LỚP PHẬT PHÁP - BUDDHADHAMMA |
TIN TỨC PHẬT GIÁO |
TRUYỆN NGẮN
Lòng Mẹ
Hồ Dzếnh
Quê mẹ tôi ở Trung Bộ. Nhà người - tôi không làm thơ đâu ở bên kia một dòng sông nhỏ, êm kín với hai bờ lau xanh. Chính ở nơi này, lúc người mới mười lăm tuổi, thì một tình duyên đẹp đẽ gây nên sự gặp gỡ giữa hai người xa lạ. Mẹ tôi thường thuật lại cho tôi nghe cuộc nhân duyên ngày trước, thuật lại bằng một giọng rất thờ ơ, hình như cho sự kết hôn với ba tôi là một điều không đáng nói. Tôi lọt lòng năm mẹ tôi đã ngót bốn mươi tuổi, thế nghĩa là khi tôi biết tò mò hỏi đến chuyện tâm tình của người, thì người đã già. Câu hỏi luôn luôn của tôi là:
- Hả mẹ, mẹ lấy ba có xe ô tô đi đưa dâu không mẹ? Mẹ tôi cười, một cái cười chua chát cực điểm:
- Có con ạ. Mẹ lấy ba con có những ba mươi chiếc ô tô kia! Tuy nhỏ, tôi hiểu ngay đó là một lời than kín. Thực ra, mẹ tôi lấy chồng trong một hoàn cảnh túng thiếu hết sức. Ba tôi hồi ấy còn nghèo, như phần nhiều những người bạn cùng nước mới sang đây. Ngày nhỏ, tôi yêu mẹ tôi một cách bịn rịn.
Người chiều tôi, có lẽ vì người đoán thấy ở tôi một số phận thiếu êm vui. Tôi đòi gì là người cho. Tôi muốn gì là người chiều ý. Sự nâng niu ấy rõ rệt đến nỗi ba tôi thường phải kêu:
- Cứ chiều nó như thế, thì chưa biết nó hư ngày nào.
Câu nói ghẻ lạnh làm tôi tủi nhục, nhiều lần òa lên khóc. Mẹ tôi sợ tôi bị đòn, vẫn giấu tôi ra một nơi, ôm lấy tôi mà vuốt ve. Cứ thế, mỗi lần sự khắc khổ của người cha làm tôi đau đớn, thì một bàn tay âu yếm lại xoa dịu lòng tôi ngay. Tâm tình của trẻ con rất đơn sơ mà cũng rất phức tạp. Tôi làm nũng mẹ tôi luôn để thấy cái thú làm lành của người sau những cơn thịnh nộ. Tôi chạy nhảy cùng nhà, la hét cốt để mọi người biết tôi có quyền la hét, hay muốn làm gì thì làm.
Năm lên tám, tôi cắp sách vào học tại một trường huyện. Nhà trường gần ngay chợ. Mẹ tôi, mỗi lần dọn hàng về, đều dừng lại trước cổng trường, đưa bánh cho tôi vào những giờ nghỉ. Có một lần mẹ tôi vô ý gọi to lên, giữa khi tôi đang ngồi trong lớp học.
- Con ơi, ra lấy bánh, mau!
Tôi giật mình nhìn ra thì thấy cái bánh giò đặt trên tay mẹ tôi, đưa qua hàng rào. Dưới nắng vàng vọt của buổi chiều hè, tôi nhận thấy mẹ tôi vui mừng một cách đáng thương. Một tay người giữ chiếc nón, còn tay kia thì run run. Người lách mình, cho khỏi bị gai ở hàng rào vướng. Quần áo người tiều tụy nhuộm ánh nắng xế chiều:
- Mau ra lấy bánh cho mẹ về, con! Tôi đưa mắt nhìn thầy giáo rồi lại nhìn mẹ tôi. Sau cùng tôi đánh bạo lên xin phép:
- Thưa thầy, thầy cho con ra để mẹ con hỏi. Thầy giáo tôi đương mải xem quyển sách, gắt:
- Không đi đâu cả, ngồi đấy! Nói xong, thầy bình tĩnh lẩm nhẩm: "c'est parfait! parfait!"
Tôi về chỗ, đưa tay ra hiệu cho mẹ tôi ném bánh xuống đất, vì tôi không ra được. Mẹ tôi không hiểu lại gọi to thêm. Lần này, thày giáo ngoảnh mặt lên, nhìn ra ngoài rồi hỏi mẹ tôi:
- Bà kia muốn gì?
Tôi đứng ngay dậy thưa:
- Thưa thầy... mẹ con...
- Xin cho nghỉ à!
Tôi cuống lên, run run đáp:
- Thưa thầy, không ạ, mẹ con... mẹ con đưa bánh!
Thầy giáo tôi buông dài một tiếng "ôi chao" như hơi gió và bảo tôi:
- Cút ra ăn đi, rồi vào ngay, nghe không? Tôi sung sướng suýt nhảy qua cửa sổ. Ra đến nơi, mẹ tôi hỏi:
- Sao lâu thế?
Tôi phụng phịu:
- Mẹ gọi to làm thầy giáo gắt. Từ rày có thấy con ra chơi mẹ hẵng đưa, còn không thì mẹ đem về cất vào ngăn kéo khóa lại kỹ cho con.
Mẹ tôi mỉm cười nhìn tôi - ôi! Cái mỉm cười của một người mẹ! – Người dặn mấy câu rồi quay đi. Chiếc bánh hôm ấy, tôi ăn một cách không ngon lành và hơi vội. Lúc tôi vừa ném mớ lá xuống đất, thì tiếng trống bắt đầu báo giờ ra chơi.
-Mày ăn cái gì đấy? A, thằng này xỏ, nó ăn mau lắm anh em ạ.
Câu nói sau cùng làm tôi vụt cười, sặc ra ngoài miếng bánh ngậm trong miệng.
Thuở thơ ấu của tôi phần lớn là những ngày buồn bã, cái buồn bã không đâu, đến bây giờ còn theo dõi tôi mãi. Thỉnh thoảng tôi mới vui, nhưng cái vui, ác hại, lại dồn dập như giông tố, bỏ rớt lại một nỗi trống rỗng thiểu não trong lòng tôi sau khi tan đi. Tôi vui đấy mà buồn ngay đấy. Tôi lưu luyến một cái gì xa quá, hư huyền quá, nhưng không phải là thú vui tìm kiếm trong gia đình hay trong đời sống. Bạn bè tôi lại rất hiếm. Vài ba gương mặt phảng phất lắng trong quá khứ thiếu tươi vui, vài tình cảm xưa cũ lẽo đẽo theo tôi trên đường đời. Có thế thôi, và thường thường tôi chỉ sống bằng mộng. Tôi không bằng lòng ai cả, hình như tôi cũng không bằng lòng cả tôi. Tôi phải kiếm cớ luôn luôn cho lòng mình thắc mắc, trong thứ tin tưởng quái gở là mọi người không ai yêu tôi. Đó thực là một cực hình cho kẻ nào, như tôi, chịu ảnh hưởng sự khủng hoảng tinh thần do chính mình gây ra, do chính mình ham thích.
Cách đây mấy năm, có lần tôi đã chép đoạn thơ của Baudelaire dán ở bàn viết, ngay trước mặt:
Il me semble parfois que mon sang coule à flots
Ainsi qu’une fontaine aux rythmiques sanglots,
Je l'entends bien qui coule avec un long murmure,
Mais je me tâte en vain pour trouver la blessure.
(Đôi lúc hình như máu xối nguồn
Tựa như lòng nước tiếng vang thương.
Ta nghe máu chảy sầu rười rượi
Khốn nỗi không tìm thấy vết thương).
Đậu bằng tiểu học xong, tôi lên tỉnh học. Trước khi thi vào ban thành chung và còn những ba tháng nghỉ hè thênh thang trước mặt, tôi theo chúng bạn đến học tư với một thầy giáo tú tài. Tôi trọ ở nhà người chú, mỗi tháng chỉ phải đem gạo ở nhà quê ra thay tiền. Tôi không hỏi ý kiến mẹ tôi, vì tôi cho việc học lúc ấy rất cần. Học được ba ngày thì thầy giáo tôi lễ phép nhắc với học trò bằng tiếng Pháp:
- Tôi mong rằng các anh trả tiền học trong vài hôm sắp tới đây, và tôi xin cảm ơn trước.
Học trò ai nấy nhốn nháo lên. Có vài người trong bọn móc ngay tiền túi mang lên trả. Các anh khác xin khất đến mai. Riêng tôi, tôi buồn lắm. Chỉ mãi đến lúc ấy, tội nghiệp, tôi mới nhớ đến mẹ tôi, tôi mới nhớ đến cái vốn liếng ít ỏi của người. Bốn đồng! Tính theo giá tiền ở Trung Bộ vào thời bình là hai mươi quan! Tôi làm một cái tính nhẩm và rùng mình biết rằng đó là một số tiền cắt cổ. Điều cần thiết là tôi phải mượn ở đâu lấy mấy hào về nhà quê trình bày mọi sự với mẹ tôi. Cái tráp tiền của chú tôi đóng lại với con cháu rất chắc. Hầu bao của các bạn cũng không thể mở được vì một cử động nhân từ nào. Tôi đành xin nghỉ một hôm, cuốc bộ về nhà lấy tiền trả cái "nợ học". Thấy tôi về bất thần, mẹ tôi ngừng tay xay lúa, hỏi tôi:
- Sao con lại về? Con không ở ngoài tỉnh mà học à?
Tôi bậm môi lại để nén tiếng khóc. Tôi không đủ can đảm nói cái số tiền học quá lớn kia nữa. Mẹ tôi thì lại ngờ rằng tôi bị hắt hủi nên hỏi nựng:
- Hay là bọn nó làm gì con?
Tôi lắc đầu, khóc: - Thầy giáo... thầy giáo đòi tiền học!
Mẹ tôi cười điềm nhiên:
- Tưởng gì chứ đòi tiền học thì để mẹ đưa. Mấy hào?
Tôi giật mình nhìn mẹ: - Hàng đồng kia!
-Ừ thì bao nhiêu?
- Bốn đồng!
Tôi thấy mẹ tôi lặng người đi, không nói được nữa. Nhưng có lẽ cảm động vì tấm lòng thương mẹ của tôi, người gượng gạo:
- Con cứ lên nhà nằm nghỉ, rồi để mẹ đưa cho.
Mẹ tôi nói dối. Mẹ tôi đuổi tôi lên nhà, để mẹ tôi khóc. Lúc tôi chạy xuống bếp lục cơm ăn, thì thấy đôi mắt mẹ tôi đỏ ngầu, vạt áo ướt đẫm. Tôi ngả vào lòng người, rồi mếu máo:
- Con không đi học nữa mẹ ạ.
Mẹ tôi xoa đầu tôi, cười như thở dài:
- Dại nào! Con học đang giỏi thế kia mà. Để mẹ đưa tiền cho, đừng sợ.
Sáng mai thấy tôi sửa soạn ra tỉnh, người băn khoăn:
-Con cứ ra khất với thầy giáo vài hôm nữa, rồi mẹ mang tiền ra trả sau.
Tôi hiểu ngay là mẹ tôi còn phải chạy tiền nên ngoan ngoãn ra học lại. Cả lớp đã trả tiền hết, trừ tôi. Tuy ngồi ở cuối lớp áp lưng vào tường, tôi vẫn tưởng nghe sau mình những tiếng cười chế giễu. Tôi đâm ngượng, cái ngượng của một người học trò không thuộc bài, nghênh ngang đứng trước mọi con mắt, tay xếp vòng tròn, vê mãi cúc áo của mình.
- Thế nào...? Thầy giáo hỏi tôi.
- Thưa thầy, thầy cho con khất đến hai hôm nữa.
- Nếu hai hôm nữa chưa có tiền học thì anh nghĩ sao?
Tôi đáp rất chắc chắn: - Thưa thầy có ạ. Thế nào cũng có. Mẹ con đã bảo đúng ngày kia đưa tiền ra.
Tôi vừa học, vừa sợ. Ngày tháng chạy mau thêm. Hai tờ lịch rơi chóng quá. Nhưng may, mẹ tôi đã ra đứng đợi tôi ngoài cửa nhà học, vì nơi học chính là một cái nhà thật. Mẹ tôi cắp cái thúng trong đựng mười quan tiền. Tôi ái ngại bảo mẹ:
- Trả tiền học bằng tiền, thầy giáo không nhận đâu mẹ ạ. Tôi chưa kịp cản, thì mẹ tôi đã cắp thúng đến trước mặt thầy giáo, và đặt lên bàn mười quan tiền và hai tờ giấy bạc lấy ở nút buộc ruột tượng ra, làm tôi đỏ cả mặt. Mẹ tôi kể lể như khi kể lể với một người bạn thân:
- Cháu nó bảo thầy không tiêu tiền kẽm nên ngăn tôi không cho đem vào. Thầy tính, cháu nó còn nhỏ, tâm tình như con gái, hay sợ vơ sợ vẩn...
Thầy giáo sai người cất tiền đi, và chừng như động lòng trước cảnh nghèo túng của chúng tôi, thầy cầm lấy tay tôi, thành thực:
- Em chịu khó mà học đi. Em học khá đấy. Tháng sau thầy bớt tiền học cho.
Ra ngoài, tôi vui vẻ hỏi mẹ tôi: - Sao mẹ có nhiều tiền thế, mẹ? Mẹ tôi cười, nửa buồn nửa vui:
- Mẹ chỉ có mười quan thôi. Hai đồng bạc ấy là của thím con, mẹ thấy rơi ở đầu giường thím nằm nên mượn tạm! Tôi rụng rời cả mình mẩy. Tôi thấy tất cả cái thành phố quê hương của tôi quay đảo trước mặt, nhà chất lên cây, cây chất lên nhà. Tôi hỏi mẹ:
- Sao mẹ lại lấy như thế, thím ấy nói cho.
Mẹ tôi cười gần như khóc:
- Người ta giàu, mình mượn tạm rồi trả sau cũng không sao. Mà thím ấy có nói thì nói mẹ, việc gì đến con mà con khóc.
Vừa đặt chân vào nhà, tôi nghe tiếng thím tôi réo:
-Tôi có ba đồng ba, để ở đầu giường, đứa nào lấy mất hai rồi?
Tôi toan cất tiếng, thì mẹ tôi vội bấu tay tôi, nói khẽ:
- Mặc nó!
Nhưng tôi không nghe. Tôi bảo thím:
- Cháu lấy đấy, thím ạ. Cháu trót đánh mất rồi.
Thím tôi lườm tôi, nghiến răng lại:
- Cháu giỏi nhỉ? Đồ ăn cắp!
Tôi chưa kịp nói thêm được gì, thì mẹ tôi đã đứng lên:
- Tôi mượn của thím đấy, để vài hôm nữa tôi mang ra trả lại.
Thím tôi bĩu môi, thõng thẹo
: -Ừ, bà mượn thế thì ai chả mượn được!
Câu chuyện trên đây theo dõi tôi như một ám ảnh cực nhục. Mỗi lần nhớ đến mẹ tôi, hay xét mình phạm tội, tôi thường đem nó ra để tự hình phạt. Nhiều năm đã rơi theo nhiều năm, và bây giờ, trong những đêm Hà Nội, cái thành phố hoa lệ chỉ quen tiêu bạc với hào, tôi vẫn rờn rợn nghe thấy âm thanh của mười quan tiền kêu lanh lảnh...
|
|
Bài học ngày 15 tháng 3, 2010
Giảng sư:
LỜI KHÍCH LỆ DÀNH CHO NGƯỜI THÂN
"Những món quà tinh thần, xét kỹ, thật vô giá"."
I.
Đại lược
75.- Cần Phải Khích Lệ
1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda đang ngồi xuống một bên:
- Này Ananda, với ai, Thầy có lòng từ mẫn, và với những ai, Thầy nghĩ là nên nghe theo, các bạn bè, thân hữu, bà con hay cùng một huyết thống. Với những người ấy, này Ananda, Thầy cần phải khích lệ, cần phải hướng dẫn, cần phải an trú trong ba điểm. Thế nào là ba?
2. - Hãy khích lệ, hướng dẫn và an trú vào tịnh tín bất động đối với Ðức Phật: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Hãy khích lệ, hướng dẫn và an trú vào tịnh tín bất động đối với pháp: "Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu". Hãy khích lệ, hướng dẫn và an trú vào tịnh tín bất động đối với chúng Tăng: "Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, Ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng được cúng dường, đáng tôn trọng, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời".
3.- Dầu cho bốn đại chúng có đổi khác, này Ananda, địa đại, thủy đại. hỏa đại, phong đại, nhưng vị thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với Phật không có đổi khác. Ở đây, đổi khác là như thế này: Vị Thánh đệ tử ấy, này Ananda, thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật, sẽ sanh vào địa ngục, loại bàng sanh hay cõi ngạ quỷ. Sự kiện này không xảy ra.
4.- Dầu cho bốn đại chúng có đổi khác, này Ananda, địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, nhưng vị thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp không có đổi khác. Ở đây, đổi khác là như thế này: Vị Thánh đệ tử ấy, này Ananda, thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp, sẽ sanh vào địa ngục, loại bàng sanh hay cõi ngạ quỷ. Sự kiện này không xảy ra.
5.- Dầu cho bốn đại chúng có đổi khác, này Ananda, địa đại, thủy đại,hỏa đại, phong đại, nhưng vị thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với chúng Tăng không có đổi khác. Ở đây, đổi khác là như thế này: Vị Thánh đệ tử ấy, này Ananda, thành tựu tịnh tín bất động đối với chúng Tăng, sẽ sanh vào địa ngục, loại bàng sanh hay cõi ngạ quỷ. Sự kiện này không xảy ra.
Này Ananda, với ai Thầy có lòng từ mẫn, và với những ai Thầy nghĩ là nên nghe theo, các bạn bè, thân hữu, bà con hay cùng một huyết thống. Với những người ấy, này Ananda, Thầy cần phải khích lệ, cần phải hướng dẫn, cần phải an trú trong ba điểm này.
Được đăng bởi Pháp Luân vào lúc 23:06
II. Nội dung chính
III.
Người Xưa Chốn Cũ
IV. Chữ và nghĩa
TT Tuệ Siêu biên soạn
Hỏi:
Đáp:
V. Học và hỏi
TK Tuệ Minh biên soạn
Hỏi:
Ðáp:
VI. Đố Vui
TT Tuệ Siêu biên soạn
1/
a.
b.
c.
d.
2/
a.
b.
c.
d.
3/
a.
b.
c.
d.
|
TÓM
LƯỢC
Chùa Pháp Luân tổ chức Khóa Tu Học Mùa Xuân với chương trình hành hương Ấn Độ do TT Giác Đẳng hướng dẫn sẽ chiêm bái các thánh tích liên quan đến Đức Phật là BOMBAY- – BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG– BA LA NẠI – SÔNG HẰNG – LỘC UYỂN – XÁ VỆ - LÂM TÌ NI - CA TỲ LA VỆ – KATHMANDU – HI MÃ LẠP SƠN – CÂU THI NA – TỲ XÁ LY – HOA THỊ THÀNH – NA LAN ĐÀ – VƯƠNG XÁ – LINH THỨU SƠN - ĐỘNG THẠCH KHẮC AJANTA VÀ ELLORA Phái đoàn rời Hoa Kỳ ngày 17-03-2010 và trở về ngày 06-04-2010. Ngoài chương trình chiêm bái còn có phần giảng về Cuộc Đời Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trên xe buýt trong suốt hành trình.. Mọi chi tiết xin liên lạc email phapluan@yahoo.com hoặc điện thoại TT Giác Đẳng tại 281- 216-3588
Trong nước Indonesia có rất nhiều tôn giáo khác nhau được người ta theo YOGYAKARTA, Indonesia. Như một sự gợi ý, hai tăng sĩ Phật giáo trong chiếc áo casa màu vàng nghệ đã xuất hiện trong một buổi chiều cuối năm 2009, tưởng chừng như không có nơi nào khác hơn, để hoàn thành bức tranh tôn giáo của Nam Dương trong quá khứ và hiện tại.
.
Loài hoa Uu Ðàm hiếm qúi của Phật Giáo ít khi được thấy, là loài hoa nở mỗi 3,000 năm một lần, đã được tìm thấy dưới máy giặt tại núi Lushan thuộc tỉnh Giang Tây của Trung Quốc. .
Văn Hóa Phật giáo Sikkim phong phú thu hút khách du lịchGangtok,
Sikkim (Ấn Độ) - Tiểu bang Sikkim nằm ở giữa vùng núi Himalaya là một
thiên đường cho khách du lịch. Ngày nay chính phủ tiểu bang đã cố gắng
tu sửa nhiều khu vực Phật giáo và khuyến khích các lễ hội tại những nơi
du khách thường xuyên thăm viếng.
Trong nước Indonesia có rất nhiều tôn giáo khác nhau được người ta theo
By NORIMITSU ONISHI Published: February 17, 2010
Hai vị tăng sĩ Phật giáo đang quan sát ngôi đền Ấn Độ giáo đã được khai quật tại Đại học Hồi giáo của Indonesia ở Yogyakarta
YOGYAKARTA, Indonesia. Như một sự gợi ý, hai tăng sĩ Phật giáo trong chiếc áo casa màu vàng nghệ đã xuất hiện trong một buổi chiều cuối năm 2009, tưởng chừng như không có nơi nào khác hơn, để hoàn thành bức tranh tôn giáo của Nam Dương trong quá khứ và hiện tại.
Các du khách đứng ở bờ rìa của một hàng rào lớn cuối cái hồ , nơi có một đền thờ Ấn Độ giáo (Hindu) của thế kỷ thứ 9 đã được khai quật gần đây ở trong khuôn viên của Đại học Hồi giáo của Nam Dương (Indonesia.) Ở phía bên kia của cái hồ, nơi mái vòm rộng lớn của một nhà thờ Hồi giáo hiện lên bối cảnh này, các giáo sĩ hồi giáo sẽ sớm triệu tập những tín đồ để cầu nguyện cho buổi hoàng hôn.
Việc phát hiện ra các ngôi đền Ấn Độ giáo gần như nguyên vẹn là một lời nhắc nhở của quỹ đạo tôn giáo lâu dài của đất nước mà bây giờ dân số Hồi Giáo đã là lớn nhất thế giới. Là một nơi nằm trên trái đất mà có ba tôn giáo lớn tựu chung với nhau ở cường độ lớn như vậy trên đảo Java của Nam Dương. Nếu đền thờ Hồi Giáo của vương quốc Yogyakarta nằm ở trung tâm của thành phố, thì trung tâm quyền lực tinh thần của đảo Java có di tích Phật giáo lớn nhất thế giới đó là ngôi đền Borobudur, và một trong những ngôi đền Ấn Độ giáolớn nhất là Prambanan, thì ở ngoại ô.
Khoảng 90 phần trăm người dân Nam Dương theo Hồi giáo, và chỉ phần nhỏ còn lại là theo Phật giáo và Ấn Độ giáo. Tuy nhiên Ấn Độ giáo và Phật giáo, đã trong một thời gian dài chiếm ưu thế ở đảo Java , đã thấm qua xã hội và đóng góp vào hình thức Hồi giáo chung dung ở Nam Dương
Trong hơn một thập niên qua, những người ủng hộ của một phiên bản khác của Hồi giáo chính thống đã lấn chiếm Nam Dương. Nhiều phụ nữ mang khăn che mặt và nhiều người Nam Dương đã theo cách nghi lễ tôn giáo Ả Rập trong khi những người thủ cựu đòi hỏi phải loại bỏ những giá trị và nghi lễ khác với Hồi giáo. Tuy nhiên, truyền thống Hồi giáo Nam Dương thì quy định ngược lại.
" Ông Suwarsono Muhammad, một viên chức tại Đại học Hồi giáo nói rằng: Đây là xứ sở Nam Dương. Trong lịch sử lâu dài của Nam Dương, chúng tôi đã chứng minh rằng các tôn giáo khác nhau có thể sống một cách hòa bình."
Trong tinh thần đó, ông Muhammad cho biết, trường đại học có kế hoạch để giới thiệu ngôi đền Ấn Giáo đáng chú ý ở phía trước, một thư viện sẽ được xây xung quanh nó, trong hình dạng của một nửa vòng tròn.
Tất cả bắt đầu hồi cuối tháng tám vừa qua khi trường đại học tư nhân quyết định xây dựng thư viện ", biểu tượng của kiến thức về tôn giáo của chúng tôi," bên cạnh những nhà thờ Hồi giáo, ông Muhammad nói. Trong hai thập niên qua trường đại học đã chiếm chọn 79-acre ở bên ngoài khuôn viên trường Yogyakarta, do vậy ngôi đền đã không bao giờ được tìm thấy. Tuy nhiên, cơ hội đã cao mà họ đã có được xung quanh. Hầu hết các làng gần đó mang cùng một tên tự trong tên làng: Candi, có nghĩa là ngôi đền.
Vào ngày 11 tháng 12, một nhóm thợ đã đào sới sâu 7 feet đất. Nhưng đất đã không ổn định, và nhóm đã quyết định phải đào sâu hơn 20 inch. Sau đó một xe xúc đất đã đánh trúng một cái gì đó cứng bất thường.
Cái đánh trúng của xe xúc đất lên phía trái của bức tường ngôi đền đã để lại dấu tích trên tường của ngôi đền, các chuyên gia nói rằng tốt nhất là bảo tồn di tích cổ được tìm thấy trong Java.
Các nhà nghiên cứu khảo cổ của chính phủ tại Yogyakarta vào khuôn viên trường ngày hôm sau, đã cho khai quật tiếp tục trong 35 ngày, cuối cùng đã khai quật hai ngôi đền nhỏ có số tuổi là 1,100 năm. Trong đền thờ chính, kích thước là 20 feet x 20 feet, tìm thấy một bức tượng của vị thần Ganesha còn nguyên, vị thần đầu voi, ngồi cạnh một biểu tượng Linga, là một biểu tượng của thờ thần Ấn Độ Giáo Shiva, và một biểu tượng yoni, là biểu tượng của nữ thần thờ phượng cho các Shakti.
Trong đền kế bên, kích thước khoảng 20 feet x 13 feet, các nhà nghiên cứu khai quật được một Linga và yoni, cũng như hai bàn thờ và một bức tượng của Nandi, là tượng con bò thiêng liêng của Ấn Độ Giáo Shiva.
Những ngôi đền không quá lớn, nhưng chúng có các tính năng mà chúng tôi đã không tìm thấy ở Nam Dương trước kia," Herni Pramastuti, người điều hành của Văn phòng khảo cổ, cho biết, và chỉ vào ngôi đền hình chữ nhật, cho thấy sự tồn tại của hai biểu tượng Linga và yoni, và sự hiện diện của hai bàn thờ.
Các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng ngôi đền được bảo quản trong điều kiện nguyên sơ, vì chúng đã bị chôn vùi trong một lần núi lửa phun trào vào một thế kỷ sau khi ngôi đền được xây dựng. Các dung nham từ núi Merapi, khoảng 7,5 dặm về phía bắc, được biết là đã lấp đầy một con sông gần đó trước khi chảy qua các ngôi đền, đã giảm thiểu sự thiệt hại.
Indung Panca Putra, một nhà nghiên cứu tại Văn phòng khảo cổ, cho biết, "bức tường ngôi đền và pho tượng chứa đựng các chi tiết tinh tế không tìm thấy trong nhiều ngôi đền nhỏ của Ấn Độ giáo và Phật giáo phát hiện tại khu vực này.
Chính phủ đã dời vật có giá trị nhất, đó là bức tượng của Ganesha, về Văn phòng khảo cổ. Để bảo vệ chống lại kẻ trộm, công nhân đã làm một hàng rào trong khuôn viên trường, có các vệ sĩ canh gác bên trong.
Hai vi tu sĩ Phật giáo, dù không có phận sự gì bên trong ngôi đền. Họ đã đi du lịch từ tu viện của họ, khoảng một giờ đi bằng xe hơi, để đến thăm.
"Đây là những tổ tiên của chúng tôi, vì vậy chúng tôi có một cảm giác thân thuộc", vị tu sĩ Dhammiko nói.
Các sử gia tin rằng Ấn Độ giáo lan rộng trong đảo Java vào thế kỷ thứ năm, tiếp theo là Phật giáo vào ba thế kỷ sau đó. Vương quốc chia ra sự nở rộ cho cả Ấn Độ giáo và Phật giáo trong đảo Java trước khi bị lu mờ bởi Hồi giáo trong thế kỷ 15.
Nhưng Hồi giáo tự kết hợp chặc chẽ niềm tin và nghi lễ từ hai tôn giáo kia. Cũng như một số khai quật ngôi đền ở phía Đông Java có một phân nửa là của đạo Hindu và một nửa của Phật giáo, một số ngôi đền với mái đền có hình dạng mái của đền thờ Ấn Độ giáo, ông Timbul Haryono là vị giáo sư khảo cổ học tại Đại học Gadjah Mada và cũng là một chuyên gia về Ấn Độ giáo ở Đông Nam Á đã nói như vậy. Mặt tiền của nhà thờ Hồi giáo không phải đối mặt về hướng Mecca là thành phố thánh địa của Hồi Giáo, nhưng phía tây hoặc phía đông thì kiến trúc theo cách của đền thờ đạo Hindu (Ấn Độ Giáo).
"Sự việc đã không có sư đổi thay tất cả một cách đột ngột", ông Haryono nói. "Hồi giáo đã được thông qua một quá trình của sự tiếp nhận và biến đổi văn hóa."
Ông nói tiếp "Trong nghệ thuật của Indonesia, trong việc giữ Ấn Độ giáo và Phật Giáo Truyền Thống, giống như nghệ thuật bóng rối cái mà kịch hóa Ấn Độ Giáo có tính chất sử thi, hoặc trong cuộc sống riêng tư của người dân, những dấu vết của các tôn giáo tồn tại trước đó, ông nói. Như trong thực phẩm, hoa và hương vẫn còn đi kèm trong nhiều đám tang của người Hồi giáo."
"Ấn Độ giáo là tôn giáo chính của Indonesia trong 1,000 năm," ông nói, "do đó ảnh hưởng của nó vẫn còn mạnh."
Hoa Phật Giáo Hiếm Qúi Được Tìm Thấy
By telegraph.co.uk, March 1, 2010
Loài hoa Uu Ðàm hiếm qúi của Phật Giáo
Loài hoa Uu Ðàm hiếm qúi của Phật Giáo ít khi được thấy, là loài hoa nở mỗi 3,000 năm một lần, đã được tìm thấy dưới máy giặt tại núi Lushan thuộc tỉnh Giang Tây của Trung Quốc..
Hoa Uu Ðàm đã được tìm thấy trong ngôi nhà của một su cô người Trung Hoa tại núi Lushan, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.
Loài hoa hiếm Uu Ðàm, dựa theo truyền thuyết Phật Giáo thì chỉ nở mỗi 3,000 năm một lần, đường kính của hoa chỉ vào khoảng 1mm.
Su cô Miao Wei, trong lúc dọn dẹp dã phát hiện những chùm hoa trắng dưới máy giặt.
Ðầu tiên khi nhìn thấy cô nghĩ đây là một loại trứng của côn trùng, tuy nhiên ngày hôm sau, cô thấy các thân cây tăng cao và có 18 hoa trắng nhỏ trên đỉnh của thân cây và tỏa mùi thơm ngát.
Ngôi chùa tại địa phuong tin tuởng rằng loài hoa nhỏ bé là mẫu vật của Youtan thần kỳ hoa Poluo - gọi là "Uu Ðàm" hoặc "Udambara" trong tiếng Phạn, nghĩa là "được coi là loài hoa để đạt được sự thịnh vượng đến từ Thiên Đường. "
Vị tu sĩ triển lãm những bức tranh của mình
Bản tin trích từ Indian Express, Jan 14, 2010
Một bức hình của tu sĩ Vreeland tại phòng triễn lãm
Mumbai, Ấn Độ - Hai mươi lăm năm trước, Nicholas Vreeland, cháu trai của biên tập Diana Vreeland của tờ thời trang huyền thoại, rời New York đi đến tu viện cổ Dratsang Rato tại Mundgod, Karnataka, để trở thành một nhà sư Phật giáo. Khi ông trở về nhà, một người em trai ông có năng khiếu máy ảnh Nikon.
Vreeland có một niềm đam mê nhiếp ảnh ở tuổi 15, khi ông ta trợ giúp ghi chú cho nhiếp ảnh gia Irving Penn và trải qua một mùa hè làm việc với một nhiếp ảnh gia, Richard Avedon. Tại tu viện Rato Dratsang, Vreeland hiếm khi sử dụng máy ảnh, ngoại trừ việc chụp ảnh phong cảnh xung quanh mình. Tu sĩ Vreeland với tuổi 55 đã nói rằng "Tôi không muốn là một nhà sư mà đi khắp nơi để chụp ảnh," ông đã chọn 20 hình ảnh đã chụp tại tu viện Dratsang cho một cuộc triển lãm tại Delhi, Ấn Độ của Trung tâm Quốc tế.
Những bức hình ông chụp đã cung cấp một cái nhìn vào cuộc sống hàng ngày trong một tu viện. Trong một bức hình một tăng sinh trong một chiếc áo casa đang hăng say trò chuyện với thầy của mình; một bức hình khác, một nhà sư đang lần chuỗi hạt tại Hubli. Bộ sưu tập tới nơi Delhi sau khi đi qua các thành phố Paris, Geneva, Rome, Chicago và Milan; và số tiền huy động từ việc bán hàng sẽ được sử dụng cho việc tái thiết tu viện Rato.
Được thành lập năm 1983 bởi các vị tu sĩ những người đã trốn sang được Ấn Độ sau khi cuộc đàn áp của Trung Quốc về Tây Tạng năm 1959, số người tại tu viện tăng dần từ 12 người trong năm 1985 đến hơn 100 người hiện nay. Chi phí xây dựng được ước tính khoảng $500.000 trong 15 năm nhưng hiện nay bị trở ngại kể từ khi kinh tế toàn cầu suy thoái năm 2009. Trong một chuyến đi đến châu Âu, Martine Franck, vợ của Henri Cartier-Bresson đã đề nghị vị tu sĩ Vreeland triển lãm những bức hình của mình để thu thập kinh phí cho tu viện, và đã giới thiệu ông cho nhiếp ảnh gia Pháp-curator Robert Delpir.
Văn Hóa Phật giáo Sikkim phong phú thu hút khách du lịch
Bản tin trích từ Buddhistchannel news, ANI, January 4, 2010
Phong cảnh thanh bình với núi non rừng xanh của Sikkim
Gangtok,
Sikkim (Ấn Độ) - Tiểu bang Sikkim nằm ở giữa vùng núi Himalaya là một
thiên đường cho khách du lịch. Ngày nay chính phủ tiểu bang đã cố gắng
tu sửa nhiều khu vực Phật giáo và khuyến khích các lễ hội tại những nơi
du khách thường xuyên thăm viếng.
Kagyad Chaam là một vũ điệu trong bốn vũ điệu múa mang mặt nạ của tiểu bang
Cử hành bởi các vị Lama của tu viện Phật giáo vào mỗi ngày 28 và 29 của
lịch Tây Tạng, các điệu múa biểu diễn tượng trưng cho sự xua đuổi linh
hồn của ma quỷ của năm trước và chào đón tinh thần tốt lúc bình minh
của năm mới.
Trong lúc vũ các Lama được trang phục với mặt nạ sơn màu tươi sáng tay
cầm thanh kiếm lễ và nhún nhảy quay cuồng theo nhịp trống vang rền.
Điệu vũ nhún nhảy sôi động không chỉ làm mê hoặc người dân địa phương, mà cũng làm những khách du lịch nước ngoài thích thú.
Điệu vũ Kagyad diễn nhiều chủ đề khác nhau từ các thần thoại Phật giáo
và lên đến cực điểm với việc đốt các hình nộm làm bằng bột mì, gỗ và
giấy.
Một giáo đoàn của những người theo Phật giáo tại địa phương và khách du
lịch tập hợp một năm một lần để chứng kiến buổi khiêu vũ lạ thường này.
Các lễ hội Phật giáo, phản ảnh truyền thống Phật giáo của nhiều thế kỷ
trong nước cũng góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch.
Theo vị tổng thư ký Lukendra Rasily của Sikkim Đại lý Du lịch nói rằng
"Khách du lịch thấy rất thú vị, rất khác biệt khi họ đến Sikkim và khi
họ trở về với rất nhiều kỷ niệm mà không có được một cách dễ dàng ở bất
cứ nơi nào trên thế giới."
Sikkim đã có rất nhiều phong cảnh thích thú cung cấp cho du khách, như
núi tuyết phủ dày, những khu rừng cây lá xanh tươi và thêm vào đó là có
nhiều tu viện Phật giáo.
Sự yên ổn và thanh bình đã đem nhiều du khách đến cho tiểu bang. Hơn 300.000 du khách viếng thăm Sikkim trong năm nay.
|
|