Tin tuc phat giao


 

Phật Giáo và dãy Hi Mã Lạp Sơn

Bản tin do TT Giác Đẳng nói trong room Phật Pháp Buddhadhamma. Ngày 25 tháng 4, 2010

Bản tin thứ nhất:

Một vị cao tăng người Cambôt ngài có tên là Ly Van tại một ngôi chùa Cambochia Glory Buddhist Temple ở Long Beach California, khi vị lão tăng 90 tuổi này qua đời thì dường như sự ra đi của Ngài giống như sự ra đi của nhiều người khác, người ta cũng làm lễ cũng làm phước sự để hồi hướng cầu nguyện và đồng thời tất cả những vật tùy thân còn lại thường được phân chia ra trao đến cho Chư Tăng nhất là những vị chăm sóc cho vị tỳ kheo lúc bị bịnh, tuy nhiên trong số những gì mà vị này để lại đã làm cho người ta ngạc nhiên và không những chỉ ngạc nhiên mà đã tạo nên một sự chú ý đặc biệt từ cộng đồng người Cam Bốt ở tại Hoa Kỳ cho đến chính phủ Cam Bốt ở tại Phnom Penh và kể cả ba trường đại học khác. Đó là một tập thơ, vừa là tập thơ vừa là tùy bút, tập thơ đó đã nói lại tâm trạng của vị lão tăng này trong những tháng ngày sống dưới chế độ Pol Pot. Chế độ Khmer Đỏ đã là một ở trong cơn ác mộng của nhân loại nói chung và của người Cambochia nói riêng, trong suốt thời gian cầm quyền từ năm 1975 cho đến năm 1989 thì chế độ Cam Bốt đã giết hàng triệu người Cambochia trong những trại tập trung mà có thể nói rằng nhân loại khó có thể tưởng tượng được là có thảm kịch như vậy xảy ra trong thế kỷ 20. Một cuốn phim rất nổi tiếng là The Killing Field tại Hoa Kỳ do một đạo diễn ở Hollywood thực hiện đã nói lên phần nào bi kịch của đất nước Cam Bốt. Đó là một cuốn phim nhưng riêng đối với tập thơ của vị lão tăng có tên là Ly Van này để lại thì chính bản thân của Ngài là một nhân chứng, từ một vị tu sĩ có học thức có trình độ ở trong chùa mà trải qua những cơn ác mộng, Ngài đã sống những tháng ngày bị đày đọa ở trong trại tập trung như thế nào, và những điều gì tai nghe mắt thấy đã khiến cho vị này cảm nhận ra sao, có lẽ là ít bao giờ người ta tìm thấy một tập thơ được viết với tất cả chẳng những sự trung thực mà tác giả lại là một chứng nhân đi qua một thảm cảnh, thảm cảnh cho bản thân, thảm cảnh cho đạo pháp và thảm cảnh cho cả quê hương dân tộc như vậy.

Theo một vị giáo sư của trường đại học Massachusetts thì đang có một nỗ lực nhằm giới thiệu tập thơ này như là một trong những tác phẩm quan trọng trong số tư liệu mà những người Cambochia có được về đất nước của họ, và hiện nay người ta đang tổ chức một cuộc thuyết trình và giới thiệu về tập thơ của Ngài trưởng lão Ly Van tại thư viện Mark Twain Library, tại Anaheim California. Người ta hy vọng những gì mà tập thơ này có thể tác động được sẽ gợi nhắc cho nhân loại thấy rằng nạn diệt chủng luôn luôn là một hiểm hoạ chực chờ của nhân loại, nhiều khi người ta nghĩ rằng rất khó xảy ra ở một thời nào đó hay là đối với một dân tộc nào đó nhưng việc đó hoàn toàn có thể xảy ra.

Bản tin thứ hai.

Một nỗ lực mới của chính phủ Ấn Độ nhằm kỷ niệm lần thứ 2630 kể từ khi Đức Thế Tôn thành đạo, năm nay người ta sẽ tổ chức nhiều chương trình cho những buổi lễ kỷ niệm sự ra đời, thành đạo và viên tịch Niết-bàn của Đức Thế Tôn tại Ấn Độ. Trong dịp này sở hoả xa của Ấn Độ cùng với nha du lịch của Ấn Độ sẽ tổ chức một chuyến đi hành hương rất đặc biệt mệnh danh là "Theo dấu chân của Phật" nguyên văn là "Footsteps of Buddha" những bức chân của Đức Phật. Lịch trình hành hương này kéo dài tất cả là 10 đêm 11 ngày, bắt đầu từ thủ đô Tân Deli rồi qua đó đi lên Varanasi ngang qua Agra và khi đến Varanasi thì sẽ đến Sarnath nơi Đức Thế Tôn chuyển pháp luân Ngài thuyết bài pháp đầu tiên, và cũng tại Varanasi thì những người hành hương sẽ được đi thăm viếng một số những di tích quan trọng của thành phố mang đầy sắc tính tôn giáo này như bến nước tại sông Hằng hay là ngôi chùa nổi tiếng Kashi Vishwanath, chùa Durga, đại học Banaras Hindu University và viện Bảo Tàng.

Ngoài ra một số địa điểm hành hương quan trọng khác cũng được đưa vào trong lịch trình 11 ngày này, ở trong đó có Bồ Đề Đạo Tràng nơi Đức Thế Tôn thành đạo và Kushinagar nơi Đức Thế Tôn viên tịch, phái đoàn cũng được đi qua những thành phố như Vương Xá Thành, Nalanda, Hoa Thị Thành ngày nay gọi là Patna, Vaishali, kể cả Lumbini của Nepal và Xá Vệ.

Người ta hy vọng rằng chuyến đi hành hương này được tổ chức trở thành truyền thống mỗi năm vào mùa lễ Vesakha. Người Ấn Độ có phần hơi khác với một số các quốc gia khác, thí dụ tại Việt Nam thì người Việt Nam thường xem ngày rằm tháng Tư là lễ Phật Đản, ở tại các quốc gia Phật Giáo Nam Truyền thì thường gọi là lễ Vesakha hay là lễ Tam Hợp để đánh dấu cả ba sự kiện là Đản Sanh, Thành Đạo và Niết-bàn bởi vì trong kinh điển Pali thì ghi rằng Đức Thế Tôn Đản Sanh, Thành đạo và Niết bàn đều đúng vào ngày trăng tròn tháng Vesakha tương đương với tháng Tư âm lịch của chúng ta. Tuy nhiên tại Ấn Độ thì lại đặc biệt khác, người Ấn Độ cũng nói rằng Đức Thế Tôn Đản Sanh, Thành Đạo, Niết-bàn cùng ngày rằm tháng Tư, tuy vậy khi kỷ niệm về một con người thì người Ấn Độ không kỷ niệm ngày sanh mà họ kỷ niệm ngày mất giống như chúng ta gọi là ngày giỗ, do vậy ngày rằm tháng Tư thường người ta gọi là ngày Maha-parinibbana tức là ngày Đại Bát Niết-Bàn là ngày đánh dấu sự viên tịch của Đức Phật Tổ Cồ Đàm hay Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni và người Ấn Độ thường gọi tắt là Buddha Budhima hay là Maha-parinibbana để chỉ cho ngày lễ rằm tháng Tư, mặc dầu họ cũng nói rằng ngày đó là ngày Đức Thế Tôn đản sanh và thành đạo nhưng mà là ngày viên tịch Niết-ban ,đó là truyền thống của người Ấn Độ, cũng như khi họ nhắc đến những bậc danh nhân khác ở trong nền văn hóa cũng như đời sống hàng ngày của người Ấn Độ.





phapluan.net