LỚP PHẬT PHÁP - BUDDHADHAMMA |
TIN TỨC PHẬT GIÁO |
TRUYỆN NGẮN
ĐƯỜNG TĂNG
Trương Quốc Dũng - Nguồn: Thư Viện Ebook
Đêm
cuối cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai yết kiến Như Lai để lên
kiếp Phật, Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt cuộc đời tâm
nguyện tới cõi này, giờ đây khi sắp trút bỏ kiếp người, ông bỗng thấy
lòng day dứt.
Nhiều ngày nay, thân thể Đường Tăng đã rã rời, đầu óc đầy mộng mị, tay
biếng lần tràng hạt. Tâm linh như muốn níu chân dừng lại. Máu ông nhức
nhối thấm lần cuối qua tim, cứa vào quá khứ đau xé. Ông nhớ tới những
người sinh thành ra mình. Tình cha, huyết mẹ tạo nên mà bao nhiêu năm
nay ông không một lần thắp hương, không một lần nhắc nhở.
Chặng đường dài tới đất Phật khiến trái tim ông dần chai sạn. Ông đã
quá nhiều lần phải lạy lục, cầu khẩn các thần linh thánh lớn bé, đã quá
nhiều lần giẫm đạp lên xác máu yêu ma xa gần, chỉ với một mục đích: mau
thành chính quả. Ông thương người. Nhưng đêm nay, trước ranh giới cuối
cùng của cõi Người và Phật, ông chợt hiểu ra cội rễ của tình thương ấy.
Mỗi lần cứu giúp con người, ông chỉ thầm tính toán như xây thêm cho
mình một bậc thang tới Phật đài.
Nhiều lần Đường Tăng đã tự hỏi tại sao nước mắt mình ngày càng lạnh
giá. Giờ đây ông thầm biết, trên con đường thỉnh kinh về cứu rỗi người
đời, ông đã dần dần xa lạ với con người.
Ông trở mình, thở dài: Không là người, ta sẽ là ai? Yêu quái cản đường,
biết bao kẻ chính từ trên đây xuống, pháp thuật vô biên, ác nghiệt vô
cùng. Ta nhập vào chốn ấy biết rồi thành Phật hay Ma? Đường Tăng chợt
nhói trong tim. Ông khẽ rên lên, hai tay ôm ngực. Mở mắt thấy các đồ đệ
đang đứng bên giường nhìn ông âu lo. Cả ba hình như đều không ngủ.
Đường Tăng thở hắt: "Không sao đâu. Ta chỉ chợt nhớ tới ngày xưa". Nói rồi lại nhắm mắt.
Nghe tiếng Ngộ Không: "Xin thầy đừng tự dối lòng. Thầy đang nhớ cả kiếp người".
Đường Tăng rùng mình khi giọng Ngộ Không quá u uất "Con từ đá sinh ra.
Coi thường cả thần thánh, yêu ma, chỉ mong được thành người. Thầy đã là
người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác. Đêm nay sao khỏi xót xa".
Bát Giới cười khẽ: "Làm người có gì vui. Chúng ta đã dốc lòng theo đạo,
ngày mai được lên chốn thần tiên, sung sướng biết bao nhiêu. Thầy đừng
luyến tiếc".
Sa Tăng an ủi: "Thầy trò mình sắp hóa Phật mang đạo xuống khai sáng cho loài người. Công quả vĩ đại lắm".
Đường Tăng lắc đầu, nằm im hồi lâu, hai tay vẫn đặt lên tim, mắt vẫn
nhắm, nước mắt trào ra ấm nóng lại. Rồi như trăng trối: "Ta ước gì đêm
nay đừng sáng. Ta đau đớn cho mười mấy năm viễn du. Ngộ Không ơi! Một
đời con mong được thành người thì bị bắt ép phải theo ta để thành Phật.
Bát Giới tự dối mình giác ngộ thật ra chỉ là đi tìm một chốn hoan lạc
mới. Sa Tăng rời cõi u mê này sang cõi hoang tưởng khác mà lại hy vọng
khai sáng. Còn ta? Không còn là người, không phải là người thì làm sao
đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người".
Ngộ Không sụp xuống nắm tay thầy nghẹn ngào: "Thầy đã nhận ra chân lý. Nhưng chậm quá rồi".
Đường về. Qua sông. Thiên sứ vừa cười vừa chỉ cho Đường Tăng thấy thân xác ông đang trôi dạt dưới cầu.
Nhưng Đường Tăng đã không nghe thấy gì nữa. Đôi mắt vô hồn...
|
|
Bài học ngày 3 tháng 3, 2010
Giảng sư:
Kinh Tư Sát
I.
Đại lược
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, tịnh xá của Ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo.
-- Bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, vị tư sát Tỷ-kheo muốn biết rõ tập tánh (Cetapariyayam) của người khác, cần phải tìm hiểu về Như Lai, để ý thức được Ngài có Chánh Ðẳng Giác hay không?
-- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng Thế Tôn làm bậc lãnh đạo, nương tựa Thế Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay, Thế Tôn thuyết giảng cho ý nghĩa này! Sau khi được nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ hành trì.
-- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, vị tư sát Tỷ-kheo muốn biết rõ tập tánh của người khác, cần phải tìm hiểu về Như Lai trên hai loại pháp: Các pháp do mắt, tai nhận thức, nghĩ rằng: "Những pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?" Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo được biết như sau: "Những pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai". Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: "Những pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai".
Vị ấy tìm hiểu thêm: "Những tạp pháp (khi nhiễm khi tịnh) do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?" Sau khi tìm hiểu như vậy và vị Tỷ-kheo biết được như sau: "Những tạp pháp do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai". Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau : "Những tạp pháp do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai."
Vị ấy tìm thiểu thêm: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh, do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?" Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo biết được như sau: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai". Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai".
Vị ấy tìm hiểu thêm: "Vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này trong một thời gian lâu dài hay trong một thời gian ngắn?" Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo biết được như sau: "Vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này trong một thời gian lâu dài, vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này không phải trong một thời gian ngắn". Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: "Vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này trong một thời gian lâu dài, vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp này không phải trong một thời gian ngắn".
Vị ấy tìm hiểu thêm: "Vị Tôn giả Tỷ-kheo hữu danh này, khi có danh, một số nguy hiểm có khởi lên cho vị ấy ở đây không?" Này các Tỷ-kheo, một số nguy hiểm không khởi lên ở đây cho vị Tỷ-kheo, khi vị ấy chưa được hữu danh, chưa có danh tiếng. Này các Tỷ-kheo, khi vị Tỷ-kheo ấy được hữu danh, có danh tiếng, thì một số nguy hiểm có thể khởi lên ở đây cho vị ấy. Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo biết được như sau: "Vị Tôn giả Tỷ-kheo chưa hữu danh này, khi chưa có danh, một số nguy hiểm không khởi lên cho vị ấy". Sau khi tìm hiểu như vậy, vị ấy biết được như sau : "Vị Tôn giả Tỷ-kheo hữu danh này, khi có danh, một số nguy hiểm có thể không khởi lên cho vị này."
Vị ấy tìm hiểu thêm: "Vị Tôn giả này, do vô úy mà từ bỏ, vị Tôn giả này không phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Có phải do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái, nên vị này không thỏa mãn các dục?". Sau khi tìm hiểu như vậy, vị ấy biết được như sau: "Vị Tôn giả này, do vô úy mà từ bỏ, vị Tôn giả này không phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái, nên vị này không thỏa mãn các dục".
Này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác hỏi vị Tỷ-kheo ấy như sau: "Những dữ kiện Tôn giả là gì, những bằng chứng của Tôn giả là gì, mà Tôn giả nói: "Vị Tôn giả này, do vô úy mà từ bỏ, vị Tôn giả này không phải vì sợ hãi mà từ bỏ". Do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái, nên vị này không thỏa mãn các dục". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn trả lời một cách chân chánh phải trả lời như sau: "Vị Tôn giả này sống giữa Tăng chúng hay sống một mình, dầu cho những vị sống ở đây là thiện hạnh, là ác hạnh, dầu cho có những vị giáo giới hội chúng, ở đây có những vị chuyên trọng tài vật, có những vị ở đây không bị ô nhiễm bởi tài vật, vị Tôn giả này không vì vậy mà khinh bỉ họ vì lý do này. Như vậy tôi nghe trước mặt Thế Tôn, như vậy tôi được biết trước mặt Thế Tôn: "Ta do vô úy mà từ bỏ, Ta không phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái nên Ta không thỏa mãn các dục"".
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai cần phải được hỏi thêm như sau: "Các pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện khởi?" Ðược hỏi vậy, Như Lai sẽ trả lời như sau: "Các pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không hiện khởi ở Như Lai."
Nếu được hỏi: "Những tạp pháp ở mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện khởi?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai sẽ trả lời như sau: "Những tạp pháp do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai."
Nếu được hỏi: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện khởi?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai trả lời như sau: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai. Ta lấy như vậy làm đạo lộ, làm hành giới. Không có ai giống Ta như vậy. "
Này các Tỷ-kheo, một đệ tử phải đến gần bậc Ðạo Sư có nói như vậy để được nghe pháp. Vị Ðạo Sư thuyết pháp cho vị ấy từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch cùng với các pháp tương đương (Sappatibhaga). Này các Tỷ-kheo, tùy theo vị Ðạo Sư thuyết pháp cho vị Tỷ-kheo, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch cùng với các pháp tương đương; vị Tỷ-kheo, tùy theo như vậy, sau khi chứng tri trong pháp ấy, đạt đến sự cứu cánh của từng pháp một. Vị ấy khởi lòng tịnh tín đối với bậc Ðạo Sư: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì".
Này các Tỷ-kheo, nếu có người khác hỏi Tỷ-kheo ấy như sau: "Tôn giả có những dữ kiện gì, có những bằng chứng gì để Tôn giả nói rằng: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì?"" Này các Tỷ-kheo, muốn trả lời một cách chân chánh, vị Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Ở đây, này Hiền giả, tôi đến yết kiến Thế Tôn để nghe thuyết pháp, Thế Tôn thuyết pháp cho tôi, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch với các pháp tương đương của chúng. Này Hiền giả, tùy theo Thế Tôn thuyết pháp cho tôi như thế nào, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch với các pháp tương đương của chúng; tùy theo như vậy, sau khi chứng tri trong pháp ấy, tôi đạt đến sự cứu cánh của từng pháp một. Tôi khởi lòng tịnh tín đối với bậc Ðạo Sư: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì"".
Này các Tỷ-kheo, đối với ai mà lòng tin đối với Như Lai được an lập, căn cứ, an trú trên những dữ kiện, những văn cú, những văn tự như vậy, này các Tỷ-kheo, lòng tin như vậy được gọi là có dữ kiện đầy đủ, căn cứ trên (chánh) kiến, vững chắc, không thể bị phá hoại bởi một Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên, Ma ra, Phạm thiên hay bất cứ ai ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự tìm hiểu về Như Lai, và như vậy Như Lai mới được khéo tìm hiểu một cách đúng pháp.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
II. Nội dung chính
III.
Người Xưa Chốn Cũ
IV. Chữ và nghĩa
TT Tuệ Siêu biên soạn
Hỏi:
Đáp:
V. Học và hỏi
TK Tuệ Minh biên soạn
Hỏi:
Ðáp:
VI. Đố Vui
TT Tuệ Siêu biên soạn
1/
a.
b.
c.
d.
2/
a.
b.
c.
d.
3/
a.
b.
c.
d.
Bài học A Tỳ Ðàm ngày hôm qua 22 tháng 09, 2006
Bài học Thiền Học ngày 21 tháng 09, 2006
Bài học Trung Bộ Kinh ngày 20 tháng 09, 2006
|
TÓM
LƯỢC
Văn Hóa Phật giáo Sikkim phong phú thu hút khách du lịch
Gangtok, Sikkim (Ấn Độ) - Tiểu bang Sikkim nằm ở giữa vùng núi Himalaya là một thiên đường cho khách du lịch. Ngày nay chính phủ tiểu bang đã cố gắng tu sửa nhiều khu vực Phật giáo và khuyến khích các lễ hội tại những nơi du khách thường xuyên thăm viếng...
Voi con được ban phước lành bởi ba vi Tu sĩ Phật Giáo Thái
MELBOURNE, Úc - Con voi tên Mali chơi với một quả bóng cao su màu đỏ
trong khi ba vị tăng sĩ Phật giáo phẩy nước lên mặt của nó ngày thứ năm
trong buổi lễ ban phước lành cho các con thú mới của Sở thú Melbourne..
Văn Hóa Phật giáo Sikkim phong phú thu hút khách du lịch
Bản tin trích từ Buddhistchannel news, ANI, January 4, 2010
Phong cảnh thanh bình với núi non rừng xanh của Sikkim
Gangtok,
Sikkim (Ấn Độ) - Tiểu bang Sikkim nằm ở giữa vùng núi Himalaya là một
thiên đường cho khách du lịch. Ngày nay chính phủ tiểu bang đã cố gắng
tu sửa nhiều khu vực Phật giáo và khuyến khích các lễ hội tại những nơi
du khách thường xuyên thăm viếng.
Kagyad Chaam là một vũ điệu trong bốn vũ điệu múa mang mặt nạ của tiểu bang
Cử hành bởi các vị Lama của tu viện Phật giáo vào mỗi ngày 28 và 29 của
lịch Tây Tạng, các điệu múa biểu diễn tượng trưng cho sự xua đuổi linh
hồn của ma quỷ của năm trước và chào đón tinh thần tốt lúc bình minh
của năm mới.
Trong lúc vũ các Lama được trang phục với mặt nạ sơn màu tươi sáng tay
cầm thanh kiếm lễ và nhún nhảy quay cuồng theo nhịp trống vang rền.
Điệu vũ nhún nhảy sôi động không chỉ làm mê hoặc người dân địa phương, mà cũng làm những khách du lịch nước ngoài thích thú.
Điệu vũ Kagyad diễn nhiều chủ đề khác nhau từ các thần thoại Phật giáo
và lên đến cực điểm với việc đốt các hình nộm làm bằng bột mì, gỗ và
giấy.
Một giáo đoàn của những người theo Phật giáo tại địa phương và khách du
lịch tập hợp một năm một lần để chứng kiến buổi khiêu vũ lạ thường này.
Các lễ hội Phật giáo, phản ảnh truyền thống Phật giáo của nhiều thế kỷ
trong nước cũng góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch.
Theo vị tổng thư ký Lukendra Rasily của Sikkim Đại lý Du lịch nói rằng
"Khách du lịch thấy rất thú vị, rất khác biệt khi họ đến Sikkim và khi
họ trở về với rất nhiều kỷ niệm mà không có được một cách dễ dàng ở bất
cứ nơi nào trên thế giới."
Sikkim đã có rất nhiều phong cảnh thích thú cung cấp cho du khách, như
núi tuyết phủ dày, những khu rừng cây lá xanh tươi và thêm vào đó là có
nhiều tu viện Phật giáo.
Sự yên ổn và thanh bình đã đem nhiều du khách đến cho tiểu bang. Hơn 300.000 du khách viếng thăm Sikkim trong năm nay.
Voi con được ban phước lành bởi ba vị tu sĩ Phật Giáo tại Úc
Bản tin trích từ Buddhistchannel news, AP, Feb 26, 2010
Con voi con Mali được 6 tuần tuổi đang chơi đùa với voi mẹ tại sở thú Melbourne
Guangzhou: MELBOURNE,
Úc - Con voi tên Mali chơi với một quả bóng cao su màu đỏ trong khi ba
vị tăng sĩ Phật giáo phẩy nước lên mặt của nó ngày thứ năm trong buổi
lễ ban phước lành cho các con thú mới của Sở thú Melbourne.
Con voi con chỉ mới dưới sáu tuần tuổi, là con voi thứ hai sinh ra tại
Úc và đã trở thành điểm thu hút chính tại các sở thú kể từ ngày 10
tháng 2, 2010
Các nhà sư Phật giáo Thái tụng kinh trong khi Mali chơi với trái bóng
và chạy vòng tròn quanh voi mẹ là Dokkoon, được đưa đến từ Thái Lan
trong tháng 11 năm 2006 như là một phần của một chương trình tạo điều
kiện của chính phủ Thái Lan.
Tên của Mali đã được lựa chọn trong tuần trước do 23.000 cử tri của
bang Victoria từ một danh sách được đề xuất bởi các lãnh sự quán Thái
Lan. Ý nghĩa Mali là hoa nhài trong ngôn ngữ Thái.
Voi là một biểu tượng quốc gia tại Thái Lan, là sự liên kết lâu dài với sự may mắn.
"Đó là một tên đẹp cho một con voi con xinh đẹp", ông Dan Maloney người
coi sóc sở thú nói. "Nó rất mau lớn, sự hiểu biết hơn trong mỗi ngày và
chắc chắn nó khám phá thế giới của mình và tìm hiểu môi trường xung
quanh nó."
Mali cân nặng 330 (150 kg) và sức nặng của nó tăng trưởng 2 pound một kg) / ngày.
Được chăm sóc bởi con voi, nó đang dần làm quen với các con voi cái
khác trong đàn này. Vị coi sóc sở thú cho biết ông hy vọng nó sẽ thích
hợp với bốn con voi khác trong vài tháng tới.
Con voi đầu tiên sinh tại Úc đã là một con bê đực tại Vườn thú Taronga của Sydney vào tháng Bảy.
|
|