Insight Meditation


 

Phật Giáo tại Palestine

by Dr.T.Jayasinghe, Asian Tribune, April 24, 2009

Nguyễn Văn Hòa chuyển ngữ


tuong Ganesha cua the ky 13

West Bank, Palestine - Trong thời gian đi du lịch nhiều thành phố ở Palestine trong đó bao gồm cả Do Thái và khu vực West Bank, tôi đã khám phá ra nhiều cây Bồ Đề được trồng tại nhiều vùng ở Do Thái và West Bank, điều này đã làm tôi tò mò muốn biết nhiều hơn về sự hiện diện của cây Bồ Đề trong phần này của thế giới.

Tại Tel Aviv cây Bồ Đề là một loại cây rất phổ biến và được tìm thấy dọc theo nhiều tuyến đường mà không ai có thể giải thích nguồn gốc hay ý nghĩa nào đặc biệt về sự hiện diện của nó. Có thể không có ai thắc mắc để đưa ra những nghiên cứu về nó. Tuy nhiên rõ ràng là loại cây này không phải là loại cây thuộc bản địa dựa theo những tài liệu có sẵn thì nó có nguồn gốc ở các nước như Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Trung Quốc, Việt Nam .v.v... như là nó luôn luôn gắn liền với Phật giáo. Cây Bồ Đề là một phần quan trọng của nghi lễ Phật giáo và là một biểu tượng của sự sùng kính.

Sau đó tôi đã đọc một bài báo viết bởi Giáo sư Mendis Rohanadheera trong tờ lưu niệm được công bố có liên hệ với phần vụ của Phật giáo Sri Lanka đang làm việc tại Israel. Trong đó Ông nói rằng một Thánh tăng Phật giáo tên là Punna đã đến Palestine mà theo ông thì thời đó vùng này được gọi là khu vực Sunaparantha
Khu vực Sunaparantha được đề cập trong kinh Phật gọi là Sunaparantha luận của Majjima Nkaya. Tuy nhiên một số nhà bình luận xác định khu vực Sunaparantha với tỉnh bang Maharashtra của Ấn Độ.

Sự hiện diện của Phật giáo trong khu vực này trong nhiều thế kỷ trước cũng đã được đề cập trong một bài báo được viết bởi Ngài Medagama Dhammananda Thero của Asgiriya Chapter cho tờ báo Divayina một vài tháng trở lại.

Sự hiện diện của Phật giáo ở Palestine và Trung Đông cũng được đề cập đến trong một số các mạng lưới theo một số chủ đề nhưng không đủ chứng cứ để xác định sự hiện diện ở bất kỳ khu vực nào. Nhưng một mạng lưới dưới nhan đề Dead Sea Scrolls có đề cập đến việc vua A Dục của Ấn Độ đã gửi các tăng lữ tới vùng Qumran ở Palestine

Trong lúc đó tôi nghe rằng Tiến sĩ Mark Allon của Úc đã thực hiện một sự nghiên cứu sâu rộng trên những tài liệu được tìm thấy tại Dead Sea-Biển Chết của Palestine ở gần thành phố cổ Jerico. Những tài liệu đó gián tiếp nói về sự hiện diện của Phật giáo ở Palestine có liên quan với cộng đồng Qumran.

Palestine có tất cả các bằng chứng về một nền văn minh lớn có từ hàng ngàn năm. Những công trình khai quật đang tiến hành tại thành phố cổ Jerico đã chứng minh điều này. Palestine cũng là nơi có ba tôn giáo lớn Hồi giáo, Do Thái giáo và Kitô giáo. .

Mặc dù có rất ít bằng chứng cho sự hiện diện của Phật giáo ở Palestine đặc biệt xung quanh thành phố cổ Jerico các chứng cứ đã không được nghiên cứu đầy đủ. Tiến sĩ Mark Allon đã nghiên cứu những tài liệu của vùng Biển Chết, nơi họ nói về sự hiện diện của Phật giáo trong một số cộng đồng. .

Bên cạnh đó có những câu chuyện về một nhà sư Phật giáo là Thánh Tăng Alahan Punna sống ở vùng thành phố cổ Jerico hoặc khu vực vùng Biển Chết với hơn 3.000 nhà sư Phật giáo khác và một câu chuyện nói rằng vị Thánh Tăng A La Hán Punna đã làm biển yên lặng do vì các tiếng động của sóng đã làm phiền các nhà sư trong việc hành thiền. Do vậy tên là Biển Chết có từ đó.

Một nơi quan trọng khác trong vùng thành phố cổ Jerico, một vùng có nhiều sắc thái tôn giáo là ngọn núi Temptation với các hang động để hành thiền định và còn có một dấu chân. Thông thường thì những dấu chân đều được coi là có liên hệ với các vị lãnh đạo của tôn giáo. Tại núi của Temptation Chúa Giêsu được tin là đã chiến đấu chống lại sự cám dỗ của Satan. Điều này cũng giống như câu chuyện của Đức Phật và cuộc gặp gỡ với Mara hoặc các ma vương họ đã cố ngăn chặn Ngài trở thành một vị Phật.

Không may là ngày nay các nhà nghiên cứu và học giả tập trung nhiều hơn vào miền Đông khi nói đến nghiên cứu về Phật giáo và hầu như không quan tâm đến bất kỳ nào hiển thị ở Trung Đông cũng được gọi là Yonaka Pura.

Tôi hy vọng rằng một vài điều thông tin nhỏ nhoi này sẽ tạo ra mối quan tâm trong số các học giả tham gia việc nghiên cứu về lịch sử của Phật giáo.


 

dieuphap.com