LỚP PHẬT PHÁP - BUDDHADHAMMA |
TIN TỨC PHẬT GIÁO |
TRUYỆN NGẮN
ĐƯỜNG TĂNG
Trương Quốc Dũng - Nguồn: Thư Viện Ebook
Đêm
cuối cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai yết kiến Như Lai để lên
kiếp Phật, Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt cuộc đời tâm
nguyện tới cõi này, giờ đây khi sắp trút bỏ kiếp người, ông bỗng thấy
lòng day dứt.
Nhiều ngày nay, thân thể Đường Tăng đã rã rời, đầu óc đầy mộng mị, tay
biếng lần tràng hạt. Tâm linh như muốn níu chân dừng lại. Máu ông nhức
nhối thấm lần cuối qua tim, cứa vào quá khứ đau xé. Ông nhớ tới những
người sinh thành ra mình. Tình cha, huyết mẹ tạo nên mà bao nhiêu năm
nay ông không một lần thắp hương, không một lần nhắc nhở.
Chặng đường dài tới đất Phật khiến trái tim ông dần chai sạn. Ông đã
quá nhiều lần phải lạy lục, cầu khẩn các thần linh thánh lớn bé, đã quá
nhiều lần giẫm đạp lên xác máu yêu ma xa gần, chỉ với một mục đích: mau
thành chính quả. Ông thương người. Nhưng đêm nay, trước ranh giới cuối
cùng của cõi Người và Phật, ông chợt hiểu ra cội rễ của tình thương ấy.
Mỗi lần cứu giúp con người, ông chỉ thầm tính toán như xây thêm cho
mình một bậc thang tới Phật đài.
Nhiều lần Đường Tăng đã tự hỏi tại sao nước mắt mình ngày càng lạnh
giá. Giờ đây ông thầm biết, trên con đường thỉnh kinh về cứu rỗi người
đời, ông đã dần dần xa lạ với con người.
Ông trở mình, thở dài: Không là người, ta sẽ là ai? Yêu quái cản đường,
biết bao kẻ chính từ trên đây xuống, pháp thuật vô biên, ác nghiệt vô
cùng. Ta nhập vào chốn ấy biết rồi thành Phật hay Ma? Đường Tăng chợt
nhói trong tim. Ông khẽ rên lên, hai tay ôm ngực. Mở mắt thấy các đồ đệ
đang đứng bên giường nhìn ông âu lo. Cả ba hình như đều không ngủ.
Đường Tăng thở hắt: "Không sao đâu. Ta chỉ chợt nhớ tới ngày xưa". Nói rồi lại nhắm mắt.
Nghe tiếng Ngộ Không: "Xin thầy đừng tự dối lòng. Thầy đang nhớ cả kiếp người".
Đường Tăng rùng mình khi giọng Ngộ Không quá u uất "Con từ đá sinh ra.
Coi thường cả thần thánh, yêu ma, chỉ mong được thành người. Thầy đã là
người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác. Đêm nay sao khỏi xót xa".
Bát Giới cười khẽ: "Làm người có gì vui. Chúng ta đã dốc lòng theo đạo,
ngày mai được lên chốn thần tiên, sung sướng biết bao nhiêu. Thầy đừng
luyến tiếc".
Sa Tăng an ủi: "Thầy trò mình sắp hóa Phật mang đạo xuống khai sáng cho loài người. Công quả vĩ đại lắm".
Đường Tăng lắc đầu, nằm im hồi lâu, hai tay vẫn đặt lên tim, mắt vẫn
nhắm, nước mắt trào ra ấm nóng lại. Rồi như trăng trối: "Ta ước gì đêm
nay đừng sáng. Ta đau đớn cho mười mấy năm viễn du. Ngộ Không ơi! Một
đời con mong được thành người thì bị bắt ép phải theo ta để thành Phật.
Bát Giới tự dối mình giác ngộ thật ra chỉ là đi tìm một chốn hoan lạc
mới. Sa Tăng rời cõi u mê này sang cõi hoang tưởng khác mà lại hy vọng
khai sáng. Còn ta? Không còn là người, không phải là người thì làm sao
đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người".
Ngộ Không sụp xuống nắm tay thầy nghẹn ngào: "Thầy đã nhận ra chân lý. Nhưng chậm quá rồi".
Đường về. Qua sông. Thiên sứ vừa cười vừa chỉ cho Đường Tăng thấy thân xác ông đang trôi dạt dưới cầu.
Nhưng Đường Tăng đã không nghe thấy gì nữa. Đôi mắt vô hồn...
|
|
Bài học ngày 8 tháng 3, 2010
Giảng sư: ĐĐ Pháp Đăng
ĐỨC PHẬT GIÁO HÓA NÀNG DÂU NGỖ NGHỊCH
""Có những bài học Phật Pháp ở thế gian pháp"."
I.
Đại lược
(IX) (59) Các Người Vợ
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Thế Tôn đắp y, vào buổi sáng, cầm y bát, đi đến trú xứ của Anàthapindika; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Lúc bấy giờ, trong trú xứ của gia chủ Anàthapindika có nhiều người nói cao tiếng, nói lớn tiếng. Rồi Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi xuống một bên:
- Này Gia chủ, vì sao trong nhà của Ông lại có nhiều người nói cao tiếng, nói lớn tiếng như những người đánh cá đang giành giựt cá?
- Bạch Thế Tôn, có nàng dâu Sujàtà giàu có đến đây từ một gia đình giàu có. Nàng không vâng lời mẹ chồng, không vâng lời cha chồng, không vâng lời chồng, cũng không cung kính, không tôn trọng, không lễ bái, không cúng dường Thế Tôn.
2. Rồi Thế Tôn cho gọi nàng dâu Sujàtà:
- Hãy đến đây Sujàtà!
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Nàng dâu Sujàtà vâng đáp Thế Tôn, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với nàng dâu Sujàtà đang ngồi một bên:
- Này Sujàtà có bảy loại vợ này cho người đàn ông. Thế nào là bảy? Vợ như người sát nhân, vợ như người ăn trộm, vợ như người chủ nhân, vợ như người mẹ, vợ như người chị, vợ như người bạn, vợ như người nữ tỳ. Này Sujàtà, có bảy loại vợ cho người đàn ông. Và con thuộc loại vợ nào?
- Bạch Thế Tôn, lời dạy tóm tắt này của Thế Tôn, con không hiểu rõ ý nghĩa một cách rộng rãi. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết pháp cho con để con có thể hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi lời dạy tóm tắt này của Thế Tôn.
- Vậy này Sujàtà, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.
- Thưa vâng Sujàtà vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
Ai tâm bị uế nhiễm,
Không từ mẫn thương người,
Thích thú những người khác,
Khinh rẻ người chồng mình,
Bị mua chuộc bằng tiền,
Hăng say giết hại người,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ sát nhân.
Còn hạng nữ nhân nào,
Tiêu xài tài sản chồng,
Do công nghiệp đem lại,
Hay thương nghiệp, nông nghiệp,
Do vậy, nếu muốn trộm,
Dầu có ít đi nữa,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ ăn trộm.
Không ưa thích làm việc,
Biếng nhác, nhưng ăn nhiều,
Ác khẩu và bạo ác,
Phát ngôn lời khó chịu,
Mọi cố gắng của chồng,
Ðàn áp và chỉ huy,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi là vợ chủ nhân.
Ai luôn luôn từ mẫn,
Có lòng thương xót người,
Săn sóc giúp đỡ chồng,
Như mẹ chăm sóc con,
Tài sản chồng cất chứa,
Biết hộ trì gìn giữ,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ như mẹ,
Ai như người em gái,
Ðối xử với chị lớn,
Biết cung kính tôn trọng,
Ðối với người chồng mình,
Với tâm biết tàm quí,
Tùy thuận phục vụ chồng,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ như chị.
Ai ở đời thấy chồng,
Tâm hoan hỷ vui vẻ,
Như người bạn tốt lành,
Ðã lâu từ xa về,
Sanh gia đình hiền đức,
Giữ giới, dạ trung thành,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ như bạn.
Không tức giận, an tịnh,
Không sợ hình phạt, trượng,
Tâm tư không hiềm hận,
Nhẫn nhục đối với chồng,
Không phẫn nộ tức giận,
Tùy thuận lời chồng dạy,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ nữ tỳ.
Ở đời các hạng vợ,
Ðược gọi vợ sát nhân,
Kể cả vợ ăn trộm,
Và cả vợ chủ nhân,
Vợ ấy không giữ giới,
Ác khẩu và vô lễ
Khi thân hoại mạng chung,
Bị sanh vào địa ngục.
Ở đời các hạng vợ,
Như mẹ, chị và bạn,
Và người vợ được gọi,
Là vợ như nữ tỳ,
An trú trên giới đức,
Khéo phòng hộ lâu ngày,
Khi thân hoại mạng chung,
Ðược sanh lên thiện thú.
Này Sujàtà, có bảy loại vợ này đối với người đàn ông. Con thuộc hạng người nào?
- Bạch Thế Tôn, bắt đầu từ hôm nay, Thế Tôn hãy xem con là người vợ đối với chồng như người vợ nữ tỳ.
Được đăng bởi Pháp Luân vào lúc 00:10
II. Nội dung chính
III.
Người Xưa Chốn Cũ
IV. Chữ và nghĩa
TT Tuệ Siêu biên soạn
Hỏi:
Đáp:
V. Học và hỏi
TK Tuệ Minh biên soạn
Hỏi:
Ðáp:
VI. Đố Vui
TT Tuệ Siêu biên soạn
1/
a.
b.
c.
d.
2/
a.
b.
c.
d.
3/
a.
b.
c.
d.
|
TÓM
LƯỢC
Chùa Pháp Luân tổ chức Khóa Tu Học Mùa Xuân với chương trình hành hương Ấn Độ do TT Giác Đẳng hướng dẫn sẽ chiêm bái các thánh tích liên quan đến Đức Phật là Lâm Tỳ Ni, Bồ Đề Đạo Tràng, Vườn Lộc Giả, Câu Thi Na, Ba La Nại, Khổ Hạnh Lâm, Vương Xá, Linh Thứu Sơn, Na Lan Đà, Hoa Thị Thành, Tỳ Xá Ly, Xá Vệ và Ca Tỳ La Vệ, phái đoàn sẽ thăm viếng các hang động Ajanta & Ellora miền nam Ấn Độ và thăm viếng Dharamsala Ngài Dalai Lama. Phái đoàn rời Hoa Kỳ ngày 17-03-2010 và trở về ngày 06-04-2010. Ngoài chương trình chiêm bái còn có phần giảng về Cuộc Đời Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trên xe buýt trong suốt hành trình..
Vị tu sĩ triển lãm những bức tranh của mình
Sikkim (Ấn Độ) - Tu sĩ Vreeland đã triển lãm những bức hình do ông chụp để gây qũi tu sửa tu viện cổ Dratsang Rato tại Mundgod, Karnataka..
Voi con được ban phước lành bởi ba vi Tu sĩ Phật Giáo Thái
Sikkim (Ấn Độ) - Tiểu bang Sikkim nằm ở giữa vùng núi Himalaya là một
thiên đường cho khách du lịch. Ngày nay chính phủ tiểu bang đã cố gắng
tu sửa nhiều khu vực Phật giáo và khuyến khích các lễ hội tại những nơi
du khách thường xuyên thăm viếng..
Văn Hóa Phật giáo Sikkim phong phú thu hút khách du lịch
MELBOURNE, Úc - Con voi tên Mali chơi với một quả bóng cao su màu đỏ
trong khi ba vị tăng sĩ Phật giáo phẩy nước lên mặt của nó ngày thứ năm
trong buổi lễ ban phước lành cho các con thú mới của Sở thú Melbourne..
Vị tu sĩ triển lãm những bức tranh của mình
Bản tin trích từ Indian Express, Jan 14, 2010
Một bức hình của tu sĩ Vreeland tại phòng triễn lãm
Mumbai, Ấn Độ - Hai mươi lăm năm trước, Nicholas Vreeland, cháu trai của biên tập Diana Vreeland của tờ thời trang huyền thoại, rời New York đi đến tu viện cổ Dratsang Rato tại Mundgod, Karnataka, để trở thành một nhà sư Phật giáo. Khi ông trở về nhà, một người em trai ông có năng khiếu máy ảnh Nikon.
Vreeland có một niềm đam mê nhiếp ảnh ở tuổi 15, khi ông ta trợ giúp ghi chú cho nhiếp ảnh gia Irving Penn và trải qua một mùa hè làm việc với một nhiếp ảnh gia, Richard Avedon. Tại tu viện Rato Dratsang, Vreeland hiếm khi sử dụng máy ảnh, ngoại trừ việc chụp ảnh phong cảnh xung quanh mình. Tu sĩ Vreeland với tuổi 55 đã nói rằng "Tôi không muốn là một nhà sư mà đi khắp nơi để chụp ảnh," ông đã chọn 20 hình ảnh đã chụp tại tu viện Dratsang cho một cuộc triển lãm tại Delhi, Ấn Độ của Trung tâm Quốc tế.
Những bức hình ông chụp đã cung cấp một cái nhìn vào cuộc sống hàng ngày trong một tu viện. Trong một bức hình một tăng sinh trong một chiếc áo casa đang hăng say trò chuyện với thầy của mình; một bức hình khác, một nhà sư đang lần chuỗi hạt tại Hubli. Bộ sưu tập tới nơi Delhi sau khi đi qua các thành phố Paris, Geneva, Rome, Chicago và Milan; và số tiền huy động từ việc bán hàng sẽ được sử dụng cho việc tái thiết tu viện Rato.
Được thành lập năm 1983 bởi các vị tu sĩ những người đã trốn sang được Ấn Độ sau khi cuộc đàn áp của Trung Quốc về Tây Tạng năm 1959, số người tại tu viện tăng dần từ 12 người trong năm 1985 đến hơn 100 người hiện nay. Chi phí xây dựng được ước tính khoảng $500.000 trong 15 năm nhưng hiện nay bị trở ngại kể từ khi kinh tế toàn cầu suy thoái năm 2009. Trong một chuyến đi đến châu Âu, Martine Franck, vợ của Henri Cartier-Bresson đã đề nghị vị tu sĩ Vreeland triển lãm những bức hình của mình để thu thập kinh phí cho tu viện, và đã giới thiệu ông cho nhiếp ảnh gia Pháp-curator Robert Delpir.
Văn Hóa Phật giáo Sikkim phong phú thu hút khách du lịch
Bản tin trích từ Buddhistchannel news, ANI, January 4, 2010
Phong cảnh thanh bình với núi non rừng xanh của Sikkim
Gangtok,
Sikkim (Ấn Độ) - Tiểu bang Sikkim nằm ở giữa vùng núi Himalaya là một
thiên đường cho khách du lịch. Ngày nay chính phủ tiểu bang đã cố gắng
tu sửa nhiều khu vực Phật giáo và khuyến khích các lễ hội tại những nơi
du khách thường xuyên thăm viếng.
Kagyad Chaam là một vũ điệu trong bốn vũ điệu múa mang mặt nạ của tiểu bang
Cử hành bởi các vị Lama của tu viện Phật giáo vào mỗi ngày 28 và 29 của
lịch Tây Tạng, các điệu múa biểu diễn tượng trưng cho sự xua đuổi linh
hồn của ma quỷ của năm trước và chào đón tinh thần tốt lúc bình minh
của năm mới.
Trong lúc vũ các Lama được trang phục với mặt nạ sơn màu tươi sáng tay
cầm thanh kiếm lễ và nhún nhảy quay cuồng theo nhịp trống vang rền.
Điệu vũ nhún nhảy sôi động không chỉ làm mê hoặc người dân địa phương, mà cũng làm những khách du lịch nước ngoài thích thú.
Điệu vũ Kagyad diễn nhiều chủ đề khác nhau từ các thần thoại Phật giáo
và lên đến cực điểm với việc đốt các hình nộm làm bằng bột mì, gỗ và
giấy.
Một giáo đoàn của những người theo Phật giáo tại địa phương và khách du
lịch tập hợp một năm một lần để chứng kiến buổi khiêu vũ lạ thường này.
Các lễ hội Phật giáo, phản ảnh truyền thống Phật giáo của nhiều thế kỷ
trong nước cũng góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch.
Theo vị tổng thư ký Lukendra Rasily của Sikkim Đại lý Du lịch nói rằng
"Khách du lịch thấy rất thú vị, rất khác biệt khi họ đến Sikkim và khi
họ trở về với rất nhiều kỷ niệm mà không có được một cách dễ dàng ở bất
cứ nơi nào trên thế giới."
Sikkim đã có rất nhiều phong cảnh thích thú cung cấp cho du khách, như
núi tuyết phủ dày, những khu rừng cây lá xanh tươi và thêm vào đó là có
nhiều tu viện Phật giáo.
Sự yên ổn và thanh bình đã đem nhiều du khách đến cho tiểu bang. Hơn 300.000 du khách viếng thăm Sikkim trong năm nay.
Voi con được ban phước lành bởi ba vị tu sĩ Phật Giáo tại Úc
Bản tin trích từ Buddhistchannel news, AP, Feb 26, 2010
Con voi con Mali được 6 tuần tuổi đang chơi đùa với voi mẹ tại sở thú Melbourne
Guangzhou: MELBOURNE,
Úc - Con voi tên Mali chơi với một quả bóng cao su màu đỏ trong khi ba
vị tăng sĩ Phật giáo phẩy nước lên mặt của nó ngày thứ năm trong buổi
lễ ban phước lành cho các con thú mới của Sở thú Melbourne.
Con voi con chỉ mới dưới sáu tuần tuổi, là con voi thứ hai sinh ra tại
Úc và đã trở thành điểm thu hút chính tại các sở thú kể từ ngày 10
tháng 2, 2010
Các nhà sư Phật giáo Thái tụng kinh trong khi Mali chơi với trái bóng
và chạy vòng tròn quanh voi mẹ là Dokkoon, được đưa đến từ Thái Lan
trong tháng 11 năm 2006 như là một phần của một chương trình tạo điều
kiện của chính phủ Thái Lan.
Tên của Mali đã được lựa chọn trong tuần trước do 23.000 cử tri của
bang Victoria từ một danh sách được đề xuất bởi các lãnh sự quán Thái
Lan. Ý nghĩa Mali là hoa nhài trong ngôn ngữ Thái.
Voi là một biểu tượng quốc gia tại Thái Lan, là sự liên kết lâu dài với sự may mắn.
"Đó là một tên đẹp cho một con voi con xinh đẹp", ông Dan Maloney người
coi sóc sở thú nói. "Nó rất mau lớn, sự hiểu biết hơn trong mỗi ngày và
chắc chắn nó khám phá thế giới của mình và tìm hiểu môi trường xung
quanh nó."
Mali cân nặng 330 (150 kg) và sức nặng của nó tăng trưởng 2 pound một kg) / ngày.
Được chăm sóc bởi con voi, nó đang dần làm quen với các con voi cái
khác trong đàn này. Vị coi sóc sở thú cho biết ông hy vọng nó sẽ thích
hợp với bốn con voi khác trong vài tháng tới.
Con voi đầu tiên sinh tại Úc đã là một con bê đực tại Vườn thú Taronga của Sydney vào tháng Bảy.
|
|