làm thế nào để đến đó. Khi ngài nói gần đến những điểm chính, ngài sẽ đi vòng quanh chúng và trở lại xa hơn về phía trước. Đây là cách ngài nói mọi lúc. Ngài không bao giờ muốn mở ra những điểm chính. Ban đầu tôi không hiểu ý định của ngài là gì khi hành động theo cách này, và sau đó tôi mới hiểu. Cho dù tôi đúng hay sai, tôi mong bạn thứ lỗi, vì ngài rất sâu sắc, phù hợp với thực tế là ngài đã dạy rất nhiều học trò.

There were two reasons why he wouldn't open up about the major points. One is that those who weren't really intent on the Dhamma would take his teachings as a shield, claiming them to be their own as a way of advertising themselves and making a living. The other reason is that the Dhamma that was a principle of nature he had known and might describe was not something that could be conjectured about in advance. Once those who were strongly intent on the Dhamma reached those points in their investigation, if they had heard him describe those points beforehand, would be sure to have subtle assumptions or presuppositions infiltrating their minds at that moment, and so they would assume that they understood that level of Dhamma when actually those assumptions would be a cause for self-delusion without their even realizing it.

As far as these two considerations are concerned, I must admit that I'm very foolish because of my good intentions toward those who come intent on studying with me. I'm not the least bit secretive. I've revealed everything all along, without holding anything back, not even the things that should be held back. I've been open to the full extent of my ability, which has turned into a kind of foolishness without my being aware of it. This has caused those who are really intent on studying with me to misunderstand, latching onto these things as assumptions that turn into their enemies, concealing the true Dhamma, all because I may lack some circumspection with regard to this second consideration.

Có hai lý do tại sao ngài sẽ không nói thẳng vào những điểm chính. Một là những người không thật sự hết lòng với Pháp, sẽ lấy lời dạy của ngài làm tấm khiên, tuyên bố chúng là của riêng họ như một cách tự quảng cáo và kiếm sống. Lý do thứ nhì là, Pháp là một nguyên tắc tự nhiên mà ngài biết và có thể diễn tả không phải là điều có thể phỏng đoán trước. Một khi những ai rất hết lòng với Pháp đạt đến điểm này trong việc quan sát của họ, nếu họ nghe ngài diễn tả trước, chắc chắn sẽ có những giả định hay giả thuyết tinh tế xâm nhập tâm trí họ vào lúc đó, và họ sẽ cho rằng họ hiểu mức độ đó của Pháp khi thật ra thì những giả định đó sẽ là nguyên nhân gây ra sự tự-ảo-tưởng mà họ không hề hay biết.

Về hai điều cần sự thận trọng xem xét này, tôi phải thú nhận rằng tôi rất ngu ngốc vì ý định tốt của tôi đối với những ai hết lòng đến học với tôi. Tôi không kín đáo chút nào. Tôi đã tiết lộ mọi thứ mà không giữ lại cái nào, ngay cả những thứ nên được giữ lại. Tôi đã mở đến hết khả năng của mình, vì thế biến thành một loại ngu ngốc mà tôi không hay biết. Điều này làm cho những ai thật sự hết lòng học hỏi với tôi hiểu lầm, nắm lấy những thứ này như là giả định để rồi biến thành kẻ thù của họ, che dấu Chánh Pháp, tất cả chỉ vì tôi thiếu đôi chút thận trọng đối với việc xem xét thứ nhì này.

Ven. Acariya Mun was very astute both in external and in internal matters. On the external level, he wouldn't be willing to disclose things too readily. Sometimes, after listening to him, you'd have to take two or three days to figure out what he meant. This, at least, was the way things were for me. Whether or not this was the way they were for my fellow students, I never had the chance to find out. But as for me, I'd use all my strength to ponder anything he might say that seemed to suggest an approach to the practice, and sometimes after three days of pondering the riddle of his words I still couldn't make heads or tails of it. I'd have to go and tell him, 'What you said the other day: I've been pondering it for three days and still can't understand what you meant. I don't know where to grab hold of it so that I can put it to use, or how much meaning your words had.'

He'd smile a bit and say, 'Oh? So there's someone actually pondering what I say?'

So I'd answer, 'I'm pondering, but pondering out of stupidity, not with any intelligence.'

He'd then respond a little by saying, 'We all have to start out by being stupid. No one has ever brought intelligence or wealth along at birth. Only after we set our mind on learning and pondering things persistently can we become intelligent and astute to the point where we can gain wealth and status, and can have other people depend on us. The same holds true with the Dhamma. No one has ever been a millionaire in the Dhamma or an arahant at birth.'

Hòa thượng Acariya Mun rất sâu sắc về cả những vấn đề bên ngoài lẫn bên trong. Ở mức độ bên ngoài, ngài không sẵn sàng tiết lộ mọi thứ quá dễ dàng. Đôi khi, sau khi lắng nghe ngài, bạn cần có hai hay ba ngày để tìm ra ý của ngài. Điều này, ít nhất là trong trường hợp của tôi. Liệu đây có phải là cách cho các bạn học của tôi hay không, tôi chưa bao giờ có cơ hội để tìm hiểu. Nhưng đối với tôi, tôi sẽ sử dụng tất cả năng lực của mình để suy nghĩ về bất cứ điều gì ngài nói mà dường như đề nghị một phương pháp cho việc thực hành, và đôi khi sau ba ngày suy nghĩ về những lời nói bí ẩn của ngài, tôi vẫn không thể hiểu rạch ròi. Tôi sẽ phải đến gặp và nói với ngài, 'Những gì thày nói hôm nọ, con suy nghĩ nát óc cả ba ngày và vẫn không thể hiểu được ý của thày. Con không biết nắm điểm nào để có thể đem nó ra sử dụng, hay lời nói của thầy có ý nghĩa bao nhiêu.'

Ngài sẽ mỉm cười và nói. 'Thế à? Thật sự có người suy nghĩ về những gì tôi nói ư?'

Và tôi sẽ trả lời, 'Con đang suy nghĩ, nhưng suy nghĩ một cách ngu ngốc, không thông minh chút nào.'

Rồi ngài sẽ trả lời một chút bằng cách nói, "Chúng ta đều phải bắt đầu bằng việc ngu ngốc. Không có ai mang trí thông minh hay tài sản theo khi sinh ra đời cả. Chỉ sau khi chúng ta đặt tâm trí vào việc học và suy nghĩ mọi thứ một cách kiên trì, thì chúng ta mới có thể trở nên thông minh và sắc sảo đến mức chúng ta có thể đạt được tài sản và địa vị, và có thể làm cho người khác tin cậy mình. Tương tự như vậy đối với Pháp. Không bao giờ có ai là triệu phú trong Pháp hay là bậc a-la-hán lúc mới sinh ra.'

That's all he would say. He wouldn't disclose what the right way would be to interpret the teaching that had preoccupied me for two or three days running. It was only later that I realized why he wouldn't disclose this. If he had disclosed it, he would have been encouraging my stupidity. If we get used simply to having things handed to us ready-made from other people, without producing anything with our own intelligence, then when the time comes where we're in a tight spot and can't depend on anything ready-made from other people, we're sure to go under if we can't think of a way to help ourselves. This is probably what he was thinking, which is why he wouldn't solve this sort of problem when I'd ask him.

Studying with him wasn't simply a matter of studying teachings about the Dhamma. You had to adapt and accustom yourself to the practices he followed until they were firmly impressed in your own thoughts, words, and deeds. Living with him a long time was the way to observe his habits, practices, virtues, and understanding, bit by bit, day by day, until they were solid within you. There was a lot of safety in living with him. By and large, people who studied with him have received a great deal of trust and respect, because he himself was all Dhamma. Those who lived with him were bound to pick up that Dhamma in line with their abilities. At the same time, staying with him made you accustomed to being watchful and restrained. If you left him, and were intent on the Dhamma, you'd be able to take care of yourself using the various approaches you had gained from him.

Đó là những gì ngài sẽ nói. Ngài sẽ không tiết lộ con đường đúng là gì để diễn giải giáo lý mà đã làm bận tâm tôi suốt hai ba ngày. Chỉ sau đó tôi mới nhận ra tại sao ngài lại không tiết lộ điều này. Nếu ngài tiết lộ nó, hẳn là ngài đã khuyến khích sự ngu ngốc của tôi. Nếu chúng ta quen với việc chỉ đơn giản nhận lấy những thứ làm sẵn từ người khác, không sáng tạo bất cứ cái gì với trí thông minh của chính mình, thì khi ở tình trạng khó khăn và không thể dựa vào bất cứ cái gì có sẵn từ người khác, chúng ta chắc chắn sẽ bị sa lầy nếu chúng ta không thể nghĩ ra cách tự giúp mình. Đây có thể là điều ngài nghĩ, đó là lý do tại sao ngài sẽ không giải quyết vấn đề này khi tôi hỏi ngài.

Học với ngài không chỉ đơn thuần là vấn đề nghiên cứu giáo lý về Pháp. Bạn phải thích nghi và quen thuộc với những thực hành mà ngài làm cho đến khi chúng in sâu trong tư tưởng, lời nói, và việc làm của chính bạn. Sống với ngài một thời gian dài là cách để quan sát thói quen, thực hành, đức hạnh của ngài và hiểu biết, từng chút một, từng ngày một, cho đến khi chúng nằm vững chắc bên trong bạn. Có rất nhiều an toàn trong việc chung sống với ngài. Nói chung, những người theo học với ngài nhận được rất nhiều tin tưởng và kính trọng, bởi vì chính bản thân ngài là Pháp. Những ai sống với ngài chắc chắn sẽ gặt hái được Pháp đó phù hợp với khả năng của họ. Đồng thời, ở lại với ngài làm cho bạn quen với việc thận trọng và kiềm chế. Nếu bạn rời ngài, và kiên định với Pháp, bạn sẽ có thể tự chăm sóc mình bằng việc sử dụng một số phương pháp bạn học được từ ngài.

When you'd stay with him, it was as if the paths, fruitions, and nibbana were right within reach. Everything you did was solid and got results step by step. But when you left him, it wouldn't be that way at all. It would turn into the other side of the world: If the mind didn't yet have a firm basis, that's the way it would usually be. But if the mind had a firm basis — in other words, if it had concentration and discernment looking after it — then you could benefit from living anywhere. If any doubts arose that you couldn't handle yourself, you'd have to go running back to him for advice. Once he'd suggest a solution, the problem would usually disappear in an instant, as if he had cut it away for you. For me, at least, that's the way it would be. Sometimes I would have left him for only five or six days when a problem started bothering me, and I couldn't stand to wait another two or three days. If I couldn't solve this sort of problem the moment it arose, then the next morning I'd have to head right back to him, because some of these problems could be very critical. Once they arose, and I couldn't solve them myself, I'd have to hurry back to him for advice. But other problems aren't especially critical. Even when they arise, you can wait. Problems of this sort are like diseases. When some diseases arise, there's no need to hurry for a doctor. But with other diseases, if we can't get the doctor to come, we have to go to the doctor ourselves. Otherwise our life will be in danger.

When these critical sorts of problems arise, if we can't handle them ourselves, we have to hurry to find a teacher. We can't just leave them alone, hoping that they'll go away on their own. The results that can come from these problems that we don't take to our teachers to solve: At the very least, we can become disoriented, deluded, or unbalanced; at worst, we can go crazy. When they say that a person's meditation 'crashes,' it usually comes from this sort of problem that he or she doesn't know how to solve — isn't willing to solve — and simply lets fester until one of these two sorts of results appear. I myself have had these sorts of problems with my mind, which is why I'm telling you about them so that you can know how to deal with them.

Khi bạn ở lại với ngài, nó như thể đạo, quả, và niết bàn ở ngay trong tầm với. Mọi thứ bạn làm đều vững chắc và có kết quả từng bước một. Nhưng khi bạn rời ngài, nó sẽ không như thế chút nào. Nó sẽ trở thành phía bên kia của thế gian: Nếu tâm vẫn chưa có một căn bản vững chắc, đó là cách nó thường là. Nhưng nếu tâm có căn bản vững chắc — nói cách khác, nếu nó có định và nhận thức phân biệt chăm sóc nó — thì bạn có thể hưởng lợi ích từ việc sống ở bất cứ nơi nào. Nếu bất kỳ nghi ngờ nào khởi sinh mà bạn không thể tự xử lý, bạn có thể đi trở lại gặp ngài để xin cố vấn. Một khi ngài đề nghị cách giải quyết, trở ngại thường sẽ biến mất ngay lập tức, thể như ngài cắt bỏ nó cho bạn. Về phần tôi, ít nhất, đó là cách nó sẽ là. Đôi khi tôi rời ngài chỉ trong năm hay sáu ngày thì một trở ngại bắt đầu làm phiền tôi, và tôi không thể chịu đựng đợi thêm hai hay ba ngày nữa. Nếu tôi không thể giải quyết loại vấn đề này ngay khi nó khởi sinh, thì sáng hôm sau tôi phải quay trở lại gặp ngài ngay, bởi vì một số trong các trở ngại này có thể rất nguy kịch. Một khi chúng phát sinh, và tôi không thể tự giải quyết chúng, tôi phải vội vã trở lại gặp ngài để hỏi ý kiến. Nhưng các vấn đề khác không nguy kịch lắm. Ngay cả khi chúng phát sinh, bạn có thể đợi. Trở ngại loại này thì giống như bệnh. Khi một vài bệnh phát sinh, không cần phải vội vã đi gặp bác sĩ. Nhưng với bệnh khác, nếu chúng ta không thể gọi bác sĩ đến, chúng ta phải tự mình đi gập bác sĩ. Nếu không mạng sống của chúng ta sẽ gặp nguy hiểm.

Khi những vấn đề quan trọng này nảy sinh, nếu chúng ta không thể tự mình xử lý chúng, chúng ta phải nhanh chóng tìm một vị thầy. Chúng ta không thể bỏ mặc chúng, hy vọng rằng chúng sẽ tự ra đi. Hậu quả có thể đến từ những vấn đề này mà chúng ta không đem đến cho thầy của chúng ta giải quyết. Ít nhất là chúng ta có thể trở nên mất định hướng, lầm tưởng, hay mất cân bằng, tệ nhất là chúng ta có thể trở nên điên khùng. Khi người ta nói rằng thiền định của một người bị 'sụp đổ,' nó thường đến từ loại trở ngại này mà người ấy không biết cách giải quyết — không muốn giải quyết — và chỉ để nó mưng mủ cho đến khi một trong hai loại kết quả xuất hiện. Chính tôi đã có loại trở ngại này trong tâm, đó là lý do tại sao tôi nói cho bạn biết về chúng để bạn có thể biết cách đối phó với chúng.

The day Ven. Acariya Mun died, I was filled with a strong sense of despair from the feeling that I had lost a mainstay for my heart, because at the time there was still a lot of unsettled business in my heart, and it was the sort of knowledge that wasn't willing to submit easily to anyone's approaches if they weren't right on target — the way Ven. Acariya Mun had been, and that had given results — with the spots where I was stuck and that I was pondering. At the same time, it was a period in which I was accelerating my efforts at full speed. So when Ven. Acariya Mun died, I couldn't stand staying with my fellow students. My only thought was that I wanted to live alone. So I tried to find a place where I could stay by myself. I was determined that I would stay alone until every sort of problem in my heart had been completely resolved. Only then would I stay with others and accept students as the occasion arose.

After Ven. Acariya Mun's death, I went to bow down at his feet and then sat there reflecting with dismay for almost two hours, my tears flowing into a pool at his feet. At the same time, I was pondering in my heart the Dhamma and the teachings he had been so kind to give me during the eight years I had lived with him. Living together for such a long time as this, even a husband and wife or parents and children who love one another deeply are bound to have some problems or resentments from time to time. But between Ven. Acariya Mun and the students who had come to depend on his sheltering influence for such a long time, there had never been any issues at all. The longer I had stayed with him, the more I had felt an unlimited love and respect for him. And now he had left me and all my well-intentioned fellow students. Anicca vata sankhara: Formations — how inconstant they are! His body lay still, looking noble and more precious than my life, which I would have readily given up for his sake out of my love for him. My body was also still as I sat there, but my mind was in agitation from a sense of despair and my loss of his sheltering influence. Both bodies were subject to the same principle of the Dhamma — inconstancy — and followed the teaching that says, 'uppajjitva nirujjhanti': Having been born, they are bound to die. There's no other way it could be.

Ngày Hòa thượng Acariya Mun chết, tôi cảm thấy tuyệt vọng từ cảm giác rằng tôi đã mất một trụ cột cho trái tim mình, bởi vì vào lúc đó vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa ổn định trong tim tôi, và nó là loại kiến thức mà không sẵn sàng đầu hàng dễ dàng với những phương pháp của bất cứ ai nếu chúng không đúng mục tiêu — cách Hòa thượng Acariya Mun thường làm, và nó đưa đến kết quả — với những điểm mà tôi bị mắc kẹt và tôi đang suy nghĩ. Đồng thời, nó là giai đoạn mà tôi đang gia tăng nỗ lực của mình ở tốc độ cao. Vì vậy khi Hòa thượng Acariya Mun qua đời, tôi đã không thể ở lại với các bạn học của tôi. Ý nghĩ duy nhất của tôi là tôi muốn sống một mình. Vì thế tôi thử tìm một nơi mà tôi có thể ở một mình. Tôi quyết định rằng tôi sẽ ở một mình cho đến khi mọi vấn đề trong tim tôi được giải quyết hoàn toàn. Chỉ đến lúc đó tôi mới sống với người khác và nhận học trò khi có dịp.

Sau khi Hòa thượng Acariya Mun qua đời, tôi đến quỳ dưới chân ngài và ngồi đó quán chiếu trong nỗi bàng hoàng gần hai giờ, nước mắt tôi tuôn tràn thành vũng dưới chân ngài. Đồng thời, tôi suy nghĩ trong lòng về Pháp và những giáo lý mà ngài đã tận tình dạy cho tôi suốt tám năm tôi sống với ngài. Sống cùng nhau cho suốt một quãng thời gian dài như thế, ngay cả vợ chồng hay cha mẹ và con cái thương yêu nhau sâu đậm đôi khi cũng có vài trở ngại hay giận hờn. Nhưng giữa Hòa thượng Acariya Mun và các đệ tử đến nương tựa vào sự che chở dạy dỗ của ngài một thời gian dài như thế, đã không bao giờ có vấn đề nào hết cả. Càng ở lâu với ngài, tôi càng cảm thấy một tình yêu vô hạn và tôn kính đối với ngài. Và giờ đây ngài đã rời tôi và tất cả các bạn học đồng liêu đầy thiện chí của tôi. Anicca vata sankhara: Sắc uẩn — vô thường làm sao! Thân thể ngài nằm yên, nhìn cao thượng và quý giá hơn là cuộc sống của tôi, mà tôi sẵn sàng từ bỏ cho ngài do bởi tình yêu thương của tôi đối với ngài. Thân thể tôi cũng yên tĩnh khi tôi ngồi đó, nhưng tâm tôi bức xúc từ cảm giác tuyệt vọng và mất mát của tôi về sự che chở và dạy dỗ của ngài. Cả hai thân thể đều là đối tượng cho cùng một nguyên tắc của Pháp — vô thường — và tin theo giáo lý nói rằng, 'uppajjitva nirujjhanti': Sinh ra đời, họ tất sẽ có ngày phải chết. Không thể có cách nào khác.

But as for Ven. Acariya Mun, he had taken a path different from that of conventional reality, in line with the teaching, 'tesam vupasamo sukho': In their stilling is ease. He had died in this lifetime, lying still for just this brief span of time so that his students could reflect with resignation on the Dhamma, but from now on he would never be reborn to be a source for his students' tears again. His mind had now separated from becoming and birth in the same way that a rock split into two pieces can never be truly rejoined.

So I sat there, reflecting with despair. The problems in my heart that I had once unburdened with him: With whom would I unburden them now? There was no longer anyone who could unburden and erase my problems the way he had. I was left to fend for myself. It was as if he had been a doctor who had cured my illnesses countless times and who was the one person with whom I had entrusted my life — and now the doctor who had given me life was gone. I'd have to become a beast of the forest, for I had no more medicine to treat my inner diseases.

Nhưng đối với Hòa thượng Acariya Mun, ngài đã chọn một con đường khác với thực tế thông thường, phù hợp với giáo lý, 'tesam vupasamo sukho': Trong sự tĩnh lặng của họ là bình an. Ngài đã chết trong cuộc đời này, chỉ nằm yên tĩnh trong khoảng thời gian ngắn ngủi này để các đệ tử của ngài có thể suy ngẫm về Pháp với sự chấp nhận không mong muốn nhưng không thể tránh khỏi, nhưng kể từ nay ngài sẽ không bao giờ tái sinh như là cội nguồn cho những giọt lệ của các đệ tử của ngài nữa. Tâm của ngài bây giờ đã tách biệt khỏi sự trở thành và sinh ra theo cùng cách một hòn đá bể làm hai mảnh không bao giờ có thể thật sự nối lại với nhau.

Vì vậy tôi ngồi đó, suy ngẫm trong tuyệt vọng. Những vấn đề trong tim tôi mà tôi đã có lần trút bỏ với ngài: Tôi sẽ trút bỏ chúng với ai bây giờ? Sẽ không còn bất cứ người nào có thể giải tỏa và xóa bỏ các vấn đề của tôi theo cách ngài có. Tôi bị bỏ lại để tự bảo vệ mình. Nó như thể ngài là một bác sĩ đã chữa khỏi bệnh của tôi vô số lần và là người duy nhất tôi đã ủy thác đời mình — và người bác sĩ mà đã cho tôi cuộc sống nay đã ra đi. Tôi phải trở thành con thú rừng, vì tôi không còn thuốc để chữa trị các chứng bệnh nội tâm của tôi.

While I was sitting there, reminiscing sadly about him with love, respect, and despair, I came to a number of realizations. How had he taught me while he was still alive? Those were the points I'd have to take as my teachers. What was the point he had stressed repeatedly? 'Don't ever stray from your foundation, namely "what knows" within the heart. Whenever the mind comes to any unusual knowledge or realizations that could become detrimental, if you aren't able to investigate your way past that sort of knowledge, then turn the mind back within itself and, no matter what, no damage will be done.' That was what he had taught, so I took hold of that point and continued to apply it in my own practice to the full extent of my ability.

To be a senior monk comes from being a junior monk, as we see all around us and will all experience. We all meet with difficulties, whether we're junior or senior. This is the path we all must take. We must follow the path of difficulty that is the path toward progress, both in the area of the world and in the area of the Dhamma. No one has ever become a millionaire by being lazy or by lying around doing nothing. To be a millionaire has to come from being persevering, which in turn has to take the path of difficulty — difficulty for the sake of our proper aims. This is the path wealthy and astute people always follow.

Khi tôi ngồi đó, buồn bã hồi tưởng về ngài với niềm thương nhớ, tôn kính và tuyệt vọng, tôi đã nhận ra một số điều. Ngài đã dạy dỗ tôi như thế nào khi sinh tiền? Đó là những điểm tôi phải nắm lấy như các thầy của tôi. Ngài đã nhiều lần nhấn mạnh điểm nào? 'Đừng bao giờ đi lạc khỏi nền tảng của con, cụ thể là "những gì biết được" trong tim. Bất cứ khi nào tâm đi đến kiến thức hay nhận thức khác thường nào mà có thể trở nên bất lợi, nếu con không thể quan sát con đường của mình vượt qua loại kiến thức đó, thì chuyển tâm trở lại trong chính nó và, dù thế nào chăng nữa, sẽ không có tổn hại nào xảy ra.' Đó là những gì ngài dạy, vì thế tôi nắm giữ điểm đó và tiếp tục áp dụng nó trong việc thực hành của tôi cho đến tận cùng khả năng của mình.

Để là một sư huynh thì phải từng là sư đệ, như chúng ta thấy chung quanh mình và đều sẽ trải nghiệm. Tất cả chúng ta đều gặp khó khăn, dù là mới vào hay thâm niên. Đây là con đường mà chúng ta phải nhận lấy. Chúng ta phải đi theo con đường khó khăn mà cũng dẫn đến tiến bộ, cả trong lĩnh vực thế gian và lĩnh vực Pháp. Không bao giờ có ai trở thành triệu phú bằng cách lười biếng hay bằng cách nằm ỳ ra không làm gì cả. Để là một triệu phú thì phải kiên trì, do đó phải đi theo con đường khó khăn — khó khăn vì mục tiêu đúng đắn của chúng ta. Đây là con đường mà những người giàu có và khôn ngoan luôn đi theo.

Even in the area of the Dhamma, we should realize that difficulty is the path of sages on every level, beginning with the Buddha himself. The Dhamma affirms this: Dukkhassanantaram sukham — people gain ease by following the path of difficulty. As for the path to suffering, sukhassanantaram dukkham — people gain difficulties by following the path of ease. Whoever is diligent and doesn't regard difficulty as an obstacle, whoever explores without ceasing the conditions of nature all around him, will become that third sort of person: the sort who doesn't ask to be reborn in this world, the sort who tesam vupasamo sukho — eradicates the seeds for the rebirth of any sort of formation, experiencing an ease undisturbed by worldly baits, an ease that is genuinely satisfying.

So. I ask that all of you as meditators keep these three sorts of people in mind and choose for yourselves which of the three is the most outstanding within you right now — because we can all make ourselves outstanding, with no need to fear that it will kill us. The effort to gain release from suffering and stress in the Lord Buddha's footsteps isn't an executioner waiting to behead the person who strives in the right direction. Be brave in freeing yourself from your bonds and entanglements. The stress and difficulties that come as a shadow of the khandhas are things that everyone has to bear as a burden. We can't lie to one another about this. Each person has to suffer from worries and stress because of his or her own khandhas. Know that the entire world has to suffer in the same way you do with the khandhas you are overseeing right now.

Ngay cả trong lĩnh vực Pháp, chúng ta nên nhận ra rằng khó khăn là con đường của bậc thánh hiền ở mọi cấp độ, bắt đầu với chính Đức Phật. Pháp khẳng định điều này: Dukkhassanantaram sukham — người ta đạt được bình an bằng cách đi theo con đường khó khăn. Còn đối với con đường dẫn đến đau khổ, sukhassanantaram dukkham — người ta gặp khó khăn do bởi đi theo con đường dễ dàng. Bất cứ ai chuyên cần và không xem khó khăn như là một trở ngại, bất cứ ai khám phá không ngừng các điều kiện tự nhiên chung quanh mình, sẽ trở thành loại người thứ ba: loại người không muốn tái sinh trong thế gian này, loại người tesam vupasamo sukho — tiêu diệt hạt giống tái sinh của bất cứ hình thức nào, trải nghiệm một sự bình an không bị quấy rầy bởi những mồi thế gian, một sự bình an thật sự mãn nguyện.

Vì vậy tôi yêu cầu tất cả các bạn là thiền giả ghi nhớ ba loại người này trong tâm và tự chọn xem loại người nào trong ba là loại nổi bậc nhất bên trong bạn ngay bây giờ — bởi vì chúng ta đều có thể làm cho mình xuất sắc, không cần phải sợ rằng nó sẽ giết chúng ta. Sự nỗ lực để thoát khỏi đau khổ và căng thẳng noi theo gương của Đức Phật không phải là một đao phủ thủ chờ đợi để chém đầu người đang cố gắng đi đúng hướng. Hảy can đảm trong việc giải thoát bản thân khỏi những ràng buộc và vướng mắc của bạn. Căng thẳng và khó khăn đến như bóng tối của ngũ uẩn là những điều mà mọi người phải chịu đựng như một gánh nặng. Chúng ta không thể nói dối nhau về chuyện này. Mỗi người phải chịu đựng khổ từ những lo lắng và căng thẳng vì ngũ uẩn của riêng họ. Biết rằng toàn thế giới phải chịu đựng theo cùng một cách như bạn chịu đựng với ngũ uẩn mà bạn đang giám sát ngay bây giờ.

Don't let yourself be content to cycle through birth, aging, illness, and death. Be uncomplacent at all times. You shouldn't have any doubts about birth, because the Buddha has already told us that birth and death are out-and-out suffering. Don't let yourself wonder if they are flowers or sweets or any sort of food you can eat to your satisfaction. Actually, they are nothing but poison. They are things that have deceived us all in our stupidity to be born and to die in heaps in this world of suffering and stress. If we die in a state of humanity, there's some hope for us because of the openings for rebirth we have made for ourselves through the power of our good deeds. But there are not just a few people out there who are foolish and deluded, and who thus have no way of knowing what sorts of openings for rebirth their kamma will lead them to.

So for this reason, see the danger in repeated birth and death that can give no guarantees as to the state in which you'll take birth and die. If it's a human state, as we see and are at present, you can breathe easily to some extent, but there's always the fear that you'll slip away to be reborn as a common animal for people to kill or beat until you're all battered and bruised. Now that's really something to worry about. If you die, you die; if you survive, you live and breathe in fear and trembling, dreading death with every moment. How many animals are dragged into the slaughter-houses every day? This is something we don't have to explain in detail. It's simply one example I mention to remind you of the sufferings of the living beings of the world. And where is there any shelter that can give a sure sense of security to the heart of each person overseeing his or her heap of life?

Đừng để bản thân bằng lòng với vòng luân hồi sinh, lão, bệnh, và tử. Đừng luôn tự mãn. Bạn không nên có bất kỳ nghi ngờ nào về sự sinh ra, bởi vì Đức Phật đã nói với chúng ta rằng sinh và tử là hoàn toàn đau khổ. Đừng thắc mắc rằng liệu chúng là hoa quả hay món ăn nào mà bạn có thể ăn cho thỏa thích không. Thật ra chúng chỉ là chất độc. Chúng là những thứ mà đã lừa dối tất cả chúng ta khiến chúng ta ngu ngốc sinh ra và chết đi một cách hổn tạp trong thế giới của đau khổ và căng thẳng này. Nếu chúng ta chết trong trạng thái nhân loại thì còn có hy vọng cho chúng ta vì những khai mở cho tái sinh mà chúng ta đã làm cho mình qua năng lực của những hành động tốt của chúng ta. Nhưng không phải chỉ có vài người ngu ngốc và lầm tưởng, và vì thế họ không có cách nào để biết được loại khai mở cho tái sinh nào mà nghiệp của họ sẽ dẫn họ đến.

Vì lý do này, hảy nhìn thấy nguy hiểm trong luân hồi sanh tử mà không thể bảo đảm được trạng thái mà bạn sẽ sinh ra và chết đi. Nếu nó là một trạng thái con người, như chúng ta thấy và ở hiện tại, bạn có thể thở phào, nhưng luôn có nỗi sợ rằng bạn sẽ lở lầm sinh ra như một con thú cho người ta giết hay đánh cho đến khi bạn bị bầm vập. Đó là điều thật sự đáng lo ngại. Nếu bạn chết, bạn chết; nếu bạn sống sót, bạn sống và thở trong lo sợ và run rẩy, sợ hãi cái chết trong từng khoảnh khắc. Có bao nhiêu thú vật bị lôi vào lò sát sinh mỗi ngày? Đây là điều chúng ta không cần phải giải thích vào chi tiết. Nó chỉ là một ví dụ tôi đề cập để nhắc nhở bạn về những đau khổ của chúng sinh trên thế giới. Và có nơi trú ẩn nào mà có thể đem lại một cảm giác an toàn cho trái tim của mỗi người đang giám sát cuộc sống của họ?

As meditators we should calculate the profits and losses, the benefits and drawbacks that come from the khandhas in each 24 hour period of day and night. The discontent we feel from being constantly worried: Isn't it caused by the khandhas? What makes us burdened and worried? We sit, stand, walk, and lie down for the sake of the khandhas. We eat for the sake of the khandhas. Our every movement is simply for the sake of the khandhas. If we don't do these things, the khandhas will have to break apart under the stress of suffering. All we can do is relieve things a little bit. When they can no longer take it, the khandhas will break apart.

bhara have pañcakkhandha:
The five khandhas are really a heavy burden.

Even though the earth, rocks, and mountains may be heavy, they stay to themselves. They've never weighed us down or oppressed us with difficulties. Only these five khandhas have burdened and oppressed us with difficulties with their every movement. Right from the day the khandhas begin to form, we have to be troubled with scurrying around for their sake. They wield tremendous power, making the entire world bend under their sway until the day they fall apart. We could say that we are slaves to the khandhas from the day we're born to the day we die. In short, what it all comes down to is that the source of all worries, the source of all issues lies in the khandhas. They are the supreme commanders, making us see things in line with their wants. This being the case, how can anything wonderful come from them? Even the khandhas we will take on as a burden in our next birth will be the same sort of taking-birth-and-dying khandhas, lording it over us and making us suffer all over again.

Là thiền giả chúng ta nên cân nhắc lợi hại, những lợi ích và tổn hại đến từ ngũ uẩn trong mỗi chu kỳ 24 giờ của ngày và đêm. Sự bất mãn mà chúng ta cảm thấy từ việc liên tục lo lắng. Có phải nó gây ra bởi các uẩn không? Cái gì làm chúng ta chịu đựng và lo lắng? Chúng ta ngồi, đứng, đi, và nằm vì lợi ích của các uẩn. Chúng ta ăn vì lợi ích của các uẩn. Từng cử động của chúng ta chỉ đơn giản là vì lợi ích của các uẩn. Nếu chúng ta không làm những việc này, các uẩn sẽ tan rã dưới áp lực của đau khổ. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là trút bỏ mọi thứ một ít. Khi chúng không thể nào kham chịu được nữa, ngũ uẩn sẽ tan rã.

bhara have pañcakkhandha:
Ngũ uẩn thật sự là một gánh nặng.

Mặc dù đất, đá, và núi có thể nặng, chúng đứng vững một mình. Chúng không bao giờ đè chúng ta xuống hay áp bức chúng ta với gánh nặng khó khăn. Chỉ có ngũ uẩn này đè nén và áp bức chúng ta với những khó khăn trong từng cử động của chúng. Ngay từ ngày các uẩn bắt đầu hình thành, chúng ta phải phiền lòng vì bị lôi kéo đó đây vì lợi ích của chúng. Chúng vận dụng sức mạnh to lớn, làm toàn thế giới uốn cong dưới ảnh hưởng của chúng cho đến ngày chúng tan rã. Chuńg ta có thể nói rằng chúng ta là nô lệ của ngũ uẩn từ ngày chúng ta sinh ra cho đến ngày chúng ta chết. Nói tóm lại, nguồn gốc của mọi lo lắng, nguồn gốc của mọi vấn đề đều nằm trong ngũ uẩn. Chúng là những chỉ huy tối cao, làm chúng ta nhìn mọi thứ phù hợp với mong muốn của chúng. Khi đây là trường hợp, làm thế nào có được bất cứ điều gì tuyệt vời đến từ chúng? Ngay cả các uẩn mà chúng ta sẽ tiếp nhận như một gánh nặng trong lần sinh kế tiếp của chúng ta sẽ là cùng một loại ngũ uẩn gánh-chịu-sinh-tử, áp đặt nó lên chúng ta và làm chúng ta khốn khổ trở lại.

So investigate these things until you can see them clearly with discernment. Of all the countless lifetimes you may have been through over the aeons, take this present lifetime before you as your evidence in reviewing them all. Those who aren't complacent will come to know that khandhas in the past and khandhas that will appear in the future all have the same characteristics as the khandhas that exist with us in the present. All I ask is that you force your mind to stay in the frame of the three characteristics (ti-lakkhana), which are present throughout the body and mind at all times. No matter how wild and resistant the mind may be, it can't withstand the strength of mindfulness and discernment backed up by persistent effort.

As long as mindfulness and discernment aren't yet agile, you have to force them; but as soon as they gain enough strength to stand on their own, they'll be like a fire and its light that always appear together. Once mindfulness and discernment have been trained to be authoritative, then wherever you are, you're mindful and discerning. It's not the case that you will always have to force them. They're like a child: When it's first born, it doesn't have the strength and intelligence to care for itself, so its parents have to take on the duty of caring for it in every way until it matures and becomes able to survive on its own. The parents who used to look after it are then no longer burdened with that duty. The same holds true with mindfulness and discernment. They gain strength step by step from being trained without ceasing, without letting them slide. They develop day by day until they become super-mindfulness and super-discernment at the stage where they perform their duties automatically. Then every sort of thing that used to be an enemy of the heart will be slain by super-mindfulness and super-discernment until nothing remains. All that remains is a heart entirely 'buddho,' 'Dhammo' will become a marvel at that very same moment through the power of super-mindfulness and super-discernment.

Vì vậy hảy xem xét những thứ này cho đến khi bạn có thể nhìn thấy chúng rõ ràng với nhận thức phân biệt. Trong vô số kiếp sống mà bạn có thể đã trải qua từ xa xưa, hảy lấy kiếp sống hiện tại này làm bằng chứng của bạn trong việc xem xét chúng. Những ai không tự mãn sẽ hiểu rằng ngũ uẩn trong quá khứ và ngũ uẩn mà sẽ xuất hiện trong tương lai đều có cùng đặc tính như ngũ uẩn đang tồn tại với chúng ta trong hiện tại. Tôi chỉ yêu cầu rằng bạn ép buộc tâm của mình ở trong khung của ba đặc tính (ti-lakkhana), vốn hiện diện trong thân và tâm mọi lúc. Bất kể tâm điên cuồng và kháng cự như thế nào, nó không thể chống cự được sức mạnh của chánh niệm và nhận thức phân biệt hỗ trợ bởi kiên trì nỗ lực.

Hễ mà chánh niệm và nhận thức phân biệt vẫn chưa nhanh nhẹn, bạn phải ép buộc chúng, nhưng khi chúng có đủ sức mạnh để tự đứng vững, chúng sẽ giống như ngọn lửa và ánh sáng của nó luôn xuất hiện cùng nhau. Một khi chánh niệm và nhận thức phân biệt được huấn luyện để trở nên có thẩm quyền, thì dù bạn ở đâu, bạn cũng chuyên chú và sắc sảo. Nó không phải là trường hợp mà bạn sẽ luôn phải ép buộc chúng. Chúng giống như đứa trẻ. Khi nó mới sinh ra, nó không có sức mạnh và trí khôn để chăm sóc bản thân, vì thế cha mẹ phải nhận lấy nhiệm vụ chăm sóc nó trong mọi cách cho đến khi nó trưởng thành và có khả năng tự sinh tồn. Cha mẹ sau đó không phải gánh chịu nhiệm vụ đó nữa. Tương tự như vậy đối với chánh niệm và nhận thức phân biệt. Chúng đạt được sức mạnh từng bước một từ việc được rèn luyện không ngừng nghỉ, không để chúng bị trượt. Chúng phát triễn từng ngày cho đến khi chúng trở nên siêu-chánh-niệm và siêu-nhận-thức-phân-biệt ở giai đoạn mà chúng tự động thi hành nhiệm vụ của mình. Rồi mọi thứ đã từng là kẻ thù của trái tim sẽ bị tiêu diệt bởi siêu-chánh-niệm và siêu-nhận-thức-phân-biệt cho đến khi còn lại gì. Tất cả những gì còn lại chỉ là một trái tim hoàn toàn 'Phật tánh,' 'Pháp tánh' sẽ trở thành một điều kỳ diệu trong cùng khoảnh khắc đó qua sức mạnh của siêu-chánh-niệm và siêu-nhận-thức-phân-biệt.

So I ask that all of you as meditators make the effort. See the burden of birth, aging, illness, and death that lies ahead of you as being at least equal to the burden of birth, aging, illness, and death present in living beings and formations all around you. It may even be more — who knows how much more? For this reason, you should make sure that you gain release from it in this lifetime in a way clear to your own heart. Then wherever you live, you'll be at your ease — with no need to bother with any more problems of birth or death anywhere at all — simply aware of this heart that is pure.

I ask that you all contemplate this and strive with bravery in the threefold training of virtue, concentration, and discernment. The goal you set for yourself in that third sort of person will one day be you. There's no need to doubt this.

That's enough for now, so I'll ask to stop here.

Evam

Do đó tôi yêu cầu tất cả các bạn là thiền giả hảy thực hiện nỗ lực. Nhìn thấy gánh nặng của sinh, lão, bệnh, và tử nằm phía trước bạn ít nhất bằng với gánh nặng sinh, lão, bệnh, và tử hiện diện trong chúng sinh và những dạng thức khác chung quanh bạn. Thậm chí có thể nhiều hơn — nào ai biết được nhiều hơn bao nhiêu? Vì lý do này, bạn nên chắc chắn rằng bạn sẽ được giải thoát khỏi nó trong kiếp sống này theo một cách rõ ràng cho trái tim bạn. Sau đó cho dù bạn sống ở đâu, bạn sẽ được bình an — không cần phải bận tâm với bất cứ vấn đề nào của sinh hay tử ở bất cứ nơi nào hết cả — chỉ đơn giản nhận biết rằng trái tim này thanh tịnh.

Tôi yêu cầu tất cả các bạn quán chiếu điều này và dũng cảm phấn đấu trong ba lớp huấn luyện về đức hạnh, định, và nhận thức phân biệt. Mục tiêu bạn đặt ra cho mình trong loại người thứ ba đó sẽ là bạn một ngày nào đó. Không cần phải nghi ngờ điều này.

Vậy là đủ rồi, tôi xin ngưng tại đây.

Evam


Every Grain of Sand  

Excerpts from a talk given April 10, 1982

...When we investigate, we have to investigate over and over, time and time again, many, many times until we understand and are fully sure. The mind will then let go of its own accord. There's no way we can try to force it to let go as long as we haven't investigated enough. It's like eating: If we haven't reached the point where we're full, we're not full. There's no way we can try to make ourselves full with just one or two spoonfuls. We have to keep on eating, and then when we're full we stop of our own accord. We've had enough.

The same holds true with investigating. When we reach the stage where we fully know, we let go of our own accord: all our attachments to the body, feelings, labels, thought-formations, cognizance, step by step until we finally penetrate with our discernment into the mind itself — the genuine revolving wheel, the revolving mind — until it is smashed to pieces with nothing left. That's the point — that's the point where we end our problems in fighting with defilement. That's where they end — and our desire to go to nibbana ends right there as well.


Từng Hạt Cát  

Trích đoạn từ bài thuyết pháp ngày 10 tháng 4, năm 1982

...Khi chúng ta quan sát, chúng ta phải quan sát kỹ lưỡng, xem đi xem lại nhiều lần cho đến khi chúng ta hiểu và hoàn toàn biết chắc. Tâm sẽ buông chúng ra theo ý nó. Không cách nào chúng ta có thể ép buộc nó buông ra khi mà chúng ta vẫn chưa quan sát đủ. Nó giống như ăn: Nếu chúng ta chưa đến mức no đủ, chúng ta chưa no. Không cách nào chúng ta có thể cố gắng làm cho mình no với chỉ một hay hai muỗng cơm. Chúng ta phải tiếp tục ăn, và khi chúng ta no chúng ta sẽ ngừng lại theo ý mình. Chúng ta có đủ rồi.

Tương tự như vậy đối với việc quan sát. Khi chúng ta đạt đến giai đoạn hiểu biết đầy đủ, chúng ta tự buông bỏ tất cả những luyến ái với thân, cảm giác, khái niệm, sự hình thành tư tưởng, ý thức, từng bước một cho đến khi chúng ta cuối cùng thâm nhập vào tâm — bánh xe luân hồi, luân tâm — với nhận thức phân biệt của chúng ta, làm cho nó bị đập nát không còn lại gì. Đó là điểm — đó là điểm mà chúng ta chấm dứt những vấn đề của chúng ta trong việc chiến đấu với phiền não ô trược. Đó là nơi chúng chấm dứt — và sự mong muốn đến niết bàn của chúng ta cũng kết thúc ngay tại đó.

The desire to go to nibbana is part of the path. It's not a craving. The desire to gain release from suffering and stress is part of the path. It's not a craving. Desire has two sorts: desire in the area of the world and desire in the area of the Dhamma. Desire in the area of the world is craving. Desire in the area of the Dhamma is part of the path. The desire to gain release from suffering, to go to nibbana, strengthens the Dhamma within us. Effort is the path. Persistence is the path. Endurance is the path. Perseverance in every way for the sake of release is the path. Once we have fully come into our own, the desire will disappear — and at that point, who would ask after nibbana?

Once the revolving wheel, the revolving mind has been smashed once and for all, there is no one among any of those who have smashed that revolving mind from their hearts who wants to go to nibbana or who asks where nibbana lies. The word 'nibbana' is simply a name, that's all. Once we have known and seen, once we have attained the genuine article within ourselves, what is there to question?

Mong muốn đi đến niết bàn là một phần của con đường. Đó không phải là ham muốn. Mong muốn đạt được sự giải thoát khỏi đau khổ và căng thẳng là một phần của con đường. Đó không phải là ham muốn. Mong muốn có hai loại: mong muốn trong lĩnh vực thế gian và mong muốn trong lĩnh vực Pháp. Mong muốn trong lĩnh vực thế gian là ham muốn. Mong muốn trong lĩnh vực Pháp là một phần của con đường. Mong muốn đạt được giải thoát khỏi đau khổ, đến niết bàn, làm vững mạnh Pháp trong chúng ta. Nỗ lực là con đường. Kiên trì là con đường. Nhẫn nại là con đường. Quyết tâm trong mọi cách vì mục đích giải thoát là con đường. Một khi chúng ta nhận ra chân tánh, mong muốn sẽ biến mất — và tại điểm đó, còn ai muốn tìm kiếm niết bàn?

Một khi bánh xe luân hồi, luân tâm bị đập vỡ hoàn toàn, không có ai trong số những người đã đập nát luân tâm khỏi trái tim còn muốn đi đến niết bàn hay hỏi nết bàn ở đâu. Từ 'niết bàn' chỉ là một cái tên mà thôi. Một khi chúng ta đã biết và nhìn thấy, một khi chúng ta đạt được chân tánh trong chúng ta, thì có gì để thắc mắc?

This is what it means to develop the mind. We've developed it from the basic stages to the ultimate stage of development. So. Now, no matter where we live, we are sufficient unto ourselves. The mind has built a full sufficiency for itself, so it can be at its ease anywhere at all. If the body is ill — aching, feverish, hungry, or thirsty — we are aware of it simply as an affair of the body that lies under the laws of inconstancy, stress, and lack of self. It's bound to keep shifting and changing in line with its nature at all times — but we're not deluded by it. The khandhas are khandhas. The pure mind is a pure mind by its nature, with no need to force it to know or to be deluded. Once it's fully true from every angle, everything is true. We don't praise or criticize anything at all, because each thing is its own separate reality — so why is there any reason to clash? If one side is true and the other isn't, that's when things clash and fight all the time — because one side is genuine and the other side false. But when each has its own separate reality, there's no problem.

Đây là ý nghĩa của việc phát triễn tâm. Chúng ta phát triễn nó từ các giai đoạn căn bản cho đến giai đoạn cuối cùng của sự phát triễn. Vì thế, bây giờ, cho dù chúng ta ở đâu, chúng ta tự thấy đủ. Tâm đã tạo dựng một sự viên mãn cho chính nó, vì vậy nó có thể được bình an ở bất cứ nơi nào. Nếu thân bị bệnh — nhức mỏi, sốt, đói, khát — chúng ta nhận biết nó chỉ là vấn đề của thân vốn nằm trong luật vô thường, khổ, và vô ngã. Nó bị ràng buộc trong việc luân chuyển và thay đổi phù hợp với bản tánh của nó khắp mọi lúc — nhưng chúng ta không bị lừa gạt bởi nó. Uẩnuẩn. Tâm thanh tịnh là tâm thanh tịnh tự bản tánh của nó, không cần phải ép buộc nó biết hay gạt nó. Một khi nó hoàn toàn thật ở mọi góc cạnh, mọi thứ là thật. Chúng ta không ca tụng hay chỉ trích bất cứ điều gì hết, bởi vì mỗi thứ là thực thể riêng biệt của nó — vì vậy có lý do gì để xung đột? Nếu một mặt đúng và mặt kia thì không, đó là khi mọi thứ xung đột và đánh nhau liên tục — bởi vì một bên là chân thật và bên kia là giả dối. Nhưng khi mỗi bên có thực thể riêng biệt của nó, thì không có vấn đề.

Contemplate the mind so as to reach this stage, the stage where each thing has its own separate reality. Yatha-bhuta-ñana-dassana: the knowledge and vision of things as they are. The mind knows and sees things as they are, within and without, through and through, and then stays put with purity. If you were to say that it stays put, it stays put with purity. Whatever it thinks, it simply thinks. All the khandhas are khandhas pure and simple, without a single defilement to order their thinking, labeling, and interpreting any more. There are simply the khandhas pure and simple — the khandhas without defilements, or in other words, the khandhas of an arahant, of one who is free from defilement like the Lord Buddha and all his Noble Disciples. The body is simply a body. Feelings, labels, thought-formations, and cognizance are each simply passing conditions that we use until their time is up. When they no longer have the strength to keep going, we let them go in line with their reality. But as for the utterly true nature of our purity, there is no problem at all...

Quán chiếu tâm để đạt tới giai đoạn này, giai đoạn mà mỗi thứ có thực thể riêng biệt của nó. Yatha-bhuta-ñana-dassana: kiến thức và kiến giải về mọi thứ như chúng là. Tâm biết và nhìn thấy thật tánh của vạn vật, bên trong và bên ngoài, xuyên thấu, và sau đó vẫn giữ thanh tịnh. Nếu bạn nói rằng nó yên tĩnh, nó yên tĩnh trong tinh khiết. Bất cứ điều gì nó suy nghĩ, nó chỉ đơn giản suy nghĩ. Tất cả các uẩnuẩn tinh khiết và đơn giản, không có một phiền não ô trược nào điều khiển sự suy nghĩ, khái niệm và diễn giải của chúng nữa. Chỉ là ngũ uẩn tinh khiết và đơn giản — ngũ uẩn không có phiền não ô trược, hay nói cách khác, uẩn của bạc a-la-hán, hay của bậc đã thoát khỏi phiền não ô trược như Đức Phật và tất cả các Đại Đệ Tử của ngài. Thân chỉ đơn giản là thân. Cảm giác, khái niệm, tư tưởng hình thành và ý thức đều chỉ là những trạng huống đi ngang qua mà chúng ta sử dụng cho đến hết thời hạn của chúng. Khi chúng không còn năng lực để tiếp tục, chúng ta buông chúng ra phù hợp với thực thể của chúng. Nhưng đối với bản chất chân thật của sự thanh tịnh của chúng ta, thì không có vấn đề gì cả...

...Those who have reached full release from conventional realities of every sort, you know, don't assume themselves to be more special or worse than anyone else. For this reason, they don't demean even the tiniest of creatures. They regard them all as friends in suffering, birth, aging, illness, and death, because the Dhamma is something tender and gentle. Any mind in which it is found is completely gentle and can sympathize with every grain of sand, with living beings of every sort. There's nothing rigid or unyielding about it. Only the defilements are rigid and unyielding. Proud. Conceited. Haughty and vain. Once there's Dhamma, there are none of these things. There's only the unvarying gentleness and tenderness of mercy and benevolence for the world at all times.

...Những ai đã hoàn toàn thoát khỏi thực thể thông thường của muôn loài, này bạn, đừng cho rằng họ đặc biệt hơn hay tệ hơn mọi thứ khác. Vì lý do này, họ không coi thường ngay cả các sinh vật nhỏ bé nhất. Họ xem chúng như bằng hữu trong khổ, sinh, lão, bệnh, và tử, bởi vì Pháp là cái gì đó dịu dàng và từ tốn. Bất cứ tâm nào mà có Pháp hiện diện thì hoàn toàn dịu dàng và có thể cảm thông với từng hạt cát, với từng loại chúng sinh. Nó không khắc nghiệt hay cố chấp. Chỉ có phiền não ô trược là khắc nghiệt và cố chấp. Tự phụ. Cao ngạo. Kiêu căng và rỗng tuếch. Một khi có Pháp, không có những điều này. Chỉ có sự dịu dàng và từ tốn không thay đổi của lòng bác ái và từ bi cho thế gian khắp mọi thời.


Glossary  

Acariya:
Teacher; mentor.
Anagami:
Non-returner. A person who has abandoned the five lower fetters that bind the mind to the cycle of rebirth (see sanyojana), and who after death will appear in one of the Brahma worlds called the Pure Abodes, there to attain nibbana, never again to return to this world.
Anatta:
Not-self; ownerless.
Anicca:
Inconstant; unsteady; impermanent.
Anupadisesa-nibbana:
Nibbana with no fuel remaining (the analogy is to an extinguished fire whose embers are cold) — the nibbana of the arahant after his passing away.
Apaya-mukha:
Way to deprivation — extra-marital sexual relations; indulgence in intoxicants; indulgence in gambling; associating with bad people.
Arahant:
A person who has abandoned all ten of the fetters that bind the mind to the cycle of rebirth (see sanyojana), whose heart is free of mental effluents (see asava), and who is thus not destined for future rebirth. An epithet for the Buddha and the highest level of his Noble Disciples.
Ariya-sacca:
Noble Truth. The word 'ariya' (noble) can also mean ideal or standard, and in this context means 'objective' or 'universal' truth. There are four: stress, the origin of stress, the disbanding of stress, and the path of practice leading to the disbanding of stress.
Asava:
Mental effluent or pollutant — sensuality, becoming, views, and unawareness.
Avijja:
Unawareness; ignorance; obscured awareness; delusion about the nature of the mind.
Ayatana:
Sense medium. The inner sense media are the sense organs — eyes, ears, nose, tongue, body, and mind. The outer sense media are their respective objects.


Phụ Lục  

Acariya:
Thầy; sư phụ.
Anagami:
Bất lai. Người đã từ bỏ năm xiềng xích thấp ràng buộc tâm vào luân hồi tái sinh (xem sanyojana), và là người mà sau khi chết sẽ sinh vào cõi Phạm Thiên gọi là Tịnh Độ, ở đó để đạt được niết bàn, không bao giờ trở lại thế giới này.
Anatta:
Vô ngã; không sở hữu.
Anicca:
Vô thường; không vững chắc; không vĩnh cửu.
Anupadisesa-nibbana:
Niết bàn không còn nhiên liệu nữa (tương tự như một ngọn lửa đã tắt nguội lạnh) — niết bàn của vị a-la-hán sau khi ngài qua đời.
Apaya-mukha:
Đường dẫn đến khốn khổ — liên hệ tình dục ngoài hôn nhân; nghiện ngập ma túy; đam mê cờ bạc; liên kết với người xấu.
Arahant:
Người đã từ bỏ tất cả mười xiềng xích ràng buộc tâm vào luân hồi tái sinh (xem sanyojana), đó là người trái tim thoát khỏi những bợn nhơ tinh thần (xem asava), và vì thế là người mà định mệnh không dẫn đến tái sinh. Biểu tượng cho Đức Phật và cấp bậc cao nhất của các Đại Đệ Tử của ngài.
Ariya-sacca:
Diệu Đế, Chân lý Cao thượng. Chữ 'ariya' (cao thượng) cũng có thể có ý nghĩa lý tưởng hay tiêu chuẩn, và trong phần định nghĩa này thì có nghĩa là sự thật 'khách quan' hay 'phổ quát'. Gồm có bốn: khổ, nguồn gốc của khổ, sự tan rã của khổ, và con đường thực hành dẫn đến sự tan rã của khổ.
Asava:
Bợn nhơ hay ô nhiễm tinh thần — dục vọng, trở thành, quan điểm, và vô ý thức.
Avijja:
Vô ý thức, dốt nát, nhận thức mờ ám, lầm tưởng về bản tánh của tâm.
Ayatana:
Căn và trần. Căn hay cơ quan thọ nhận bên trong là các giác quan — mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và tâm. Trần hay cảm giác thọ nhận bên ngoài là các đối tượng tương ứng của chúng.
Bodhi-pakkhiya-dhamma:
'Wings to Awakening' — seven sets of principles that are conducive to Awakening and that, according to the Buddha, form the heart of his teaching: [1] the four frames of reference (see satipatthana); [2] four right exertions (sammappadhana) — the effort to prevent evil from arising in the mind, to abandon whatever evil has already arisen, to give rise to the good, and to maintain the good that has arisen; [3] four bases of success (iddhipada) — desire, persistence, intentness, circumspection; [4] five dominant factors (indriya) — conviction, persistence, mindfulness, concentration, discernment; [5] five strengths (bala) — identical with [4]; [6] seven factors for Awakening (bojjhanga) — mindfulness, investigation of phenomena, persistence, rapture, serenity, concentration, equanimity; and [7] the eightfold path (magga) — Right View, Right Attitude, Right Speech, Right Activity, Right Livelihoood, Right Effort, Right Mindfulness, Right Concentration.
Brahma:
'Great One' — an inhabitant of the heavens of form or formlessness.
Buddho (buddha):
Awake; enlightened.

Bodhi-pakkhiya-dhamma:
'Đôi cánh đến Giác ngộ' — bảy nhóm nguyên tắc có lợi cho Giác ngộ và, theo Đức Phật, hình thành cốt lõi của giáo lý của ngài: [1] bốn khung tham khảo (xem satipatthana); [2] bốn nỗ lực đúng (sammappadhana) — nỗ lực ngăn cản điều ác phát sinh trong tâm, loại bỏ bất cứ điều ác nào đã nảy sinh, làm phát sinh điều thiện, và duy trì điều thiện đã nảy sinh; [3] bốn căn bản của sự thành công (iddhipada) — mong muốn, kiên trì, tận tụy, thận trọng; [4] năm yếu tố chủ yếu (indriya) — niềm tin, kiên trì, chánh niệm, định, nhận thức phân biệt; [5] năm sức mạnh (bala) — giống như [4]; [6] bảy yếu tố cho Giác ngộ (bojjhanga) — chánh niệm, quan sát hiện tượng, kiên trì, hoan hỉ, thanh thản, định, tâm xả; và [7] Bát Chánh Đạo (magga) — Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.
Brahma:
Phạm Thiên — chư thiên ở cõi trời sắc giới và vô sắc giới.
Buddho (buddha):
Giác ngộ; sáng suốt.
Deva:
'Shining One' — an inhabitant of the heavens of sensual bliss.
Devadatta:
A cousin of the Buddha who tried to effect a schism in the Sangha and who has since become emblematic for all Buddhists who work knowingly or unknowingly to undermine the religion from within.
Dhamma (dharma):
Phenomenon; event; the way things are in and of themselves; their inherent qualities; the basic principles that underlie their behavior. Also, principles of behavior that human beings ought to follow so as to fit in with the right natural order of things; qualities of mind they should develop so as to realize the inherent quality of the mind in and of itself. By extension, 'Dhamma' is used also to refer to any doctrine that teaches such things. Thus the Dhamma of the Buddha refers both to his teachings and to the direct experience of nibbana, the quality to which those teachings point.
Dhatu:
Property; element; impersonal condition. The four physical properties or elements are earth (solidity), water (liquidity), wind (motion), and fire (heat). The six properties include the above four plus space and cognizance.
Dhutanga:
Ascetic practices that monks may choose to undertake if and when they see fitting. There are thirteen, and they include, in addition to the practices mentioned in the body of this book, the practice of using only one set of three robes, the practice of not by-passing any donors on one's alms path, the practice of eating no more than one meal a day, and the practice of living under the open sky.
Dukkha:
Stress; suffering; pain; distress; discontent.

Deva:
Thiên — chư thiên ở cõi trời dục giới.
Devadatta:
Anh em thúc bá của Đức Phật, đã tìm cách gây chia rẽ trong Tăng Đoàn và từ đó trở thành biểu tượng cho những Phật tử mà vô tình hay cố ý làm suy yếu tôn giáo từ bên trong.
Dhamma (dharma):
Hiện tượng, sự kiện; cách mọi vật là trong chính nó; các đặc tính cố hữu của chúng; các nguyên tắc căn bản làm nền tảng cho hành vi của chúng. Đồng thời, các nguyên tắc hành xử mà nhân loại phải tuân theo cho phù hợp với trật tự đúng và tự nhiên của vạn vật; những phẩm chất của tâm mà họ nên phát triễn để nhận ra đặc tính cố hữu của tâm trong chính nó. Nói rộng ra, 'Dhamma' hay Pháp cũng được dùng để đề cập đến bất cứ giáo lý nào dạy những điều như vậy. Vì thế Pháp của Đức Phật đề cập đến cả những lời dạy của ngài và kinh nghiệm trực tiếp của niết bàn, phẩm chất mà những lời dạy đó chỉ ra.
Dhatu:
Đặc tính; yếu tố; hữu lậu. Bốn đặc tính thể chất hay yếu tố là đất (chất rắn), nước (chất lỏng), gió (chuyển động), và lửa (nhiệt). Sáu đặc tính bao gồm bốn điều trên cộng thêm không gian và ý thức.
Dhutanga:
Những lối tu hành khổ hạnh mà các sư có thể chọn để thực hiện nếu và khi họ thấy phù hợp. Gồm có mười ba cách thực hành, bên cạnh những điều đã đề cập trong quyển sách này còn có việc thực hành chỉ sử dụng ba y áo, thực hành không bỏ qua một thí chủ nào trên đường đi khất thực, thực hành không ăn hơn một bữa mỗi ngày, và thực hành sống ngoài trời.
Dukkha:
Căng thẳng; khổ; đau đớn; phiền muộn; bất mãn.
Evam:
Thus; in this way. This term is used in Thailand as a formal closing to a sermon.
Kamma (karma):
Intentional acts that result in becoming and birth.
Khandha:
Heap; group; aggregate. Physical and mental components of the personality and of sensory experience in general (see rupa, vedana, sañña, sankhara, and viññana).
Kilesa:
Defilement — passion, aversion, and delusion in their various forms, which include such things as greed, malevolence, anger, rancor, hypocrisy, arrogance, envy, miserliness, dishonesty, boastfulness, obstinacy, violence, pride, conceit, intoxication, and complacency.
Magga:
Path. Specifically, the path to the disbanding of stress. The four transcendent paths — or rather, one path with four levels of refinement — are the path to stream-entry (entering the stream to nibbana, which ensures that one will be reborn at most only seven more times), the path to once-returning, the path to non-returning, and the path to arahantship.
Majjhima:
Middle; appropriate; just right.

Evam:
Như thế; theo cách này. Từ ngữ này được dùng ở Thái Lan như một lời kết thúc chính thức cho một bài thuyết pháp.
Kamma (karma):
Nghiệp. Hành vi cố ý mà sẽ dẫn đến kết quả trong việc trở thành và sinh ra.
Khandha:
Uẩn; nhóm; tổng hợp. Các thành phần thể chất và tinh thần của nhân cách và cảm giác kinh nghiệm nói chung (xem rupa, vedana, sañña, sankhara,viññana).
Kilesa:
Phiền não ô trược — đam mê, ghét, và lừa gạt dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm những thứ như tham lam, ác độc, giận dử, oán thù, đạo đức giả, ngạo mạn, ghen tị, hà tiện, không thành thật, khoe khoang, bướng bỉnh, bạo lực, kiêu hảnh, tự phụ, say sưa, và tự mãn.
Magga:
Đạo đế, con đường. Cụ thể là con đường dẫn đến sự tan rã của khổ. Bốn con đường siêu việt — hay đúng hơn, một con đường với bốn cấp độ thanh tịnh — đường dẫn đến nhập dòng (bước vào dòng chảy đến niết bàn, mà chắc chắn là người ấy sẽ chỉ tái sinh nhiều nhất là bảy lần nữa), đường đến nhất-lai, đường đến bất-lai, và đường đến bậc a-la-hán.
Majjhima:
Trung, Trung đạo; thích hợp; vừa phải.
Nibbana (nirvana):
Liberation; the unbinding of the mind from mental effluents, defilements, and the fetters that bind it to the round of rebirth (see asava, kilesa, and sanyojana). As this term is used to refer also to the extinguishing of fire, it carries the connotations of stilling, cooling, and peace. (According to the physics taught at the time of the Buddha, a burning fire seizes or adheres to its fuel; when extinguished, it is unbound.)
Nirodha:
Cessation; disbanding; stopping.
Pañña:
Discernment; insight; wisdom; intelligence; common sense; ingenuity.
Phala:
Fruition. Specifically, the fruition of any of the four transcendent paths (see magga).
Rupa:
Body; physical phenomenon; sense datum.

Nibbana (nirvana):
Niết bàn. Giải thoát; tháo tâm ra khỏi những bợn nhơ tinh thần, phiền não, và xiềng xích ràng buộc nó vào luân hồi sinh tử (xem asava, kilesa,sanyojana). Vì từ ngữ này cũng được dùng để ám chỉ việc dập tắc lửa, nó mang ý nghĩa tĩnh lặng, giải nhiệt, và bình an. (Theo vật lý học vào thời Đức Phật, ngọn lửa bốc cháy sẽ bắt hay bám vào nhiên liệu của nó, khi bị dập tắt, nó được tháo ra.)
Nirodha:
Chấm dứt, tan rã, ngừng lại.
Pañña:
Nhận thức phân biệt, hiểu biết sâu sắc, trí tuệ, thông minh, khôn ngoan thận trọng, khôn khéo và sáng tạo.
Phala:
Thành quả. Đặc biệt là, quả của bất cứ cái nào trong bốn con đường siêu việt (xem magga).
Rupa:
Sắc. Thân thể; hiện tượng vật lý; dữ liệu cảm giác.
Sabhava dhamma:
Condition of nature; any phenomenon, event, property, or quality as experienced directly in and of itself.
Sakidagami:
Once-returner. A person who has abandoned the first three of the fetters that bind the mind to the cycle of rebirth (see sanyojana), has weakened the fetters of sensual passion and irritation, and who after death is destined to be reborn in this world only once more.
Sakya-putta:
Son of the Sakyan. An epithet for Buddhist monks, the Buddha having been a native of the Sakyan Republic.
Sallekha-dhamma:
Topic of effacement (effacing defilement) — having few wants, being content with what one has, seclusion, uninvolvement in companionship, persistence, virtue, concentration, discernment, release, and the direct knowing and seeing of release.
Samadhi:
Concentration; the practice of centering the mind in a single sensation or preoccupation.
Sammati:
Conventional reality; convention; relative truth; anything conjured into being by the mind.
Sampajañña:
Self-awareness; presence of mind; clear comprehension.
Sanditthiko:
Self-evident; immediately apparent; visible here and now.
Sangha:
The community of the Buddha's disciples. On the conventional level, this refers to the Buddhist monkhood. On the ideal level, it refers to those of the Buddha's followers, whether lay or ordained, who have attained at least the first of the transcendent paths (see magga) culminating in nibbana.
Sañña:
Label; allusion; perception; act of memory or recognition; interpretation.
Sanyojana:
Fetter that binds the mind to the cycle of rebirth (see vatta) — self-identification views, uncertainty, grasping at precepts and practices; sensual passion, irritation; passion for form, passion for formless phenomena, conceit, restlessness, and unawareness.
Sati:
Mindfulness; alertness; self-collectedness; powers of reference and retention.
Satipatthana:
Frame of reference; foundation of mindfulness — body, feelings, mind, and phenomena, viewed in and of themselves as they occur.
Sotapanna:
Stream winner. A person who has abandoned the first three of the fetters that bind the mind to the cycle of rebirth (see sanyojana) and has thus entered the 'stream' flowing inexorably to nibbana, which ensures that one will be reborn at most only seven more times.

Sabhava dhamma:
Trạng huống tự nhiên; bất cứ hiện tượng, sự kiện, đặc tính, hay phẩm chất nào như được kinh nghiệm trực tiếp trong chính nó.
Sakidagami:
Nhất-lai. Người đã từ bỏ ba xiềng xích đầu ràng buộc tâm vào luân hồi sinh tử (xem sanyojana), làm suy yếu các xiềng xích của đam mê nhục dục và gắt gỏng khó chịu, và là người sau khi chết sẽ chỉ tái sinh vào thế giới này một lần nữa thôi.
Sakya-putta:
Con của dòng họ Thích Ca. Biểu tượng cho tu sĩ Phật giáo, Đức Phật là con dân của xứ Sakyan Republic.
Sallekha-dhamma:
Đề mục xóa bỏ (xóa bỏ phiền não ô trược) — có ít mong muốn, hài lòng với những gì mình có, ẩn dật, không đàng đúm, kiên trì, đức hạnh, định, nhận thức phân biệt, giải thoát, và trực tiếp biết và nhìn thấy sự giải thoát.
Samadhi:
Định; Sự thực hành tập trung tâm vào một cảm giác hay đề mục duy nhất.
Sammati:
Thực thể thông thường; quy ước; sự thật tương đối; bất cứ điều gì được gợi lên trong tâm.
Sampajañña:
Tự nhận thức; chú tâm; tỉnh thức.
Sanditthiko:
Hiển nhiên; thấy rõ ngay lập tức; hiển thị ở đây và ngay bây giờ.
Sangha:
Tăng đoàn. Cộng đồng các đệ tử của Đức Phật. Ở mức thông thường, điều này đề cập đến giai cấp tu sĩ Phật giáo. Ở mức lý tưởng, nó đề cập đến những người theo đạo Phật, dù là cư sĩ hay xuất gia, đã đạt được ít nhất là một trong các con đường siêu việt (xem magga) lên tới niết bàn.
Sañña:
Nhãn hiệu, ám chỉ; khái niệm; hành động ghi nhớ hay nhận biết; diễn giải.
Sanyojana:
Xiềng xích ràng buộc tâm vào luân hồi sinh tử (xem vatta) — quan điểm vị kỷ, không chắc chắn, chấp thủ các giới luật và thực hành; đam mê nhục dục, gắt gỏng khó chịu, đam mê hình tướng (sắc), đam mê hiện tượng vô hình (vô sắc), tự phụ, bồn chồn, và vô ý thức.
Sati:
Chánh niệm; cảnh giác; điềm tĩnh; năng lực của sự tham khảo và kiểm soát.
Satipathana:
Khung tham khảo; nền tảng của chánh niệm — thân, cảm giác, tâm, và hiện tượng (pháp), được nhìn tự bản tánh của chúng như chúng thể hiện.
Sotapanna:
Người đắc quả Tu-đà-huờn. Người đã từ bỏ ba xiềng xích đầu ràng buộc tâm vào luân hồi sinh tử (xem sanyojana) vì thế đã vững chải bước vào dòng chảy đến niết bàn, và chắc chắn là người đó sẽ chỉ tái sinh nhiều nhất là bảy lần nữa thôi.
Tanha:
Craving — the cause of stress — which takes three forms: craving for sensuality, for becoming, and for no becoming.
Tapas:
The purifying 'heat' of meditative practice.
Tathagata:
One who has become true. A title for the Buddha.
Ti-lakkhana:
Three characteristics inherent in all conditioned phenomena — being inconstant, stressful, and not-self.
Ugghatitaññu:
Of swift understanding. After the Buddha attained Awakening and was considering whether or not to teach the Dhamma, he perceived that there were four categories of beings: those of swift understanding, who would gain Awakening after a short explanation of the Dhamma, those who would gain Awakening only after a lengthy explanation (vipacitaññu); those who would gain Awakening only after being led through the practice (neyya); and those who, instead of gaining Awakening, would at best gain only a verbal understanding of the Dhamma (padaparama).

Tanha:
Ham muốn — nguyên nhân của khổ — có ba hình thức: tham dục, muốn trở thành, và không muốn trở thành.
Tapas:
Nhiệt thanh lọc của sự thực hành thiền định.
Tathagata:
Như Lai. Người hiện thân của Chân Như. Một danh hiệu cho Đức Phật.
Ti-lakkhana:
Ba đặc tính vốn có trong tất cả các hiện tượng có điều kiện — vô thường, khổ, và vô ngã.
Ugghatitaññu:
Hiểu ngay lập tức. Sau khi Đức Phật đạt Giác Ngộ và đang suy nghĩ về việc có nên giảng dạy Pháp hay không, ngài nhận thấy rằng có bốn loại chúng sinh: những ai có sự hiểu biết nhanh chóng, họ sẽ đạt Giác Ngộ chỉ với một sự giảng nghĩa ngắn gọn, những ai sẽ đạt Giác Ngộ chỉ với một sự giảng nghĩa tường tận (vipacitaññu); những ai sẽ đạt Giác Ngộ chỉ sau khi được hướng dẫn thực hành (neyya); và những ai, thay vì đạt được Giác Ngộ, nhiều nhất sẽ chỉ là đạt được một sự hiểu biết thoáng qua về Pháp (padaparama).
Vassa:
Rains Retreat. A period from July to October, corresponding roughly to the rainy season, in which each monk is required to live settled in a single place and not wander freely about.
Vatta:
The cycle of death and rebirth. This refers both to the death and rebirth of living beings and to the death and rebirth of defilement in the mind.
Vedana:
Feeling — pleasure (ease), pain (stress), or neither pleasure nor pain.
Vinaya:
The disciplinary rules of the monastic order. The Buddha's own name for the religion he founded was 'this dhamma-vinaya' — this doctrine and discipline.
Viññana:
Cognizance; consciousness; sensory awareness.
Vipassana:
Clear intuitive insight into physical and mental phenomena as they arise and disappear, seeing them as they are in terms of the three characteristics and the four Noble Truths (see ti-lakkhana and ariya-sacca).

Vassa:
An cư kiết hạ. Từ tháng 7 đến tháng 10, khoảng mùa mưa, vào thời gian đó mỗi tăng sĩ được yêu cầu phải sống định cư ở một nơi và không đi lang thang.
Vatta:
Luân hồi sinh tử. Điều này đề cập đến cả sự chết và tái sinh của chúng sinh và sự chết và tái sinh của phiền não ô trược trong tâm.
Vedana:
Thọ, cảm giác — vui sướng (bình an), đau khổ (căng thẳng), hay là không cảm thấy vui sướng hay đau khổ.
Vinaya:
Giới Luật. Qui luật về trật tự tu viện. Tên Đức Phật đặt cho tôn giáo mà ngài thiết lập là 'dhamma-vinaya này — giáo lý và giới luật này.
Viññana:
Nhận thức; ý thức; tri giác.
Vipassana:
Minh Sát Tuệ. Hiểu biết trực giác rõ ràng về các hiện tượng thể chất và tinh thần khi chúng phát sinh và biến mất, nhìn thấy chúng như chúng là theo ba đặc tính và Tứ Diệu Đế (xem ti-lakkhanaariya-sacca).

If anything in this translation is inaccurate or misleading, I ask forgiveness of the author and reader for having unwittingly stood in their way. As for whatever may be accurate, I hope the reader will make the best use of it, translating it a few steps further, into the heart, so as to attain the truth to which it points.

— The translator


Nếu bất cứ điều gì trong bản dịch thuật này không chính xác hay gây hiểu lầm, tôi xin sự tha thứ của tác giả và độc giả vì đã vô tình cản trở. Đối với bất cứ điều gì có thể chính xác, tôi mong rằng độc giả sẽ sử dụng hữu hiệu, diễn dịch nó một vài bước xa hơn, vào trong trái tim, để đạt được sự thật mà nó chỉ ra.

— Dịch giả

Notes  

1.
A small umbrella-like tent used by meditating monks.
2.
The Dhamma learned from practice, and not from the study of books.
3.
The tallest mountain in Thailand.
4.
Making the effort (1) to prevent evil from arising, (2) to abandon evil that has arisen, (3) to give rise to the good, and (4) to maintain and perfect the good that has arisen.
5.
The full passage: Sabbe satta sukhita hontu, avera hontu, abyapajjha hontu, anigha hontu, sukhi attanam pariharantu: May all living beings be happy, free from enmity, free from affliction, free from anxiety. May they maintain themselves with ease.

Chú thích

  1. Một túp lều có hình dạng như cái dù được sử dụng bởi các thiền sư.

  2. Pháp học từ thực hành, không phải từ việc nghiên cứu sách.

  3. Ngọn núi cao nhất bên Thái Lan

  4. Nỗ lực (1) ngăn chặn điều ác phát sinh, (2) loại bỏ điều ác đã phát sinh, (3) phát triễn điều thiện, và (4) duy trì và cải tiến điều thiện đã phát sinh.

  5. Nguyên câu là: Sabbe satta sukhita hontu, avera hontu, abyapajjha hontu, anigha hontu, sukhi attanam pariharantu: Mong cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, thoát khỏi thù hận, thoát khỏi đau khổ, thoát khỏi lo lắng bồn chồn. Mong cho họ luôn được bình an.

©1988 Venerable Acariya Maha Boowa .
You may copy, reformat, reprint, republish, and redistribute this work in any medium whatsoever, provided that: (1) you only make such copies, etc. available free of charge; (2) you clearly indicate that any derivatives of this work (including translations) are derived from this source document; and (3) you include the full text of this license in any copies or derivatives of this work. Otherwise, all rights reserved. Documents linked from this page may be subject to other restrictions. Transcribed from a file provided by the translator. First Edition 1988; revised 1994; revised 1996. Last revised for Access to Insight on 1 December 2013.

©1988 Hòa Thượng Acariya Maha Boowa .
Bạn có thể sao chép, in lại, phát hành và phân phối lại tác phẩm này bằng bất cứ phương tiện nào, với điều kiện là (1) bạn chỉ cung cấp những bản sao này, v.v. qua hình thức biếu tặng; (2) bạn chỉ ra rõ ràng rằng bất cứ dẫn xuất của bài này (kể cả bản dịch) được trích dẫn từ nguồn tài liệu này; và (3) bạn bao gồm đầy đủ văn bản của giấy phép này trong bất cứ bản sao hay trích dẫn của tác phẩm này. Nếu không, phải tôn trọng bản quyền. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế. Chép lại từ bản văn cung cấp bởi dịch giả. Ấn bản đầu tiên vào năm 1988; chỉnh sửa năm 1994 và 1996. Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 1 tháng 12 năm 2013.
How to cite this document (a suggested style): "Things as They Are: A Collection of Talks on the Training of the Mind", by Venerable Acariya Maha Boowa Ñanasampanno, translated from the Thai by Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (Legacy Edition), 1 December 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/boowa/thingsas.html .

Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "Things as They Are - Thật Tánh của Vạn Vật: Tuyển tập các bài Thuyết giảng về việc Huấn luyện Tâm", bởi H.T. Acariya Maha Boowa Ñanasampanno, dịch từ Thái ngữ bởi Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (Legacy Edition), 1 December 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/boowa/thingsas.html .

Editor's note: This book is a free gift of Dhamma and may not be offered for sale, for as the Venerable Acariya Maha Boowa has said, 'Dhamma has a value beyond all wealth and should not be sold like goods in a market place.' Inquiries concerning this book may be addressed to: Wat Pa Baan Taad, c/o Songserm Service, 89 Posri Road, Udorn Thani 41000 Thailand.

Lưu ý của Biên tập viên: Quyển sách này là một quà tặng của Pháp và không được bán, vì như H.T. Acariya Maha Boowa đã nói, 'Pháp có một giá trị vượt qua mọi tài sản và không nên bán như hàng hóa ở chợ.' Những thắc mắc liên quan đến quyển sách này có thể gởi đến: Wat Pa Baan Taad, c/o Songserm Service, 89 Posri Road, Udorn Thani 41000 Thailand.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Bảy 15-7-2017

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |