Trong nước Indonesia có rất nhiều tôn giáo khác nhau được người ta theo
By NORIMITSU ONISHI
Published: February 17, 2010
.
Hai vị tăng sĩ Phật giáo đang quan sát ngôi đền Ấn Độ giáo đã được khai quật tại Đại học Hồi giáo của Indonesia ở Yogyakarta
YOGYAKARTA, Indonesia. Như một sự gợi ý, hai tăng sĩ Phật giáo trong chiếc áo casa màu vàng nghệ đã xuất hiện trong một buổi chiều cuối năm 2009, tưởng chừng như không có nơi nào khác hơn, để hoàn thành bức tranh tôn giáo của Nam Dương trong quá khứ và hiện tại.
Các du khách đứng ở bờ rìa của một hàng rào lớn cuối cái hồ , nơi có một đền thờ Ấn Độ giáo (Hindu) của thế kỷ thứ 9 đã được khai quật gần đây ở trong khuôn viên của Đại học Hồi giáo của Nam Dương (Indonesia.) Ở phía bên kia của cái hồ, nơi mái vòm rộng lớn của một nhà thờ Hồi giáo hiện lên bối cảnh này, các giáo sĩ hồi giáo sẽ sớm triệu tập những tín đồ để cầu nguyện cho buổi hoàng hôn.
Việc phát hiện ra các ngôi đền Ấn Độ giáo gần như nguyên vẹn là một lời nhắc nhở của quỹ đạo tôn giáo lâu dài của đất nước mà bây giờ dân số Hồi Giáo đã là lớn nhất thế giới. Là một nơi nằm trên trái đất mà có ba tôn giáo lớn tựu chung với nhau ở cường độ lớn như vậy trên đảo Java của Nam Dương. Nếu đền thờ Hồi Giáo của vương quốc Yogyakarta nằm ở trung tâm của thành phố, thì trung tâm quyền lực tinh thần của đảo Java có di tích Phật giáo lớn nhất thế giới đó là ngôi đền Borobudur, và một trong những ngôi đền Ấn Độ giáolớn nhất là Prambanan, thì ở ngoại ô.
Khoảng 90 phần trăm người dân Nam Dương theo Hồi giáo, và chỉ phần nhỏ còn lại là theo Phật giáo và Ấn Độ giáo. Tuy nhiên Ấn Độ giáo và Phật giáo, đã trong một thời gian dài chiếm ưu thế ở đảo Java , đã thấm qua xã hội và đóng góp vào hình thức Hồi giáo chung dung ở Nam Dương.
Trong hơn một thập niên qua, những người ủng hộ của một phiên bản khác của Hồi giáo chính thống đã lấn chiếm Nam Dương. Nhiều phụ nữ mang khăn che mặt và nhiều người Nam Dương đã theo cách nghi lễ tôn giáo Ả Rập trong khi những người thủ cựu đòi hỏi phải loại bỏ những giá trị và nghi lễ khác với Hồi giáo. Tuy nhiên, truyền thống Hồi giáo Nam Dương thì quy định ngược lại.
" Ông Suwarsono Muhammad, một viên chức tại Đại học Hồi giáo nói rằng: Đây là xứ sở Nam Dương. Trong lịch sử lâu dài của Nam Dương, chúng tôi đã chứng minh rằng các tôn giáo khác nhau có thể sống một cách hòa bình."
Trong tinh thần đó, ông Muhammad cho biết, trường đại học có kế hoạch để giới thiệu ngôi đền Ấn Giáo đáng chú ý ở phía trước, một thư viện sẽ được xây xung quanh nó, trong hình dạng của một nửa vòng tròn.
Tất cả bắt đầu hồi cuối tháng tám vừa qua khi trường đại học tư nhân quyết định xây dựng thư viện ", biểu tượng của kiến thức về tôn giáo của chúng tôi," bên cạnh những nhà thờ Hồi giáo, ông Muhammad nói. Trong hai thập niên qua trường đại học đã chiếm chọn 79-acre ở bên ngoài khuôn viên trường Yogyakarta, do vậy ngôi đền đã không bao giờ được tìm thấy. Tuy nhiên, cơ hội đã cao mà họ đã có được xung quanh. Hầu hết các làng gần đó mang cùng một tên tự trong tên làng: Candi, có nghĩa là ngôi đền.
Vào ngày 11 tháng 12, một nhóm thợ đã đào sới sâu 7 feet đất. Nhưng đất đã không ổn định, và nhóm đã quyết định phải đào sâu hơn 20 inch. Sau đó một xe xúc đất đã đánh trúng một cái gì đó cứng bất thường.
Cái đánh trúng của xe xúc đất lên phía trái của bức tường ngôi đền đã để lại dấu tích trên tường của ngôi đền, các chuyên gia nói rằng tốt nhất là bảo tồn di tích cổ được tìm thấy trong Java.
Các nhà nghiên cứu khảo cổ của chính phủ tại Yogyakarta vào khuôn viên trường ngày hôm sau, đã cho khai quật tiếp tục trong 35 ngày, cuối cùng đã khai quật hai ngôi đền nhỏ có số tuổi là 1,100 năm. Trong đền thờ chính, kích thước là 20 feet x 20 feet, tìm thấy một bức tượng của vị thần Ganesha còn nguyên, vị thần đầu voi, ngồi cạnh một biểu tượng Linga, là một biểu tượng của thờ thần Ấn Độ Giáo Shiva, và một biểu tượng yoni, là biểu tượng của nữ thần thờ phượng cho các Shakti.
Trong đền kế bên, kích thước khoảng 20 feet x 13 feet, các nhà nghiên cứu khai quật được một Linga và yoni, cũng như hai bàn thờ và một bức tượng của Nandi, là tượng con bò thiêng liêng của Ấn Độ Giáo Shiva.
"Những ngôi đền không quá lớn, nhưng chúng có các tính năng mà chúng tôi đã không tìm thấy ở Nam Dương trước kia," Herni Pramastuti, người điều hành của Văn phòng khảo cổ, cho biết, và chỉ vào ngôi đền hình chữ nhật, cho thấy sự tồn tại của hai biểu tượng Linga và yoni, và sự hiện diện của hai bàn thờ.
Các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng ngôi đền được bảo quản trong điều kiện nguyên sơ, vì chúng đã bị chôn vùi trong một lần núi lửa phun trào vào một thế kỷ sau khi ngôi đền được xây dựng. Các dung nham từ núi Merapi, khoảng 7,5 dặm về phía bắc, được biết là đã lấp đầy một con sông gần đó trước khi chảy qua các ngôi đền, đã giảm thiểu sự thiệt hại.
Indung Panca Putra, một nhà nghiên cứu tại Văn phòng khảo cổ, cho biết, "bức tường ngôi đền và pho tượng chứa đựng các chi tiết tinh tế không tìm thấy trong nhiều ngôi đền nhỏ của Ấn Độ giáo và Phật giáo phát hiện tại khu vực này.
Chính phủ đã dời vật có giá trị nhất, đó là bức tượng của Ganesha, về Văn phòng khảo cổ. Để bảo vệ chống lại kẻ trộm, công nhân đã làm một hàng rào trong khuôn viên trường, có các vệ sĩ canh gác bên trong.
Hai vi tu sĩ Phật giáo, dù không có phận sự gì bên trong ngôi đền. Họ đã đi du lịch từ tu viện của họ, khoảng một giờ đi bằng xe hơi, để đến thăm.
"Đây là những tổ tiên của chúng tôi, vì vậy chúng tôi có một cảm giác thân thuộc", vị tu sĩ Dhammiko nói.
Các sử gia tin rằng Ấn Độ giáo lan rộng trong đảo Java vào thế kỷ thứ năm, tiếp theo là Phật giáo vào ba thế kỷ sau đó. Vương quốc chia ra sự nở rộ cho cả Ấn Độ giáo và Phật giáo trong đảo Java trước khi bị lu mờ bởi Hồi giáo trong thế kỷ 15.
Nhưng Hồi giáo tự kết hợp chặc chẽ niềm tin và nghi lễ từ hai tôn giáo kia. Cũng như một số khai quật ngôi đền ở phía Đông Java có một phân nửa là của đạo Hindu và một nửa của Phật giáo, một số ngôi đền với mái đền có hình dạng mái của đền thờ Ấn Độ giáo, ông Timbul Haryono là vị giáo sư khảo cổ học tại Đại học Gadjah Mada và cũng là một chuyên gia về Ấn Độ giáo ở Đông Nam Á đã nói như vậy. Mặt tiền của nhà thờ Hồi giáo không phải đối mặt về hướng Mecca là thành phố thánh địa của Hồi Giáo, nhưng phía tây hoặc phía đông thì kiến trúc theo cách của đền thờ đạo Hindu (Ấn Độ Giáo).
"Sự việc đã không có sư đổi thay tất cả một cách đột ngột", ông Haryono nói. "Hồi giáo đã được thông qua một quá trình của sự tiếp nhận và biến đổi văn hóa."
Ông nói tiếp "Trong nghệ thuật của Indonesia, trong việc giữ Ấn Độ giáo và Phật Giáo Truyền Thống, giống như nghệ thuật bóng rối cái mà kịch hóa Ấn Độ Giáo có tính chất sử thi, hoặc trong cuộc sống riêng tư của người dân, những dấu vết của các tôn giáo tồn tại trước đó, ông nói. Như trong thực phẩm, hoa và hương vẫn còn đi kèm trong nhiều đám tang của người Hồi giáo."
"Ấn Độ giáo là tôn giáo chính của Indonesia trong 1,000 năm," ông nói, "do đó ảnh hưởng của nó vẫn còn mạnh."
|