Bài học ngày 6 tháng 3, 2010
Giảng sư:
TỤNG ĐÁM VÀ TU THIỀN CÁI NÀO ĐỘ SANH NHIỀU HƠN?
"""Một người chuyên chú tu tập nội tâm cũng có thể cống hiến thật nhiều cho cuộc đời nầy"""
I.
Đại lược
60.- Sangàrav
1-7
- Rồi có Bà-la-môn Sangàrava đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn:
- Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi làm lễ tế đàn và khuyên các người khác làm lễ tế đàn. Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, ai làm lễ tế đàn và ai khuyên các người khác làm lễ tế đàn, tất cả đều thực hành con đường đưa đến công đức cho nhiều người, tức là kết quả của tế đàn. Thưa Tôn giả Gotama, ai xuất gia, từ bỏ gia tộc, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, chỉ nhiếp phục một tự ngã của mình, chỉ an tịnh một tự ngã của mình, chỉ làm cho một tự ngã chứng được Niết-bàn. Như vậy, người ấy thực hành con đường đưa đến công đức chỉ có một mình, tức là kết quả của sự xuất gia.
- Vậy này Bà-la-môn, ở đây, Ta sẽ hỏi Ông. Ông kham nhẫn như thế nào, hãy như vậy trả lời. Ông nghĩ như thế nào, này Bà-la-môn, ở đây, Thế Tôn xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiên Tuệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Vị ấy nói như sau: "Ðây là con đường, đây là đạo lộ, nhờ thực hành con đường này, Ta đã thể nhập vô thượng Phạm hạnh, tự mình với thắng trí, chứng đạt, an trú và tuyên thuyết. Các người hãy đến! Hãy như vậy thực hành! Các người sẽ thể nhập vô thượng Phạm hạnh, tự mình với thắng trí, chứng đạt và an trú". Như vậy, vị Ðạo sư này thuyết pháp, và các người khác như thật hành trì. Số người như vậy là hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn. Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn, sự việc là như vậy, thời con đường đưa đến công đức này ảnh hưởng chỉ đến một người hay ảnh hưởng đến nhiều người, tức là kết quả của sự xuất gia?
- Sự việc này là như vậy, thưa Tôn giả Gotama, con đường đưa đến công đức này là ảnh hưởng đến nhiều người, tức là kết quả của sự xuất gia.
Ðược nghe nói như vậy, Tôn giả Ananda nói với Bà-la-môn Sangàrava:
- Trong hai con đường, này Bà-la-môn, con đường nào, Ông có thể kham nhẫn là giản dị hơn, ít khó chịu hơn, kết quả lớn hơn và lợi ích hơn?
Ðược nói như vậy, Bà-la-môn Sangàrava nói với Tôn giả Ananda:
- Như Tôn giả Gotama và Tôn giả Ananda, cả hai đối với tôi là đáng kính lễ và đáng tán thán.
Lần thứ hai, Tôn giả Ananda nói với Bà-la-môn Sangàrava:
- Này Bà-la-môn, Ta không hỏi Ông như vậy: "Những ai là đáng đảnh lễ, hay những ai là đáng tán thán?" Này Bà-la-môn, như thế này Ta hỏi Ông: "Này Bà-la-môn, trong hai con đường này, con đường nào Ông có thể kham nhẫn là giản dị hơn, ít khó chịu hơn, kết quả lớn hơn, lợi ích lớn hơn?"
Lần thứ hai, Bà-la-môn Sangàrava nói với Tôn giả Ananda:
- Như Tôn giả Gotama và Tôn giả Ananda, cả hai đối với tôi là đáng đảnh lễ và đáng tán thán.
Lần thứ ba, Tôn giả Ananda nói với Bà-la-môn Sangàrava:
- Này Bà-la-môn, Ta không hỏi Ông như vậy: "Những ai là đáng kính lễ, hay những ai là đáng tán thán? "Này Bà-la-môn, như thế này Ta hỏi Ông: "Này Bà-la-môn, trong hai con đường này, con đường nào Ông có thể kham nhẫn là giản dị hơn, ít khó chịu hơn, kết quả lớn hơn, lợi ích lớn hơn?"
Lần thứ ba, Bà-la-môn Sangàrava nói với Tôn giả Ananda:
- Như Tôn giả Gotama và Tôn giả Ananda, cả hai đối với tôi là đáng kính lễ và đáng tán thán.
3. Rồi Thế Tôn suy nghĩ như sau: "Cho đến lần thứ ba, Bà-la-môn Sangàrava, được hỏi một câu đúng pháp lại tránh né, không trả lời. Vậy Ta hãy giải tỏa việc này".
Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn Sangàrava:
- Này Bà-la-môn, câu chuyện gì đã khởi lên hôm nay trong cung điện Nhà Vua, khi hội chúng nhà vua ngồi tụ họp lại?
- Thưa Tôn giả Gotama, hôm nay, trong cung điện nhà vua, câu chuyện như sau đã khởi lên, khi hội chúng nhà vua ngồi tụ họp lại:
"Thuở xưa, các Tỷ-kheo ít hơn, nhưng nhiều hơn là các pháp thượng nhân, các thần thông thần biến được thị hiện. Ngày nay, các Tỷ-kheo nhiều hơn, nhưng ít hơn là các pháp thượng nhân, các thần thông thần biến được thị hiện." Thưa Tôn giả Gotama, đấy là câu chuyện đã khởi lên hôm nay trong cung điện nhà vua, khi hội chúng nhà vua ngồi tụ họp lại.
4. - Này Bà-la-môn, có ba loại thần thông. Thế nào là ba? Thần thông biến hóa, thần thông ký thuyết, thần thông giáo hóa, và Bà-la-môn, thế nào là thần thông biến hóa?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách qua tường, qua núi như đi ngang qua hư không, độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước, không nứt rẽ ra như trên đất liền, ngồi kiết già, đi trên hư không như con chim, với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên.
5. Và này Bà-la-môn, thế nào là thần thông ký thuyết?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên nhờ tướng: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tà tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên không nhờ tướng, nhưng nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, liền nói lên: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tà tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên không nhờ tướng, cũng không nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, nhưng sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư; sau khi suy tầm và suy tư liền nói lên: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người không nói lên nhờ tướng, không nói lên nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, không nói lên sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư, sau khi suy tầm và suy tư. Những thành tựu định không tầm không tứ, với tâm của mình biết rõ tâm của người khác tùy theo hành ý của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Này Bà-la-môn, đây gọi là thần thông ký thuyết.
6. Và như thế nào, này Bà-la-môn, là thần thông giáo hóa?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người giáo giới như sau: "Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như thế này, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này! Hãy đạt đến cái này và an trú!". Này Bà-la-môn, đây gọi là thần thông giáo hóa. Này Bà-la-môn, có ba loại thần thông này.
Trong ba loại thần thông này, Ông có thể chấp nhận loại thần thông nào là hy hữu hơn, thù diệu hơn?
- Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, loại thần thông này: Ở đây có người chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách qua tường, qua núi như đi ngang qua hư không, độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước, không nứt rẽ ra như trên đất liền, ngồi kiết già, đi trên hư không như con chim, với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên. Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, ai làm loại thần thông ấy, người ấy tự kinh nghiệm lấy. Ai làm thần thông ấy, tự mình có được thần thông ấy. Loại thần thông này, đối với tôi, được xem tánh chất như là huyễn hóa.
Còn loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama: Ở đây có người nói lên nhờ tướng: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Có người nói lên không nhờ tướng, nhưng nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, liền nói lên: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Có người nói lên không nhờ tướng, cũng không nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, nhưng sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư; sau khi suy tầm và suy tư liền nói lên: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Có người không nói lên nhờ tướng, không nói lên nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, không nói lên sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư, sau khi suy tầm và suy tư. Những thành tựu định không tầm không tứ, với tâm của mình biết rõ tâm của người khác tùy theo hành ý của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, ai làm loại thần thông ấy, người ấy tự kinh nghiệm lấy. Ai làm thần thông ấy, tự mình có được thần thông ấy. Loại thần thông này, đối với tôi, được xem tánh chất như là huyễn hóa.
Còn loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama: Ở đây có người giáo giới như sau: "Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như thế này, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này! Hãy đạt đến cái này và an trú". Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, tôi có thể chấp nhận là hy hữu hơn và thù diệu hơn trong ba loại thần thông.
Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Gotama! Thật là hy hữu, thưa Tôn giả Gotama! Vấn đề này được Tôn giả Gotama khéo nói như vậy, Chúng tôi thọ trì rằng Tôn giả Gotama có thành tựu cả ba loại thần thông này. Thật vậy, Tôn giả Gotama có thể chứng được nhiều loại thần thông ... Thật vậy, Tôn giả Gotama thành tựu được định không tầm không tứ, với tâm của mình rõ biết tâm của người khác, tùy theo ý hành của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Thật vậy, Tôn giả Gotama giáo giới như sau: "Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như vậy, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này, hãy đạt đến cái này và an trú!".
7. -Thật vậy, này Bà-la-môn, lời nói của Ông trước như là chống ta, sau xích lại gần ta. Và Ta sẽ trả lời cho Ông. Này Bà-la-môn, Ta chứng được nhiều loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, ... Này Bà-la-môn, ta thành tựu được định không tầm không tứ, với tâm của mình rõ biết tâm của người khác, tùy theo ý hành của Ta hướng đến chỗ nào, thời tâm của Ta lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Này Bà-la-môn, Ta có thể giáo giới như sau: "Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy. Hãy tác ý như vậy, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này, hãy đạt được cái này và an trú!".
- Thưa Tôn giả Gotama, có một Tỷ-kheo nào khác, cũng thành tựu được ba loại thần thông này, ngoài Tôn giả Gotama?
- Này Bà-la-môn, không phải chỉ có một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn nữa các Tỷ-kheo thành tựu được ba loại thần thông này.
- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, nay các Tỳ kheo ấy hiện ở đâu?
- Này Bà-la-môn, trong chúng Tỷ-kheo này.
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
Được đăng bởi Pháp Luân vào lúc 23:07
II. Nội dung chính
III.
Người Xưa Chốn Cũ
IV. Chữ và nghĩa
TT Tuệ Siêu biên soạn
Hỏi:
Đáp:
V. Học và hỏi
TK Tuệ Minh biên soạn
Hỏi:
Ðáp:
VI. Đố Vui
TT Tuệ Siêu biên soạn
1/
a.
b.
c.
d.
2/
a.
b.
c.
d.
3/
a.
b.
c.
d.
|
TÓM
LƯỢC
Vị tu sĩ triển lãm những bức tranh của mình
Sikkim (Ấn Độ) - Tu sĩ Vreeland đã triển lãm những bức hình do ông chụp để gây qũi tu sửa tu viện cổ Dratsang Rato tại Mundgod, Karnataka..
Voi con được ban phước lành bởi ba vi Tu sĩ Phật Giáo Thái
Sikkim (Ấn Độ) - Tiểu bang Sikkim nằm ở giữa vùng núi Himalaya là một
thiên đường cho khách du lịch. Ngày nay chính phủ tiểu bang đã cố gắng
tu sửa nhiều khu vực Phật giáo và khuyến khích các lễ hội tại những nơi
du khách thường xuyên thăm viếng..
Văn Hóa Phật giáo Sikkim phong phú thu hút khách du lịch
MELBOURNE, Úc - Con voi tên Mali chơi với một quả bóng cao su màu đỏ
trong khi ba vị tăng sĩ Phật giáo phẩy nước lên mặt của nó ngày thứ năm
trong buổi lễ ban phước lành cho các con thú mới của Sở thú Melbourne..
Vị tu sĩ triển lãm những bức tranh của mình
Bản tin trích từ Indian Express, Jan 14, 2010
Một bức hình của tu sĩ Vreeland tại phòng triễn lãm
Mumbai, Ấn Độ - Hai mươi lăm năm trước, Nicholas Vreeland, cháu trai của biên tập Diana Vreeland của tờ thời trang huyền thoại, rời New York đi đến tu viện cổ Dratsang Rato tại Mundgod, Karnataka, để trở thành một nhà sư Phật giáo. Khi ông trở về nhà, một người em trai ông có năng khiếu máy ảnh Nikon.
Vreeland có một niềm đam mê nhiếp ảnh ở tuổi 15, khi ông ta trợ giúp ghi chú cho nhiếp ảnh gia Irving Penn và trải qua một mùa hè làm việc với một nhiếp ảnh gia, Richard Avedon. Tại tu viện Rato Dratsang, Vreeland hiếm khi sử dụng máy ảnh, ngoại trừ việc chụp ảnh phong cảnh xung quanh mình. Tu sĩ Vreeland với tuổi 55 đã nói rằng "Tôi không muốn là một nhà sư mà đi khắp nơi để chụp ảnh," ông đã chọn 20 hình ảnh đã chụp tại tu viện Dratsang cho một cuộc triển lãm tại Delhi, Ấn Độ của Trung tâm Quốc tế.
Những bức hình ông chụp đã cung cấp một cái nhìn vào cuộc sống hàng ngày trong một tu viện. Trong một bức hình một tăng sinh trong một chiếc áo casa đang hăng say trò chuyện với thầy của mình; một bức hình khác, một nhà sư đang lần chuỗi hạt tại Hubli. Bộ sưu tập tới nơi Delhi sau khi đi qua các thành phố Paris, Geneva, Rome, Chicago và Milan; và số tiền huy động từ việc bán hàng sẽ được sử dụng cho việc tái thiết tu viện Rato.
Được thành lập năm 1983 bởi các vị tu sĩ những người đã trốn sang được Ấn Độ sau khi cuộc đàn áp của Trung Quốc về Tây Tạng năm 1959, số người tại tu viện tăng dần từ 12 người trong năm 1985 đến hơn 100 người hiện nay. Chi phí xây dựng được ước tính khoảng $500.000 trong 15 năm nhưng hiện nay bị trở ngại kể từ khi kinh tế toàn cầu suy thoái năm 2009. Trong một chuyến đi đến châu Âu, Martine Franck, vợ của Henri Cartier-Bresson đã đề nghị vị tu sĩ Vreeland triển lãm những bức hình của mình để thu thập kinh phí cho tu viện, và đã giới thiệu ông cho nhiếp ảnh gia Pháp-curator Robert Delpir.
Văn Hóa Phật giáo Sikkim phong phú thu hút khách du lịch
Bản tin trích từ Buddhistchannel news, ANI, January 4, 2010
Phong cảnh thanh bình với núi non rừng xanh của Sikkim
Gangtok,
Sikkim (Ấn Độ) - Tiểu bang Sikkim nằm ở giữa vùng núi Himalaya là một
thiên đường cho khách du lịch. Ngày nay chính phủ tiểu bang đã cố gắng
tu sửa nhiều khu vực Phật giáo và khuyến khích các lễ hội tại những nơi
du khách thường xuyên thăm viếng.
Kagyad Chaam là một vũ điệu trong bốn vũ điệu múa mang mặt nạ của tiểu bang
Cử hành bởi các vị Lama của tu viện Phật giáo vào mỗi ngày 28 và 29 của
lịch Tây Tạng, các điệu múa biểu diễn tượng trưng cho sự xua đuổi linh
hồn của ma quỷ của năm trước và chào đón tinh thần tốt lúc bình minh
của năm mới.
Trong lúc vũ các Lama được trang phục với mặt nạ sơn màu tươi sáng tay
cầm thanh kiếm lễ và nhún nhảy quay cuồng theo nhịp trống vang rền.
Điệu vũ nhún nhảy sôi động không chỉ làm mê hoặc người dân địa phương, mà cũng làm những khách du lịch nước ngoài thích thú.
Điệu vũ Kagyad diễn nhiều chủ đề khác nhau từ các thần thoại Phật giáo
và lên đến cực điểm với việc đốt các hình nộm làm bằng bột mì, gỗ và
giấy.
Một giáo đoàn của những người theo Phật giáo tại địa phương và khách du
lịch tập hợp một năm một lần để chứng kiến buổi khiêu vũ lạ thường này.
Các lễ hội Phật giáo, phản ảnh truyền thống Phật giáo của nhiều thế kỷ
trong nước cũng góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch.
Theo vị tổng thư ký Lukendra Rasily của Sikkim Đại lý Du lịch nói rằng
"Khách du lịch thấy rất thú vị, rất khác biệt khi họ đến Sikkim và khi
họ trở về với rất nhiều kỷ niệm mà không có được một cách dễ dàng ở bất
cứ nơi nào trên thế giới."
Sikkim đã có rất nhiều phong cảnh thích thú cung cấp cho du khách, như
núi tuyết phủ dày, những khu rừng cây lá xanh tươi và thêm vào đó là có
nhiều tu viện Phật giáo.
Sự yên ổn và thanh bình đã đem nhiều du khách đến cho tiểu bang. Hơn 300.000 du khách viếng thăm Sikkim trong năm nay.
Voi con được ban phước lành bởi ba vị tu sĩ Phật Giáo tại Úc
Bản tin trích từ Buddhistchannel news, AP, Feb 26, 2010
Con voi con Mali được 6 tuần tuổi đang chơi đùa với voi mẹ tại sở thú Melbourne
Guangzhou: MELBOURNE,
Úc - Con voi tên Mali chơi với một quả bóng cao su màu đỏ trong khi ba
vị tăng sĩ Phật giáo phẩy nước lên mặt của nó ngày thứ năm trong buổi
lễ ban phước lành cho các con thú mới của Sở thú Melbourne.
Con voi con chỉ mới dưới sáu tuần tuổi, là con voi thứ hai sinh ra tại
Úc và đã trở thành điểm thu hút chính tại các sở thú kể từ ngày 10
tháng 2, 2010
Các nhà sư Phật giáo Thái tụng kinh trong khi Mali chơi với trái bóng
và chạy vòng tròn quanh voi mẹ là Dokkoon, được đưa đến từ Thái Lan
trong tháng 11 năm 2006 như là một phần của một chương trình tạo điều
kiện của chính phủ Thái Lan.
Tên của Mali đã được lựa chọn trong tuần trước do 23.000 cử tri của
bang Victoria từ một danh sách được đề xuất bởi các lãnh sự quán Thái
Lan. Ý nghĩa Mali là hoa nhài trong ngôn ngữ Thái.
Voi là một biểu tượng quốc gia tại Thái Lan, là sự liên kết lâu dài với sự may mắn.
"Đó là một tên đẹp cho một con voi con xinh đẹp", ông Dan Maloney người
coi sóc sở thú nói. "Nó rất mau lớn, sự hiểu biết hơn trong mỗi ngày và
chắc chắn nó khám phá thế giới của mình và tìm hiểu môi trường xung
quanh nó."
Mali cân nặng 330 (150 kg) và sức nặng của nó tăng trưởng 2 pound một kg) / ngày.
Được chăm sóc bởi con voi, nó đang dần làm quen với các con voi cái
khác trong đàn này. Vị coi sóc sở thú cho biết ông hy vọng nó sẽ thích
hợp với bốn con voi khác trong vài tháng tới.
Con voi đầu tiên sinh tại Úc đã là một con bê đực tại Vườn thú Taronga của Sydney vào tháng Bảy.
|
|